|
BỒ TÁT HẠNH
- Ý Nghĩa
- Vía Phật -
Bồ Tát Trong Năm
- ---o0o---
-
-
VU LAN THẮNG HỘI
-
Thích Hữu Thiện
-
--o0o--
-
-
A.
DẪN NHẬP
-
Hằng năm, đến đầu
tháng 7, âm lịch, đệ tử Phật xuất gia và tại gia cư sĩ đều náo
nức tổ chức lễ hội Vu lan. Đây là điểm nổi bật tư tưởng Phật
giáo thâm nhập nhân gian trở thành truyền thống văn hoá tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam. Khắp nơi trên đất nước ta, nơi nào có chùa
chiền, Tịnh xá, thiền Viện, niệm Phật đường v.v... Nói chung là
các cơ sở Phật giáo dù nhỏ hay lớn đều có lễ Vu lan thắng hội.
Bởi lẽ, đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất lâu, kể từ thế kỷ thứ
nhất, Phật giáo được truyền bá đến Giao Châu. Kinh đô của Giao
Châu đặt ở Luy Lâu, trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện
Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc Việt Nam. Xưa còn gọi Luy Lâu là chùa
Dâu, trung tâm này được xây dựng từ đời Triệu Đà,179, trước Tây
lịch. Để nhắc chùa Dâu (pháp vân Tự), đất Bắc có câu ca dao:
-
“Dù ai mua đâu bán
đâu
-
Hể trông thấy Tháp
chùa Dâu thì về.”
-
B.
NỘI DUNG:
-
Nhân đây chúng ta tìm
hiểu ý nghĩa Vu Lan thắng hội. -Vu Lan thắng hội, là hội báo
hiếu tốt đẹp nhất, cũng gọi Vu Lan bồn hội. Do tích tôn giả MuÏc
Kiền Liên, đại đệ tử của đức Phật thấy mẹ rơi vào đường ngạ quỉ
đói khổ, chịu nỗi khổ như người bị treo ngược huyết mạch đảo
lộn, về Tịnh xá bạch hỏi đức Phật tìm cách cứu độ. -Đức Phật bảo
vào ngày Chư Tăng mãn mùa an cư Kiết hạ làm lễ tự tứ, tăng tuổi
đạo, cũng là ngày Phật Đà hoan hỉ, người đem trăm thức ăn ngon
dâng cúng, nhờ vào phước báo này và sự chú nguyện của chư Phật,
Bồ tát, thánh hiền tăng sẽ cứu được cha mẹ bảy đời sanh vào nhàn
cảnh.
-
Trung Quốc, từ năm
Đại Đồng vua Lương Võ Đế, đã bắt đầu dựng lễ Vu Lan Bồn. Xưa các
nước theo văn hệ Trung Quốc cũng đều noi theo làm lễ hội nầy.
-
Như vậy, lễ Vu Lan
thắng hội có từ ngày tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ và truyền
xuống theo con đường hoằng pháp độ sanh của chư vị Bồ tát thánh
hiền tăng, từ Tây Trúc (Ấn Độ) đến Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản, Mông Cổ, Triều Tiên v.v... Phật giáo tùy duyên thích nghi
vào mỗi quốc gia hình thành lễ hội Vu Lan với các ý nghĩa như
sau:
-
1- Ý nghĩa Vu Lan
-
Theo từ điển Phật học
Hán Việt, Phân viện nghiên cứu Phật học, NXB. Khoa Học Xã Hội,
năm 1998, trang 1456, Vu Lan Bồn, Uilambana (hành sự), còn gọi
Ôlam bà noa, dịch đảo huyền. Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày
tự tứ của Chư Tăng, đặt cổ bàn linh đình, dâng cúng Phật Tăng để
cứu cái khổ treo ngược (đảo huyền) của người đã mất. Xưa nói cái
bồn, chậu đựng thức ăn là không đúng!
-
Vu Lan Bồn kinh sớ,
của Tông Mật nói: Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo
huyền, bồn là âm của Đông Hạ vẫn là đồ dùng cứu chửa. Nếu nói
theo cách nói của địa phương thì phải nói cứu đảo huyền bồn.
-
Vu Lan bồn tâm ký của
Nguyên Chiếu, quyển thượng, bác lại: “Theo ứng pháp sư kinh
nghĩa thì tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền. Nay xét ô
lam tức Vu Lan. Bà noa là cái chậu. Thế là ba chữ đều là tiếng
Phạn. Nhưng âm thì có xê xích sai lầm”.
-
Như vậy, ngày lễ Vu
Lan, là ngày người con hiếu noi gương tôn giả Mục Kiền Liên dâng
tiệc cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Tăng nhờ đạo lực của quí ngài
chú nguyện giải cứu khổ treo ngược cho vong nhân cha mẹ bảy đời,
xuất phát từ kinh Vu Lan bồn, do Đôn Hoàng Bồ Tát Trúc Pháp Hộ
(Dharmarksa) dịch năm 265 đời Vũ Đế nhà Tây Tấn, Trung Quốc. Ở
Việt Nam có bản dịch sang Quốc ngữ do hòa thượng Huệ Đăng, hệ
Thiên thai chuyển ngữ đang lưu hành rộng rãi?
-
Kinh Vu Lan, nói về
sự tích tôn giả Mục Kiền Liên là người con hiếu hạnh, thế danh
là La Bốc, cha ngài là phó tướng của Triều Đình cũng là trưởng
giả giàu có, mẹ ngài là bà Thanh Đề thường sanh tâm hủy báng Tam
bảo. Sau khi cha qua đời, hết thời kỳ thọ tang, ngài xin mẹ mở
cửa kho chia gia sản thành ba phần: -Một phần để mẹ chi tiêu,
một phần cúng dường Sa môn Tam bảo hồi hướng cầu siêu thân phụ,
một phần để ngài đi buôn bán xứ xa kiếm lời về dâng mẹ, cũng làm
những việc như trên.
-
Bà Thanh Đề đồng ý
cho con xử lý số tài sản của chồng để lại, nhưng bà không tin
nhân quả, lại làm khác đi. Sau bao năm làm ăn xứ người, La Bốc
trở về nhà với tâm hiếu hạnh tôn kính mẹ. Rõ ra, khi con đi rồi
bà Thanh Đề không tu tạo phúc duyên, không ăn chay niệm Phật,
không cúng dường trai tăng 500 vị như bà đã viết thư báo tin cho
con, lại còn sai bảo gia nhân đánh mắng Sa môn –Khất sĩ xuất
hiện trước cổng nhà, mua trâu dê cắt tiết tế thần làm điều mê
tín. Vài tháng sau bà Thanh Đề ngã bệnh, mụt nhọt nổi lên khắp
người, máu mủ chảy ra hôi thúi, thức ăn đưa vào miệng trào ra
hết, bảy ngày sau bà trút hơi thở cuối cùng. An táng mẹ xong,
ngài La Bốc xét thấy mẹ mình tánh hạnh không tốt sẽ thác sanh
khổ cảnh nên xuất gia tu tập hồi hướng công đức cho mẹ sinh nhàn
cảnh. Đoạn đầu ngài tu theo đạo Bà la môn, về sau tu theo Phật
pháp đắc đạo. Một hôm tôn giả Mục Kiền Liên đi hành hoá trên bờ
sông Hằng, thấy một đoàn ngạ quỉ xuống sông uống nước. Loài quỉ
này bụng to như bao chỉ xanh đầy thóc, tay chân như cây sậy, cổ
họng nhỏ như cây kim, thấy thức ăn ngon ăn không được, nước
miếng đổ ra đầu đứt, rồi mọc lại đầu khác ( như cây chuối con bị
chặt ngang thân) đau đớn khổ sở. Cũng có quỉ đầu to như cái đấu,
lưỡi dài khắp châu thân, máu trong huyết quản cứ vận ngược từ
dưới lên đau khổ lắm. Tôn giả xót thương người tạo nhân quả xấu,
chạnh nhớ đến mẹ già liền mở pháp nhãn nhìn xuống cõi âm thấy mẹ
đang bị đoạ trong loài ngạ quỉ. Động lòng hiếu thảo, ngài vận
dụng thần thông bay vào địa ngục dâng bát cơm nóng cho mẹ. Bà
Thanh Đề tay tả che đậy, tay hữu bốc ăn, lửa trong miệng bà bốc
cháy; có bản dịch nói cơm hoá ra than lửa !
-
Tôn giả Mục Kiền Liên
dùng mọi cách cứu mẹ, không hiệu quả, ngài về tịnh xá thỉnh ý
Phật.
-
Đức Phật bảo tôn giả
Mục Kiền Liên, ngày chư tăng mãn hạ làm lễ tự tứ, đến cúng dường
Tứ sự, nhờ chư Tăng chú nguyện mẹ ngài sẽ thoát ly khổ cảnh sinh
về nhàn cảnh. Ngài Mục Kiền Liên y giáo phụng hành. Bà Thanh Đề
và các vong nhân đồng cảnh khổ nhờ từ lực của Tam bảo được siêu
thoát khỏi kiếp ngạ quỉ sinh Thiên nhàn lạc. Từ ấy đến nay đệ tử
Phật noi gương tôn giả Mục Kiền Liên chọn ngày chư Tăng mãn hạ
làm hiếu sự. Ngày mãn hạ cũng là ngày Tự Tứ.
-
2- Ý nghĩa Tự Tứ
-
Chư Tăng ni sau ba
tháng an cư hòa nhập vào đời sống tập thể tiến tu Tam vô lậu
học. Đối với chư tôn thiền đức lãnh đạo Hạ trường, vị tăng ni tự
kiểm điểm lại mình sau thời gian tu học có sai phạm lỗi lầm gì
không, nếu có nên phát khởi ý tứ xin sám hối. Hoặc tự mình không
hay biết, nhờ chư tôn đức thấy, nghe, nghi có lỗi chỉ dạy cho
sám hối để ba nghiệp thanh tịnh. Con không phàn nàn oán trách
chi hết. Đó là thái độ Khiêm cung hướng thượng.
-
Tự tứ có nghĩa là cầu
người khác chỉ lỗi của mình ra, để biết mà sám hối.
-
Sám hối là ngăn lỗi
trước ngừa lỗi sau. Đã là chúng sinh ít nhiều gì người ta cũng
có lỗi lầm của chính mình không hay biết. Lời tục nói , chuyện
ngoài đường thì sáng, chuyện trong nhà thì quáng.
-
3- Ngày Tăng thọ tuế
-
Ngày tự tứ cũng là
ngày Tăng thọ tuế. Nghĩa là ngày Tăng –Ni nhận thêm một tuổi
đạo. Người đời kể từ ngày sinh tròn một năm tăng một tuổi. Người
đạo Phật xuất gia mỗi năm tròn một hạ tăng một tuổi, cũng gọi
ngày tết đạo. Tăng ni dự Hạ trường đức hạnh lớn thêm lên, nới
rộng phúc điền cho chúng sanh gieo trồng căn lành. Nhân đấy,
người con hiếu phát tâm cúng dường Tứ sự: Thức ăn, y phục, toạ
cụ, thuốc men để chư tăng có phương tiện hành đạo, các ngài thọ
nạp tịnh tài, tịnh vật, hồi hướng công đức chú nguyện cho người
dâng cúng được như ý mong cầu: “Cha mẹ hiện tiền tăng long phước
thọ, cha mẹ quá khứ trực vãng tây phương”. Vì xét thấy đời sống
vô thường bấp bênh vô định, thân người khó được, Phật pháp khó
tìm, nên ngày tăng thọ tuế của chư tăng như một cơ duyên tốt,
người phật tử tranh thủ gieo trồng căn lành, những mong hưởng
quả thiện.
-
4- Ngày Phật Đà hoan
hỉ
-
Ngày Tăng thọ tuế
cũng là ngày Phật mừng vui: Triết lý Phật giáo là triết lý nội
quan phản chiếu phàm tâm bất định vô thường, khổ, vô ngã để đạt
đến chân như tự tánh thường, lạc, ngã, tịnh. Chư vị Tăng ni vâng
lời Phật dạy tạm ngưng ba tháng hành hoá, tránh dẫm đạp côn
trùng mùa mưa, khép mình vào thanh qui trường hạ trau dồi giới
đức, tiến tu Tam vô lậu học, tâm không còn tuôn chảy, phiền não
lậu hoặc, lập hạnh khiêm cung mong cầu đại chúng chỉ lỗi để tu
sửa. Đệ tử tại gia phát tâm làm hạnh hiếu, theo tinh thần uống
nước nhớ nguồn, giống như cha lành thấy các con biết vâng lời
dạy bảo gìn giữ gia phong nề nếp nên Phật rất vui, hoan hỉ.
-
5- Ngày xá tội vong
nhân
-
Ngày Phật Đà hoan hỉ
cũng là ngày xá tội vong nhân, ca dao có câu:
-
“Tháng sáu buôn nhãn
bán trâm
-
Tháng bảy ngày rằm xá
tội vong nhân.”
-
Vong nhân là người đã
mất thân này, mà thần thức (linh hồn) còn chất chứa tội nghiệp
sâu nặng nên chưa thể sanh qua cảnh giới khác hạnh phúc. Cũng
gọi vong linh, vong hồn hay thần thức. Suy xét về sự còn mất khó
hiểu này Vũ Đình Liên chua xót hỏi:
-
“Hỡi người muôn năm
cũ
-
Hồn ở đâu bây giờ !”
-
Hỏi không cần giải
đáp. Đúng là một tiếng than dài não ruột. Phật giáo căn cứ vào
sự hành nghiệp của mỗi người sống mà biết người chết ấy sanh vào
đâu, vui hay khổ. Nguyễn Du trong bài: “Văn Tế Thập loại chúng
sinh” đã than:
-
“Hương lửa đã không
nơi nương tựa
-
Hồn mồ côi lần lửa
mấy niên
-
Còn chi ai khá ai hèn
-
Còn chi mà nói kẻ
hiền người ngu.”
-
Ở Trung Hoa, có
truyền thuyết nói về cúng cô hồn, tế độ vong nhân như sau: Vua
Đường Thái Tông là một người gầy dựng sự nghiệp Đế Vương bằng
thanh gươm yên ngựa, tâm lý ám ảnh về sự chết của tướng sĩ và
thường dân vô tội nên thường nằm mộng thấy cô hồn đến đòi mạng:
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”- Vua Đường kinh sợ quá cầu
kiến pháp sư Huyền Trang nhờ cứu giúp. Ngài Huyền Trang căn cứ
vào pháp Duy thức học, giải thích cho vua Đường biết hiện tượng
cô hồn là thần thức của người chết oan ức chưa được siêu sinh,
gọi là oan hồn uổng tử, có nhiều loại cô hồn. Sau đó, Vua Đường
nhờ pháp sư Huyền Trang làm lễ giải oan cho họ. Nương theo Kinh
Vu Lan bồn, pháp sư Huyền Trang tổ chức trai đàn tụng Kinh trì
chú cầu nguyện vào ngày rằm tháng bảy, sau đại lễ Vu Lan. Bắt
đầu từ đây có tục lệ cúng cô hồn, xá tội vong nhân.
-
Tiếp theo, vào đời
Tống Bất Không Tam Tạng, chuyên tu mật giáo ở núi Mông, thuộc
tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngài mở mắt tuệ thấy các loài cô hồn
đói khát đến xin ăn. Động lòng từ bi, ngài cho cô hồn thức ăn và
đọc những câu thần chú biến thực biến thủy của Phật giúp mọi
loài cô hồn được no dạ. Sau đó ngài lập ra pháp Mông Sơn thí
thực, theo tích này các chùa chiền công phu chiều đều có cúng cô
hồn. Lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng bảy chỉ là một ngày kỷ niệm
cúng lớn. Trong văn Mông Sơn thí thực có bài kệ nói lên ý chính
của lễ cúng cô hồn như sau:
-
Mãnh hoả diệm diệm
chiếu thiết thành,
-
Thiết thành lý diệm
nhiệt cô hồn.
-
Cô hồn nhược yếu sinh
Tịnh độ,
-
Thính tụng Hoa Nghiêm
bán Kệ Kinh:
-
- Nhược nhơn dục liễu
tri,
-
Tam thế nhứt thiết
Phật,
-
Ưng quán Pháp giới
tánh,
-
Nhứt thiết duy tâm
tạo.
-
Nghĩa là:
-
Thành sắt địa ngục
lửa tràn đốt cháy,
-
Cô hồn trong ấy khổ
đau thay.
-
Nếu các cô hồn muốn
sanh Tịnh độ,
-
Tụng nửa Kệ Hoa
Nghiêm thoát khổ nầy:
-
- Nếu người muốn rõ
biết,
-
Chư Phật trong ba
đời,
-
Hãy quán pháp giới
tánh,
-
Tất cả đều do tâm.
-
Trí giả Đại Sư giải
thích, tâm lý chúng sinh có mười pháp giới:
-
1. -Nhơn sanh vào địa
ngục là sân hận.
-
2. -Nhơn sanh vào ngạ
quỉ là tham lam.
-
3. -Nhơn sanh vào súc
sanh là mê si.
-
4. -Nhơn tánh cương
trực nóng nảy sinh thần
-
5. -Nhơn nửa thiện
nửa ác sinh người.
-
6. -Nhơn tu thập
thiện sinh thiên.
-
7. -Nhơn Thinh văn tu
Tứ Diệu Đế được quả Tứ Thánh
-
8. -Nhơn Duyên giác
tu Thập Nhị Nhơn Duyên được quả Bích Chi Phật.
-
9. -Nhơn tu Lục độ,
được quả Bồ Tát.
-
10. -Nhơn tu Nhứt
thừa Phật đạo tự giác, giác tha, giác hạnh Viên mãn thành Phật.
-
Theo lời Phật dạy,
thân thể con người hiện hữu trên đời là kết hợp của ngũ uẩn: Sắc
thuộc phần xác: Bốn nguyên tố của đất, nước, lửa, gió. Xác thân
của người Thọ nóng lạnh, không nóng không lạnh v.v... Tưởng là
tri giác; Hành là sự suy nghĩ, hành động. Thức là sự phân
biệt.-Khi chết mất xác thân, tức phần xác tan hủy, thì tinh thần
(hồn) thọ , tưởng, hành còn lưu lại trong tâm thức, vong nhân
vẫn cảm thấy khổ vui như khi sống. Nếu lòng tham còn, thói quen
như đói muốn ăn, không có cái ăn cũng khổ. Hoặc có cái ăn, mà
không có miệng để ăn cũng khổ!
-
Việt Nam ta cũng như
các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ... xưa ảnh hưởng văn hệ
Trung Quốc, quê hương thứ hai của Phật giáo, tín ngưỡng cúng cô
hồn rằm tháng bảy, xá tội vong nhân không có chi lạ.
-
6- Thời điểm làm lễ
Vu Lan
-
Bấy giờ chúng ta có
thể đặt câu hỏi: -Lễ Vu Lan rằm tháng bảy, có đúng với lễ Vu Lan
phát xuất từ Phật giáo Ấn Độ không?
-
- Ý nghĩa Vu Lan của
Phật giáo Bắc Tông, không khác Phật giáo Nam Tông, nguyên thỉ,
nhưng ngày tháng có khác. Hoà thượng Thích Trí Quảng nói: “Phật
giáo Nam Tông chủ trương kế thừa hình thức giống y Phật giáo
Nguyên thỉ ở Ấn Độ, thời Phật tại thế nên tổ chức an cư Kiết hạ
từ tháng sáu đến tháng chín, lấy ngày rằm tháng chín, làm lễ Tự
tứ, giữ y theo lịch Ấn Độ, một năm có ba mùa, tháng năm đến
tháng chín là mùa mưa. Trái lại, Phật giáo Bắc Tông chú trọng về
phần kế thừa tư tưởng, khi Phật giáo du nhập vào quốc gia nào,
tuỳ theo sinh hoạt văn hoá truyền thống nơi đó mà uyển chuyển
kết hợp giáo lý cho mọi người thăng hoa giải thoát.”( Cảm
Niềm Đức Phật)
-
Phong tục tập quán
Trung Quốc từ lâu đời mỗi năm có ba ngày lễ lớn trong dân gian
là lễ Thượng nguyên rằm tháng giêng, lễ Trung nguyên rằm tháng
bảy, lễ Hạ nguyên rằm tháng mười. Khí hậu Trung Quốc và miền Bắc
Việt Nam có bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông. Miền Trung-Nam Việt Nam
mỗi năm có hai mùa mưa nắng. Đầu tháng 4 âm lịch mưa mùa trút
xuống, chư Tăng noi gương Phật dừng bước hành hoá tránh dẫm đạp
côn trùng, an cư Kiết hạ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, mãn hạ
tổ chức Vu Lan Tự tứ, cúng vong nhân và làm lễ Báo Hiếu theo Bắc
Tông Đại Thừa Phật giáo.
-
Ở Việt Nam Phật giáo
Nam Tông-Bắc Tông không chống trái nhau về vấn đề Vu Lan tháng
bảy; cũng có nơi dung hội lại lễ Vu Lan báo hiếu từ rằm tháng 7
đến rằm tháng 9, gọi là mùa Vu Lan báo hiếu.
-
7- Ngày lễ Vu Lan
cũng là ngày báo hiếu
-
Báo hiếu là đền đáp
công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nói mấy cũng không cùng.
Nơi đây chỉ trình bày sơ lược:
-
Khi người mẹ thọ thai
có nhiều điều kiêng cử. Không dám làm việc nặng nhọc sợ động
thai. Không nhìn hình ảnh xấu xa hay nói lời thô tục, sợ ảnh
hưởng sắc đẹp, tính tình của con. Ăn uống không dám quá no, sợ
bao tử lấn ép thai nhi chật chội. Lúc đau, có những món thuốc
uống vào lành bệnh ngay, mà vì sợ kỵ thai không uống phải chịu
đau đớn dai dẳng.
-
Trong khi bà mẹ lo
bảo vệ bào thai từ li từ tí thì ông cha phải lao động gấp hai
gấp ba để chuẩn bị tiền bạc, củi lửa, thuốc men chờ ngày sinh
đẻ. Ca dao có câu:
-
“ Ơn cha nặng lắm ai
ơi
-
Nghĩa mẹ bằng trời
chín tháng cưu mang.”
-
Ngày nay khoa học
thực nghiệm đã làm cho ta thấy rõ: Cơ thể con người mỗi phút
giây tít tắc sát na có nhiều tế bào sinh tế bào diệt. Tế bào
diệt được thảy ra ngoài theo các lỗ chân lông, tức mồ hôi. Trong
bảy năm cơ thể hoàn toàn tái tạo. Người mẹ sinh con ba lần hao
tổn tinh huyết, thân nhiệt tăng sức đề kháng mạnh hơn, cơ thể
hoàn toàn tái tạo. Trong ba lần sanh, mẹ mất hơn bốn năm tuổi
thọ.
-
“Mười tháng thì đến
kỳ sanh
-
Nếu con hiếu thuận
xuôi mình ra luôn
-
Bằng ngổ nghịch làm
buồn thân mẫu
-
Nó vẫy vùng đạp quấu
lung tung.
-
Làm cho cha mẹ hãi
hùng
-
Sự đau sự khổ khôn
cùng tỏ phân
-
Khi sanh đặng muôn
phần khoái lạc
-
Cũng ví như được bạc
được vàng.
-
(Kinh Báo Hiếu phụ
mẫu Ân)
-
Công sanh thành khổ
khó như thế, công dưỡng dục cũng gian lao không ít. Ca dao có
câu:
-
“Đã mang chín tháng
mười ngày
-
Giờ thêm bồng ẳm đủ
rày ba năm.”
-
Hài nhi được cha mẹ
chuyền tay nhau bồng ẳm, nâng niu chiều chuộng, vắt từng giọt
sữa, nhai từng miếng cơm, mớm từng muỗng cháo. Còn cha phải bóp
trán suy nghĩ, lo toan, đổ mồ hôi sôi nước mắt xuống cánh đồng
hay trong xưởng thợ v.v...Dầm sương giang nắng, gió táp mưa sa.
Bao nhiêu thứ ngọt ngon cha mẹ đều dành cho con trẻ. Cho đến
trong giấc ngủ từng đêm: “chỗ ướt mẹ nằm,chỗ ráo con lăn.” Có
đôi lúc con tiểu tiện trên mình cha mẹ, cha mẹ không buồn, còn
thương yêu lo lắng khi trái gió trở trời. Đến khi con khôn lớn
phải dạy bảo và đưa vào trường học chữ nghĩa. Hằng ngày con đến
trường với bộ quần áo đẹp, thẳng nếp sạch sẽ, quà bánh sum suê,
thì cha mẹ phải lao tâm khổ trí, cằn cổi héo mòn, mong con được
mở thông trí tuệ, khôn sáng không thua các bạn. Con đến tuổi
trưởng thành cha mẹ gầy dựng sự nghiệp, hôn phối cưới vợ gả
chồng lo lắng đủ thứ. Vì con suốt đời cha mẹ hy sinh tận tụy,
hết lòng. Dù cha mẹ nghèo khó hay giàu sang, lắm khi tạo ác
nghiệp cũng vì con. Như thế, người biết nhớ nghĩ đến công ơn cha
mẹ mới là con hiếu.
-
Hiếu cũng có nghĩa là
yêu thích, trân trọng, tôn quí cha mẹ bằng tất cả tấm lòng của
người con muốn đền đáp công ơn sanh dưỡng. Đặc biệt không nuôi
dưỡng cha mẹ với những ác pháp. Báo hiếu hay việc làm hiếu sự
phải xuất phát từ trái tim xao xuyến rung động sâu sắc về ơn cha
nghĩa mẹ là bóng mát thân thương trong cuộc đời con trẻ.
-
Đạo Phật là đạo trí
tuệ siêu thế, bất biến tùy duyên, dung hoá được các nguồn tư
tưởng tinh hoa nhân loại, đồng thời siêu thoát tất cả, nên chúng
ta cần hiểu cách báo hiếu theo một nghĩa rộng. Báo hiếu theo
truyền thống văn hoá dân tộc, báo hiếu theo tinh thần nhân bản,
báo hiếu theo tư tưởng giải thoát.
-
a) Báo hiếu theo tinh
thần văn hoá dân tộc qua ca dao
-
- Hiếu dưỡng: Là
dưỡng nuôi cha mẹ từ vật chất đến tinh thần không cho thiếu sót.
Vật chất là món ăn, thức uống, quần áo mặc, chỗ ở khang trang
tốt đẹp; tinh thần là làm cho cha mẹ vui lòng hướng thiện. Nuôi
cha mẹ về phần vật chất quà bánh ê hề, cơm ngon, áo tốt mà không
quan tâm đến tinh thần lành mạnh, làm cho cha mẹ buồn khổ, khác
nào nuôi gia súc, không thể gọi hiếu nghĩa. Vậy người con hãy
nên hôm sớm gần gũi cha mẹ trong mái ấm gia đình, phụng dưỡng
cha mẹ từng muỗng cơm, bát nước, theo thời tiết đắp lạnh quạt
nồng. Khi cha mẹ ốm đau phải chạy thầy kiếm thuốc, điều dưỡng
đúng phép, vâng lời hay lẽ phải làm cho cha mẹ vui lòng đến ngày
nhắm mắt, cư tang để hiếu, làm công đức lành hồi hướng đến vong
linh cha mẹ.
-
“Thức khuya dậy sớm
chuyên cần
-
Quạt nồng đắp lạnh
giữ phần đạo con.”
-
- Hiếu thảo: Là dâng
món ngon vật lạ đến cha mẹ khi mình có được. Hiếu dưỡng nói về
sự báo đáp của người con ở bên cha mẹ. Hiếu thảo nói về người
con biết ơn đền ơn cha mẹ dù ở gần gủi hay phải đi xa. Vì theo
đuổi công danh sự nghiệp, ở quê vợ quê chồng hay hoàn cảnh trắc
trở nào cũng không quên ơn cha mẹ. Ca dao có câu:
-
“Khôn ngoan nhờ đức
cha ông
-
Lớn lên phải nhớ tổ
tông phụng thờ
-
Làm con chớ có hững
hờ
-
Phải đem hiếu thảo mà
thờ từ nghiêm.”
-
Từ là nói đến lòng
lành của mẹ, mẹ hiền. Con có hiếu cũng thương, con bất hiếu cũng
thương. Nghiêm là nói đến sự nghiêm khắc của cha. Nếu không có
tình thương đại lượng của mẹ, sự giáo hoá khuôn phép của cha,
người con khó làm nên trong xã hội. Xã hội nào bao giờ cũng
thích tốt ghét xấu. Tâm hiếu thảo được thể hiện tốt qua sự thăm
viếng lo lắng cung dưỡng cha mẹ chu đáo. Như lời hát ru:
-
“Mẹ cha ở túp liều
tranh
-
Sớm thăm tối viếng
mới đành dạ con
-
Đói lòng ăn hột chà
là
-
Để cơm nuôi mẹ mẹ già
yếu răng.”
-
Hiếu dưỡng nói về sự
báo đáp thâm ân của người con ở bên cha mẹ. Hiếu thảo nói về bổn
phận người con ở bên cha mẹ cũng như xa cha mẹ.
-
- Hiếu hạnh: Là người
con làm hiếu sự phải có phẩm hạnh tốt từ gia đình thân quyến đến
xã hội, tổ quốc nhân sinh. Người con hiếu hạnh không bao giờ làm
điều gì xấu hư hại gia phong lễ giáo mất mặt cha mẹ, gieo điều
chẳng lành cho tông tổ. Khi lâm vào nghịch cảnh cũng không thay
lòng đổi dạ. Không vì lợi riêng bất kính bề trên bất nghĩa: nếu
mình đối xử tốt với cha mẹ, với mọi người thì con cháu cũng noi
gương. Con cái là bản sao của cha mẹ, cũng là đạo lý nhơn quả.
Ca dao:
-
“Nếu mình hiếu với mẹ
cha
-
Thì con cũng hiếu với
ta khác gì
-
Nếu mình ăn ở vô nghì
-
Đừng mong con hiếu
làm gì uổng công.”
-
- Hiếu đạo: Người con
dùng đạo lý báo đáp công ơn cha mẹ tổ tiên nòi giống. Đạo lý ghi
lại trong ca dao nói lên phần tinh túy của Tam giáo: Nho giáo
chỉ cho trung hiếu tiết nghĩa, lão giáo chỉ cho sự phóng khoáng,
Phật giáo chỉ cho ý niệm giải khổ an lạc. Tuy nặng nề tín ngưỡng
dân gian hơn là triết lý cao siêu, cũng biểu thị được cái hay
đẹp của hiếu đạo, như bài hát ru:
-
“Ngó lên trời thấy
cặp cu đang đá
-
Ngó xuống biển thấy
cặp cá đang đua
-
Đi về lập miếu thờ
Vua
-
Lập am thờ Phật lập
chùa thờ cha.”
-
Qua đây chúng ta thấy
hiếu tâm phát khởi hiếu hạnh. Trong hiếu hạnh có hiếu dưỡng,
hiếu thảo, hiếu đạo, là phương cách báo hiếu theo truyền thống
văn hoá dân tộc qua ca dao.
-
b) Báo hiếu theo tinh
thần nhân bản của đạo Nho
-
Thánh Nho nói: “Thiên
Kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên: Ngàn Kinh muôn sách lấy hiếu
nghĩa làm đầu.” Kinh thi cũng có câu: Phụ hề sanh ngã, mẫu hề
cúc ngã; ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu
thiên võng cực: Cha là nguyên nhân chính tác động mẹ sinh ta, mẹ
nuôi dưỡng ta. Hỡi ôi ! Cha mẹ sinh dưỡng thân ta rất khó nhọc.
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ, khó như với tay lên trời cao chẳng
cùng. Ca dao cũng có câu:
-
“Nhớ ơn chín chữ cù
lao
-
Ba năm nhủ bộ biết
bao nhiêu tình.”
-
Chín chữ cù lao là gì
?- Một sinh, hai cúc, ba phũ, bốn xúc, năm trưởng, sáu dục, bảy
cố, tám phục, chín phúc:
-
1.
Sinh: Sinh đẻ
khổ khó
-
2.
Cúc: Chở che
nâng đỡ chiều chuộng
-
3.
Phũ: Phũ dụ,
vuốt ve bồng bế
-
4.
Xúc: Cho bú
mớm lao nhọc
-
5.
Trưởng: Nuôi
cho lớn lên
-
6.
Dục: Dạy cho
điều hay lẽ phải
-
7.
Cố: Đoái tưởng
ngóng trông
-
8.
Phục: Phục vụ
chăm sóc tận tụy
-
9.
Phúc: Tâm
phúc, bảo vệ gìn giữ.
-
Cù là siêng năng, lao
là lao nhọc. Cù lao: Cha mẹ siêng năng lao nhọc nuôi dưỡng thân
con, giáo dục con nên người. Truyện Kiều cũng có câu:
-
“Duyên hội ngộ, đức
cù lao
-
Bên tình bên hiếu bên
nào nặng hơn.
-
Để lời thệ hải minh
sơn
-
Làm con trước phải
đền ơn sinh thành.”
-
Nhà thơ Nguyễn Du mô
tả tâm trạng lo âu khắc khoải của nàng Kiều trước khi quyết định
bán mình chuộc cha làm hiếu sự.
-
Sách Minh Tâm dẫn lời
thầy Mạnh Tử dạy Ngũ Kỳ:
-
1.
Cư tắc chí kỳ
Kính: Ở kính trọng bậc thân sanh
-
2.
Dưỡng tắc chí
kỳ lạc: Dưỡng nuôi cha mẹ lòng vui
-
3.
Bịnh tắc chí
kỳ ưu: Cha mẹ bệnh hết lòng lo lắng
-
4.
Tử tắc chí kỳ
ai: Cha mẹ chết lòng buồn khổ
-
5.
Tế tắc chí kỳ
nghiêm: Cúng tế trang nghiêm chu tất.
-
Con không kính trọng
cha mẹ, chắc cha mẹ đã có lỗi lầm gì, còn công sanh dưỡng giáo
dục, chỉ có kẻ vong ơn bội nghĩa mới khinh thường cha mẹ! Người
nuôi dưỡng cha mẹ, tỏ ra buồn phiền là người ích kỷ bỏn xẻn,
không thể nào ban ơn cho ai. Một khi họ ban ơn giúp đời thì đó
cũng là một thủ đoạn ! cha mẹ bệnh con không lo lắng là người
không yêu thích song thân mình, người đó có thể quí thương ai
được, một kẻ thiếu nhân tâm thì chuyện ác gì họ cũng có thể
làm. Cha chết lòng con vui là vì rãnh được một món nợ, được thụ
hưởng tài sản hay được chia của là người có lòng tham quá đáng,
thú tính cũng từ đó nẩy nở. Cúng tế cha mẹ có sơ sót thì là
người bất cẩn khó làm nên. Như sách gia Ngữ ghi chuyện đời Xuân
Thu, họ Công Sách sắp tế lễ, trong các lễ vật bỏ quên không đặt
con sinh. Khổng Tử nghe chuyện nói:- “Trong hai năm nửa, họ Công
Sách sẽ mất chức quan.” Quả nhiên một năm sau họ Công Sách mất
chức quan thật. Môn Sinh hỏi: Vì lẽ gì thầy biết trước hay vậy?-
Khổng Tử nói: “Việc tế lễ là việc người con hiếu tỏ lòng thương
nhớ cha mẹ, mà lúc sắp tế bỏ quên con sinh, thì các công việc
khác bỏ quên sơ sót chắc nhiều, không mất quan không có lý.”
-
c) Báo hiếu theo đạo
Phật qua tư tưởng giải thoát
-
Có một số người nhìn
vào hạnh từ khước hạnh phúc thế gian, xuất gia tầm đạo của đức
Thế Tôn và đời sống cô đơn biệt lập của chư vị Tăng ni nơi chùa
chiền am cốc rồi vội vàng kết luận: “Đạo Phật vô tình quá, không
nghĩ đến công sanh đẻ dưỡng nuôi của cha mẹ.” Sự thật thì khác
hẳn, đức Phật rất quan tâm đến vấn đề báo hiếu. Rãi rác trong
các Kinh điển Phật giáo ngài đều có đề cặp đến ơn cha, nghĩa mẹ,
bổn phận làm con đền ơn báo hiếu một cách thống thiết. Kinh Nhẫn
Nhục hệ Nguyên thỉ Phật dạy: “Thiện cùng cực không gì hơn hiếu,
ác cùng cực không gì hơn bất hiếu.” Kinh Tập Bảo Tạng, hệ Đại
Thừa phát triển: “ Làm con đối với cha mẹ đem lễ mọn cúng dường
được phước vô lượng, làm chút điều bất thiện cũng tội vô lượng.”
Kinh Tứ Thập Nhị chương: “Phàm người phụng thờ quỷ thần, không
bằng phụng thờ cha mẹ. Cha mẹ là vị thần tối thượng !”
-
Nghiên cứu lời Phật
dạy về báo hiếu, chúng ta thấy ngài dạy từ cách báo hiếu thế
gian, ý nghĩa như ca dao và Thánh Nho, rồi ngài lưu ý đến đạo lý
nhân quả, tu tâm dưỡng tánh dẫn đến xuất thế gian thành Phật đạo
mới trọn vẹn tâm hiếu.
-
Kinh A Hàm đức Phật
dạy:
-
“ Nuôi dưỡng cha mẹ
đừng cho thiếu thốn
-
Làm việc gì cũng
trình cha mẹ biết trước
-
Cha mẹ làm việc gì,
con phải thuận theo, không trái ý.
-
Không dứt nghiệp
chánh của cha mẹ.”
-
Tuy là Phật dạy hiếu
dưỡng, hiếu thảo, hiếu hạnh tuỳ thuận thế gian, nhưng có khác ở
chổ: “ Không làm trái lịnh chánh của cha mẹ, không dứt nghiệp
chánh của cha mẹ.”- Chánh là đối lại với tà, cũng là Bát chánh
đạo. Đi vào con đường tà dù có báo hiếu cha mẹ cũng khổ đau. Đi
vào con đường chánh báo hiếu cha mẹ sẽ được an lạc!
-
Tăng Chi Bộ Kinh tập
I, trang 75, đức Phật dạy: “Những ai đền ơn báo hiếu bằng cách
nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các vật chất của cải tiền bạc,
không đủ đền ơn cha mẹ... Đối với cha mẹ không có lòng tin Phật
pháp, khuyến khích an trú vào thiện giới. Cha mẹ xan tham khuyến
khích an trú vào bố thí, cha mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích
vào trí tuệ. Đó là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha.”
-
Cũng trong Tăng Chi
Bộ Kinh, tập I trang 124, đức Phật còn dạy, người con hiếu thảo
phụng dưỡng cha mẹ, nhiếp phục thân khẩu ý thanh tịnh, trở thành
bậc chân nhân được chư thiên khen ngợi như sau:
-
“Ai hiếu dưỡng cha mẹ
-
Kính trọng bậc gia
trưởng
-
Nói những lời nhu hòa
-
Từ bỏ lời hai lưỡi
-
Chế ngự lòng sân tham
-
Là con người chân
thật
-
Nhiếp phục được phẫn
nộ
-
Với con người như vậy
-
Chư thiên Tam Thập
Tam
-
Gọi là bậc chân
nhân.”
-
Những ai thực hành
hiếu đạo được đức Phật khen ngợi: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh
hiếu là hạnh Phật.”- Đã là Phật là có bốn đức tính từ bi hỉ xả,
mười danh hiệu, thập lực vô uý v.v... xót thương cứu giúp muôn
loài. Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới xác định: “Chưa từng có một
chúng sinh không là mẹ cha ta trong nhiều đời nhiều kiếp luân
hồi sinh tử.”
-
Nay chúng ta phát Bồ
Đề tâm tu hành theo hướng dẫn của Tứ Hoằng thệ nguyện:
-
“Chúng sanh vô biên
thệ nguyện độ
-
Phiền não vô tận thệ
nguyện đoạn
-
Pháp môn vô lượng thệ
nguyện học
-
Phật đạo vô lượng thệ
nguyện thành.”
-
Chúng ta noi theo
đường chánh của Phật Bồ Tát: “ Còn một chúng sanh chưa thành
Phật, quyết không nhập Niết Bàn.” Cũng gọi là hiếu đạo. Muốn
được như thế, phải thực học, chơn tu, thật chứng, tâm đạt đến
chơn như thật tướng, hạnh hướng thượng mới cầu toàn lợi ích
chúng sanh, mỗi hành vi sáng tõ trí bát nhã tự tánh cũng là đạo
hiếu.
-
C. KẾT LUẬN
-
Ngày lễ Vu Lan thắng
hội rằm tháng 7, là một ngày lễ truyền thống văn hóa về hiếu
hạnh rất quan trọng. Ngày mà người Phật tử tại gia hay tăng lữ
xuất gia làm hiếu sự, cho đến thánh Tăng, Bồ Tát, Phật đều tham
dự chứng minh, chú nguyện cho âm siêu dương thới. Theo Kinh Vu
Lan:
-
“Vì ngày ấy thánh
tăng đều đủ,
-
Dầu ở đâu cũng tụ hội
về.
-
Như người thiền định
sơn khê,
-
Tránh điều phiền não
chăm về thiền na.
-
Hoặc người đặng bốn
tòa đạo quả,
-
Công tu hành nguyện
thỏa vô sanh.
-
Hoặc người thọ hạ
kinh hành,
-
Chẳng ham quyền quí
ẩn danh lâm tòng.
-
Hoặc người đặng lục
thông tấn phát,
-
Và những hàng
Duyên-Giác thanh văn.
-
Hoặc chư Bồ Tát mười
phương,
-
Hiện hình làm sãi ở
gần chúng sanh”
-
Ca dao cũng nhắc nhở:
-
Dù ai mua đâu bán đâu
-
Vu Lan tháng bảy rủ
nhau mà về.
-
Ta về với mái ấm gia
đình tõ lòng biết ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, tưởng nhớ tổ
tiên nòi giống, người đã cho ta huyết thống hình hài, non sông
gấm vóc.
-
Ta về với chùa chiền
thân yêu thăm thầy tổ, bước lên chánh điện đốt nén nhang thơm,
quỳ xuống trước đấng tam tôn, nghe lòng dâng lên niềm hiếu kính.
-
Hòa nhập vào lễ hội
Vu Lan, kính nhờ hồng ân Tam bảo chú nguyện cho cha mẹ, thân
quyến, chúng sanh kẻ còn người mất an vui hạnh phúc là ta biết
mình có phần nào hiếu nghĩa.
-
Trong ba cõi sáu
đường vui khổ Nhân Thiên dừng lại đi xuống rất dễ. Phấn đấu tu
hành vượt lên khó. Người con báo hiếu khó khăn nào cũng vượt
qua. Muốn Chư Phật xót thương cứu giúp mình phải tự độ mới có
tha độ.
-
Ý thức ngày lễ Vu Lan
thắng hội, Tự tứ , tế độ vong nhân, cốt tủy vẫn là ngày báo
hiếu. Chúng ta thiết lập trai nghi phẩm vật, tịnh tín cúng dường
chí thành thông thánh.
-
Đã có việc phước hữu
vi rồi, chúng ta nương Kinh Bát Nhã Ba La Mật, tu huệ vô vi,
nhiếp phục khát ái tham sân si phát triển hạnh lành thành tựu
công đức báo hiếu như tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ, làm gương
sáng cho đời tiếng thơm muôn thuở.
-
-
Chú thích:
-
1. - Mười danh hiệu:
-
1)
Như Lai: Người
đi theo con đường Như thực đến quả chánh giác.
-
2)
Ứng cúng: Xứng
đáng được Nhân thiên cúng dường.
-
3)
Chánh biến
tri: (Samya Ksam Buddha). Người có trí biết rõ mọi pháp.
-
4)
Minh hạnh túc:
Hạnh tam minh cụ túc. Biết quá khứ, hiện tại, vị lai ứng sử đúng
đắn sáng tõ vì tâm đã sạch phiền não sai lầm.
-
5)
Thiện thệ: Thệ
nguyện của bậc đại từ bi. Dùng nhất thiết trí làm cổ xe lớn đi
trên đường Bát chính đến Niết bàn.
-
6)
Thế gian giãi:
Hiểu được mọi sinh diệt của các loài hữu tình nơi cỏi thế gian.
-
7)
Vô thượng sĩ:
Trong tất cả các pháp Niết bàn là vô thượng, trong tất cả chúng
sinh Phật là vô thượng.
-
8)
Điều ngự
trượng phu: Phật dùng lời dịu dàng tha thiết từ trí vô lậu chế
ngự được các bậc trượng phu.
-
9)
Thiên nhân sư:
Thầy dạy bảo người đời điều hay lẽ phải.
-
10)
Phật, Thế Tôn:
Đấng giác ngộ được thế gian tôn kính.
-
2. - Thập lực: Mười
sức mạnh biểu hiện trí đức Như Lai:
-
1)
Trí lực biết
sự vật nào có đạo lý hay không.
-
2)
Trí lực biết
rõ nhân quả nghiệp báo ba đời của chúng sanh.
-
3)
Trí lực biết
tất cả pháp thiền định giãi thoát.
-
4)
Trí lực biết
mỗi căn tín chúng sinh để giáo hóa.
-
5)
Trí lực biết
mọi tri giãi của tất cả chúng sanh.
-
6)
Trí lực biết
đúng mọi cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sanh.
-
7)
Trí lực biết
hết các đạo lý mà người tu hành sẽ đạt đến kết quả.
-
8)
Trí lực vận
dụng thiên nhãn thấy suốt sinh tử thiện ác của chúng sinh.
-
9)
Trí lực biết
rõ túc mạng của chúng sinh hữu lậu và vô lậu Niết bàn.
-
10)
Trí lực biết
rõ mọi vọng hoặc tàn dư tập khí đoạn diệt vĩnh viễn.
-
3. - Vô sở uý: Điềm
tĩnh không sợ hãi. Do ngài có nhất thiết trí cắt đứt tất cả
phiền não, biết rõ sinh diệt hoặc nghiệp chướng pháp, Ngài
thuyết rõ chính đạo giới định tuệ diệt tận chư khổ não.
--o0o--
|
|