|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
Chùa Một Cột
-
Qua Lăng Kính Việt Dịch
-
Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng
-
-
-
Từ
cuối năm 1995, sau khi đã thấy rõ 36 quân của Trò Khép-Mở KIANO
Close-Open Game [một trò-chơi kết-tinh giữa Văn-hóa truyền-thống
của Việt-Nam (mà hình ảnh mâm Bánh-Dầy và Đồng Bánh-Chưng lớn
buộc bằng 4 lạt, từ thời Tổ Hùng-Vương truyền ngôi cho con-thứ
Lang-Liêu, là chính) và luật đối-xứng quân-bình của thiên-nhiên
(mọi sinh-vật đều có trục đối-xứng quân-bình tự-thân để dễ
tồn-tại)] là 64 tượng-quẻ của Việt Dịch, tôi nhận ra những
di-tích của Văn-Minh Việt-Nam (như Gậy-Thần 9 đốt, Thành Cổ-Loa,
Chùa-Một-Cột...) xuất-phát từ Việt Dịch (1). Thí-dụ như quẻ
Sơn-Lôi-Di là hình ảnh chiếc-thuyền-con hay cái-võng mà Đại-Đế
Quang-Trung đã ra lệnh cho quân sĩ xử-dụng trong cuộc hành-quân
thần-tốc ra Thăng-Long đánh đuổi quân Thanh vào năm Kỷ-Dậu 1789.
Quẻ Hỏa-Thiên-Đại-Hữu là hình Thập-Tự-giá của Thiên-Chúa-Giáo...
Và quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc thì rõ-ràng là hình-ảnh Chùa-Một-Cột,
một kỳ-quan của Việt-Nam.
-
Tôi cho rằng người nghĩ ra và cho xây-dựng Chùa-Một-Cột là một
nhà Việt-Dịch, hoặc nếu là một Thiền-Sư thì ít ra vị này cũng
làu thông Tam-giáo và Việt-Dịch. Vào tháng 10 năm 1990, trong
khi giảng về chữ "Tâm", nhân dịp Thiền-Sư Thích-Thanh-Từ dẫn một
phái-oàn Tăng Ni và Cư-Sĩ Phật-Tử ghé thăm Hà-Nội, Hòa-Thượng
Pháp-Chủ Phật-Giáo Việt-Nam Thích-Đức-Nhuận có nói:"Cái Thái-Cực
trong Dịch chính là Chân-Tâm trong Phật-Học vậy". Suy-xét về
tượng-quẻ của Việt-Dịch và hình ảnh thực-tế, ta thấy có sự
đồng-nhất:
-
Tượng-quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc Hình vẽ đơn-giản & theo Việt-Dịch
Chùa-Một-Cột
-
-
O
0 0
0 0
O
O
O
|
-
.
. .
. .
.
.
.
|
-
Trước đây, qua cuốn Việt-Nam Văn-học Toàn-thư (3) và gần đây là
"Tập Kỷ-Yếu về Hòa-Thượng Pháp-Chủ" (4) có nói đến Sự-tích
Chùa-Một-Cột, nhất là trên tấm bia tại chùa Long-Đọi (Nam-Hà
Bắc-phần Việt-Nam). Hai tài-liệu cho chúng ta thấy Chùa-Một-Cột có
tên chữ là Chùa Diên-Hựu: Vào thời thịnh-đạt của Phật-Giáo (hay
nói đúng hơn, Việt dung Tam-giáo), năm 1049, một hôm vua
Lý-Thái-Tôn nằm mộng thấy Phật-Bà-Quàn-Âm hiện ra, đưa nhà vua đến
một tòa sen rạng-ngời ánh-sáng. Sau khi tỉnh dậy, Vua thuật lại
câu chuyện cho triều-thần cùng nghe. Thiền-Tăng Thuyền-Lão, vị Sư
đã hướng-dẫn nhà vua trên đường đạo-hạnh, bàn cùng Vua nên dựng
một ngôi chùa để kỷ-niệm và nhớ ơn Đức Quán-Âm. Chùa được xây giữa
hồ Linh-Chiếu, trong vườn Tây-Cấm gần Kinh-đô Thăng-Long. Về
chi-tiết, Chùa Diên-Hựu được dựng trên một cây cột lớn độc nhất,
đỉnh cột là một bông sen nghìn cánh, trên bông sen đặt một tòa nhà
đỏ-tía và trong nhà có tượng-Phật-mình-vàng. Kiến-trúc ngôi Chùa
đặc-biệt này theo nghệ-thuật Đại-La thời Nhà Lý. Bông sen nghìn
cánh tượng trưng cho trí-tuệ viên-mãn:
-
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (ca-dao)
-
Chùa-Một-Cột hàm-chứa ước-vọng của người Việt, đã đồng-nhất
Đức-Phật, hiện-thân của trí-tuệ vô-biên với nguồn sinh-lực
vĩnh-cửu của Đất-Trời. Nguồn sinh-lực này chảy qua cột đá, truyền
xuống Đất và Nước để bừng trở lên một cuộc sống hạnh-phúc cho
thế-gian. Ý-thức nọ và biểu-tượng kia đã đủ là một thách-thức
hào-hùng đủ trấn-áp và làm triệt-tiêu ảnh-hưởng và vết-tích
Cột-Đồng-Mã-Viện của thực-dân Hán ngày trước và máy-chém của
thực-dân trắng sau này:
-
“Đồng Trung-Hoa đến mang làm cột,
Máy Pháp-Lan sang để chém người”
(Lý-Đông-A/ Đ.T.N.)
-
Chùa-Một-Cột cũng như "Nhà Việt-Nam ở trên Trời" không khác gì
ý-nghĩa câu:
-
"Tuyệt nhiên định phận tại thiên-thư"
(Lý-Thường-Kiệt)
-
Hoàn-toàn phù-hợp với giai-đoạn đầu của thời-kỳ khẳng-định nền
Độc-Lập Dân-Tộc. Hiện nay ngôi Chùa-Một-Cột vẫn còn tồn-tại trên
đất Thăng-Long, Việt-Nam. Và một ngôi Chùa-Một-Cột khác cũng đã
được Hòa-Thượng Thích-Trí-Dũng tôn-tạo tại Thủ-Đức, miền Nam
Việt-Nam từ năm 1958 với tên chữ là Nam-Thiên-Nhất-Trụ.
-
Về phương-diện Lý-Dịch, tượng Sơn-Thiên Đại-Súc trong Việt-Dịch là
"núi ở trên Trời" như có ý nhắn-nhủ kẻ thù phương Bắc rằng "Các
người không thể tiêu-diệt được Dân-Tộc ta đâu, Trời đã định vậy,
Trời nâng-đỡ chúng tao!”. Riêng hai chữ "Diên-Hựu" đã đầy đủ
ý-nghĩa của sự "hiện-hữu lâu dài"; nay qua Việt-Dịch, ta còn thấy
có thêm ý-nghĩa "chất-chứa đại-thể cao-cả” của tượng-quẻ Đại-Súc
nữa, thật là dịêu-kỳ. Các vị Thiền-gia Đạo cao Đức trọng, làu
thông Phật và Dịch, luôn có tấm lòng Đại-Bi lo cho sự tồn-vong của
Dân-Tộc, một nền Độc-lập và cường-thịnh cho Dân Nước qua những
biểu-tượng:
-
Độc-lập (một cột).
-
Diên-Hựu (hiện-hữu lâu bền)
-
Đại-Súc (chất chứa những điều cao-cả, thịnh-vượng)
-
Đạo-hạnh (như hoa-sen trong đầm bùn, như nhà trên Trời, không
ô-trọc, cao-cả) đầy đủ Chân – Thiện – Mỹ vậy.
-
Chùa Một-Cột Diên-Hựu, qua lăng-kính Việt-Dịch, như một nhắn gửi,
khuyên răn những kẻ theo khuynh-hướng độc-tôn cần biết hối-cải, lo
cho đại bộ-phận Dân-Tộc:
-
Không chỉ độc-lập xuông (thực sự hay chỉ là chiêu-bài?) mà còn
phải gồm cả thịnh-vượng cho toàn-dân!
-
Biểu-tượng Chùa-Một-Cột, vượt thời-gian và không-gian, vẫn mãi mãi
là hình-ảnh hào-hùng, một ước-vọng chính-đáng của Dân-Tộc
Việt-Nam.
-
Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng
-
-
Chú-thích:
-
Xem ‘Văn-Minh Chế-tác của Nòi Việt’, sẽ công-bố, của cùng tác-giả.
-
Tạp-chí Nguồn-Đạo, chùa Giác-Hoàng phát-hành 1994.
-
của Hoàng-Trọng-Miên, xuất-bản 1976 Hoa-Kỳ.
-
Bài "Đôi lần yết-kiến Đức Pháp-Chủ” của G.S. Trần Lâm Biền, trang
126.
-
-
Phụ chú:
-
Dường như tại Thành Lục-Niên ở Thanh-Hóa, dưới thời
Vạn-Thắng-Vương Đinh-Tiên-Hoàng cũng có di-tích một Chùa-Một-Cột.
-
Thành Đại-La cũng được xây-dựng vào thời Nhà Lý (1009-1225), tiều
Lý-Thái-Tổ; khi dời Đô đến, vì thấy Rồng xuất-hiện, Vua mới đổi
tên là Thăng-Long-Thành. Thành này có kiến-trúc phối-trí theo hình
8 quái (Văn-Minh Việt-Nam / Lê-Văn-Siêu). Xin đề-cập vào một dịp
khác.
-
Tại Thủ-Đức, gần Sài-Gòn, Chùa "Nam-Thiên-Nhất-Trụ" cũng còn được
gọi là Chùa Diên-Hựu II. Bề cao xử-dụng trong lòng Chùa cao hơn
Chùa chính ở Hà-Nội một chút nên việc đi đứng trong Chùa tương-đối
thoải-mái hơn. Chùa do Hòa-Thượng Thích-Trí-Dũng tôn-tạo vào năm
1958. Khuôn viên Chùa có nhiều công-trình phụ, gồm cảtượng Phật
lộ-thiên, tháp ‘Báo-Ân’, Nhà Tổ, v.v... Chùa vẫn có tượng-quẻ
Đại-Súc và bao-hàm ý-nghĩa Độc-lập Tự-chủ và phồn-vinh cho
Dân-Tộc. Được biết, trong tương-lai, Thượng-Tọa Thích-Thanh-Ngọc
sẽ là người kế-thừa Trụ-trì Thắng-tích Nam-Thiên-Nhất-Trụ này.
--o0o--
|
|