|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
VỀ CÔNG TÁC
-
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT
NAM
-
TT Thích Chơn Thiện
-
--o0o--
-
-
Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt
Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên
- Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang -
được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm
(3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng
vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
-
Thật là đúng thời để nói chuyện về phiên dịch và in ấn Đại Tạng
Kinh vào đầu cái năm "tâm viên, ý mã" nầy.
-
Câu chuyện về Đại Tạng Kinh Phật giáo là một câu chuyện dài,
thật dài. Ở đây người viết chỉ điểm qua vài nét tiêu biểu.
-
I.
Yêu cầu cấp thiết hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam:
-
Ba
tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt, tôn giả Đại Ca Diếp nhóm Hội
nghị tăng già đầu tiên để kiết lập Kinh tạng và lục tạng bằng
khẩu tụng. Một trăm năm sau, tôn giả Sabbatami chủ tọa kỳ kiết
tập thứ hai tại Vaisali (hay Vesàli) ở Ấn, dưới triều vua
Kalasoka (cháu của vua Ajatasattu-A-xà-thế). Lần này Kinh tạng
và Luật tạng được đọc lại bằng khẩu tụng, chưa có vấn đề tranh
luận, tranh cãi. Đến triều đại vua Asoka-A-Dục Vương lên ngôi
năm 273 B.C. và trị vì 37 năm - tôn giả Moggaliputta Tissa chủ
trì lần kiết tập thứ ba bằng chữ viết, tại Pataliputta, dưới sự
bảo trợ của nhà vua. Bấy giờ đã có một số vấn đề thuộc Kinh tạng
và Luật tạng được bàn cãi. Tôn giả Tissa tác bộ luận đầu tiên
trong vòng chín tháng. Tam tạng giáo điển Phật giáo bằng chữ
viết được hình thành từ đây. Thượng tọa Mahinda (con vua Asoka)
đem Tam tạng Kinh cất giữ ở Tích Lan, và Tam tạng được giữ
nguyên vẹn cho đến bây giờ. Đây là tạng Pali.
-
Một trăm năm sau Tây lịch, lần Kiết tập thứ tư được tổ chức tại
Jalandhara, do vua Kaniska bảo trợ. Bấy giờ tư tưởng Phật học
phát triển rất mạnh mẽ: Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu bộ và Đại
thừa. Do vì có nhiều sự bất đồng tư tưởng về Kinh và Luật nên
nhà vua mới triệu tập hội nghị này. Theo ý kiến của Pháp sư
Huyền Trang, và theo các tài liệu sử đương thời, thì hầu như
Nhất thiết hữu bộ chủ trì Hội nghị này đã tác 10 vạn bài tụng
giải thích Kinh tạng, 10 vạn bài tụng giải thích Luật tạng, và
10 vạn bài tụng giải thích Luận tạng. Đây là hình thức mở đầu
của Kinh sớ, Luật sớ và Luận sớ, và là hình thức tân tu Đại
Tạng.
-
Kinh tạng A-hàm bằng chữ viết thuộc vào thời kỳ kiết tập này.
-
Qua nhiều chuyển biến tiếp theo của lịch sử, Phật giáo đã được
truyền sang nhiều quốc gia. Tạng Pali có ảnh hưởng ngự trị ở
Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Camphuchia. Tạng A-hàm và
Tạng Đại thừa có ảnh hưởng ngự trị ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung
Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Ngoài Phật giáo Việt Nam
các nước bạn Phật giáo đều có Đại Tạng bằng tiếng mẹ đẻ của
mình. Do vậy, Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt
Nam
đã có quyết định cấp thiết hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
-
Đại Tạng Kinh Việt Nam tuy ra đời muộn màng nhất, nhưng bù đắp
lại, khi hình thành sẽ là Đại Tạng Kinh Phật giáo phong phú
nhất: sẽ bao gồm phần dịch từ Pali tạng, Hán tạng và trong tương
lai gần sẽ có thêm phần dịch từ Sanskrit tạng và Tây Tạng tạng,
cộng thêm phần Tục tạng của Việt Nam khá súc tích nữa.
-
II. Những khó khăn trong công tác hình thành ĐTK Việt Nam:
-
Lịch sử kiết tập Đại Tạng Kinh Phật giáo cho thấy nhân sự trong
các lần kiết tập rất đông, lại được sự bảo trợ tích cực của các
triều vua. Công tác hình thành các Đại tạng của các nước bạn thì
có rất nhiều điểm thuận lợi mà Phật giáo Việt
Nam không có như là:
-
-
Kỹ thuật in ấn cao.
- Tài chánh rất dồi dào.
- Nhân sự có rất nhiều.
- Được các chính phủ trực tiếp bảo trợ.
- Cơ sở làm việc tiện nghi.
-
Dù
làm việc trong điều kiện rất ít nhân sự và thiếu thốn đủ mọi
mặt, Trung ương giáo hội đã có quyết tâm cao vượt qua các khó
khăn để hình thành các bản kinh đầu tiên, đã thiết lập được cơ
sở khá vững chắc cho việc hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
Giáo hội tin tưởng rằng qua năm Nhâm Thân, 1992, nếu Tứ chúng
trong Giáo hội đồng tình hướng mạnh thêm nguồn nhân lực và tài
chánh vào công tác Đại Tạng, thì nhất định Phật sự Đại Tạng sẽ
sớm được hoàn thành tốt đẹp như lời nguyện mà Tứ chúng thường
đọc tụng: "...thống lý đại chúng, nhất thế vô ngại".
-
III. Những chuẩn bị cần thiết cho tương lai Đại Tạng Kinh Việt
Nam:
-
Để
tạo nên một sắc thái đặc biệt cho Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hội
đồng chỉ đạo Phiên dịch và Ứng hành Đại Tạng Kinh Việt Nam dự
tính trong tương lai không xa, khi có Hàn Lâm Viện Việt Nam hay
Hàn lâm viện Phật giáo Việt Nam, các bảng Kinh Việt Nam sẽ phải
được tân tu để tu chỉnh các sai sót không thể tránh khỏi, và để
thống nhất các từ ngữ. Hội đồng cũng dự tính khi số nhân sự của
Hội đồng được tập hợp đông đảo, khi có thời gian rộng rãi hơn,
Hội đồng sẽ cho ra mắt các tập chú giải và từ vựng cho từng Bộ
Kinh để giúp các Phật tử Việt Nam không gặp các khó khăn về
thuật ngữ Phật giáo trong việc đọc và hiểu Đại tạng.
-
Trong thời gian đi sâu vào công tác phiên dịch, hiệu đính và in
ấn, Hội đồng Chỉ đạo đã phát hiện ra nhiều vấn đề dịch thuật, in
ấn của Hán bản, Pali bản và Anh bản cần được bàn thảo. Về bản
dịch Việt Ngữ cũng thế. Các vấn đề ấy sẽ được đề cập đến trong
các tập chú giải và từ vựng nói trên. Mong rằng quí Phật tử hoan
hỉ và kiên nhẫn chờ đợi.
-
Đi
vào thực tế công tác, Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch cũng công nhận
ra rằng công tác hình thành Đại tạng Kinh Việt
Nam
cần phải trải qua nhiều thập niên. Công tác ấy sẽ được tiến hành
thuận lợi và tốt đẹp nếu Giáo hội quan tâm đúng mức đến các Phật
sự sau đây:
-
1.
Tổ chức giáo dục tốt các cấp Phật học: Cơ bản, Cao cấp và Hậu
đại học để đào tạo nên nhiều thế hệ Tăng, Ni giỏi Phật học có
thể đảm trách công tác Phiên dịch và tân tu Đại tạng.
-
2.
Đầu tư một số chư Tăng, Ni học chuyên sâu Anh ngữ, Hán ngữ, Pali
ngữ, Phạn ngữ, Tây Tạng ngữ, Nhật ngữ, và chuyên sâu dịch thuật.
-
3.
Thành lập một thư viện Phật học có tầm cỡ và một cơ sở làm việc
tiện nghi cho Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hội đồng
Phiên dịch Đại tạng Kinh Việt Nam.
-
Cái khó trong các Phật sự luôn luôn bó lấy cái khôn của chúng
ta, nhưng đồng thời cũng làm ló ra cái khôn cho chúng ta. Cái
khó khăn sẽ mở ra cho chúng ta một hướng mới của sáng kiến và
các vận dụng thiện xảo. Chúng ta sẽ cảm thấy hân hoan và khích
lệ biết bao khi nhìn thấy các bản Kinh Việt Ngữ đang làm phong
phú văn hóa Phật giáo và văn hóa Dân tộc!
-
Thế giới ngày nay đang đối mặt với các khủng hoảng lớn về môi
sinh và xã hội. Các nhà văn hóa, tư tưởng, tôn giáo thế giới
đang hướng về phương Đông để tìm kiếm những giải pháp cho thời
đại, mà Phật giáo là niềm hy vọng lớn nhất. Nếu thiên nhiên đem
lại mùa xuân cho cây cỏ, thì Phật giáo sẽ là niềm hy vọng đem,
lại niềm tin cho cuộc đời. Chúng ta hãy thắp sáng niềm hy vọng
ấy với quyết tâm hộ trì Đại tạng Kinh Việt
Nam!.
--o0o--
|
|