TÂM LÀ GÌ?
His Holiness the Dalai Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
---o0o---
Lập trường chính yếu của đạo Phật chính là sự
tương duyên khởi thỉ hay tính duyên khởi. Lời tuyên bố này
là tất cả những hiện tượng cả chủ thể kinh nghiệm và đối
tượng bên ngoài, cùng tồn tại tuỳ thuộc trên những nguyên
nhân và điều kiện, không có điều gì tồn tại mà không có
nguyên nhân. Đưa ra nguyên tắc này, nó trở nên điều cốt yếu
để hiểu điều gì là nguyên nhân và có những loại nguyên nhân
nào.
Theo sự giải nghĩa của đạo Phật, có hai loại
nguyên nhân chính được đề cập đến:
1- Những nguyên nhân ngoại tại: hình sắc vật lý
và những hiện tượng, và
2- Những nguyên nhân nội tại: như nhận thức,
hiểu biết, và những hiện tượng tâm linh, tinh thần.
Lý do cho một sự hiểu biết nguyên nhân trở nên
rât quan trọng trong tư tưởng và thực hành của đạo Phật vì -rằng
nó liên hệ một cách trực tiếp đến những cảm giác khổ đau và
hạnh phúc của tất cả chúng sinh và những kinh nghiệm khác -rằng
nó vượt trội hơn, chiếm ưu thế trong đời sống của chúng sinh,
điều mà vươn lên không chỉ từ trong cơ chế nội tại nhưng
cũng từ những nguyên nhân và điều kiện ngoại tại. Vì vậy
điều quan yếu để thấu hiểu không chỉ từ những hoạt động của
những nguyên nhân tâm linh và nhận thức nội tại mà còn là sự
liên hệ của chúng với thế giới vật chất ngoại tại.
Sự kiện là những kinh nghiệm nội tại của hạnh
phúc và khổ đau là trong tự nhiên của những trạng thái của
chủ thể tâm linh và nhận thức thì rất rõ ràng đối với chúng
ta. Nhưng làm thế nào những hiện tượng chủ thể nội tại liên
hệ đến những sự kiện ngoại tại và thế giới vật chất để tạo
ra những vấn đề nguy hại.
Câu hỏi của hoặc là có một hiện thực vật lý
ngoại tại của nhận thức và tâm của chúng sinh đã từng được
bàn đến bởi những nhà tư tưởng Phật giáo. Cố nhiên có những
quan điểm khác nhau trên vấn đề này trong số những trường
phái khác nhau của tư tưởng.
Một trường phái (Duy thức) khẳng định, quả quyết
rằng không có hiện thực ngoại tại, không có ngay cả những
đối tượng ngoại tại, và rằng thế giới vật chất mà chúng ta
nhận biết trong bản chất chỉ là một sự phản chiếu của tâm
chúng ta. Từ nhiều quan điểm, kết luận này vượt trội hơn hẳn,
là tột bực. Một cách triết lý, và cho vấn đề thuộc nhận thức
này, nó dường như hợp lý hơn để duy trì một vị thế chấp nhận
hiện thực không chỉ thế giới chủ thể của tâm mà còn của đối
tượng ngoại tại của thế giới vật lý.
Bây giờ, nếu chúng ta trắc nghiệm khởi nguyên
của những kinh nghiệm nội tại và của những vấn đề ngoại tại,
chúng ta thấy rằng có một sự đồng thể cơ bản tự nhiên của sự
tồn tại của chúng trong điều mà cả hai cùng bị chi phối ảnh
hưởng bởi nguyên nhân chính yếu. Đúng như trong thế giới tâm
linh nội tại và những sự kiện tri thức, mỗi giây phút của
kinh nghiệm đến từ sự có trước liên tục của nó và tiệm tiến
cho đến vô tận. Cũng như thế, trong thế giới vật lý mỗi đối
tượng và sự kiện phải có một sự liên tục trước đáp ứng như
nguyên nhân của nó, từ điều là sự hiện diện của giây phút
hiện tại của vấn đề ngoại tại tiến đến sự tồn tại, hiện hữu.
Trong một vài tài liệu Phật giáo, chúng ta tìm
thấy phát sinh của sự tiếp diễn liên tục của nó, thế giới
vĩ mô của thực tại vật lý của chúng ta cuối cùng có thể
ngược dòng đến trạng thái trong điều mà tất cả chất điểm vật
chất được súc tích trong điều mà chúng ta được biết như "hạt
không gian" hay vi trần. Nếu tất cả những vấn đề vật lý của
thế giới vũ trụ vĩ mô của chúng ta có thể truy tìm đến một
trạng thái nguyên thỉ như thế, rồi thì câu hỏi được nêu lên
là làm thế nào để những hạt bụi vi trần này phối hợp với
nhau về sau và tiến triển thành thế giới vĩ mô điều mà có
thể trực tiếp sản sinh ra trên những chúng sinh những kinh
nghiệm nội tại của hạnh phúc hay khổ đau.
Để trả lời cho điều này, giáo nghĩa đạo Phật đã
hướng đến lý thuyết về nghiệp báo, những hoạt động vô hình
của tạo tác và hiệu quả, điều này cung cấp một sự giải thích,
làm thế nào những hạt vi trần vô tri giác tạo nên những biểu
hiện khác nhau.
Những hoạt động vô hình của nghiệp nhân, hay
nghiệp lực (karma: nghiệp: nghĩa là hành động: action),
liên kết với động cơ của tâm thức con người và chính điều ấy
cho phép khởi lên những hành động ấy. Vì vậy một sự hiểu
biết về tâm thức tự nhiên của con người và vai trò của nó là
chủ yếu đối với sự thấu hiểu về kinh nghiệm và sự liên hệ
giữa tâm và vật, giữa tâm thức và sự kiện.
Chúng ta có thể thấy từ kinh nghiệm của chính
chúng ta là trạng thái tâm thức chúng ta thể hiện một vai
trò phần lớn trong kinh nghiệm hằng ngày và trong trạng
thái vật lý hay tâm lý tốt đẹp của chúng ta. Nếu một người
có một tâm tĩnh lặng và vững vàng, điều này ảnh hưởng đến
thái độ và quan điểm của người ấy với quan hệ cùng những
người khác. Nói một cách khác, nếu ai đấy duy trì một trạng
thái tâm thức tĩnh lặng, thanh thản, và hoà bình, hoàn cảnh
chung quanh hay điều kiện bên ngoài có thể chỉ làm quấy
nhiễu một cách hạn chế. Nhưng điều này cực kỳ khó khăn cho
những người mà trạng thái tâm thức tháo động, bồn chồn, áy
náy, không yên để được an tĩnh và vui vẻ ngay cả chung quanh
họ là những điều kiện thuận tiện nhất hay là những bằng hữu
thân thiết nhất. Điều này chỉ cho thấy rằng quan điểm của
tâm thức chúng ta là nhân tố chủ yếu trong sự quyết định
kinh nghiệm hoan hỉ và hạnh phúc, và vì vậy cũng là sức khỏe
tốt.
Để tổng kết, có hai nguyên nhân tại sao là quan
trọng để hiểu tính tự nhiên của tâm.
1- Bởi vì có một sự liên hệ mật thiết giứa tâm
thức và nghiệp quả.
2- Trạng thái của tâm đóng một vai trò chủ yếu
trong kinh nghiệm của chúng ta về khổ đau và hạnh phúc.
Nếu hiểu tâm thì rất quan trọng,, rồi thì cái gì
là tâm, và cái gì là tính tự nhiên của tâm?
Tài liệu của đạo Phật, cả hiển giáo và mật tông,
chứa đựng những luận giải rộng rãi về tâm và tính tự nhiên
của nó. Đặc biệt trong mật tông tantra, luận giải về những
cấp độ khác nhau về sự vi tế của tâm và thức (tâm thức,
nhận thức, ý thức) . Kinh điển hiển giáo không nói nhiều về
sự liên hệ giữa trạng thái khác nhau của tâm và trạng thái
sinh lý tương ứng của chúng. Tài liệu của tantra, về phương
diện khác, là đầy đủ với sự chỉ dẫn đến những sự tỉ mỉ khác
nhau của những cấp độ của tâm thức và sự liên hệ như thế với
những tình trạng sinh lý như những trung tâm năng lực sinh
động của cơ thể, những kinh mạch năng lượng, nơi những năng
lượng lưu chuyển trong ấy,...Mật điển tanra cũng giải thích,
làm thế nào, bằng cách vận động những nhân tố sinh lý thông
qua những thiền tập yoga đặc hữu, một người có thể tác động
ảnh hưởng trên trạng thái của tâm thức.
Theo mật điển tantra, cơ bản tự nhiên của tâm là
tinh khiết một cách căn bản. Tính tự nhiên nguyên sơ này
được gọi một cách kỷ thuật là "ánh sáng trong suốt", là tịnh
quang (clear light). Những cảm xúc phiền não khác nhau như
khát ái, thù ghét và ghanh tị là những sản phẩm của điều
kiện (khách trần phiền não). Chúng không là phẩm chất nội
tại của tâm bởi vì tâm có thể tẩy sạch được chúng (bởi vì
chúng là khách trần phiền não). Khi tịnh quang tự nhiên này
của tâm bị hạn chế hay bị che phủ sự biểu hiện bản chất chân
thật của nó bởi những điều kiện của những cảm xúc và tư
tưởng phiền não, người ta được nói là bị vướng mắc trong sự
hiện hữu của vòng luân hồi. Nhưng khi, do sự áp dụng và thực
tập những kỷ năng thiền tập thích hợp, cá nhân có thể hoàn
toàn kinh nghiệm tự tại tịnh quang tự nhiên của tâm từ những
ảnh hưởng và điều kiện của những trạng thái phiền não, người
ấy đang tiến trên con đường của sự giải thoát chân thật và
hoàn toàn giác ngộ.
Vì thế, từ quan điểm của đạo Phật, cả ràng buộc
và tự tại chân thật tuỳ thuộc vào những trạng thái khác nhau
của tâm tịnh quang này, và trạng thái kết quả mà thiền giả
cố gắng để thâm nhập qua áp dụng những kỷ năng thiền tập
khác nhau là một trong những điều mà tính cơ bản tự nhiên
của tâm hoàn toàn chứng tỏ tất cả những khã năng giác ngộ
khẳng định của nó, hay Phật tính, Phật quả. Một sự thông
hiểu tâm tịnh quang vì vậy trở nên cốt yếu trong phạm vi của
nổ lực tâm linh.
Thông thường, tâm có thể được định nghĩa như một
thực thể, một sự tồn tại có tính tự nhiên đơn thuần kinh
nghiệm, nó là, "sáng sủa và thông hiểu", tịnh quang và tuệ
giác. Nó là sự thông hiểu tự nhiên, tuệ giác bản nhiên, hay
năng lực, nó được gọi là tâm và điều này không là vật chất.
Nhưng trong phạm trù của tâm cũng có tất cả những cấp độ,
như những tri giác cảm xúc, những thứ không thể hoạt động
hay vươn lên hiện hữu ngoài sự tuỳ thuộc trên những bộ phận
sinh vật lý như các cơ quan cảm xúc của chúng ta (mắt, tai,
mũi,...). Và trong phạm trù của sáu thức, tâm thức, có nhiều
sự phân chia khác nhau, hay những loại tâm thức hết sức lệ
thuộc trên căn cứ sinh vật lý, bộ não của chúng ta, cho sự
khởi lên của chúng. Những loại tâm thức này không thể được
thấu hiểu trong sự cô lập hay tách rời với những cơ quan
sinh vật lý.
Bây giờ một câu hỏi căn bản được nêu lên: Làm
thế nào mà những loại khác nhau của sự kiện nhận thức - tri
giác cảm xúc, trạng thái tâm lý, v.v...- có thể tồn tại và
chiếm hữu sự hiểu biết tự nhiên này, quang minh - trong sáng
? Theo khoa học Phật giáo về tâm, những sự kiện nhận thức
này chiếm hữu sự hiểu biết tự nhiên, tuệ giác bản nhiên bởi
vì tự nhiên cơ bản của quang minh ở dưới (nền tảng) tât cả
những sự kiện nhận thức. Đây là điều mà chúng tôi diễn tả
sớm hơn như cơ bản tự nhiên của tâm, quang minh tự nhiên của
tâm, hay tuệ giác bản nhiên.
Vì vậy, khi những trạng thái khác nhau của tâm
được diễn tả trong kinh luận Phật giáo, chúng ta sẽ tìm thấy
những luận giải về những loại khác nhau của những điều kiện
đã khiến khởi lên những sự kiện nhận thức.Thí dụ, trong
trường hợp của những tri giác cảm xúc, đối tượng bên ngoài
hoạt động như những điều kiện hay nguyên nhân khách quan,
khoảnh khắc ngay trước của ý thức là điều kiện trực tiếp; và
cơ quan cảm giác là điều kiện sinh vật lý hay điều kiện vượt
trội hơn. Nó dựa trên căn bản của tập họp ba điều: điều kiện
nguyên nhân, điều kiện trực tiếp (duyên), và điều kiện sinh
lý - mà những kinh nghiệm như những tri giác cảm xúc xãy ra.
Một nét đặc trưng khác nữa của tâm là nó có khã
năng quán sát chính nó. Vấn đề khã năng của tâm quán sát và
thể nghiệm chính nó đã là một câu hỏi triết học từ lâu.
Thông thường, có nhiều cách khác nhau trong điều mà tâm có
thể quán sát chính nó. Thí dụ, trong trường hợp trắc nghiệm
những kinh nghiệm quá khứ, như những việc xãy ra hôm qua
chúng ta có thể gợi lại kinh nghiệm ấy và trắc nghiệm nó, vì
vậy vấn đề rắc rối không khởi lên. Nhưng chúng ta cũng có
những kinh nghiệm trong lúc - điều mà tâm quán sát trở nên
tỉnh giác tự chính nó trong khi vẫn bận rộn trong sự quán
sát kinh nghiệm của nó.
Ở đây, bởi vì cả tâm quán sát và tình trạng trí
óc quán sát hiện diện cùng một lúc, chúng ta không thể giải
thích hiện tượng tâm vừa tự tỉnh giác, vừa là chủ thể và vừa
là đối tượng xãy ra đồng thời, thông qua viện dẫn đến nhân
tố của khoảng cách thời gian.
Vì vậy thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta
nói về tâm, chúng ta đang nói về một mạng lưới cao cấp phức
tạp của những sự kiện và trạng thái tinh thần khác nhau.
Thông qua những đặc tính nội quán, tự trắc nghiệm của tâm
chúng ta có thể quán chiếu, thí dụ, những tư tưởng đặc hữu
nào trong tâm chúng tại một thời điểm được định, những đối
tượng nào tâm chúng ta đang nắm giữ, những loại khái niệm
nào chúng ta có, v.v.và v.v...Trong trạng thái thiền định,
thí dụ, khi chúng ta đang thiền tập và phát triển nhất tâm,
chúng ta liên tục áp dụng khã năng nội quán tự trắc nghiệm
để phân tích tinh thần (tâm thức) chú ý của chúng ta là có
tập trung nhất tâm trên đối tượng hay không, hay có bất cứ
một sự uể oải, giải đãi nào xâm chiếm, hoặc chúng ta có bị
tán loạn hay không,v.v và v.v...Trong trường hợp này chúng
ta đang áp dụng những nhân tố tâm thức khác nhau và nó không
như là một tâm đang được trắc nghiệm chính nó. Đúng hơn là,
chúng ta đang áp dụng nhiều nhân tố tinh thần (tâm thức) để
trắc nghiệm tâm chúng ta.
Như một câu hỏi là có một trạng thái tinh thần (tâm
thức) duy nhất có thể quán chiếu và trắc nghiệm chính nó hay
không, điều này đã là một câu hỏi hết sức quan trọng và khó
khăn trong Phật học về tâm. Một vài nhà tư tưởng Phật giáo
từng xác nhận rằng có một khã năng của tâm gọi là "tự ý thức"
hay "tự tỉnh thức". Nó có thể được nói rằng đây là một khã
năng nhận thức đầy đủ (tổng giác) của tâm, một tâm có thể
quán sát chính nó. Nhưng nội dung này vẫn là điều đã và đang
được bàn cãi. Đấy là những ai xác nhận rằng có một sự tồn
tại khã năng tổng giác phân biệt hai khía cạnh trong tinh
thần hay nhận thức, sự kiện; một là ngoại tại và đối tượng
trong cảm giác rằng có sự phân hai của chủ thể và đối tượng,
trong khi điều kia là nội quán tự nhiên và nó là điều cho
phép tâm tự quán chiếu chính nó. Sự hiện hữu của khã năng tự
nhận thức tổng giác của tâm đã và đang được bàn cải, đặc
biệt trong trường phái tư tưởng triết học Phật giáo
Prasanghika * (*Prasanghika: Một nhánh của trường phái
Madhyamika, do nhà hiền triết Phật giáo Buddhapajita -môn đồ
của Ngài Long Thọ - sáng lập -/- Tuệ Uyển).
Trong những kinh nghiệm hằng ngày, chúng ta có
thể quán chiếu điều ấy, đặc biệt trên cấp độ tổng quát, tâm
chúng ta tương quan với và tuỳ thuộc trên tình trạng sinh
vật lý của cơ thể. Đúng như trạng thái của tâm chúng ta,
phiền muộn hay hân hoan, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật lý, và
tình trạng vật lý cũng rất ảnh hưởng đến tâm chúng ta.
Như chúng tôi đã lưu ý trước đấy, Mật điển Phật
giáo tantric lưu tâm đến những trung tâm năng lượng đặc biệt
trong cơ thể mà chúng tôi nghĩ rằng, chúng có thể có một
vài nối kết với điều mà một vài chuyên gia sinh học thần
kinh gọi là bộ não thứ hai, hệ thống miễn nhiễm và đề kháng
bền bĩ. Những trung tâm năng lượng này đóng một vai trò quan
yếu trong sự gia tăng hay giảm thiểu những trạng thái khác
nhau của cảm xúc trong tâm chúng ta. Nó là bởi vì trong sự
quan hệ mật thiết giữa tâm và thân thể, và sự tồn tại của
trung tâm sinh vật lý đặc hữu trong cơ thể chúng ta mà những
luyện tập yoga vật lý và sự thực tập những kỷ năng thiền
định đặc biệt xoáy vào sự luyện tâm có thể có những tác động
trên sức khoẻ. Nó đã cho thấy rằng, thí dụ, bằng vào việc áp
dụng những kỷ năng thiền tập thích hợp, chúng ta có thể kiểm
soát, điều khiển hơi thở của chúng ta và làm tăng hay giảm
nhiệt độ cơ thể của chúng ta.
Xa hơn nữa, cũng đúng như thế khi chúng ta có
thể áp dụng những kỷ năng thiền tập khác nhau trong thời
gian của trạng thái tỉnh thức, trên căn bản sự thấu hiểu sự
liên hệ tế nhị giữa tâm và thân thể, có thể chúng ta thực
tập những thiền định khác nhau trong khi chúng ta trong
những trạng thái của giấc mộng. Sự liên hệ của những khã
năng của những thực tập như thế là ở tại một trình độ nhất
định nó có thể cách ly tất cả những cấp độ của nhận thức tâm
lý với tất cả những trạng thái vật lý và hướng đến tại một
cấp độ tinh vi, tế nhị hơn của tâm và thân thể. Trong một
ngôn ngữ khác, chúng ta có thể cách ly tâm chúng ta với cơ
thể vật lý thô thiển. Chúng ta có thể, thí dụ, tách rời tâm
độc lập với thân thể chúng ta trong thời gian ngũ và có thể
làm thêm những việc mà chúng ta không thể làm trong thân
thể thông thường. Tuy vậy, chúng ta có thể không được đền
trả cho những việc làm như thế.
Vì vậy chúng ta có thể thấy ở đây dấu hiệu rõ
rệt của một sự liên kết gần gũi giữa thân thể và tâm: chúng
có thể bổ sung cho nhau. Trong ánh sáng của vấn đề này,
chúng tôi rất vui để thấy rằng một số khoa học gia đã tiến
hành những sự nghiên cứu đầy ý nghĩa, đáng chú ý trên tâm/thân/sự
liên hệ và sự quan hệ mật thiết của chúng cho sự hiểu biết
của chúng ta về tính tự nhiên của tinh thần và vật chất được
tốt đẹp. Ban của chúng tôi là bác sĩ Benson [Herbert
Benson, MD, Associate Professor of Medicine, Harvard Medical
School], trong vài năm nay đã và đang tiến hành những thí
nghiệm trên những thiền giả Tây tạng. Những thí nghiệm tương
tự như thế cũng đang được tiến hành ở Czechoslovakia. Đánh
giá cho những tìm tòi của chúng ta cho đến bây giờ, chúng
tôi cảm thấy tin tưởng rằng vẫn có một khối lượng lớn việc
sẽ được hoàn tất trong tương lai.
Với sự thẩm thấu và sáng suốt mà chúng ta có
được từ những nghiên cứu như thế, không nghi ngờ gì nữa là
sự hiểu biết của chúng ta về tâm và cơ thể, và cũng là của
sức khỏe tâm lý và vật lý, sẽ được giàu có một cách bao la
hơn. Một số khoa học gia hiện đại diễn tả đạo Phật không như
là một tôn giáo mà là một khoa học về tâm, và dường như có
được một vài sở cứ cho lời tuyên bố này.
http://lamayeshe.com/otherteachers/hhdl/mind.shtml