MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI TIM NHÂN LOẠI
HH. The Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ
---o0o---
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc
lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những
chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi
rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động,
nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta
thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà
chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng
sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay
cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp
cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn. Những thú
vật hiền lành như nai, hoàn toàn ăn cỏ lá, chúng hiền dịu
hơn, có răng nhỏ hơn, và không có móng vuốt. Từ nhận xét ấy,
chúng ta, những con người có một tự nhiên không bạo động.
Về vấn đề tồn tại của loài người chúng ta, loài người là
những động vật xã hội. Để tồn tại chúng ta cần những sự hợp
quần. Không có những con người khác, đơn giản là không thể
tồn tại; đấy là luật tự nhiên
Vì chúng tôi tin tưởng sâu xa rằng loài người
căn bản là hòa nhã từ tự nhiên tính, chúng tôi cảm thấy rằng
chúng ta không chỉ duy trì những mối liên hệ hiền lành, hòa
bình với những con người khác của chúng ta nhưng cũng vì
điều này rất quan trọng để mở rộng cùng loại thái độ đối với
môi trường thiên nhiên. Phát biểu một cách đạo đức, chúng
ta nên quan tâm đến toàn bộ môi trường của chúng ta.
Rồi thì có một quan điểm khác, không chỉ là một
câu hỏi của đạo đức nhưng là một câu hỏi về sự tồn tại của
chính chúng ta. Môi trường rất quan trọng không chỉ cho thế
hệ này nhưng cũng cho những thế hệ tương lai. Nếu chúng ta
khai thác môi trường trong những phương thức cực đoan, mặc
dù chúng ta có thể thu nhập tài chính lợi nhuận hay những
lợi ích khác từ nó bây giờ, nhưng về lâu về dài, chính chúng
ta sẽ khổ đau và những thế hệ tương lai sẽ đau khổ. Khi môi
trường thay đổi, những điểu kiện khí hậu cũng đổi thay. Khi
chúng thay đổi đột ngột, kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay
đổi. Ngay cả sức khỏe vật lý cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách
sâu đậm. Vì vậy điều này không chỉ đơn thuần là một câu hỏi
đạo đức những cũng là một câu hỏi về sự tồn tại của chính
chúng ta.
Thế cho nên để thành công trong việc bảo vệ và
bảo tồn môi trường thiên nhiên, chúng tôi nghĩ điều quan
trọng trước tiên là mang đến một sự cân bằng nội tại của
chính những con người. Thờ ơ, bạc đãi, và lạm dụng môi
trường, sẽ đưa đến kết quả tai hại như thế cho cộng đồng
nhân loại, nảy sinh ra sự không hiểu biết về môi trường.
Chúng tôi nghĩ rằng thật thiết yếu để giúp người ta thấu
hiểu điều này. Chúng ta cần hướng dẫn con người rằng môi
trường có một mối quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của chính
chúng ta.
Chúng tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của tư
tưởng từ bi yêu thương. Như chúng tôi đã nói lúc trước,
ngay cả từ quan điểm vị kỷ, bạn cần những người khác. Vì
thế, nếu bạn phát triển sự quan tâm cho quyền lợi của những
người khác, chia sẻ khổ đau với những người khác, và giúp họ,
một cách căn bản bạn sẽ được lợi ích. Nếu bạn chỉ nghĩ về
bạn và quên lãng những người khác, cuối cùng bạn sẽ mất mát.
Đấy cũng những gì giống như luật của tự nhiên.
Nó thật đơn giản: nếu bạn không mĩm cười với
người ta, nhưng lại cau mày với họ, họ sẽ đáp lại giống như
thế, có phải không? Nếu bạn đối xử với những người khác rất
chân thành, cởi mở, họ sẽ cư xử tương tự. Mỗi người muốn có
những người bạn và không muốn kẻ thù. Phương thức chính để
tạo thành những người bạn là có một trái tim ấm áp, không
đơn giản là tiền bạc hay quyền năng. Người bạn của quyền
lực và người bạn của bạc tiền là những gì khác. Những thứ
này không phải là những người bạn chân thật. Người bạn đúng
đắn nên là những người bạn của trái tim, đúng thế chứ?
Chúng tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những người bạn
đó đến quanh chúng ta khi chúng ta có tiền bạc và quyền lực
không phải là những người bạn của chúng ta một cách chân
thật, nhưng là những người bạn của tiền bạc và quyền lực,
bởi vì cho đến khi nào tiền bạc và quyền lực biến mất, những
người bạn đó cũng đã sẵn sàng để lìa xa chúng ta. Họ không
đáng tin cậy.
Những người bạn chân thành nhân ái ở bên cạnh
cho dù chúng ta thành công hay kém may mắn và luôn luôn chia
sẻ những nổi buồn khổ và gánh nặng. Phương thức để tạo nên
những người bạn như thế là không bằng sự giận dữ, cũng không
phải có học vấn tốt hay thông minh, nhưng bằng có một trái
tim tốt, một tấm lòng chân thành.
Để suy nghĩ một cách sâu sắc hơn, nếu bạn phải
ích kỷ, thế thì ích kỷ một cách thông tuệ, không phải là một
tâm tư hẹp hòi vị kỷ. Chìa khóa của vấn đề là ý thức trách
nhiệm toàn cầu: đấy là cội nguồn chính yếu của sức mạnh,
nguồn gốc thật sự của hạnh phúc. Nếu thế hệ chúng ta khai
thác mọi thứ có thể - cây cối, nguồn nước, và khoáng sản –
mà không hề quan tâm đến thể những thế hệ tiếp theo hay
tương lai, thế thì chúng ta sai lầm, có phải thế không?
Nhưng nếu chúng ta có một ý thức chân thành của trách nhiệm
toàn cầu như động lực trung tâm của chúng ta, rồi thì mối
quan hệ với những láng giềng của chúng ta cả quốc nội và
quốc tế cùng hướng đến việc sử dụng những nguồn tài nguyên
thiên nhiên một cách hài hòa, công bằng, và hữu hiệu cho
hiện tại và vì những thế hệ tương lai.
Một câu hỏi quan trọng khác là: điều gì là ý
thức, điều gì là tâm thức? Ở thế giới phương Tây suốt trong
một hay hai thế kỷ cuối cùng đã có một sự nhấn mạnh lớn lao
đến tầm quan trọng của khoa học và kỷ thuật, điều đáp ứng
một cách chính yếu với vấn đề. Ngày nay một số nhà vật lý
nguyên tử và thần kinh học nói rằng khi chúng ta khảo sát
những chất điểm trong một phương thức thật chi tiết, thì có
một loại ảnh hưởng nào đấy từ phía những nhà quán sát hay
thức giả. Thức giả này là gì? Một câu trả lời đơn giản là:
một người, một khoa học gia. Khoa học gia biết thế nào?
Với khối óc. Những khoa học gia Phương Tây được xác chứng
chỉ khoảng vài trăm người. Bây giờ, cho dù chúng ta gọi nó
là tâm, óc, hay ý thức, thì có một sự liên hệ giữa bộ óc và
tâm, và cũng là tâm và vấn đề. Chúng tôi nghĩ điều này quan
trọng. Chúng tôi nghĩ là có thể tổ chức một loại đối thoại
nào đấy giữa những triết gia Đông phương và khoa học gia Tây
phương trên căn bản của mối quan hệ này.
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, những ngày
này chúng ta những con người thì liên hệ quá nhiều đến thế
giới ngoại tại, trong khi quên lãng thế giới nội tại. Chúng
ta thật cần sự phát triển của khoa học và sự phát triển của
vật chất để tồn tại và để tăng gia lợi ích và phồn thịnh phổ
quát, nhưng cũng cần thiết sự tăng trưởng nhiều như thế cho
sự an bình tinh thần. Tuy nhiên, không một bác sĩ nào có
thể cho một mũi thuốc để tinh thần bình an, và không một thị
trường nào có thể cung cấp sự an bình nội tâm. Nếu bạn đến
một siêu thị với hàng triệu và hàng triệu và hàng triệu đô
la, bạn có thể mua bất cứ thứ gì, nhưng nếu bạn đến đó và
hỏi mua sự hòa bình của tâm hồn hay sự an tâm người ta sẽ
cười to. Và nếu bạn yêu cầu một bác sĩ cho một sự bình an
chân thành của tâm hồn, bác sĩ không thể giúp bạn, không
phải chỉ là sự làm giảm đau mà bạn có được từ một thứ thuốc
uống hay thuốc chích nào đấy.
Ngay cả những máy điện toán tinh vi ngày nay
cũng không thể đem đến cho bạn với sự an bình tinh thần.
Hòa bình tinh thần phải đến từ tâm. Mọi người muốn hạnh
phúc và hài lòng, nhưng nếu chúng ta so sánh sự khoái lạc
vật lý và sự đớn đau vật lý cùng với sự hỉ lạc tinh thần và
khổ đau tinh thần, chúng ta thấy rằng tâm thức thì ảnh hưởng
hơn, chiếm ưu thế hơn, và siêu việt hơn. Do vậy, thật giá
trị để tiếp nhận những phương pháp nào đấy để tăng cường sự
an bình tinh thần, và để làm việc này thật quan trọng để
biết nhiều hơn về tâm thức. Khi chúng ta nói về bảo tồn môi
trường, nó liên hệ đến nhiều thứ khác. Điểm then chốt để có
một ý thức chân thành về trách nhiệm toàn cầu, đặt cơ sở
trên sự yêu thương, từ bi, và sự tỉnh thức trong sáng.
Excerpt from My Tibet (Text by H.H.the
Fourteenth Dalai Lama. Thames and Hudson Ltd., London, 1990
(p 53-54)
Ecology & the Human Heart
Tuệ Uyển chuyển ngữ
27-12-2006
01-01-2009 07:23:46