BỪNG SÁNG LỐI VỀ BẾN GIÁC
– Phần mở đầu –
HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ
---o0o---
TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT
Anh chị em thân mến, chúng tôi rất vui mừng
hiện diện nơi đây với tất cả. Chúng tôi luôn luôn tin rằng
nhân loại chúng ta tất cả cơ bản đều giống nhau – tinh thần,
cảm xúc, và thân thể. Dĩ nhiên có những khác biệt không
đáng kể, như gầy béo hay màu da, nhưng tất cả chúng ta đều
có hai mắt, hai tai, và một mũi. Vì thế, chúng tôi luôn
luôn vui vẻ để cùng hành động và nói chuyện với những anh
chị em loài người của chúng ta. Trong cách này, chúng tôi
học được những điều mới lạ, chính khi chúng tôi tiếp nhận
một câu hỏi về những điều gì hoàn toàn không ngờ. Những
thành viên trong thính chúng khơi dậy những nhận thức hay
quan điểm mới mẻ, điều cho chúng tôi cơ hội để phản ánh và
phân tích. Nó thật là hữu ích.
Tuy thế chúng tôi muốn làm rõ – ngay cả cảnh
báo đến quý vị - rằng quý vị không kỳ vọng quá nhiều. Không
có phép mầu. Chúng tôi rất hoài nghi những điều như thế.
Nó rất nguy hiểm nếu người ta đến nghe chúng tôi thuyêt
giảng và tin rằng chúng tôi có những loại năng lực chửa bệnh
nào đấy, thí dụ như thế. Chính tôi cũng ngờ vực những ai
tuyên bố rằng họ có khả năng trị bệnh. Một thời gian trước
đây, tại một cuộc tập họp đông đảo ở Anh Quốc, chúng tôi đã
nói những điều giống như vậy. Cúng lúc chúng tôi nói với
thính chúng rằng nếu thật sự có một người cứu chửa bệnh ở
đấy, chúng tôi muốn chỉ cho người ấy những vấn đề của làn da
chúng tôi. Đôi khi thật là vui lòng sung sướng để gảy ngứa,
nhưng như đạo sư Ấn Độ Long Thọ đã nói , “tốt hơn là đừng có
vết ngứa hơn là thỏa mãn khi gáy ngứa.” Nhưng cách nào đi
nữa, chúng tôi chưa từng gặp một người như thế (có khả năng
chửa bệnh). Tuy vậy, nếu quý vị ở đây chỉ vì hiếu kỳ, điều
ấy thật tuyệt diệu. Chúng tôi thật vui vì có cơ hội này để
nói chuyện với quý vị và cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu
xa của chúng tôi đến những ai đã tổ chức nên sự kiện này.
Căn bản là mọi người muốn một đời sống hạnh
phúc và thành công. Điều này không chỉ là mục tiêu của
chúng ta mà cũng là quyền lợi chính đáng của chúng ta. Thế
thì câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta đạt đến hạnh
phúc này trong đời sống? Dường như rằng trong thời hiện đại
này, khi mà những khả nằng về kỷ thuật và vật chất phát
triển quá tốt và thuận tiện một cách tự do, chúng ta nghĩ
rằng những thứ vật chất là nhân tố chính yếu trong sự hài
lòng những khát vọng và làm thỏa mãn những mục tiêu của
chúng ta. Vì thế, chúng ta đã có những kỳ vọng quá nhiều về
những thứ vật chất và đặt quá nhiều niềm tin ở chúng; những
sự tin tưởng quá mạnh về vật chất đã cho chúng ta những hy
vọng sai lầm trong những thứ thật sự thiếu một cơ sở vững
chắc. Như một kết quả, chúng ta quên lãng những giá trị nội
tại và tình trạng của tâm linh.
Do bởi dựa vào quá nhiều trên những thứ vật
chất ngoạit tại để làm cho đời sống của chúng ta đầy đủ ý
nghĩa, chúng ta di chuyển xa rời những giá trị căn bản của
con người. Dĩ nhiên, sự phát triển vật chất là thiết yếu và
rất hữu dụng, nhưng thật sai lầm để kỳ vọng rằng tất cả
những vấn nạn của chúng ta có thể giải quyết qua những nhận
thức ngoại tại. Nhưng khi sự phát triển vật chất và tâm
linh được phối hợp, chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của một
đời sống hạnh phúc. Do vậy, trong khi tập trung trên sự
phát triển vật chất, cũng thật thiết yếu để chúng ta đặt chú
ý đến những giá trị nội tại.
Khi chúng tôi dùng từ ngữ “tâm linh”, không
cần thiết có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo. Nó thật rõ ràng
rằng, có hai trình độ tâm linh - tâm linh với tín ngưỡng
tôn giáo và không tôn giáo. Một cách minh bạch, một cá nhân
có thể điều nghiên để hướng đến một đời sống đầy đủ ý nghĩa
mà không có tín ngưỡng, những chúng ta không thể là một
người hạnh phúc an lạc mà không có những căn bản giá trị tâm
linh nhân loại. Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con
người, không có cách nào chúng ta có thể hờ hững điều này.
Căn bản giá trị nhân loại là những gì? Có
hai trình độ. Trên một trình độ, có một ý thức quan tâm đến
người khác, chia sẻ với người khác – ý thức về tính chất
duy nhất mà nó đến từ việc thấy rằng tất cả mọi người như là
anh chị em trong một gia đình nhân loại, đem đến sự tôn
trọng, bao dung, nhẫn nại, và kỷ luật tự thân. Chúng ta
ngay cả tìm thấy một số những phẩm chất này trong thế giới
loài vật. Tuy nhiên, trong một trình độ khác, do bởi sự
thông minh của con người chúng ta và sự hiểu biết vươn xa
đến những kết quả, chúng ta có thể tăng trưởng có chủ tâm
những phẩm chất nào đấy và cố gắng để kiềm chế hay ngăn trở
những kẻ khác. Trong cách này, con người thật là thành
thạo tinh vi hơn những con vật.
Con người và con vật cùng bình đẳng về những
khát vọng căn bản cho hạnh phúc an lạc hay hài lòng thỏa
mãn. Điều này là thông thường đến tất cả những chúng sinh.
Tuy vậy, điều đặc trưng về chúng ta là sự thông minh của con
người. Khát vọng đạt đến hạnh phúc, sung sướng, và hài
lòng chính yếu qua năm giác quan không phải là đặc trưng của
con người, không có sự phân biệt nhiều giữa con người với
con vật trong sự quan tâm này. Tuy thế, điều gì phân biệt
chúng ta những con người với những con thú, đấy là khả năng
của chúng ta dùng những tài nghệ của thông tuệ trong yêu cầu
thỏa mãn sự khát vọng tự nhiên để được hạnh phúc và vượt
thắng khổ đau. Nó chính là khả năng này để phán xét giữa
hậu quả ngắn hạn và dài hạn của thái độ và những hành động
chúng ta mà thật sự phân biệt những con người chúng ta với
những con thú; tận dụng những phẩm chất đặc trưng của con
người trong đường hướng đúng đắn là minh chứng chúng ta đúng
là những con người thật sự.
Một nhân tố quan trọng khác là có hai loại
đau đớn và sung sướng – trình độ đớn đau và vui sướng vật lý,
hay cảm giác và thứ kia là trình độ tinh thần. Nếu chúng ta
thử nghiệm trong đời sống hằng ngày của mình, sẽ trở nên rõ
ràng rằng chúng ta có thể làm dịu hay khuất phục đau đớn vật
lý một cách tâm lý. Khi chúng ta an lạc và tĩnh lặng, chúng
ta có thể quên đi những sự khó chịu vật lý một cách dễ dàng,
như là những cảm giác đau đớn và không vừa ý. Tuy nhiên,
khi chúng ta không vui hay vị quấy nhiễu, thế thì ngay cả
những nhân tố ngoại tại nhất hạng, như là những kẻ đồng hành,
tiền của, và tiếng tăm đều tốt đẹp, cũng không thể làm chúng
ta hạnh phúc vui vẻ. Điều gợi ý này cho chúng ta thấy rằng
không kể những kinh nghiệm cảm giác của chúng ta mạnh mẻ thế
nào đi nữa, chúng không thể lấn áp hay vượt thắng tình trạng
của tinh thần tâm linh chúng ta; kinh nghiệm tinh thần là
vượt trội cơ chế vật lý. Lĩnh vực tinh thần này của an lạc
và khổ sở hay đớn đau và vui sướng mà sự ứng dụng trên tuệ
thông minh của con người biểu hiện một vai trò ảnh hưởng vô
cùng rộng lớn.
Sự thông tuệ của con người tự nó là trung
tính; nó chỉ là một công cụ mà có thể được dùng trong những
đường lối tàn phá hay xây dựng. Thí dụ, nhiều sự khổ đau
của chúng ta đã đến như một kết quả của năng lực về sự tưởng
tượng và khả năng của chúng ta nghĩ về tương lai, điều có
thể tạo nên nghi ngờ, dự đoán, chán nản, hay sợ hãi. Thú
vật không có những vấn nạn này. Nếu một con thú tìm ra thực
phẩm ngon và nơi cư trú tốt và không có những sự phiền toái
trước mắt, chúng có thể sinh sống thật là an bình, nhưng với
con người ngay cả khi chúng ta được ăn uống đủ đầy và chung
quanh là những người đồng hành tốt, âm nhạc du dương, v.v…,
sự thạo đời và sự dự đoán không cho phép chúng ta ngơi nghĩ.
Thông minh của con người, nói cách khác, là một cội nguồn
của lo lắng và vấn nạn. Sự bất mãn khởi lên từ sự tưởng
tượng quá đáng không thể được giải quyết bằng những biện
pháp vật chất.
Sự thông tuệ của con người, vì thế, có thể
là rất ảnh hưởng hoặc là tiêu cực hoặc là tích cực. Nhân tố
then chốt trực tiếp đến nó tích cực hơn là một thái độ tinh
thần đúng đắn. Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những
ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng
là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn
bản của nhân loại. Nếu tâm thức chúng ta yên bình, cởi mở
và tĩnh lặng lúc ban ngày, thì những giấc mơ sẽ phản ánh
những kinh nghiệm này và là an lạc. Nếu cả ngày chúng ta
trải qua những sợ hãi, khích động, và nghi ngờ, chúng ta sẽ
tiếp tục tiến vào những rắc rối trong những giấc mơ của
chúng ta. Do vậy, để có an lạc hạnh phúc hai mươi bốn giờ
một ngày, chúng ta phải có những thái độ tinh thần chính
trực.
Thay vì nghĩ về tiền tài và những thứ vật
chất mỗi phút trong ngày, chúng ta phải đặt trọng tâm vào
thế giới nội tại của chúng ta. Thật là hấp dẫn và hứng khởi
để tự hỏi chính mình những câu hỏi như sau, “Tôi là ai?” và
“Cái tôi ở chỗ nào?” Thông thường, chúng ta cho cái “tôi”
của chúng ta là điều tất nhiên. Chúng ta cảm thấy rằng
trong chúng ta là có điều gì là vững chắc, độc lập; rằng nó
là chủ nhân ông của tâm thức, thân thể, và những sở hữu của
chúng ta. Nếu chúng ta phản chiếu và khảo sát nơi nào mà
điều cũng được gọi là cái tự ngã đầy quyền năng và quý giá
ấy thật sự tọa lạc, nó sẽ minh chứng rất là hữu ích. Chúng
ta cũng nên hỏi “Tâm là gì? Nó ở nơi nào?” bởi vì điều lớn
nhất của tất cả những năng lực quấy nhiễu là những cảm xúc
tiêu cực. Khi tất cả những cảm xúc tàn phá này được phát
triển một cách đầy đủ, chúng ta sẽ trở thành nô lệ của chúng;
giống như điên khùng. Vì thế, khi những cảm xúc tiêu cực
khởi lên, thật hữu ích để hỏi thăm, “Tất cả những thứ này
đến từ chốn nào?”
Nhân tố then chốt trong phát triển và tăng
trưởng những giá trị căn bản của nhân loại – ý thức về quan
tâm và chia sẻ với những người khác – là sự tác động nhân
bản, một cảm giác thân cận với những người khác. Phẩm chất
này hiện diện với chúng ta từ khoảnh khắc của sự thụ thai.
Theo một số chuyên gia y học, đứa bé chưa sinh có thể nhận
ra giọng nói của mẹ nó. Điều này rồi thì biểu lộ ngay cả,
đứa bé cảm thấy gần gũi và thân ái đối với mẹ nó. Một khi
đứa bé được sinh ra, nó tự động bú sữa của mẹ nó. Bà mẹ
cũng trải qua một cảm giác gần gũi đến đứa con của bà ta.
Bởi vì điều này, sữa của bà mẹ tuôn chảy một cách tự do.
Nếu mỗi bên thiếu vắng cảm giác thân tình ấy, đứa bé sẽ
không thể sống sót. Mỗi chúng ta đã bắt đầu đời sống bằng
cách ấy và nếu không có tác động nhân tính một cách xác định
sẽ không thể sống còn.
Y học cũng dạy chúng ta rằng những cảm xúc
thủ một vai trò rất quan trọng trong sức khỏe. Thí dụ, sợ
hãi và thù hận, rất tệ hại cho chúng ta. Cũng thế, khi
những cảm xúc khởi lên một cách mạnh mẻ, những phần nào đấy
trong não bộ bị đóng lại và sự thông tuệ của chúng ta không
thể hoạt động một cách chính xác. Chúng ta cũng có thể thấy
từ kinh nghiệm hằng ngày của mình rằng những cảm xúc tiêu
cực mạnh có thể làm chúng ta không thoải mái và căng thẳng,
đưa đến những vấn đề với bộ tiêu hóa và ngủ nghỉ cũng như là
nguyên nhân với một số chúng ta dùng đến thuốc an thần,
thuốc ngũ, rượu, hay những thứ ma túy khác.
Xa hơn nữa, khi những cảm xúc tiêu cực phát
triển chúng có thể quấy nhiễu sự cân bằng tự nhiên của thân
thể chúng ta, kết quả trong áp huyết cao và những thứ bệnh
truyền nhiễm khác. Một nhà nghiên cứu đã đưa ra những dữ
liệu tại một hội nghị cho biết rằng những người thường dùng
đến những từ ngữ như là “tôi”, “ta”, và “của tôi” có một sự
nguy hiểm lớn hơn về chứng nhồi máu cơ tim. Vì thế, dường
như rằng nếu chúng ta muốn có một cơn nhồi máu cơ tim, chúng
ta nên thường lập lại những từ ngữ giống như một thần chú và
luôn luôn nói rằng “tôi, tôi, tôi,…”.
Nếu chúng ta nghĩ về chúng ta như là rất quý
giá và tuyệt đối, toàn bộ sự tập trung tinh thần của chúng
ta trở nên rất hẹp hòi và giới hạn và ngay cả những vấn đề
nhỏ nhoi hay thứ yếu cũng có thể dường như không thể chịu
đựng nổi. Tuy vậy, nếu chúng ta có thể suy nghĩ môt cách
tổng quát hơn và thấy những vấn đề của chúng ta từ một viễn
cảnh rộng rãi hơn, chúng sẽ trở nên không quan trọng. Thí
dụ, nếu chúng ta xoay thái độ tinh thần của chúng ta từ việc
quan tâm cho lợi ích chính mình đến lợi ích của những người
khác, tâm thức chúng ta tự động rộng lớn ra và những vấn đề
của chính chúng ta xuất hiện kém quan trọng hơn nhiều và dễ
dàng để đối diện hơn.
Lợi ích thật sự của việc thực hành từ bi yêu
thương và quan tâm đến kẻ khác là nơi chính hành giả ấy.
Chúng ta có thể có cảm tưởng rằng những lợi ích chính của
thực hành từ bi cuối cùng là những ai đó tiếp nhận; rằng
thực hành từ bi chỉ liên hệ cho những ai quan tâm đến những
người khác và không liên quan đến những người không được lưu
tâm đến, bởi vì lợi ích chính của nó đến với những người
khác. Đây là một sai lầm. Lợi ích trực tiếp tức thời của
thực hành từ bi thực sự được kinh nghiệm bởi người thực hành.
Bởi vì tâm chúng ta mở rộng và chúng ta cảm
thấy dễ chịu hơn khi chúng ta nghĩ về nhân loại và lợi ích
của những người khác, nếu chúng ta có thể phát sinh thái độ
tinh thần này, bất cứ khi nào chúng ta gặp ai đấy, chúng ta
sẽ cảm thấy rằng đây là một người anh chị em nhân loại khác
và sẽ lập tức có thể giao tiếp với sự thanh thản. Khi chúng
ta chỉ nghĩ về chính mình, cánh cửa nội tại duy trì sự đóng
kín và chúng ta tìm thấy nó rất khó khăn để giao thiệp với
những đồng loại con người của chúng ta.
Sự thực hành từ bi và quan tâm đến những kẻ
khác lập tức mang đến cho chúng ta sức mạnh nội tại và an
bình nội tâm. Dĩ nhiên, từ bi cũng có thể lợi ích cho những
người khác một cách trực tiếp, nhưng điều chắc chắn là lợi
ích mà chúng ta tự kinh nghiệm. Do vậy, điều này thật rõ
ràng, rằng nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính
chúng ta và hạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình,
chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà
thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm. Đôi khi chúng
tôi nói đùa với mọi người rằng nếu chúng ta muồn vị kỷ một
cách thật sự, thế thì chúng ta nên vị kỷ một cách thông tuệ
tốt hơn là vị kỷ một cách kém thông minh.
Điều này là thực tế. Hãy nghĩ về những điểm
này và thể nghiệm với chúng. Cuối cùng quý vị sẽ phát triển
một sự tĩnh thức chính niệm to lớn hơn của những gì mà chúng
tôi vừa nói.
Một tu sĩ già sáu mươi bốn tuổi và trong một
vài ngày nữa chúng tôi sẽ là sáu mươi lăm. Phần lớn cuộc
đời của chúng tôi đã không là hạnh phúc. Hầu hết mọi người
đã biết về những kinh nghiệm khó khăn của chúng tôi. Khi
lên mười lăm, chúng tôi mất tự do của mình; lúc hai mươi bốn
tuổi chúng tôi mất đi non sông của chúng tôi. Bây giờ bốn
mươi mốt năm trôi qua từ khi chúng tôi trở thành người tị
nạn và những tin tức từ quê hương luôn luôn là rất buồn rầu.
Tuy vậy trong tâm, tình trạng tinh thần của chúng tôi dường
như rất bình lặng. Những tin tức đau buồn vào lỗ tai này và
ra lỗ tai kia, không dính mắc gì nhiều trong tâm thức của
chúng tôi. Kết quả là sự an bình nội tâm không bị quấy
nhiễu quá nhiều.
Đây không phải bởi vì chúng tôi là một loại
người đặc biệt, chúng tôi đùa với những người bạn Trung Hoa
về từ ngữ “Hoạt Phật”, có nghĩa là “Phật Sống”. Ngay chính
thuật ngữ này rất nguy hiểm; nó hoàn toàn sai. Từ ngữ Tây
Tạng là “lama – lạt ma”, trong tiếng Phạn, đấy là “đạo sư –
guru”. Không có ẩn ý gì về “Phật Sống” trong những từ ngữ
này, vì thế chúng tôi không có ý kiến làm thế nào người
Trung Hoa lại có ngôn từ “Phật Sống” từ những chữ nghĩa ấy.
Thế nào đi nữa, cho dù mọi người gọi là chúng tôi là một vị
Phật Sống, một Thánh Vương, hay trong một số trường hợp là
kẻ phản cách mạng ma quỷ, nó chẳng hề gì. Thực tế chúng tôi
chỉ là một con người, một tu sĩ đơn giản. Không có gì khác
biệt giữa chúng ta, và theo kinh nghiệm của cá nhân, nếu
chúng ta đặt trọng tâm nhiều hơn đến thế giới nội tại thế
thì đời sống chúng ta có thể là hạnh phúc an lạc hơn. Quý
vị có thể đạt được nhiều thứ như một kết quả của đời sống
trong một xã hội phát triển vật chất, nhưng, thêm nữa, nếu
chúng ta chú tâm hơn đến thế giới nội tại của mình, đời sống
của chúng ta sẽ trở nên giàu có hơn và hoàn toàn hơn.
Có nhiều phần của thế giới nơi mà toàn bộ
những cộng đồng vẫn đang vật lộn để đạt đến tiêu chuẩn căn
bản của đời sống. Khi người ta phải chiến đấu cho sự dinh
dưỡng hằng ngày, hầu hết tất cả những năng lượng của họ và
sự tập trung cần thiết của họ bị hướng trực tiếp đến mục
tiêu ấy, điều mà không thật sự cho phép băn khoăn và những
vấn đề tinh thần lộ diện trên bề mặt. Ngược lại, có ít hơn
sự đấu tranh hàng ngày cho tồn tại trong những xứ giàu có
hơn ở phương Bắc bởi vì những xã hội này đã đạt đến trình độ
tương đối cao về phát triển vật chất. Tuy nhiên, điều này
cho phép những người ở đấy chú ý hơn đến những vấn đề về cảm
xúc và tinh thần trong tự nhiên.
Qua rèn luyện tâm thức chúng ta có thể trở
nên bình lặng hơn. Điều này cho chúng ta những cơ hội lớn
hơn để tạo nên những gia đình hòa thuận và những cộng động
con người hòa hiệp mà chúng là nền tảng của một thế giới
hòa bình. Với sức mạnh nội tại, chúng ta có thể đối diện
với những vấn đề trên trình độ gia đình, xã hội và ngay cả
trên cấp độ toàn cầu trong một phương cách thực tiễn hơn.
Bất bạo động không có nghĩa là thụ động. Chúng ta cần giải
quyết những vấn đề qua đối thoại trong một tinh thần hòa
giải. Đây là một ý nghĩa thật sự của bất bạo động và là
nguồn gốc của hòa bình thế giới.
Điều tiếp cận này cũng có thể rất hữu ích
trong môi trường sinh thái. Chúng ta luôn luôn nghe về một
môi trường tốt đẹp hơn, thế giới hòa bình, bất bạo động, v.v…
nhưng những mục tiêu như thế không được đạt đến không qua sự
áp dụng những quy tắc về những giải pháp của Liên Hiệp Quốc;
nó đòi hỏi sự chuyển hóa cá nhân. Một khi chúng ta đã phát
triển một xã hội an hòa trong điều mà những vấn nạn được dàn
xếp qua đối thoại, chúng ta có thể nghĩ một cách nghiêm
chỉnh về giải trừ quân bị - trước tiên trên mức độ quốc gia,
rồi là mức độ khu vực; và cuối cùng là mức độ toàn cầu. Tuy
vậy, sẽ rất khó khăn để đạt đến những điều này ngoại trừ tự
chính những cá nhân trải qua một sự thay đổi trong chính tâm
thức họ.
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
HỎI: Chúng ta có thể làm gì để chống
lại bạo động thường thấy quá nhiều trong xã hội chúng ta?
ĐÁP:
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác,
chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn.
Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của
chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này:
Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia
đình và trường học? Nơi đây, giáo dục (học vấn) là thiết
yếu. Không phải qua nguyện cầu hay thiền quán tôn giáo, v.v…nhưng
qua sự giáo dục thích đáng. Những trình độ khác nhau của
thể chế giáo dục có một vai trò rất quan trọng để biểu hiện
trong sự đẩy mạnh tâm linh nhân loại trong hình thức phù hợp
với luân thường đạo lý xã hội. Chúng tôi không phải là một
nhà giáo dục, nhưng mọi người cần nói một cách nghiêm chỉnh
hơn về việc làm thế nào để tăng cường và mở rộng chương
trình giáo dục làm nó hoàn toàn hơn. Truyền thông cũng có
thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh những
giá trị con người. Nói khác hơn, chúng tôi không chắc điều
gì có thể hoàn tất.
HỎI: Trong xã hội vật chất và tiêu thụ
hướng dẫn này, làm thế nào để chúng ta vượt thắng những khát
vọng đòi hỏi và dính mắc đến những lợi ích vật chất?
ĐÁP:
Nếu nghĩ một cách sâu xa trong những hình thức của sự thực
hành tâm linh về việc đào luyện những khát khao và hài lòng
vừa phải, chúng tôi sẽ nói trong một sự tôn trọng rằng có
nhiều cơ hội hơn cho những ai sống trong những xã hội dồi
dào về vật chất. Những người trong những xã hội phát triển
ít vật chất hơn không có cơ hội thực sự kinh nghiệm sự giới
hạn của nhưng điều kiện vật chất và những sự dễ dàng. Nếu
sống trong một xã hội phong phú vật chất, dễ dàng hơn để
thấy những sự giới hạn của những sự dễ dàng vật chất trong
dạng thức cung ứng sự hài lòng. Vì thế, chúng tôi muốn nói
rằng trong một xã hội phong phú về vật chất thực tế có
nhiều cơ hội hơn cho những thực hành tâm linh. Dĩ nhiên,
tất cả tùy thuộc trên chính những thái độ và suy nghĩ của
những cá nhân.
Tuy thế, ý kiến gốc rể sâu xa của phương
Tây hiện hữu như một nền văn hóa vật chất bị hướng dẫn bởi
tiêu thụ có thể chứa đựng một yếu tố của sự tưởng tượng.
Người ta đưa ra những phạm trù khác biệt giữa những nền văn
hóa Đông Tây và rổi thì như những người Tây Phương, quý vị
bắt đầu tin vào chúng. Quý vị nghĩ rằng cuộc sống của quý
vị bị lèo lái bởi những giá trị vật chất; quý vị chiếu ra
một hình ảnh nào đấy về nền văn hóa của chính mình và bắt
đầu tin tưởng vào nó, ghi nhớ mãi một khuynh hướng tâm thức
nào đấy.
Trong những người bạn Tây Phương, chúng tôi
biết những cá nhân với một sự quyết tâm và dâng hiến vô cùng
thâm sâu đến việc thực hành Phật Pháp. Họ cũng có một trình
độ kinh nghiệm cao đặt căn bản trên sự thực hành thiền quán
lâu dài và sống theo những kinh nghiệm mà họ đạt được.
Chúng ta có thể tìm thấy những người như thế ở cả Tây và
Đông Phương. Căn bản tự nhiên của tất cả những con người là
như nhau.
HỎI: Cách đây không lâu, nhiều người đã trở
nên lệ thuộc vào thuốc giảm đau. Đối vói một số người nó là
một sự quan tâm y học nghiêm trọng nhưng đối với một số
người khác nó có thể là cách duy nhất để giải quyết. Ý kiến
của Ngài về câu hỏi này là thế nào?
ĐÁP:
Khi chúng ta nói về y dược như là thuốc giảm đau chẳng hạn,
dĩ nhiên, có nhiều điều kiện khác nhau. Trong một số trường
hợp, căng thẳng có thể là nguyên nhân bởi những điều kiện
vật lý hay sinh lý qua sự mất cân bằng trong cơ thể. Dưới
những tình trạng như thế, dùng thuốc giảm đau có thể thực sự
hổ trợ cá nhân và là một cách hữu hiệu của việc xử dụng cho
những vấn đề y học. Tuy vậy, có thể có thí dụ khác, nơi mà
những sự căng thẳng hay phiền muộn không có một căn bản sinh
lý nhưng đến từ những nhân tố tâm lý. Thế thì sẽ có ảnh
hưởng hơn nếu dựa trên những phương pháp nội tại như rèn
luyện tâm hay thiền quán.
Đến với câu hỏi về những người dùng thuốc
giảm đau hay chống căng thẳng đơn giản như một cách để đạt
đến một loại thư giản hay một cách giải quyết dễ dàng, điều
đó rõ ràng là một sự lạm dụng về bản chất. Việc làm cho bớt
căng thẳng mà những cá nhân đạt được từ việc dùng thuốc
trong cách này chi là tạm thời. Trong khi thuốc men lưu lại
tác động của nó trong cơ thể, con người duy trì tình trạng
thư giản, nhưng khi mà hết thuốc, người ấy lại trở lại tình
trạng đau đớn hay căng thẳng. Do vậy, thật hiệu quả hơn để
nương tựa vào những kỷ thuật nội tại. Với những điều này,
quý vị có thể sau này nhớ lại sự phương pháp cứu chửa mà
mình đạt được như một kết quả của thiền quán và sự cứu tể
tự nó sẽ tồn tại lâu dài hơn.
HỎI: Ngài sẽ đề xuất thế nào đến những
người thực hành Phật Pháp nếu họ cảm thấy được mời gọi đến,
mà không tiếp nhận văn hóa Tây Tạng?
ĐÁP:
Điều này xác định là có thể. Thí dụ, không có gì đặc trưng
của Tây Tạng về tứ diệu đế. Một cách căn bản, không có gì
dính dáng đặc trưng đến nền văn hóa Tây Tạng hay Ấn Độ trong
Phật Giáo Tây Tạng. Nó không phải nói về Tây hay Đông.
HỎI: Tại thời điểm của sự chết, làm thế nào
một cư sĩ có thể duy trì trong trạng thái bình lặng thay vì
sợ hãi?
ĐÁP:
Như chúng tôi đề cập ở trên, nếu chúng ta tĩnh lặng và yên
bình vào ban ngày, giấc mơ của chúng ta cũng sẽ tịch tĩnh và
bình an. Bằng sự nối dài, nếu hằng ngày trong cuộc sống
chúng ta là an hòa và thân hữu, thì có cũng sẽ là như thế
với sự chết của chúng ta. Đấy là sự chuẩn bị tuyệt hảo cho
một giây phút lâm chung bình lặng. Nếu đời sống chúng ta
đầy ấp nhẫn tâm, sợ hãi, và thù hận, chúng ta sẽ thấy rất
khó giả biệt kiếp sống này trong an bình.
Như một tu sĩ Phật Giáo, chúng tôi tin tưởng
rằng có một đời sống kế tiếp. Trong đặc trưng của sự thực
hành tantra chứa đựng nhiều sự chuẩn bị đặc biệt cho sự chết
và nó rất quan trọng với hành giả làm cho quen thuộc với
chúng vì thế chúng ta có thể hiện thực những thực hành này
khi chúng ta lâm chung. Do vậy, trong sự thực hành hằng
ngày, chúng tôi thiền quán về sự chết và tái sinh của chính
mình nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Điều này là sự dự phòng
để chuẩn bị cho chúng tôi đối với sự chết, nhưng chúng tôi
vẫn không chắc hoặc là chúng tôi sẽ được trang bị chính xác
để vận dụng nó khi sự chết đến thật sự hay không. Đôi khi
chúng tôi nghĩ rằng khi sự chết đến, chúng tôi có thể bắt
đầu cảm thấy thích thú về nó cho dù tôi có thể thi hành
những thực tập này một cách hiệu quả hay không.
HỎI: Bây giờ chủ nghĩa Cộng Sản đã bị mất
uy tín, làm sao chúng ta cso thể kiểm soát ngăn cách giữa
giàu và nghèo?
ĐÁP:
Đây là một câu hỏi thật sự quan trọng. Mọi người có thể
thấy là trong cấp độ toàn cầu có một khoảng cách to lớn giữa
những quốc gia giàu và nghèo, chúng ta cũng tìm thấy sự chia
cách tương tự của những cá nhân trong một quốc gia. Thí dụ,
ở các nước giàu số lượng các nhà triệu phú đang tăng lên,
trong khi những người nghèo vẫn nghèo và trong một số trường
hợp có thể là bị nghèo hơn. Chỉ mới một ngày gần đây, chúng
tôi đã gặp một người bạn nói với tôi về công việc mà bà ta
đang làm ở thủ đô Hoa Sinh Tân (Hoa Kỳ). Bà ta nói rằng
điều kiện sống của một số gia đình mà bà ta đã viếng thăm
thì quá thất vọng rằng chúng không thích hợp cho bất con
người nào sống ở đó. Trong khi bà ta đang giải thích kinh
nghiệm của mình, bà ta bắt đầu khóc, và chúng tôi cũng cảm
thấy bị chấn động.
Điều đó không chỉ là sai đạo đức mà cũng
không thực tế. Chúng ta phải nghĩ một cách nghiêm chỉnh về
việc làm thế nào để giảm thiểu vấn nạn này. Chúng tôi đã
từng nghe về một số gia đình giàu có bây giờ đang chia xẻ sự
sung túc của mình với những người khác. Năm vừa qua, một số
người bạn của chúng tôi ở Chicago đã kể với tôi về một số
gia đình giàu có hơn bây giờ mạnh dạn hơn trong việc chia xẻ.
Đây là tin tức tốt; chúng ta càng phát triển thái độ từ bi
này, chúng ta càng thu hẹp ngăn cách giữa giàu và nghèo.
Tuy thế, ở cấp độ toàn cầu, chúng tôi cảm
thấy rằng sự bắt đầu phải đến từ những nước nghèo, rộng rãi
qua sự giáo dục (học vấn). Trong những chuyến viếng thăm
gần đây đến Nam Phi và một số quốc gia Phi Châu khác, chúng
tôi thấy một sự ngăn cách to lớn giữa những thành phần được
ưu đãi và quần chúng và có rất nhiều người thiếu tự tin.
Thật quan trọng cho những người nghèo thể hiện một nổ lực để
chuyển hóa thái độ tinh thần của họ qua giáo dục. Những
người giàu có thể hổ trợ họ trong việc này bằng việc cung
cấp những sự dễ dàng về giáo dục và đào cùng những khí cụ
cần thiết.
Rồi thì điều này đưa chúng ta đến câu hỏi về
dân số. Hiện nay có hơn sáu tỉ người trên hành tinh này.
Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.Nếu chúng ta tăng
tiêu chuẩn sinh sống cho những quốc gia nghèo và không phát
triển như những quốc gia ở Bắc bán cầu, điều đáng nghi ngờ
là tài nguyên thiên nhiên thế giới có cung ứng đủ cho mọi
người hay không. Những vấn đề như thế này là nguyên nhân
bởi một sự thiếu tỉnh thức và sự thất bại trong việc dùng
trí thông minh của con người một cách thích đáng. Tất cả
các quốc gia, nhưng đặc biệt trong những nước nghèo, chỉ
hướng vào những vấn đề trước mắt thay vì nghĩ đến những vấn
đề dài hạn. Mặc dù thế, qua giáo dục, những giải pháp cuối
cùng sẽ được tìm ra.
HỎI: Kính bạch Ngài, với quá nhiều chiến
tranh xảy ra nhân danh tôn giáo, Ngài có thể giải thich tại
sao Tây Tạng đã không xử dụng bạo động tiếp cận đến mục tiêu
tự do?
ĐÁP:
Trước nhất, chúng tôi tin rằng nhân loại một cách căn bản là
tử tế và hiền lành và rằng nếu dùng bạo động là chống lại
nền tảng tự nhiên của chúng ta. Thứ hai, thật khó khăn để
thấy trong lịch sử nhân loại những thí dụ về giải pháp quân
sự đưa đến sự giải quyết bền vững của bất cứ vấn đề nào. Xa
hơn nữa, ngày nay, biên giới quốc gia đang trở nên kém quan
trọng; thí dụ, trong nền kinh tế hiện đại, không có một cách
căn bản. Hơn thế nữa, kỷ thuật thông tin và du lịch đang
biến thế giới thành một cộng đồng nhân loại duy nhất. Vì
thế, ngày nay nhận thức về độc lập đã kém ý nghĩa hơn.
Mọi việc lệ thuộc liên đới cao độ. Chính
ngay những nhận thức về “chúng ta” và “họ” đang trở nên
không thích đáng. Chiến tranh là lỗi thời bởi vì những lân
bang là bộ phận của chính chúng ta. Chúng ta thấy điều này
trong những vấn đề kinh tế, giáo dục, và môi trường. Mặc dù,
chúng ta có thể có một số hệ tư tưởng khác nhau hay những
xung đột khác với lân bang của chúng ta, về kinh tế và về
môi trường; chúng ta chia sẻ một cách thiết yếu cùng một
quốc gia, và tàn phá lân bang chúng ta là đang tàn phá chính
mình. Điều ấy là khờ dại.
Lấy Kosovo làm thí dụ, chiến dịch quân sự
của Hoa Kỳ và Nato được thấy như một loại giải phóng trên
lãnh vực nhân đạo đòi hỏi phải dùng một lực lượng hạn chế.
Có thể động cơ là tốt và mục tiêu cũng đúng đắn, nhưng do
bởi dùng bạo lực, thay vì hận thù được giảm thiểu, trong một
số trường hợp nó có thể gia tăng. Ngay từ lúc đầu, cá nhân
chúng tôi đã thấy có những sự hạn chế về việc dùng vũ lực
trong trường hợp ấy, mặc dù động cơ và mục tiêu là tích cực.
Một cách căn bản bạo lực là lỗi thời.
Trong trường hợp của Tây Tạng, cho dù chúng
tôi thích hay không, chúng tôi phải sống bên cạnh những
người anh chị em người Hoa. Người Tây Tạng đã có những mối
liên hệ với Trung Hoa gần hai nghìn năm. Đôi khi nó là hạnh
phúc an lạc; có lúc thì không. Ngay bây giờ chúng tôi đang
trải qua một giai đoạn không vui, nhưng bất chấp điều này,
chúng tôi phải sống với nhau như những láng giềng. Do thế,
để sống một cách thanh bình, hòa hiệp và với tình hữu nghị
trong tương lai, thật cực kỳ quan trọng là trong khi đang
diễn ra sự tranh đấu cho tự do, chúng tôi tránh dùng bạo lực.
Đây là nền tảng niềm tin của chính chúng tôi.
Một điều khác là để tìm ra một giải pháp đến
những vấn đề giữa Trung Hoa và Tây Tạng, sự hổ trợ của những
người Hoa là thiết yếu. Có một sự lớn mạnh về hổ trợ và
tình đoàn kết cho Người Tây Tạng phát sinh trong những người
Hoa và điều này rất đáng khích lệ. Nhưng nếu chúng tôi dùng
đến bạo lực và làm những người Hoa đổ máu, ngay cả những
người Hoa trí thức nào đấy nhìn nhận sự đấu tranh của Tây
Tạng là đúng đắn và rằng người Tây Tạng đã thật sự khổ đau
qua cái gọi là giải phóng hòa bình của Tây Tạng sẽ thu hồi
sự hổ trợ của họ bởi vì anh chị em của chính họ đang khổ đau.
Vì thế, thật cực kỳ quan trọng xuyên suốt qua sự chiến đấu
của chúng tôi là chúng tôi tiếp tục dựa trên những phương
tiện bất bạo động.
HỎI: Làm thế nào để ai đấy duy trì một chế
độ tâm linh hay một sự nuôi dưỡng tâm linh trong một thế
giới bận rộn như thế này? Có một mật ngôn rất nhanh và đơn
giản mà một người có thể đọc lên khi vừa mới thức dậy hay
điều gì để tập trung trong ngày để cảm thấy tĩnh lặng không?
ĐÁP:
Chúng ta có thể làm điều này để rèn luyện tâm thức chúng ta.
Bắt đầu bằng sự dậy sớm vào buổi sáng. Cố tu sĩ dòng
Trappist là Thomas Merton, đã dậy lúc 2:30 sáng và đi ngủ
lúc 7:30 tối. Thời khóa biểu của chúng tôi bắt đầu trễ hơn
một giờ, chúng tôi dậy lúc 3:30 và lên giường lúc 8:30. Vì
vậy, quý vị có thể cần hy sinh việc thức khuya và các câu
lạc bộ về đêm. Nếu quý vị thực sự thích thú điều ấy, có thể
quý vị nên làm một lần một tháng.
Rồi thì, dậy sớm, khảo sát đời sống hằng
ngày và một số điểm mà chúng tôi đã đề cập rồi. Thí nghiệm
và phân tích. Điều này là con đường chính xác thiết thực;
Chúng tôi không biết cách nào đơn giản hơn. Xa hơn nữa,
chúng tôi rất nghi ngờ những ai tuyên bố rằng những vấn nạn
có thể được giải quyết chỉ bằng cách chúng ta nhắm mắt lại.
Những vấn đề có thể được giải quyết chỉ thông qua việc phát
triển thái độ tinh thần một cách thật sự thích đáng, điều
đòi hỏi thời gian và nổ lực.
HỎI: Ngài dùng mỗi thời khắc để cống hiến
cho những người khác. Nếu Ngài có thể thực hiện một chuyến
đi nghỉ ngơi một mình, Ngài sẽ làm gi?
ĐÁP:
Chúng tôi sẽ một giấc ngủ dài! Một lần nọ, chúng tôi đến
thủ đô Hoa Sinh Tân từ Ấn Độ. Nó là một chuyến bay rất dài
và tôi rất mệt mỏi. Chúng tôi đi ngủ lúc 5:30 chiều và tỉnh
giấc lúc 4:30 sáng hôm sau – chúng tôi đã ngủ hơn mười một
giờ đồng hồ. Chúng tôi thấy rất là hữu ích. Vì thế, nếu
tôi thực sự có một chuyến nghĩ ngơi, chúng tôi sẽ có một
giấc ngủ mười giờ đồng hồ. Dĩ nhiên, rồi thì, trong đời
sống hằng ngày, thiền quán cũng là một phương pháp để thư
giản. Trong thiền quán, chúng ta suy nghĩ và phân tích đời
sống, tâm thức và tự ngã. Nếu chúng ta thiền quán phân tích
trôi chảy thông suốt tốt, chúng ta cảm thấy thoải mái; nếu
không thế, chúng ta chỉ mệt mỏi thêm.
HỎI: Một hành động đơn độc nào mà mỗi
chúng tôi có thể nhận lấy để biểu lộ trách nhiệm phổ quát?
ĐÁP:
Một điều mà chúng ta có làm với tính cách cá nhân là để bảo
đảm rằng sự quan tâm của chúng ta cho môi trường trở thành
một phần trong đời sống của chúng ta. Chính chúng tôi chưa
bao giờ tắm trong bồn; chỉ bằng vòi hoa sen. Tắm trong bồn
lãng phí rất nhiều nước, trong nhiều phần của thế giới, có
một sự thiếu nước nghiêm trọng. Cũng rất quan trọng để tiết
kiệm điện. Bất cứ khi nào rời khỏi phòng, chúng tôi tắt đèn.
Điều này đã trở nên một phần rất quen thuộc trong đời sống
của chúng tôi mà chúng tôi làm không phải qua suy nghĩ.
Những hành động như thế làm một phần nhỏ của chính tôi để
cống hiến đến môi trường.
Illuminating the
Path to Enlightenment: Prologu
Universal Responsibility