CỘNG ĐỒNG ĐỊA CẦU
VÀ SỰ CẦN THIẾT CHO TRÁCH NHIỆM TOÀN CẦU
Tenzin Gyatso, the Fourteenth Dalai Lama 1990
---o0o---
CỘNG ĐỒNG ĐỊA CẦU
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta
thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế
giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh
quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc
gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản
xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới
đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ,
và chủng tộc. Chúng ta cũng đang bị lôi cuốn với nhau bởi
hàng khối vấn đề chúng ta đối diện; nạn nhân mãn, tài
nguyên thiên nhiên ngày càng cạn dần, và vấn nạn môi trường
đang đe dọa không khí, nước, và cây cối của chúng ta, cùng
với số lượng lớn những hình thức sinh sống xinh đẹp là nền
tảng của sự tồn tại trên hành tinh nhỏ bé mà chúng ta đang
chia xẻ.
Chúng tôi tin tưởng rằng để đối diện với thử
thách của thời đại chúng ta, loài người sẽ phải phát triển
một nhận thức to lớn rộng rãi hơn về trách nhiệm toàn cầu.
Mỗi chúng ta phải học để hành động không chỉ cho chính lợi
ích của gia đình, xứ sở mỗi cá nhân, mà cho lợi ích của toàn
thể loài người. Trách nhiệm toàn cầu thật sự là chìa khóa
cho sự tồn tại của nhân loại. Nó là một nền tảng tuyệt hảo
cho hòa bình thế giới, việc sử dụng công bằng vô tư tài
nguyên thiên nhiên, và qua việc quan tâm đến những thế hệ
tương lai, việc bảo hộ đúng đắn đến môi trường.
MỘT GIA ĐÌNH LOÀI NGƯỜI
Cho dù chúng ta thích nó hay không, tất cả chúng
ta đều sinh ra trên trái đất này như một phần của một gia
đình nhân loại vĩ đại. Giàu hay nghèo, giáo dục hay không
giáo dục, thuộc quốc gia này hay quốc gia kia, theo tư tưởng
này hay tư tưởng nọ, căn bản của mỗi chúng ta chỉ là một con
người như mọi người khác; tất cả chúng ta đều khao khát hạnh
phúc và không muốn khổ đau. Xa hơn nữa, mỗi chúng ta có một
quyền bình đẳng để đạt đến những mục tiêu này. Thế giới
ngày nay đòi hỏi chúng ta chấp nhận một gia đình nhân loại
thống nhất. Trong quá khứ, những cộng đồng cô lập có thể
nghĩ lẫn nhau như tách biệt một cách căn bản và ngay cả tồn
tại hoàn toàn cô lập. Tuy nhiên ngày nay, những sự kiện
trong một bộ phận của thế giới cuối cùng có thể ảnh hưởng
đến toàn hành tinh. Vì vậy, chúng ta phải xử sự với mỗi một
vấn đề của hầu hết những sự kiện khu vực địa phương như một
sự quan tâm toàn cầu từ thời điểm nó bắt đầu. Chúng ta
không thể vướng mắc bởi những rào cản của quốc gia, chủng
tộc, và tư tưởng đã tách biệt chúng ta ngoại trừ dư âm của
phá hoại, tiêu cực, và không xây dựng. Trong khung cảnh mới
của sự lệ thuộc liên đới giữa chúng ta, quan tâm đến những
quyền lợi của kẻ khác rõ ràng là hình thức tuyệt hảo cho
quyền lợi của chính chúng ta.
Chúng tôi nhận thấy sự kiện này là một nguồn
gốc của sự hy vọng. Sự cần thiết cho hợp tác chỉ có thể làm
cho loài người mạnh hơn, bởi vì nó giúp chúng ta nhận ra
rằng căn bản bảo đảm nhất cho trật tự thế giới mới không chỉ
đơn giản là những sự liên minh rộng rãi hơn về chính trị và
kinh tế, nhưng đúng hơn là sự chân thành thực hành của mỗi
cá nhân về yêu thương và từ bi. Cho một tương lai tươi đẹp
hơn, hạnh phúc hơn, vững vàng hơn, và văn minh hơn, mỗi
chúng ta phải phát triển một cảm xúc trung thực, một trái
tim ấm tình anh chị em.
LIỀU THUỐC VỊ THA CHỦ NGHĨA
Ở Tây Tạng chúng tôi nói rằng nhiều chứng bệnh
có thể chửa bằng một vị thuốc của yêu thương và từ bi.
Những phẩm chất này là nguồn gốc căn bản của nhân loại hạnh
phúc, và sự cần thiết của chúng ta đối với chúng nằm sâu tận
đáy lòng của mỗi con người. Bất hạnh thay, lòng yêu thương
và từ bi đã từng bị lãng quên bởi quá nhiều tác động của môi
trường xã hội từ lâu rồi. Thông thường hạn chế trong gia
đình và gia cư, sự thực hành của họ trong đời sống công cộng
bị xem là không thực tế, ngay cả là ngây thơ, khờ dại. Điều
ấy thật là một thảm kịch. Trong quan kiến của chúng tôi, sự
thực hành từ bi yêu thương thì không là một dấu hiệu của một
ý tưởng không thực tế mà là phương pháp tác động nhất để
hướng đến quyền lợi của người khác cũng như của chính mình.–
Như một quốc gia, một nhóm hay như những cá nhân – càng tùy
thuộc liên đới đến những người khác, nó càng biểu hiện thuận
lợi nhất cho chúng ta đến bảo đảm sự tốt lành cho họ. Thực
hành chủ nghĩa vị tha là cội nguồn thực sự của thỏa hiệp và
hợp tác; chỉ nhận biết sự cần thiết của hòa hiệp chưa đủ.
Một tâm hứa hẹn, cam kết, thệ nguyện với từ bi yêu thương
giống như một kho dự trữ đầy ấp – một cội nguồn kiên định
chung thủy của năng lực, quyết định và ân cần. Tâm niệm này
giống như một chủng tử, một hạt giống; khi phát triển, nó
cho khởi lên nhiều phẩm chất tốt đẹp như, tha thứ, bao dung,
nội lực và sự quả quyết để vượt thắng sợ hãi và không an
toàn. Tâm từ bi yêu thương giống như một loại linh dược, có
thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu, bất lợi trở thành tốt
và thuận lợi. Vì vậy chúng ta không nên hạn chế sự biểu cảm
yêu thương và từ bi đến gia đình và bè bạn chúng ta. Từ bi
yêu thương cũng không chỉ là đáp ứng của những tu sĩ, y sĩ
và người làm công tác xã hội, nó là nhiệm vụ cần thiết của
mỗi bộ phận trong cộng đồng nhân loại.
Cho dù một xung đột xảy ra trong phạm vi của
chính trị, kinh tế hay tôn giáo, một sự tiếp cận vị tha
thường là những phương tiện giải quyết duy nhất. Thỉnh
thoảng những quan niệm chính xác-đúng đắn tự chính nó chúng
ta dùng làm trung gian để bàn cãi nguyên nhân của vấn đề.
Tại những thời điểm như thế, khi một giải pháp dường như bất
khả thi, cả hai bên nên gợi nhớ đến bản chất tự nhiên của
con người điều đã liên kết họ lại. Điều này sẽ làm tan vở
bế tắc và , về lâu về dài, nó làm dễ dàng hơn cho mọi người
để đạt đến mục tiêu. Dù cho không bên nào hoàn toàn hài
lòng, nếu cả hai bên cùng nhượng bộ, tối thiểu, hiểm họa của
xung đột xa hơn sẽ được ngăn chặn. Chúng ta tất cả đều biết
rằng phương thức này của sự thỏa hiệp là phương pháp tác
động hiệu quả nhất để giải quyết những vấn đề - rồi thì, tại
sao, chúng ta không sử dụng nó thường xuyên hơn?
Khi chúng tôi lưu tâm đến sự thiếu vắng của hợp
tác trong xã hội loài người, chúng tôi chỉ có thể kết luận
rằng nó phát xuất từ vô minh si mê ám tối thiếu sáng suốt
của sự lệ thuộc liên đới tự nhiên của chúng ta. Chúng tôi
thường dùng bằng thí dụ của những côn trùng nhỏ, như những
con ong. Luật tự nhiên ra lệnh rằng những con ong làm việc
với nhau để tồn tại. Như một kết quả, chúng có một nhận
thức bản năng tự nhiên của trách nhiệm xã hội. Chúng không
có hiến pháp, luật lệ, cảnh sát, tôn giáo hay rèn luyện đạo
đức, nhưng do bởi tự nhiên tính của chúng, chúng lao động
một cách trung thành với nhau. Thảng hoặc chúng có thể
chiến đấu, nhưng trong sự tồn tại chung của cả tập đoàn trên
căn bản của sự hợp tác. Con người chúng ta, trái lại, có
hiến pháp, những hệ thống hợp lệ rộng lớn và cảnh sát quân
sự; chúng ta có tôn giáo, sự thông minh tuyệt vời và một
trái tim với môt khả năng vĩ đại để yêu thương. Nhưng mặc dù
với những phẩm chất tuyệt hảo của chúng ta, trong hành xử
thực tế chúng ta đã tụt hậu so với những côn trùng nhỏ bé;
trong nhiều phương diện, chúng tôi cảm thấy chúng ta nghèo
hơn loài ong.
Thí dụ, hàng triệu người sống trong những thành
phố lớn trên khắp thế giới, nhưng bất chấp sự gần gũi này,
rất nhiều người cô độc. Một số không có ngay cả một con
người để chia xẻ những cảm xúc sâu thẩm nhất của họ, và sống
trong một trạng thái bực bội dao động mãn đời. Điều đó thật
là buồn. Chúng ta không phải là những loài vật cô đơn chỉ
kết hợp để sống cùng với nhau. Nếu chúng ta là như thế, tại
sao chúng ta phải xây dựng những thành phố lớn hay thị
trấn? Nhưng ngay cả dù chúng ta là những loài vật xã hội bị
thúc ép sống với nhau, bất hạnh thay, chúng ta thiếu một
nhận thức trách nhiệm đối với những đồng loại con người của
chúng ta. Có phải là thiếu sót ấy nằm trong kiến trúc xã
hội – những cấu trúc cơ bản của gia đình và cộng đồng điều
đã hổ trợ xã hội của chúng ta? Nó có phải là những phương
tiện dễ dàng bên ngoài của chúng ta – những máy móc, khoa
học và kỷ thuật của chúng ta? Chúng tôi không nghĩ như vậy.
Chúng tôi tin rằng bất chấp những phát triển
nhanh chóng được làm nên bởi văn minh của thế kỷ, nguyên
nhân trực tiếp nhất của sự tiến thoái lưỡng nan hiện tại của
chúng ta là sự nhấn mạnh quá mức trên phát triển vật chất
đơn độc. Chúng ta đang quá chú mục vào trong sự đuổi theo
nó , mà ngay cả không có sự hiểu biết nó, chúng ta đã hờ
hửng đến khuyến khích, cổ vũ, nuôi dưỡng những việc cần
thiết căn bản nhất của nhân loại của yêu thương, ân cần, hợp
tác và bảo dưỡng. Nếu chúng ta không biết ai đấy hay tìm
một lý do nào khác không cảm nhận liên hệ với một cá nhân
hay một nhóm đặc biệt nào đấy, chúng ta quên lãng họ một
cách đơn giản. Nhưng sự phát triển của xã hội nhân loại là
được đặt căn bản toàn bộ trên người giúp đở người. Một khi
chúng ta đánh mất căn bản thiết yếu của nhân tính, điều là
nền tảng của chúng ta, thì đâu là mục tiêu của sự mưu cầu
chỉ trên sự phát triển vật chất?
Đối với chúng tôi, nó thì rõ ràng: một nhận thức
chân thành của trách nhiệm chỉ có thể kết trái nếu chúng ta
phát triển lòng từ bi yêu thương. Chỉ một cảm nhận tự nhiên
của lòng trắc ẩn với người khác có thể thật sự thúc đẩy
chúng ta hành động nhân danh họ. Chúng tôi đã giải thích
làm thế nào phát triển lòng từ bi yêu thương một nơi nào
đấy. Cho phần còn lại ngắn ngũi này, chúng tôi muốn thảo
luận làm thế nào trong hoàn cảnh thế giới hiện tại có thể
được cải thiện bằng sự tin cậy lớn hơn trên trách nhiệm toàn
cầu.
TRÁCH NHIỆM TOÀN CẦU
Trước nhất, nên lưu ý rằng chúng tôi không tin
trong sự tạo thành những vận động hay ủng hộ những học
thuyết tư tưởng, chúng tôi cũng không thích việc dự tính
thành lập một tổ chức để ủng hộ cho một ý tưởng đặc biệt
nào, điều mà hàm ý rằng một nhóm riêng lẻ nào đấy chịu trách
nhiệm để đạt đến mục tiêu ấy trong khi những người khác thì
miễn trừ. Trong tình trạng hiện tại của chúng ta, không ai
có đủ khả năng để đảm đương hay những ai khác sẽ giải quyết
những vấn đề của chúng ta, mỗi chúng ta phải góp phần chia
xẻ trách nhiệm toàn cầu của chính chúng ta. Trong cách này,
như con số của sự quan tâm, trách nhiệm của những cá nhân
tăng lên, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn hay cả hàng trăm
nghìn của những người như thế sẽ cải thiện bầu không khí
chung một cách rộng lớn hơn. Thay đổi tích cực không đến
một cách nhanh chóng và đòi hỏi những cố gắng đang xảy ra.
Nếu chúng ta trở nên chán nản hay mất can đảm chúng ta có
thể không đạt đến ngay của những mục tiêu đơn giản nhất.
Với sự liên tục, thực thi quyết đoán, chúng ta có thể hoàn
thành ngay cả những chủ đề khó khăn nhất.
Chấp nhận và nuôi dưỡng một quan điểm trách
nhiệm toàn cầu là một vấn đề cá nhân thiết yếu. Trắc nghiệm
thực sự của lòng từ bi yêu thương không phải là những gì
chúng ta nói trong những cuộc thảo luận, những lý thuyết
trừu tượng không thực tế mà là chúng ta đã chỉ đạo, điểu
khiển chính mình như thế nào trong đời sống hằng ngày;
thường, với những quan điểm nhất định nào đấy là căn bản để
thực hành chủ nghĩa vị tha.
Mặc dù không một hệ thống chính phủ nào là toàn
hảo, dân chủ là điều gần nhất với căn bản thiết yếu tự nhiên
của nhân loại. Vì thế những ai trong chúng ta yêu mến dân
chủ phải tiếp tục bày tỏ, hành động, đấu tranh cho quyền lợi
này của tất cả mọi người được làm như thế. Xa hơn nữa, dân
chủ là nền tảng vững chắc duy nhất trên một cấu trúc chính
trị toàn cầu có thể được xây dựng. Để hành động thống nhất,
chúng ta phải tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người và
các quốc gia để duy trì những giá trị và tính cách đặc thù
của chính họ.
Trong chi tiết, một tác động to lớn rộng rãi sẽ
được đòi hỏi để mang từ bi yêu thương vào trong lãnh vực
thương mại quốc tế. Sự khác nhau, không đồng đều, bất bình
đẳng kinh tế, đặc biệt giữa những nước phát triển và đang
phát triển, duy trì nguồn gốc lớn nhất của khổ đau trên hành
tinh này. Ngay cả mặc dù họ mất lợi nhuận trong giai đoạn
ngắn, những công ty đa quốc gia lớn phải giảm bớt sự lợi
dụng, bóc lột các quốc gia nghèo. Tận khai thác một ít tài
nguyên quý giá của những quốc gia sở hữu chỉ đơn giản cung
cấp cho chủ nghĩa tiêu dùng ở thế giới phát triển như vậy là
tai họa, là bất hạnh; nếu nó tiếp tục không kiểm soát, tất
cả chúng ta sẽ cùng khổ đau. Việc làm mạnh những nền kinh
tế yếu và trì trệ là một chính sách khôn ngoan xa hơn nhiều
để đẩy mạnh sự một cách vững vàng cả kinh tế lẫn chính trị.
Duy tâm hay nhân tâm nó có thể gọi như thế, chủ nghĩa vị
tha, không chỉ tranh đua và khát vọng của thịnh vượng, nên
được đẩy mạnh trong thương mại.
Chúng ta cũng cần làm mới sự hiến dâng của chúng
ta đến những giá trị nhân bản trong lãnh vực của khoa học
hiện đại. Mặc dù mục tiêu chính của khoa học là để học hỏi
thêm về thực tại, và những mục tiêu khác là để làm tiến bộ
phẩm chất của đời sống. Không có động cơ vị tha, những khoa
học gia không thể phân biệt giữa những kỷ thuật lợi ích và
những thứ đơn thuần vị kỷ. Tổn hại của môi trường chung
quanh chúng ta là chứng minh rõ ràng nhất của kết quả của sự
sai lạc này, nhưng động cơ chính có thể ngay cả thích đáng
hơn chủ yếu là chúng ta quản lý thế nào với sự bố trí độc
đáo mới cuả những kỷ thuật sinh học với điều mà giờ đây
chúng ta có thể kiểm soát cấu trúc tinh vi tế nhị của tự
chính đời sống. Nếu chúng ta không căn cứ mỗi hành động
trên một nền tảng đạo đức, chúng ta hành động mạo hiểm kéo
theo nguy hại lớn lao trên hoàn cảnh mong manh dễ đổ vở của
đời sống.
Những tôn giáo của thế giới cũng không miễn trừ,
hay không mang lấy trách nhiệm này. Mục tiêu của tôn giáo
không phải để kiến tạo những Thánh đường, Phật đường, Đền
thờ lộng lẩy xinh đẹp, mà để phát triển những phẩm chất tích
cực của con người như là bao dung, phóng khoáng, rộng rãi và
yêu thương. Mỗi tôn giáo thế giới, không kể quan điểm triết
lý thế nào, được khai sinh, sáng lập, xuất hiện trên cuộc
đời trước nhất và trước hết trên giáo huấn là chúng ta phải
làm nhỏ lại cái bản ngã và phục vụ kẽ khác. Bất hạnh thay,
thỉnh thoảng tôn giáo chính nó lại là nguyên nhân của những
mối bất hòa hơn là giải quyết xung đột. Hành giả của những
tín ngưỡng khác nhau nên nhận thức rằng mỗi truyền thống tôn
giáo có giá trị bao la bên trong và những ý nghĩa để cung
cấp nghị lực tinh thần và sức khỏe tâm linh. Một tôn giáo,
giống như một loại thực phẩm đặc hữu không thể làm hài lòng
tất cả mọi người. Theo những khuynh hướng tinh thần khác
nhau, một số người thích hợp và được lợi ích từ tôn giáo
này, số người khác từ tôn giáo khác. Mỗi tín ngưỡng có khả
năng sản sinh những con người cao thượng tốt lành, nhiệt tâm
tốt bụng và mặc dù họ tán thành những triết lý thường mâu
thuẫn nhau, tất cả những tôn giáo thành công trong việc làm
này. Vì vậy không có lý do gì để sa vào trong sự mù quáng
tôn giáo gây bất hòa và thiếu bao dung; mà mỗi lý do là để
yêu mến và tôn trọng tất cả những hình thức thực hành tâm
linh.
Một cách chắc chắn, lãnh vực quan trọng nhất để
gieo những hạt giống của chủ nghĩa vị tha to lớn hơn là
những quan hệ quốc tế. Trong vài năm qua thế giới đã thay
đổi một cách ấn tượng. Chúng tôi nghĩ tất cả chúng ta sẽ
đồng ý rằng sự chấm dứt chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của
chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô đã báo hiệu một kỷ
nguyên mới. Khi chúng ta bước qua thập niên những năm 1990
dường như nhân loại đã hoàn toàn trải qua thế kỷ hai mươi
trọn vẹn.
Điều đã là một điểm đau đớn nhất của lịch sử
nhân loại, thời gian khi, do bởi sự gia tăng rộng rãi những
vũ khí tàn phá, nhiều người hơn đã khổ đau và chết bởi bạo
động hơn bao giờ hết trong quá khứ. Xa hơn nữa, chúng ta
cũng đã chứng kiến một cuộc tranh đua gần như kết thúc giữa
những tư tưởng căn bản những điều luôn luôn xé chia cộng
đồng nhân loại: một phía là sức mạnh và quyền lực sống
sượng; phía kia là tự do, đa nguyên, những quyền cá nhân và
dân chủ. Chúng tôi tin tưởng rằng những kết quả của sự thi
thố to lớn này thì đã rõ ràng. Mặc dù tâm tư nhân loại
tuyệt hảo của hoà bình, tự do và dân chủ vẫn đối diện nhiều
hình thức của bạo quyền chuyên chế, hiểm ác và trái đạo đức,
mặc dù vậy một sự kiện không lầm lẫn là đại đa số nhân loại
ở khắp mọi nơi mong muốn điều ấy giành thắng lợi. Vì vậy
những thảm kịch trong thời gian này của chúng ta hoàn toàn
không có lợi ích, và trong nhiều trường hợp là những ý nghĩa
đúng đắn vì tâm tư nhân loại đã khai thông. Sự sụp đổ của
chủ nghĩa cộng sản minh chứng cho điều này.
Mặc dù chủ nghĩa cộng sản (những người khai sinh
cộng sản chủ nghĩa) chủ trương nhiều tư tưởng cao quý, kể cả
chủ nghĩa vị tha, những những hành vi quản lý của những
người chọn lọc (xuất sắc-ưu tú?) độc đoán (chuyên chính vô
sản) với những quan điểm của họ đã chứng tỏ tai hại. Những
chính quyền này đã trải dài sự khắc nghiệt kinh khiếp để
kiểm soát toàn bộ sự lưu thông tin tức xuyên suốt những xã
hội của họ cho đến cấu trúc của hệ thống giáo dục và vì vậy
những công dân hay nhân dân của họ mà họ gọi là những người
làm chủ xã hội chỉ có thể lao động vì miếng cơm manh áo.
Mặc dù tổ chức cứng rắn có thể cần thiết trong lúc đầu để
phá bỏ những chế độ đàn áp thống trị áp bức trước kia, nhưng
một khi mục tiêu đã được đáp ứng, tổ chức có rất ít (nhỏ
nhoi) cống hiến đối với việc xây dựng một cộng đồng nhân
loại hữu dụng. Chủ nghĩa cộng sản thất bại hoàn toàn vì nó
dựa trên sức mạnh (bạo lực cách mạng) để thúc đẩy niềm tin
của nó. Cuối cùng, tính tự nhiên của con người không thể
chống cự nổi, chịu đựng nổi với những khổ đau mà nó sản sinh
ra.
Bạo lực, sức mạnh hoang dã, thú tính, phi nhân
dù có áp dụng mạnh mẽ thế nào đi nữa, cũng không bao giờ
khuất phục được căn bản khao khát tự do của con người. Hàng
trăm nghìn người diễn hành ở các phố thị Đông Âu đã chứng
minh cho điều này. Người ta chỉ biểu lộ sự cần thiết của
con người cho tự do và dân chủ. Nó rất linh động. Người ta
không đòi hỏi phải làm bất cứ điều gì với những tư tưởng
mới; những người này chỉ đơn giản nói lên từ con tim của họ,
chia xẻ những khao khát cho tự do, sự biểu tình tuần hành
biểu lộ rằng nó sản sinh từ trong cốt lõi của con người tự
nhiên, của tự nhiên tính. Tự do, trên thực tế, là cội nguồn
chính của sáng tạo cho cả cá nhân và xã hội. Thật không
đủ, khi hệ thống cộng sản cho rằng chỉ cung cấp cho người ta
thực phẩm, chỗ cư trú, và áo quần. Nếu chúng ta có tất cả
những thứ ấy nhưng thiếu vắng không khí quý báo của giải
thoát,của tự do để duy trì tính tự nhiên sâu sắc hơn của
chúng ta, chúng ta chỉ phân nữa là loài người; chúng ta
giống như loài vật nếu chỉ hài lòng với những nhu cầu cầu
sinh vật lý của chúng.
Chúng tôi nghĩ rằng những cuộc cách mạng hòa
bình ở Liên bang Sô viết củ và Đông Âu đã dạy cho chúng ta
nhiều bài học rộng lớn. Một là giá trị của sự thật. Người
ta không muốn bị áp bức khủng bố, gian dối hay lừa mị cho dù
bởi một cá nhân hay một hệ thống. Những hành động như vậy
mâu thuẫn, tương phản hay trái ngược với căn bản tâm linh
con người. Vì vậy, ngay cả mặc dù những ai đấy hành động
lừa mị hay sử dụng bạo lực để đạt những thành công đáng kể
ngắn hạn, cuối cùng họ sẽ bị lật đổ.
Mặt khác, mọi người hiểu rõ giá trị, đánh giá
cao sự thật, và tôn trọng sự thật vì nó thật sự ở trong máu
huyết chúng ta. Sự thật là người bảo đảm tốt nhất và nền
tảng thật sự của tự do và dân chủ. Chẳng hề gì, cho dù
chúng ta yếu hay chúng ta mạnh hay cho dù mục tiêu hay sự
nghiệp của chúng ta nhiều người hay ít người tán thành, hay
tham gia, sự thật vẫn sẽ chiến thắng. Sự kiện là những động
cơ thành công của tự do năm 1989 và sau đấy đã căn cứ trên
một thông điệp đúng đắn của những nhận thức căn nhất của con
người là một giá trị nhắc nhở rằng sự thật tự nó vẫn là một
thiếu vắng nghiêm trọng rất nhiều trong đời sống chính trị.
Một cách đặc biệt trong sự chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển
những quan hệ quốc tế chúng ta dành rất ít tôn trọng đến sự
thật. Một cách vẫn thường thấy, những quốc gia yếu bị lôi
kéo và đè nén bởi những quốc gia mạnh hơn, như những khu vực
của những xã hội khổ đau nhất nằm trong tay của những vùng
thịnh vượng và mạnh hơn. Mặc dù trong quá khứ, thông điệp
đơn giản của sự thật thường bị gạt bỏ như không thực tế,
những năm sau cùng vừa qua chứng tỏ rằng nó là một sức mạnh
rộng lớn từ trong tâm con người, và như một kết quả, trong
sự thể hiện cụ thể của lịch sử.
Bài học vĩ đại thứ hai từ Đông Âu đấy là một sự
chuyển biến hòa bình. Trong quá khứ, những người nô lệ
thường dùng đến bạo động trong sự đấu tranh cho tự do. Ngày
nay, bước theo dấu chân của Thánh Gandhi và Martin Luther
King, Jr., những cuộc cách mạng hòa bình đã cống hiến cho
những thế hệ tương lai một thí dụ tuyệt diệu của sự thay đổi
bất bạo động thành công. Khi những sự thay đổi lớn của xã
hội trong tương lai lại cần thiết, con cháu chúng ta sẽ có
thể nhìn lại thời gian hiện tại như một kiểu mẫu của đấu
tranh bằng hòa bình, một câu chuyện thành công thật sự không
thể đo lường chưa từng có, liên hệ cả tá quốc gia và hàng
trăm triệu người. Hơn bao giờ hết, những sự kiện vừa qua đã
chỉ cho thấy rằng khao khát cho cả hòa bình và tự do dựa
trên trình độ căn bản nhất của tính tự nhiên loài người và
bạo động là sự đối lập hoàn toàn của nó.
Trước khi xem xét đến loại nào của trật tự toàn
cầu sẽ phụng sự chúng ta tốt nhất trong thời kỳ hậu Chiến
Tranh Lạnh, chúng tôi nghĩ thật quan trọng để nói về vấn đề
bạo động, sự xóa bỏ ở mọi trình độ là căn bản cần thiết cho
hòa bình thế giới và là căn bản thiết yếu của bất cứ trật tự
quốc tế nào.
BẤT BẠO ĐỘNG VÀ TRẬT TỰ QUỐC TẾ
Mỗi ngày những báo cáo những việc xảy ra về
khủng bố, tội phạm và chiến tranh xâm lược. Chúng tôi chưa
từng ở một xứ sở nào mà những câu chuyện thảm kịch về chết
chóc và chém giết đổ máu không có trên báo chí hay truyền
thanh, truyền hình. Những báo cáo như vậy hầu như đã trở
thành thú say mê của những phóng viên báo chí và khán thính
giả của họ tương tự như thế. Nhưng tuyệt đại đa số loài
người không có thái độ tiêu cực hay không xây dựng hay phá
hoại, rất ít trong số năm tỉ người trên hành tinh này thật
sự có những hành động liên lũy vào bạo động. Hầu hết chúng
ta thích được sống hòa bình, thanh bình, yên bình như có thể
được.
Một cách căn bản, tất cả chúng ta yêu mến sự
tĩnh lặng thanh bình, ngay cả những ai đó trong chúng ta đã
có những hành vi bạo động. Thí dụ, khi mùa xuân đến, ngày
trở nên dài hơn, có nhiều ánh nắng hơn, cỏ cây dường như
sống lại và mọi thứ rất xinh tốt. Con người cảm thấy hạnh
phúc vui tươi. Mùa thu đến, một lá vàng rơi, rồi một lá
khác tiếp theo, tiếp theo, rồi thì tất cả những hoa lá đẹp
đẻ tốt tươi chết đi cho đến khi chung quanh chúng ta toàn
những cành trụi lá. Chúng ta không cảm thấy vui. Tại sao
thế? Bởi vì trong sâu thẩm, chúng ta khao khát dựng xây,
kết trái và không thích những thứ đổ vở hay bị tàn phá. Mọi
thứ hành vi tàn phá chống lại căn bản tự nhiên của chúng ta;
sự xây dựng, được kiến tạo là con đường của con người.
Chúng tôi chắc rằng mọi người đồng tâm nhất trí
rằng chúng ta phải vượt thắng bạo động, nhưng nếu chúng ta
xóa bỏ nó hoàn toàn, chúng ta nên trước hết phân tích chúng
có hay không có bất cứ giá trị nào.
Nếu chúng ta công bố câu hỏi này từ một viễn
cảnh thực tiễn và nghiêm chỉnh, chúng ta thấy rằng trên một
số trường hợp nào đấy bạo động quả thực hữu dụng. Một người
có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng bằng bạo lực. Tuy
nhiên cùng lúc ấy, những thành tựu như thế phải thường vì mở
rộng lợi ích và quyền lợi cho những người khác. Như một kết
quả, ngay cả mặc dù một vấn đề đã được giải quyết, hạt giống
của thứ khác đã được gieo xuống.
Mặc khác, nếu một nguyên nhân được hổ trợ bởi lý
do đúng đắn, hợp lý có cơ sở, thì không điểm nào để sử dụng
bạo lực. Đấy là những ai không có động cơ nào hơn là khát
vọng vị kỷ và những ai không thể đạt đến mục đích thông qua
lý do hợp lý, những ai dựa vào sức mạnh. Ngay cả khi gia
đình và thân hữu không đồng ý, những ai với những lý do vững
chắc có thể nêu gương cho những người khác và tranh luận
trường hợp của họ từng điểm một, trái lại những ai với chút
ít hổ trợ của lý lẻ mau chóng rơi vào giận dữ. Vì vậy giận
dữ không là một biểu hiện của sức mạnh mà là một sự yếu
đuối.
Một cách căn bản, thật quan trọng để thử nghiệm
động cơ của chính mình và người đối diện. Có nhiều loại bạo
động và bất bạo động, chúng ta có thể phân biệt chúng từ
những nhân tố ngoại tại. Nếu một động cơ là tiêu cực, hành
động nó sản sinh là, trong cảm nhận sâu thẩm nhất, bạo động,
ngay cả mặc dù nó có thế xuất hiện dường như êm ái và dịu
dàng. Ngược lại nếu một động cơ là chân thành và tích cực
nhưng hoàn cảnh đòi hỏi thái độ khắc nghiệt, một cách căn
bản họ đang thực hành bất bạo động. Không cần biết vấn đề
là gì, chúng tôi nghĩ rằng từ bi yêu thương quan tâm đến lợi
ích những người khác - không phải cho chính bản thân ai đấy
– là sự phán xét duy nhất cho sử dụng bạo lực.
Sự thực hành chân thành bất bạo động vẫn là
những gì thử nghiệm trên hành tinh của chúng ta, nhưng sự
theo đuổi của nó, đặt cơ sở trên tình thương và sự hiểu
biết, là thánh thiện. Nếu sự thử nghiệm này thành công, nó
có thể mở ra con đường hòa bình xa hơn của thế giới trong
thế kỷ này.
Chúng tôi từng nghe trường hợp những người
phương Tây đề cập rằng hình thức lâu dài đấu tranh dùng bất
bạo động thụ động đề kháng của Thánh Gandhi không thích hợp
với mọi người và những chiều hướng hành động như thế tự
nhiên hơn với người Phương Đông. Bởi vì người Phương Tây là
hoạt động, họ hướng tìm một kết quả lập tức trong tất cả mọi
trưởng hợp, ngay cả cái giá của mạng sống. Điều tiếp cận
này, chúng tôi tin tưởng là, không phải luôn luôn thuận
lợi. Nhưng chắc chắn là sự thực hành bất bạo động thích hợp
cho tất cả mọi người. Nó đơn giản kêu gọi cho sự quyết
tâm. Ngay cả tiến trình tự do của Đông Âu đạt đến mục tiêu
một cách nhanh chóng, chống đối bằng bất bạo động bởi chính
tính tự nhiên của nó thường đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Trong sự quan tâm này, chúng tôi cầu nguyện rằng
cho dù sự đàn áp tàn bạo và những khó khăn của đấu tranh mà
họ đối diện, những ai liên hệ đến tiến trình dân chủ ở China
sẽ luôn luôn duy trì một cách hòa bình. Chúng tôi tin tưởng
rằng họ sẽ thành công. Mặc dù hầu hết những học sinh, sinh
viên trẻ China liên hệ đã được sinh ra và nuôi dưỡng lớn lên
trong một hình thức khe khắc của chủ nghĩa Cộng sản, nhưng
trong mùa xuân 1989 họ đã tự phát thực hành tiến trình đấu
tranh thụ động của Thánh Gandhi. Điều này thật xuất sắc,
phi thường và đặc biệt và chỉ rõ ràng rằng căn bản của tất
cả loài người là muốn theo đuổi con dường hòa bình, bất chấp
là họ đã bị tuyên truyền nhồi nhét bao nhiêu lâu.
THỰC CHẤT CỦA CHIẾN TRANH
Dĩ nhiên, chiến tranh và lực lượng quân đội lớn
được thành lập là nguồn gốc lớn nhất của bạo động trên thế
giới. Cho dù mục đích của họ là phòng vệ hay tấn công,
những tổ chức quân sự rộng lớn này tồn tại chỉ để giết hại
loài người. Chúng ta nên suy nghĩ thật cẩn thận về thực
chất của chiến tranh. Hầu hết chúng ta đã từng có điều kiện
để lưu tâm chiến sĩ hành quân là sôi nổi và vinh quang – một
cơ hội để những người trai chứng tỏ năng lực và can đảm của
họ. Vì quân đội là hợp pháp, chúng ta cảm thấy rằng
chiến tranh là có thể chấp nhận; thông thường, không ai cảm
thấy rằng chiến tranh là tội phạm hay chấp nhận nó là một
thái độ tội lỗi. Thực tế, chúng ta đã bị nhồi sọ. Chiến
tranh không vinh quang cũng không hấp dẫn. Nó là hoàn toàn
vô lý. Ngay bản chất tự nhiên của nó là một trong những thứ
của thảm cảnh và khổ đau.
Chiến tranh giống như lửa trong cộng đồng nhân
loại, nhiên liệu của một sinh vật đang sống. Chúng tôi tìm
thấy sự tương tự hữu ích và thích đáng này. Chiến tranh
hiện đại được tiến hành chủ yếu với nhiều hình thức khác
nhau của lửa, nhưng chúng ta có điều kiện để thấy nó khi
rùng mình hay ly kỳ, hồi hộp rằng chúng ta nói về điều này
hay vũ khí kỳ vĩ như một mãnh đặc biệt của kỷ thuật mà không
nhớ rằng, nó có thật sự hữu dụng hay không, nó sẽ thiêu đốt
nhân loại. Chiến tranh cũng mạnh mẻ giống như lửa trong
cách nó lan tỏa. Nhưng bởi vì chúng ta đã bị tẩy não để để
nghĩ cách này, chúng ta không quan tâm đến sự khổ đau của cá
nhân những chiến sĩ. Không một chiến binh nào muốn bị
thương hay chết; không một ai trong những người yêu của họ
muốn bất cứ sự tổn hại nào đến với anh ta. Nếu một chiến sĩ
bị giết, hay bị thương tật suốt đời, ít nhất năm hay mười
người khác thân nhân hay bằng hữu của họ cũng khổ đau như
thế. Chúng ta tất cả nên kinh sợ với quy mô của thảm cảnh
này, nhưng chúng ta quá mơ hồ, rối rắm, lầm lạc để nghĩ về
điều này.
Thẳng thắn mà nói, khi là một cậu bé, chúng tôi
cũng bị hấp dẫn với quân đội. Quân phục của họ trông thật
rạng rở, xinh xắn, và oai vệ. Nhưng đó chắc chắn là sự
quyến rũ, cám dỗ bắt đầu. Trẻ con bắt đầu những trò chơi sẽ
hướng chúng đến phiền toái một ngày nào đấy. Có hàng khối
những trò chơi và trang phục khác hơn là những thứ căn cứ
trên sự giết hại nhân loại. Một lần nữa, nếu chúng ta là
những bậc trưởng thượng, những người trưỡng thành không quá
bị lôi cuốn bởi chiến tranh, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng
cho phép con em chúng ta trở nên quen thuộc với những trò
chơi chiến tranh là cực kỳ tai hại về sau. Một vài cựu
chiến binh nói với chúng tôi rằng khi họ bắn người đầu tiên
họ cảm thấy không thoải mái nhưng khi họ tiếp tục bắn giết
nó bắt đầu cảm thấy rất bình thường. Cũng thế, cùng lúc
chúng ta có thể trở nên quen thuộc với bất cứ thứ gì.
Không phải chỉ trong thời gian chiến tranh những
tổ chức quân sự mới phá hoại bởi sự ngay sự cấu trúc của họ,
họ là những cá nhân vi phạm nhân quyền lớn nhất, và tự
những chiến binh những người khổ đau một cách có hệ thống
từ sự lạm dụng của họ. Sau khi những cấp chỉ huy đã đưa ra
những giải thích tuyệt đẹp về sự quan trọng của quân đội, kỷ
luật của nó và sự cần thiết phải khuất phục kẻ thù, những
quyền của đại đa số quân nhân bị cướp mất hầu như toàn bộ.
Rồi thì họ bị thúc ép để từ bỏ ý chí cá nhân của họ, và ,
cuối cùng hy sinh mạng sống của họ. Hơn thế nữa, một khi
quân đội trở thành một năng lực hùng mạnh, thì mọi thứ rủi
ro mà nó có thể cướp mất hạnh phúc của chính nước đó.
Có những hạng người với những ý định phá hoại
trong mọi xã hội, và cám dỗ chiếm được sự lãnh đạo một tổ
chức có thể đáp ứng những khát vọng của họ có thể trở nên
không chống lại được. Nhưng chẳng kể sự hiểm độc hay tàn ác
thề nào của nhiều kẻ độc tài giết người những kẻ đang đè
nặng xứ sở của họ và tạo nên những vấn nạn quốc tế, rõ ràng
là họ không thể làm hại kẻ khác hay tàn phá đời sống của vô
số người khác nếu họ không những tổ chức quân sự chấp nhận
và xã hội lượng thứ. Cho đến khi nào có những lực lượng
quân đội hùng mạnh thì sẽ luôn luôn có sự nguy hiểm của
những chế độ độc tài. Nếu chúng ta thật sự tin tưởng độc
tài là một hình thức chính quyền đáng khinh, xấu xa, và phá
hoại, thế thì chúng ta phải nhận thức rằng sự tồn tại của
những lực lượng quân đội hùng mạnh là một trong những nguyên
nhân chính của nó.
Chủ nghĩa quân sự cũng rất mắc mõ, tốn kém.
Theo đuổi hòa bình bằng những vị trí với những lực lượng
quân sự mạnh mẻ một sự phung phí vô cùng tận đè nặng trên xã
hội. Những chính quyền dành những chi phí lớn lao để tăng
cường kho vũ khí phức tạp khó hiểu, khi mà, thật tế, chẳng
ai thật sự muốn dùng chúng. Không chỉ tiền của nhưng cũng
là những nguồn năng lượng giá trị và sự thông minh của con
người bị hoang phí, trong khi tất cả những sự tăng cường ấy
là vì sợ.
Chúng tội muốn làm rõ, tuy thế, mặc dù chúng đối
kháng sâu sắc với chiến tranh, chúng tôi không đang bào chửa
làm cho nguôi dịu đi. Cần thường xuyên giành lấy một thế
đứng mạnh mẻ công kích chống lại bất công. Thí dụ, thật đơn
giản rõ ràng đối với tất cả chúng ta Thế chiến Thứ hai minh
chứng là hoàn toàn đúng. Nó “cứu nền văn minh” khỏi sự bạo
ngược của chủ nghĩa Phát xít Quốc xã, như Winton Churchill
rất khéo léo đặt nó. Trong quan điểm của chúng tôi, Chiến
tranh Đại Hàn cũng chính nghĩa như thế, vì nó đã ban cho Nam
Hàn cơ hội dần dần phát triển dân chủ. Nhưng chúng ta chỉ
có thế đánh giá một xung đột được chứng minh, bào chửa trên
bình diện hoặc đạo đức hay là không với nhận thức muộn
màng. Ví dụ, chúng ta bây giờ có thể thấy trong thời Chiến
Tranh Lạnh, yếu tố căn bản ngăn chặn vũ khí hạt nhân có một
giá trị chắc chắn. Mặc dù thế, thật rất khó khăn để đánh
giá tất cả những sự kiện như thế với bất cứ trình độ nào một
cách đúng đắn. Chiến tranh là bạo động và bạo động thì
không thể tiên liệu được. Vì thế, thật tốt hơn là tránh nó
nếu có thể, và đừng bao giờ quá tự tin rằng chúng tôi biết
trước hoặc kết quả rồi ra của một cuộc chiến nào đấy là có
lợi hay không.
Thí dụ, trong trường hợp của Chiến Tranh Lạnh,
mặc dù sự ngăn chặn có thể hổ trợ tăng tiến sự ổn định,nhưng
nó không tạo nên một nền hòa bình chân thành. Bốn mươi năm
trở lại đây, ở Âu Châu chỉ thấy vắng bóng của chiến tranh,
điều không là một nền hòa bình thật sự nhưng là một bản sao
chép tìm thấy trên sợ hải. Tốt nhất, xây dựng quân đội để
duy trì hòa bình phục vụ chỉ như một giới hạn tạm thời. Cho
đến khi mà những đối tác vẫn không tin tưởng lẫn nhau, bất
cứ con số nào của những nhân tố cũng có thể làm rối loạn sự
cân bằng sức mạnh. Cuối cùng hòa bình chỉ có thể bảo đảm
trên căn bản của lòng tin chân thành.
GIẢI TRỪ QUÂN BỊ VÌ HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Qua chiều dài lịch sử, con người đã từng theo
đuổi hòa bình bằng cách này hay cách khác. Có lạc quan lắm
không khi tưởng tượng rằng có thể cuối cùng hòa bình thế
giới sẽ trong tấm tay của chúng ta? Chúng tôi không tin rằng
đã có một sự tăng gia đối với lòng thù hận của loài người,
chỉ là trong khả năng để biểu lộ nó trong hàng loạt vũ khí
tàn phá. Mặt khác, chịu chứng kiến những bằng chứng thảm
thương của sự tàn sát hàng loạt do những vũ khí như thế
trong thời đại của chúng ta đã cho chúng ta cơ hội để kiểm
soát chiến tranh. Để làm thế, rõ ràng chúng ta phải giải
trừ quân bị.
Giải trừ quân bị chỉ có thể xảy ra trong khung
cảnh của những mối quan hệ chính trị và kinh tế mới. Trước
khi chúng ta lưu ý đến những chỉ tiết của vấn đề này, thật
đáng giá để tưởng tượng đến loại tiến trình hòa bình mà
chúng ta có thể lợi lạc nhất. Điều này thật công bằng với
tự chính những bằng chứng của nó. Trước nhất, chúng ta nên
hành động loại bỏ vũ khí nguyên tử, tiếp đến, những vũ khí
sinh học và hóa học, rồi đến vũ khí tấn công, và cuối cùng,
vũ khí tự vệ. Cùng lúc, để bảo vệ hòa bình, chúng ta nên
bắt đầu phát triển trong một hay nhiều vùng của địa cầu một
lực lượng cảnh binh quốc tế được xây dựng nên bằng số lượng
bình đẳng của những thành viên từ những quốc gia dưới một sự
chỉ huy tập thể. Cuối cùng lực lượng này sẽ bao trùm toàn
thế giới.
Bởi vì tiến trình song song của giải trừ quân bị
và phát triển một lực lượng hổn hợp sẽ là cả nhiều phía và
dân chủ, quyền lợi của đa số để phê phán ngay cả can thiệp
vào sự kiện một quốc gia vi phạm những nguyên tắc cơ bản
phải được bảo đảm. Hơn thế nữa, với tất cả những lực lượng
quân đội rộng lớn bị giải tán và tất cả những xung đột như
vấn đề tranh cải biên giới đến việc kiểm soát lực lượng hổn
hợp quốc tế, những quốc gia lớn và nhỏ phải bình đằng thật
sự.
Những cải cách như thế sẽ có kết quả trong một
môi trường quốc tế ổn định.
Dĩ nhiên, số lượng tài chính khổng lồ dành có từ việc ngừng
sản xuất vũ khí sẽ cung cấp một lượng tiền của vô cùng to
lớn cho việc phát triển địa cầu. Ngày nay những quốc gia
trên thế giới dành hàng nghìn tỷ đô la hàng năm để duy trì
lực lượng quân sự. Chúng ta có thể nào tưởng tượng bao
nhiêu giường cho bệnh viện, trường học và nhà cửa mà số tiền
ấy có thể dùng để xây dựng nên? Thêm nữa, như chúng tôi đã
lưu ý ở trên, một tỉ lệ vô cùng to lớn của những tài nguyên
hiếm hoi hoang phí trên việc phát triển quân sự không chỉ
ngăn ngừa xóa bỏ nghèo đói, mù chữ, và bệnh tật, nhưng cũng
đòi hỏi việc hy sinh sự thông minh quý giá của con người.
Những nhà khoa học của chúng ta cực kỳ sáng suốt. Tại sao
sự thông tuệ của họ lại có thể để bị phung phí trên những
nổ lực khủng khiếp như vậy khi nó có thể dùng cho những phát
triển tích cực của địa cầu?
Những sa mạc rộng lớn của thế giới như Sahara và
Gobi có thể được phát triển để gia tăng sản xuất thực phẩm
và giải tỏa mật độ dân số. Nhiều quốc gia giờ đây hàng năm
đối diện với nạn khô hạn khốc liệt. Những phương pháp mới
và ít tốn kém của việc lọc nước mặn có thể phát triển làm
cho nước biển thích hợp cho sự tiêu dùng của con người và
những việc khác. Có nhiều vấn đề thúc bách trên phạm vi của
năng lượng và sức khỏe mà những nhà khoa học có thể toàn tâm
toàn ý hữu ích hơn. Vì kinh tế thế giới sẽ phát triển nhanh
hơn như một kết quả của những ảnh hưởng của họ, họ có thể
ngay cả chú tâm nhiều hơn! Hành tinh của chúng ta may mắn
với những kho tàng tài nguyên thiên nhiên rộng lớn. Nếu
chúng ta dùng chúng đúng đắn, bắt đầu với việc loại bỏ chủ
nghĩa quân phiệt và chiến tranh, thật sự mỗi người sẽ có thể
sống trong một sự thịnh vượng và chăm sóc tốt đẹp trọn đời.
Cố nhiên hòa bình trên địa cầu không thể xảy ra
ngay lập tức. Vì những điều kiện chung quanh thế giới rất
phức tạp, sự trải rộng của nó cũng phải được lớn lên. Nhưng
không có lý do tại sao nó không thể bắt đầu trên một khu vực
và rổi thì lan rộng dần dần từ lục địa này đến lục địa khác.
Tôi muốn đề xuất rằng những cộng đồng khu vực
như Liên Hiệp Âu Châu được hình thành như một phần cụ thể
của một thế giới hòa binh hơn mà chúng ta đang cố gắng để
tạo nên. Hãy nhìn môi trường của chiến tranh lạnh một cách
khách quan, những cộng đồng như thế thật là thẳng thắn, rõ
ràng, mộc mạc là những thành phần cấu thành tự nhiên nhất
của một trật tự thế giới mới. Như chúng ta có thể thấy, sự
thu hút hấp dẫn của sự lớn mạnh tương quan lẫn nhau đòi hỏi
những cấu trúc hợp tác mới mẻ hơn. Liên Hiệp Âu Châu đang
mở con đường trong sự đối thoại và cố gắng này, sự cân bằng
tế nhị giữa kinh tế, quân sự, và chính trị chung trên một
mặt và mặt khác là chủ quyền độc lập của những quốc gia
thành viên. Chúng tôi hào hứng tột bực với việc làm này.
Chúng tôi cũng tin rằng Cộng đồng các Quốc gia Độc lập Mới
đang nắm bắt, thấu hiểu những vấn đề tương tự như thế và
những hạt giống của một cộng đồng như thế đã hiện diện rồi
trong những tâm hồn của nhiều nước cộng hòa hình thành nên
nó. Trong bài này, chúng tôi muốn tóm tắt nói về tương lai
của cả đất nước chúng tôi, Tây Tạng, và China.
Giống như Liên Bang Sô Viết cũ, China Cộng sản
là một quốc gia đa chủng, đa văn hóa, nhiều khu vực tự trị,
cấu thành dưới sự thúc đẩy của tư tưởng bành trướng và cho
đến bây giờ được cai trị bởi sức mạnh trong hình thức thuộc
địa. Một tương lai hòa bình, thịnh vượng trên tất cả sự ổn
cố chính trị tùy thuộc trong sự thành công hoàn toàn không
chỉ trên sự ao ước của chính nhân dân cho một hệ thống cởi
mở và dân chủ hơn, mà cũng tùy thuộc vào những người của tám
mươi triệu được gọi là “những nhóm thiểu số quốc gia”
những người muốn đạt được tự do. Vì hạnh phúc thật sự trở
lại trái tim của Châu Á – ngôi nhà của một phần năm nhân
loại – một cộng đồng hiệp tác hổ tương, dân chủ, đa nguyên
của những quốc gia độc lập có chủ quyền phải được thay thế
cái được gọi hiện nay là Cộng Hòa Nhân Dân China. Dĩ nhiên,
một cộng đồng như thế không cần hạn chế trong những vùng
hiện nay dưới sự thống trị của Cộng sản China, như những
người Tây Tạng, Uy Ngô Nhĩ, và Nội Mông. Những người Hồng
Công, những người đang tìm kiếm độc lập ở Đài Loan, và tất
cả những quốc gia Đông Á và Đông Nam Á cũng có thể thích
thú, hào hứng, trong việc xây dựng một Cộng Đồng Á Châu.
Tuy thế, đặc biệt khẩn thiết đối với những ai dưới sự thống
trị của Cộng sản China lưu tâm làm như thế. Chắc chắn mục
tiêu là để có thể cứu China khỏi một sự tan rả trong bạo
động, lãnh chúa địa phương và trở lại sự hổn lộn và rối loạn
đã làm đau đớn khổ sở quốc gia vĩ đại này trong thế kỷ hai
mươi vừa qua. Hiện tại đời sống chính trị tại China quá
phân cực và có mọi lý do để lo sợ cho một thảm kịch sẽ xảy
ra. Mỗi chúng ta-mỗi thành viên của cộng đồng thế giới- có
một trách nhiệm đạo đức để hổ trợ ngăn chặn một sự khổ đau
rộng lớn mà sự xung đột có thể xảy ra cho một quốc gia đông
nhất dân trên thế giới.
Chúng tôi tin tưởng rằng, tiến trình đối thoại,
tiết chế và thỏa hiệp liên hệ trong việc xây dựng một cộng
đồng của những quốc gia Á Châu sẽ tự nó cho một hy vọng thật
sự của sự tiến triển đến một trật tự mới của China. Từ lúc
mới bắt đầu, những quốc gia thành viên của một cộng đồng như
thế có thể đồng ý nhất trí để quyết định chính sách phòng vệ
và quan hệ quốc tế cùng với nhau. Sẽ có nhiều cơ hội cho sự
hiệp tác. Điểm quan yếu là chúng ta tìm một phương thức hòa
bình và bất bạo động cho nổ lực tự do, dân chủ và tiết chế
để tiến đến thành công hoàn toàn từ không khí đàn áp và bất
công hiện tại.
NHỮNG VÙNG CỦA HÒA BÌNH
Chúng tôi nhìn Tây Tạng trong một Cộng đồng Á
Châu như thế khi chúng tôi đã đề cập trước gọi là “Một Khu
Vực của Hòa Bình” : một nơi tôn nghiêm, một khu bảo tồn
thiên nhiên trung lập và phi quân sự, nơi mà những vũ khí bị
cấm chỉ, và con người sống hòa hiệp với thiên nhiên. Điều
này không chỉ đơn thuần là một giấc mơ – nó hoàn toàn đúng
với cung cách con người Tây Tạng nổ lực để sống qua hàng
nghìn năm trước khi đất nước chúng tôi bị xâm lăng. Như mọi
người đã biết, ở Tây Tạng tất cả những hình thái của đời
sống hoang dã thật sự được bảo vệ theo những lời giáo huấn
chính yếu của đạo Phật. Cũng thế, ít nhất ba trăm năm sau
cùng, chúng tôi không có những vũ khí đúng thật của vũ khí.
Tây Tạng đã từ bỏ sự tiến hành chiến tranh như một công cụ
của chính sách quốc gia trong thế kỷ thứ sáu và thứ bảy,
trong thời trị vì của ba quốc vương vĩ đại thuần thành tín
ngưỡng.
Trở lại mối quan hệ giữa những cộng đồng phát
triển khu vực và công tác giải trừ quân bị, chúng tôi muốn
gợi ý rằng “trái tim” của mỗi cộng đồng có thể là một hay
nhiều quốc gia mà đã quyết định trở thành những khu vực của
hòa bình, những vùng mà lực lượng quân sự bị cấm chỉ. Điều
này, một lần nữa, không chỉ là một giấc mơ. Bốn thập niên
trước đây, trong tháng mười hai 1948, Costa Rica đã giải tán
quân đội. Gần đây, 37 phần trăm dân số Thụy Sĩ đã bỏ phiếu
giải tán quân đội của họ. Chính quyền mới ở Tiệp Khắc đã
quyết định ngưng sự chế tạo và xuất cảng tất cả các loại vũ
khí. Nếu dân chúng cũng chọn lựa như thế, một quốc gia có
thể từng bước căn bản thay đổi ngay bản chất tự nhiên của
nó.
Những vùng của hòa bình trong những cộng đồng
khu vực sẽ phục vụ như những ốc đảo kiên cố, vững vàng, ổn
định. Trong khi chi trả cho sự chia xẻ phí tổn cho bất cứ
lực lượng quân sự chung xây dựng nên bởi cộng đồng như một
tổng thể, những khu vực hòa bình sẽ là những người tiên
phong, những kẽ hướng đạo của toàn bộ thế giới hòa bình và
sẽ được tránh khỏi những liên lụy đến bất cứ một cuộc xung
đột nào. Nếu những cộng đồng khu vực được phát triển ở Á
Châu, Nam Mỹ Châu, Phi Châu và sự giải trừ quân bị tiến
triển thế là một lực lượng quân sự quốc tế từ tất cả mọi khu
vực được hình thành, những khu vực hòa bình sẽ có thể mở
rộng, lan tỏa thanh bình khu chúng lớn mạnh.
Chúng ta không cẩn phải nghĩ rằng chúng ta đang
dự tính chương trình của một tương lai xa vời khi chúng ta
quan tâm điều này hay bất cứ dự kiến nào khác cho một thế
giới mới, hiệp tác hơn về chính trị, kinh tế và quân sự.
Thí dụ, Hội nghị mới bốn mươi tám viên về Tăng Cường An
Ninh và Hiệp Tác Âu Châu đã dựa trên căn bản của một sự liên
minh không chỉ những quốc gia Đông và Tây Âu mà cũng giữa
những nước thuộc Cộng Đồng các Quốc Gia Độc Lập và Hoa Kỳ.
Những sự kiện nổi bật này gần như loại bỏ hiểm họa của một
cuộc chiến chủ yếu giữa những siêu cường.
Chúng tôi đã không bao gồm Liên Hiệp Quốc trong
thảo luận này của kỷ nguyên hiện đại bởi vì cả vai trò
chính yếu xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn và khả năng
to lớn của nó để hành động như thế đã được biết đến quá rõ
ràng. Bằng sự xác định, Liên Hiệp Quốc phải ở vị trí ngay
trung tâm của bất cứ những thay đổi chính yếu nào xảy ra.
Tuy thế, có thể nó cần cải thiện cấu trúc của nó trong tương
lai. Chúng tôi luôn luôn có những hy vọng to lớn nhất cho
Liên Hiệp Quốc, và không có ý bình phẩm, chúng tôi muốn chỉ
ra rằng không khí chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai
được nhận thức dưới hiến chương của nó đã thay đổi. Với sự
thay đổi ấy đã mang đến một cơ hội dân chủ xa hơn cho Liên
Hiệp Quốc, đặc biệt là sự hơi độc quyền của năm thành viên
thường trực Hội Đồng Bảo An, nó nên có thêm đại diện.
KẾT LUẬN
Chúng tôi muốn kết luận bằng tuyên bố rằng, tổng
quát, chúng tôi cảm thấy lạc quan về tương lai. Một số xu
hướng gần đây báo hiệu khả năng vĩ đại của chúng ta cho một
thế giới tốt đẹp hơn. Như vào cuối những năm năm mươi, sáu
mươi người ta tin rằng chiến tranh là một điểu kiện không
thể tránh khỏi của loài người. Đặc biệt, Chiến Tranh Lạnh
tăng cường ý kiến cho rằng những hệ thống chính trị đối
kháng chi có thể mâu thuẫn, đụng chạm, xung đột nhau mà
không cạnh tranh hay ngay cả cộng tác. Giờ đây chỉ một số
ít duy trì quan điểm này. Ngày nay, nhân loại toàn hành
tinh đang quan tâm chân thành đến hòa bình thế giới. Họ
càng ít thích thú trong đề xuất ý thức hệ hơn và càng hứa
cam kết cùng tồn tại chung sống hơn. Đây là những phát
triển rất tích cực.
Cũng thế, hàng nghìn năm qua người ta tin tưởng
rằng chỉ có một tổ chức có thẩm quyền áp dụng những phương
pháp kỷ luật cứng nhắc mới có thể quản lý xã hội loài
người. Tuy vậy, con người có một khao khát bẩm sinh cho tự
do và dân chủ, và hai năng lực này đã hiện diện trong xung
đột. Ngày nay, thật rõ ràng điều nào đã thắng. Sự phát
sinh những chuyển động của “năng lực nhân dân” bất bạo động
đã biểu hiện không thể phủ nhận rằng loài người có thể không
dung túng, không chịu đựng cũng không thực hiện trách nhiệm
hết sức dưới sự thống trị bạo ngược, chuyên chế, và bất
công. Điều thừa nhận này đại diện cho một tiến trình đáng
chú ý.
Một phát triển hy vọng khác là sự phát triển
tương hợp giữa khoa học và tôn giáo. Trong suốt thế kỷ mười
chin và nhiều hơn trong thời đại của chúng ta, con người
bối rối sâu sắc bởi sự đối kháng giữa những quan điểm thế
giới rõ ràng mâu thuẫn này. Ngày nay, vật lý, sinh vật và
tâm lý học đã đạt đến những trình độ tinh vi như thế mà
nhiều nhà nghiên cứu đang bắt đầu hỏi những câu hỏi sâu sắc
nhất về căn bản thiết yếu tự nhiên của vũ trụ và đời sống,
những câu hỏi giống như thế đã là sự quan tâm chính đến
những tôn giáo. Vì vậy có một khả năng thực sự cho một quan
điểm thống nhất hơn. Cụ thể, nó dường như rằng một nhận thức
mới của tâm và vật đang hiện rõ nét. Phương Đông đã quan
tâm hơn với sự hiểu biết về tâm, Phương Tây với sự hiểu biết
hơn về vật. Bây giờ Đông Tây đã gặp nhau, những quan điểm
tâm linh và vật chất này của đời sống trở nên hòa hiệp hơn.
Sự thay đổi nhanh chóng trong thái độ của chúng
ta đối với trái đất cũng là cội nguồn của hy vọng. Chỉ mới
gần đây thôi, khoảng mười hay mười lăm năm trước, chúng ta
tiêu thụ hoang phí tài nguyên vô tư lự, như là chúng không
có sự giới hạn, chúng là vô tận. Bây giờ, không chỉ những
cá nhân mà ngay cả những chính quyền cũng vậy, đang tìm kiếm
một trật tự sinh thái mới. Chúng tôi thường đùa rằng, mặt
trăng và những ngôi sao trông rất xinh đẹp, thơ mộng, nhưng
bất cứ ai trong chúng ta cố gắng để sống trên ấy, chúng ta
sẽ thật khốn cùng. Hành tinh xanh này của chúng ta là một
môi trường sống thú vị mà chúng ta biết. Đời sống của nó là
đời sống của chúng ta; tương lai của nó là tương lai của
chúng ta. Và mặc dù chúng tôi không tin rằng Trái Đất tự nó
là một sinh vật, nó quả thực hành động như bà mẹ của chúng
ta, và, giống như trẻ con, chúng ta tùy thuộc trên bà ta.
Bây giờ bà mẹ tự nhiên đang nói với chúng ta về hợp tác.
Trên bề mặt những vấn đề của địa cầu như hiệu ứng nhà xanh,
và sự hư hỏng tầng ozone, những tổ chức cá nhân và những
quốc gia đơn độc thì không giúp được gì. Ngoại trừ tất cả
chúng ta hợp lại, không có giải pháp nào có thể được tìm
ra. Bà mẹ của chúng ta đang dạy chúng ta một bài học về
trách nhiệm toàn cầu.
Chúng tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng do bởi
những bài học mà chúng ta bắt đầu để học, thế kỷ hai mươi
mốt sẽ được thân thiện hơn, hòa hiệp hơn, và ít tổn hại
hơn. Từ bi yêu thương, hạt giống của hòa bình, sẽ có thể có
thể trổ hoa. Chúng tôi rất hy vọng. Cùng lúc, chúng tôi
tin tưởng rằng mỗi cá nhân có một trách nhiệm để hổ trợ
hướng dẫn gia đình địa cầu của chúng ta trong một chiều
hướng đúng đắn. Chỉ những ao ước tốt đẹp thôi thì không đủ;
chúng ta phải đảm đương một trách nhiệm. Những hành động
rộng lớn của con người nẩy sinh từ những khởi xướng cá
nhân. Nếu chúng ta cảm thấy rằng chúng không thể có một ảnh
hưởng nhiều, người kế tiếp cũng có thể trở nên thiếu can đảm
và một cơ hội lớn sẽ bị mất đi. Mặt khác, mỗi chúng ta có
thể làm gợi cảm hứng cho người khác chỉ đơn giản bằng hành
động phát triển động cơ vị tha của chúng ta.
Chúng tôi chắc rằng nhiều người ân cần, lương
thiện và chân thành trên toàn thế giới đã nắm bắt những
quan điểm mà chúng tôi lưu tâm ở đây. Bất hạnh thay, không
ai lắng nghe họ. Mặc dù âm thinh của chúng tôi, giọng nói
của chúng tôi cũng có thể không ai chú ý như thế. Chúng tôi
nghĩ rằng chúng tôi nên cố gắng nói nhân danh họ. Dĩ nhiên,
một số người có thể cảm thấy rằng Dalai Lama quá tự tin để
viết trong cách như thế này. Nhưng, vì chúng tôi nhận giải
thưởng Nobel Hòa Bình, chúng tôi nghĩ rằng mình có một trách
nhiệm làm như thế. Nếu chúng tôi chỉ dùng tiền của giải
Nobel và dùng nó như thế nào tùy thích, dường như rằng có
thể nó là lý do duy nhất mà chúng tôi đã dùng những từ ngữ
đẹp đẻ trong quá khứ là để nhận giải này! Tuy nhiên, bây
giờ chúng tôi đã nhận nó, chúng tôi phải đền đáp danh dự ấy
bằng sự tiếp tục bênh vực những chủ trương quan điểm mà
chúng tôi luôn luôn bày tỏ.
Chúng tôi, vì là người, tin tưởng chân thành
rằng những cá nhân có thể làm nên một sự khác biệt trong xã
hội. Vào những thởi điểm thay đổi lớn lao của hiện tại như
một sự kiện hiếm hoi trong lịch sử nhân loại, nó tùy thuộc
mỗi chúng ta làm hết sức mình để tạo nên một thế giới hạnh
phúc hơn.
The Global Community and The Need for Universal
Responsibility
His Holiness the Dalai Lama
The publishers would like to thank the many kind
people who sent donations towards the printing of this
booklet.
First printed in India 1990
Revised version edited to reflect current
political realities published 1992
Reprinted August 1992
Tuệ Uyển chuyển ngữ
04-10-2008
10-20-2008 12:24:55