NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CHO VIỆC TU TẬP
HT. Ấn Thuận - Thích Hạnh Bình Việt dịch
---o0o---
Mục đích của việc học Phật pháp là tu trì.
Chữ 'trì' là thọ trì, có nghĩa là chọn lựa những
pháp lành mà hành trì; Còn chữ 'tu' là sự thu thập và
tu tập, có nghĩa là y cứ vào Phật pháp mà tu tập.
Từ này theo tiếng Hoa giải thích là tu thân, sửa đổi, sửa
chửa…, như vậy, chữ 'tu' có nghĩa là sự cải chính. Căn cứ
vào Phật pháp mà giải thích, thì chữ này mang ý
nghĩa huân tập và phát triển; Do vì có sự tu tập, cho nên nó
mới tạo thành sự huân tập và phát triển thiện căn
trong hiện tại và tương lai.
Có người giải thích, tu trì có nghĩa là từ bỏ
tất cả, ngay cả những việc làm chinh đáng của mình, quan
điểm này mang ý nghĩa không đồng với sự tu tập trong Đại
thừa Phật giáo. Những pháp môn tu tập trong Đại thừa như Bố
thí, trì giới, ái ngữ lợi hành, đồng sự, tập định, tu
tuệ,, niệm Phật, cúng dường, sám hối… nói tóm lại, bất cứ
làm việc gì mang tính tự lợi và lợi tha, làm tăng
trưởng phước đức trí tuệ đều gọi là tu hành, nó không mang
ý nghĩa từ bỏ những việc làm ích lợi của thế gian. Y cứ vào
những thiện pháp trong nhân gian mà tu tập Bồ tát
hạnh. Y cứ trong kinh luận, chữ tu trì trong Phật pháp được
giải thích như dưới đây:
- Tín nguyện. Tinh tấn
- Trí định. Phương tiện
- Bi thí. Giới. Nhẫn
Trong quá trình tu học Phật pháp 'lòng tin' là
giai đoạn đầu tiên và cơ bản nhật, nếu không có lòng tin thì
Phật pháp không từ đâu mà sanh khởi, như cây cối từ gốc rễ
mà được trưởng thành, nếu cây mà không có gốc thì nhành lá
không từ đâu mà có; Trí tuệ là cái cơ bản để chặt đứt phiền
não, cũng là cái đưa đến giác ngộ chân lý, giải thoát sanh
tử, nếu như không có trí tuệ thì sự giải thoát giác ngộ cũng
không từ đâu mà có.
Phật giáo Tiểu thừa đặc biệt chú trọng
lòng tin và trí tuệ, nhưng ngược lại Phật giáo
đại thừa thì chú trọng 'từ bi', bỡi vì mục
đích của Bồ tát hạnh lấy lợi tha cứu giúp chúng sanh làm sự
nghiệp, nếu như lòng từ bi chưa đầy đủ, thì tinh thần Bồ tát
hạnh không thể thành tựu, phải bị trở lui lại pháp môn Tiểu
thừa mà tu tập. Như trong kinh nói rằng, 'lòng tin là nơi
nương tựa của lòng mong muốn, sự mong muốn là động lực của
sự tinh cần'. Nếu như chúng ta có lòng tin kiên cố thì chúng
ta sẽ có sự ước muốn rất mạnh mẽ, tất nhiên nó sẽ là sự nổ
lực hành trì thiện pháp. Như vậy, lòng tin sự mong muốn
và sự nổ lực có mối quan hệ rất chặt chẽ, trong
đó điều căn bản là lòng tin.
Như có người nói rằng, pháp môn tu tập
này rất tốt, ngoài pháp môn này không thể liễu sanh
thoát tử, nhưng trên thật tế người ấy không y cứ vào pháp
môn tu tập, điều đó chứng minh rằng, người đó không có lòng
tin, vì người đó không có sự mong cầu, cho nên không có lòng
tinh tấn hành trì. Ví dụ như người có bịnh nặng, nghe nói có
loại thuốc nào đó có thể trị lành bịnh, nếu như người bịnh
có lòng tin tưởng với lời nói ấy, chắc chắn người ấy bằng
khả năng của minh, nổ lực tìm cầu loại thuốc ấy; nếu
như người ấy không nổ lực tìm cầu, điều đó có nghĩa là
không tin tưởng loại thuốc này có thể trị lành bịnh. Do
đó, nguyện và tinh tấn lấy lòng tin làm cơ sở, có thể nói
rằng, có lòng tin tức có sự mong cầu và tinh tấn, không có
lòng tin không có mong cầu và tinh tấn. Trí tuệ từ
định mà có, nếu không có thiền định thì không thể có trí
tuệ, như vậy thiền định làm cơ sở cho trí tuệ sinh
khởi. Sự hiện diện của trí tuệ mới có thể hình thành những
phương tiện thiện xảo. Từ bi là động lực để thực hành hạnh
lợi tha, ví như dẫu có hại mình nhưng vì lợi ích
người khác mà bố thí, kiềm chế mình mà vì đại chúng mà trì
giới, sự nhẫn nại trong việc khắc chế mình khi sanh tâm
nóng giận người khác, tất cả những hành vi đó đều
xuất phát từ lòng từ bi. Y cứ vào hạnh của nhân thừa mà học
tu Bồ tát thừa. Như vậy 3 pháp này bao gồm tất cả pháp
môn trong đó có cả lục độ và Tứ nhiếp pháp, nó là
điều kiện làm sống dậy tín tâm và sanh khởi trí tuệ, cũng là
pháp nuôi dưỡng từ bi tâm, chính là pháp môn căn bản của Đại
thừa Bồ tát đạo.
Tin là tin Tam bảo, tin pháp tứ đế, những pháp
nào mà làm tăng trưởng lòng tin chúng ta cần học tập những
pháp ấy. Trong Đại thừa Phật pháp nói rằng, người
bắt đầu học pháp Đại thừa, trước hết phải khởi lòng tin.
Những pháp môn như niệm Phật, lễ Phật, tán Phật, tuỳ hỷ,
cúng dường, sám hối …. Đều thuộc về pháp của những người sơ
học, nó là phương tiện làm tăng trưởng lòng tín tâm.
Mục đích của người học Phật là muốn được thành Phật
thành Tổ, như vậy thời thời khắc khắc cần phải lễ Phật niệm
Phật, niệm pháp và niệm tăng, nếu chúng ta có thành tâm tín
tâm như vậy mới có thể thành Phật. Người Phật tử
lúc nằm mộng hay trong lúc ngồi thiền thường thấy chư Phật
và Bồ tát, điều đó biểu thị người đó có lòng tin kiên cố,
sau khi đã có tín tâm rồi, chúng ta cần bước lên một bước
thứ hai là học tập Phật pháp và hiểu rõ Phật pháp.
Sự hiểu rõ Phật pháp đó, nó có công năng cho
chúng ta biết rằng, không phải là Phật pháp thì không thể có
tư lợi và lợi tha. Sự xuất hiện lòng từ bi là từ lòng tin,
nếu như lòng tin đó mà được trợ giúp của bi và trí thì lòng
tin đó càng kiên cố, từ đó nó phát sinh một sức mạnh tức
là phát nguyện, bất luận sự việc gian nan như thế nào
đi nữa nhất định học tập và hộ trì Phật pháp. Cùng nói về ý
này, Khổng tử có câu, ' Nếu như dân không có lòng tin thì (nhà
vua) khó có thể thành tựu'. Việc của thế sự mà còn dựa vào
chữ 'tín' để được thành tựu, huống gì chúng ta là
người học tập pháp xuất thế gian ? Nhưng vì để đạt
được mục đích tự mình giác ngộ và giác ngộ người khác thì
không thể thiếu vai trò của trí tuệ, tuy rằng ý
nghĩa của lời Phật dạy rất sâu xa khó hiểu, nhưng khi chúng
ta tụng đọc kinh điển có sự trợ giúp của trí tuệ,
thì chánh tri chánh kiến phát sanh, nhờ vậy mà hiểu được ý
nghĩa sâu xa của Phật pháp. Nói đến lòng từ bi, mỗi tôn giáo
lớn đều có dùng đến khái niệm này, như nhà Nho gọi là
lòng 'Nhân", đạo Ky Tô gọi là 'ái', khái niệm nhân
và ái không giống như khái niệm từ bi trong đạo Phật.
Pháp Bốn vô lượng tâm là từ bi hỷ và xả là nói đến cái tâm
vô lượng vô biên, không có giới hạn. Ví như người phát
Bồ đề tâm, tâm họ thường nghĩ nhớ thương mến đến mọi
loài chúng sanh đang sống trong khổ đau, lòng thương
không giới hạn đó gọi là lòng từ bi. Ý nghĩa này
cũng được nhà Nho miêu tả 'Kiến ký sanh bất kiến kỳ tử,
văn kỳ thinh bất nhẫn kiến kỳ nhục'. Khái niệm 'bất
nhẫn' là nói lên lòng trắc ẩn mà hình thành.
Trong Đại thừa cấm không được ăn thịt
của chúng sanh, đây chính là biểu hiện lòng từ bi
trong Phật giáo Đại thừa. Tóm lại, nếu chúng ta có lòng
tin kiên cố là điều kiện cơ bản để phát sanh trí
tuệ, cũng là yếu tố duy nhất để nuôi dưỡng lòng từ
bi, Phật pháp cũng nhờ vậy mà dần dần được hưng thịnh.
- Tín là trang nghiêm cõi tịnh độ
- Trí là thanh tịnh thân tâm
- Bi là tịnh hoá loài hữu tình.
Nếu như chúng ta thành tựu 3 pháp tín, trí và bi
là, có nghĩa chúng ta đã thành tựu yếu tố cơ bản của Bồ tát,
vì tín có năng lực để trang nghiêm cõi Tịnh độ, hay vãng
sanh vào cõi tha phương Tịnh độ, những sự thành tựu này đều
do công đức thâm tín chư Phật và phát nguyện mà thành; Trí
là điều kiện cơ bản để thân tâm được thanh tịnh, là công
năng để giác ngộ chân lý, đoạn trừ tất cả phiền não.
Thành đạt được chánh trí tuệ 3 nghiệp thân
khẩu ý liền được thanh tịnh; Từ bi
là pháp để cứu giúp loài hữu tình, thực thi Bồ tát hạnh. Bồ
tát cứu độ chúng sanh bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể
lấy vật chất để giúp đỡ sự nghèo đói, có thể dùng chính
trị, đưa ra những chính sach đúng đắng tiến bộ,
để kinh tế phồn vinh, xã hội an định…điểm này
chúng ta thấy trong kinh điển Đại thừa có rất nhiều
nơi ghi chép. Nhưng vai trò chính của Bồ tát cứu độ
các loài hữu tình chính là thúc đẩy khuyến khích loài hữu
tình phát tâm bồ đề, làm các việc lành, theo con đường
chánh mà hướng đến quả báo an lạc.
Do đó, nếu như chúng sanh có hạnh lành
của nhân thiên thì Bồ tát dùng pháp lành của nhân thiên mà
hoá độ họ; nếu như người nào ưa thích pháp của hàng nhị thừa
thì dùng pháp nhị thừa độ họ, nếu như người nào thích pháp
nhất thừa thì lấy giáo pháp nhất thừa giáo hoá cho họ, nếu
như có người ưa thích Phật thừa thì dùng Phật thừa pháp môn
giới thiệu cho họ, khiến cho họ học tập hạnh Bồ tát, hướng
đến Phật quả. Những việc vừa liệt kê đều xuất phát từ lòng
từ bi của Bồ tát. Như vậy 3 việc của Bồ tát đạo là khởi lòng
tin, sanh trí tuệ và trưởng dưỡng lòng từ bi. Từ
đó cho chúng ta thấy rằng từ vị trí con người phát tâm thực
hành Bồ tát hạnh, lấy lòng tin, trí tuệ và lòng từ bi làm
phương tiện tu tập, 3 phương diện này cùng nhau phát triển,
không bỏ một pháp nào trong 3 pháp này, cũng không nên xem
thiên về một pháp nào. Đây là pháp chân chánh của Bồ tát đạo.
09-14-2008 07:23:55