|
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
-
NGỒI BUỒN
-
DƯƠNG NHƯ TÂM
-
---o0o---
-
-
Ðó
cũng là tựa đề bài thơ của Nguyễn Duy, người viết bài này sau
nhiều năm tìm kiếm, chắp nhặt nay mơi lượm được toàn vẹn. Tuy
không phải là người chuyên đọc và phê binh hoặc giới thiệu thơ,
càng không phải là người yêu thơ văn, nhưng ý nghĩa bài thơ đã
thật sự gieo vào tâm khảm người đọc về một ý niệm – giá trị
tuyệt vời, tạo nên sức sống cho bài thơ mà việc làm, tìm tòi của
tôi – như vừa nói – xuất phát cũng từ đó. Mãi cho đến gần đây,
qua làn sóng Ðài Tiếng nói Việt Nam, qua giọng ngâm của Nghệ sĩ
Trần Thị Tuyết, khiến cảm niệm ai hoài, nhân tiết hội Vu Lan
thêm rạo rực. Và tôi nhận thấy không thể không giãi bày sự cảm
niệm riêng tư ấy.
-
Nhà thơ Nguyễn Duy có lẽ đi từ ca dao được mẹ ru bên cánh võng
thử ấu thơ, nêu trong tâm khảm đã bật ra bao nỗi lòng bằng chính
lời ru, và đã được lấy tựa đề cho bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ
ta xưa, miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương”. Bài thơ được
bắt đầu bằng sự sâu lắng hết sức thiêng liêng, mênh mông gợi lên
cho ta một khoảng không gian rộng lớn, làm lộ rõ nét cô đơn của
đứa con mồ côi vừa mất mẹ:
-
Bần thận hương huệ thơm đêm
-
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết bàn
-
Chân nhang lắm láp tro tàn
-
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
-
Tại sao lại phải là “khói nhang” mà không là ánh nến mới có thể
“vẽ nẻo đường kên Niết bàn”? Giữa khói nhang và Niết bàn trong
bài thơ đủ nói lên tập quán dân tộc với chân lý Phật giáo, dù
Niết bàn với ý nghĩa Phật học không là điều đơn giản. Theo tinh
thần Hoa Nghiêm thì Niết bàn không xảy ra trong thế giới khách
quan mà chỉ xảy ra trong thế giới nhận thức. Bằng con mắt tục
đế, chúng ta dễ dàng hiểu được Niết bàn trong thơ Nguyễn Duy, có
nghĩa là một vị trí – địa danh xứng đáng đối với tấm lòng hiếu
thảo của người con dành cho người mẹ, nên chúng ta chấp nhận
được. Và có lẽ như biết được ý nghĩa trên nên Nguyễn Duy phải
nói “vẽ nẻo đường lên Niết bàn”. Nhìn thấy “chân nhang lấp láp
tro tàn” là một hình tượng tất yếu về một kiếp đời thọ nghiệp;
nó còn nói lên cái bóng, công ơn lao nhọc cả cuộc đời của mẹ một
cách cô đọng, thay vì tác giả phải kể lể bằng nhiều hình ảnh
khác như “cánh cò lặn lội...”v.v...
-
Mẹ
ta không có yếm đào
-
Nón mê thay nón quan thao đội đầu
-
Rối ren tay bí tay bầu
-
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
-
Từ trước đến nay, tuy tự nhận mình là một người ít khi tiếp
xúc với thơ văn, nhưng tôi vẫn chưa thấy có moọt áng văn thơ nào
ca ngợi – tả tỉ mỉ về một người mẹ giàu sang, chân tay cắt móng
gọn gàng, mắt mũi đầy ắp silicon đặc sệt; chỉ là những bà mẹ
nghèo, tần tảo, chai sần da sạm với đôi quang gánh đè nặng bờ
vai lao nhọc. Ai đã từng thấy được dây bí, dây bầu, dây mướp leo
với vô số tay quăng bám chặt và rẽ ngọn trăm hướng để giữ cho
thân mình đủ sức mang nặng những đứa con - những trái đậu lủng
lẳng, lúc nào, cũng ghì nặng thân dây... mới cảm nhận được câu
thơ của Nguyễn Duy đến nao lòng, và thầm thán phục sự ví von tài
tình – tuyệt vời của nhà thơ. Không phải của đất nước ta vốn có
truyền thống văn minh nông nghiệp, mà khi nói về “nhuộm bùn”,
tức là làm ruộng, cuốc đất, trồng cây; đó chỉ là một sự hiểu
biết, hàm sức về tình mẹ phương Ðông, muốn tự mình nuôi dạy con
cái, chịu đựng tất cả lao nhọc để cho con khôn lớn; không dựa
dẫm vào bảo hiểm, nhà trẻ, cấp dưỡng hoặc phó mặc cho xã hội,
nhà trường. Màu nâu còn là màu của đất, mà đất thì được tắm mát
bởi nhân duyên của bốn mùa nhiết đới vốn hằng gian khổ. Người
học Phật còn “đi sâu” vào lòng đất hơn bằng tư tưởng tuyệt vời
của Tâm địa quán; nó sinh ra tất cả và nó ôm ấp tất cả (Chúng
sinh chi tâm du như đại địa, ngũ cốc – ngũ quả tùng đại địa
sanh). Kể cả cái tâm của tam giới cũng chỉ là 3 tên của đất
(Dĩ thử nhân duyên tam giới, duy tâm tam danh chi địa).
Phải chăng do các yếu tố chân lý đó nên chư Tổ truyền thừa xứ ta
xưa kia đã khéo chọn màu nâu để hàng Tăng lữ mặc, ngầm nhắc nhở
về một duyên sanh, một ứng dụng tùy cơ cho đạo Phật Việt Nam.
-
Cái cò – sung chát – đào chua
-
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
-
Ta
đi trọn kiếp con người
-
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
-
Những lời tiêu biểu trong các bài hát ru, còn là những kỷ niệm
tuổi thơ, đưa vào trong miệng bắt đầu kể thứ gì đang nắm được
trong tay, và còn mãi tiếc nuối, nên thay vì “cây cải về trời”,
ta nghe như lời ru rất thiêng liêng phải được bay về trời, cao
mãi, cao vút. Vì thế mà bàn chân ta dong ruổi với gói hành tràng
mang theo đó là những lời mẹ ru; lỡ mai ta nằm xuống thì vẫn còn
đó, còn hoài với đạo lý thế nhân: những lời ru.
-
Bao giờ cho đến mùa Thu
-
Trái hồng, trái bưởi đãnh đu giữa rằm.
-
Nhà thơ Nguyễn Duy chắc lúc tuổi thơ được thừa hưởng
những kỷ niệm vui buồn dưới tàn cây trong vườn nhà, mùa nào thức
ấy cho nên luôn nhìn được những quả trái trên cành mà mẹ dành
chờ qua rằm cúng Phật, cúng tổ tiên hoặc đem bán đổi gạo. Riêng
tôi, “những trái hồng, trái bưởi đánh đu giữa rằm” là kỷ niệm về
một cách lễ nghĩa mẹ dạy “để cúng Phật – ông bà xong, mẹ cho
ăn”, vì thế “đánh đu” của tôi có ngiax là thèm thuồng bởi những
trái cây cúng Phật thường được mẹ chọn lựa trái to nhất, ngon
nhất.
-
Bao giờ cho đến tháng Năm
-
Mẹ
ra trải chiếu ta nằm đếm sao
-
Ngân hà chảy ngược lên cao
-
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
-
Bờ
ao đom đóm chập chờn
-
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.
-
Những ý thơ này chắc rằng ai ai cũng đều có được diễm phúc tận
hưởng. Dưới ánh mắt và trí tưởng tượng của tuổi thơ, ta nhìn vạn
vạt đều có thật một cách dễ dàng và gần gũi. Sao trên trời làm
sao mà đếm được, nhưng tuổi thơ đếm được (một ông sao sáng,
hai ông sáng sao...) dù đó chỉ là đường vòng tròn không kết
thúc, để đưa ta vào... giấc ngủ! Ðể rồi các thế hệ nối tiếp
nhau, thay nhau mà tiếp tục đếm; đếm hoài cho đến khi qua tuổi
trưởng thành rồi nhường lại cho đàn con mà ta tiếp tục ngồi vào
vị trí của người mẹ. Cho nên:
-
Mẹ
ru cái lẽ ở đời
-
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.
-
Dù trong nhận thức đã từng hiểu được giá trị đích thực của
những chuẩn mực đạo đức cần thiết nơi mỗi con người, thế mà tôi
vẫn phải giật mình khi đọc đến hai câu này! Quả thật, trong kho
tàng hát ru của dân tộc, có câu nào mà không mang nặng một ý
nghĩa nhân văn nào đó, kể cả những điều nhỏ nhất. Ở người mẹ
Việt Nam sữa và hát có đủ đầy nuôi bao thế hệ khôn lớn, vỗ an
bao nghĩa đậm tình sâu và đúc kết nên bản thiên trường ca tình
mẹ bất tử. Ngày nay, có không ít em bé được lớn kên, được nuôi
dưỡng từ sự ỷ lại và phó mặc; ru con bằng máy cassette mà trong
đó vọng ra nào là giai điệu Pop – Rock – Disco và hiện nay là
Rap, đẻ rồi các em này lơn kên khi bập bẹ đã thốt ra được nào là
“Bai” – “Ok” – lớn lên chút nữa thì “Ta là Triển hộ vệ đây!”,
“Ta là Ninza đây!”. Cho nên chính nhà thơ đã phải thốt lên, đầy
nỗi lo lắng:
-
Bà
ru mẹ, mẹ ru con
-
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
-
Chỉ có những đứa con được lớn lên mang trong mình cả xác lẫn
hồn mẹ cho dù có phieu bạt góc bể chân trời vẫn không quên được
nơi nào quê mẹ và vị trí đặt nôi võng khi xưa ta nằm. Ấy
vaayjmaf niềm thương trọn vẹn đó vẫn như da diết, ai hoài:
-
Nhìn về quê mẹ xa xăm
-
Lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa.
-
Ðể rồi nhà thơ chọn cau ca dao để kết thúc bài thơ như trả về
cho đạo lý dân tộc một gia tài nguyên vẹn; lại nữa như muốn gợi
ý với thế nhân rằng: dù thơ cac có hay đến thế nào đi nữa cũng
không bằng chính lời ru mộc mặc khi nao, xem như sự kết thúc
cũng là sự bắt đầu. Với tôi, đó còn là lời nhắn nhr với những ai
đã chóng quên cội nguồn, mà thiếu vắng nó không còn là một giá
trị văn hóa – nhân bản của một dân tộc”
-
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
-
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
-
-
TRUYỆN NGẮN VỀ THỜI SINH HOẠT ÁO LAM
--o0o--
|
|