|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- NÉT
ĐẶC THÙ
- CỦA
NGHI LỄ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- Lê
Việt Nhân
-
--o0o--
-
-
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ
Bắc đến Trung và vào
Nam.
Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ
Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa
sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử
dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung
đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian
hơn.
-
Nhưng phải nhìn nhận là nghi lễ của Phật giáo miền Nam phong phú
hơn vì được thừa hưởng tất cả những dòng nghi lễ trên và nhờ vào
những giọng điệu, âm điệu vốn có của người miền Nam nên đã tạo
thành những phong cách riêng rất đa dạng và đặc sắc. Chẳng hạn,
mỗi một bài "tán" ở miền Nam đã mang một điệu khác, không còn
mang những nét nguyên thủy của Bình Định nữa mà đã theo tiếng
nhạc riêng của miền
Nam.
-
*
Vậy những điệu tán trong nghi lễ bắt nguồn từ đâu?
-
-
Từ chư Thiên! Sách chép rằng ở Trung Quốc vào đời Tam quốc có
ông Tào Thực (con của Tào Tháo) vì chán nản thời cuộc, ông đi
vào núi tu tiên... Giây phút sắp đạt đạo, ông nghe có chư Thiên
đến, trỗi lên khúc nhạc trời, ca ngợi đạo hạnh của ông. Sau khi
xuất đạo, ông chợt nhận ra rằng đạo Phật rất cao siêu đem chép
lại tất cả các điệu nhạc ấy mà truyền tụng trong Phật giáo.
Những điệu ấy gọi là các điệu "tán". Trải qua các đời, các điệu
tán ấy hòa nhập vào mỗi quốc gia và tùy theo tính đặc thù của
Phật giáo Đại thừa tại mỗi quốc gia ấy mà các điệu "tán" có
những nét đặc trưng khác nhau.
-
*
Có quan niệm Phật giáo xuất hiện cùng với nghi lễ. Điều này đúng
hay sai?
-
-
Không hoàn toàn đúng. Đối với Phật giáo, nghi lễ chỉ xuất hiện
từ khi đức Phật nhập diệt. Khi đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã
thể hiện lòng kính trọng đối với Đạo Sư của mình bằng những cung
cách khác nhau. Dần dà những cung cách ấy được gắn vào những tư
tưởng triết lý của Phật và phổ vào những điệu nhạc trở thành
nghi lễ.
-
*
Các loại nghi lễ được dùng hiện nay có hình thức ra sao?
-
-
Hiện nay, không chỉ riêng gì miền
Nam
mà cả miền Bắc và miền Trung đều dùng các nghi lễ có nguồn gốc
do Tổ sư để lại. Các loại nghi lễ hiện được dùng theo hai khoa
chính, đó là Thiền môn chánh độ và Tâm nam thiện bản. Thiền môn
chánh độ gồm có hai phần chính, đó là độ các sư tăng viên tịch
và độ các người tại gia khi qua đời. Còn Tâm nam thiện bản thì
có tính chất như một công văn, đó là những văn sớ. Còn về hình
thức thì tùy theo nội dung mà có những cách thể hiện khác nhau.
Như ở chùa thì lúc nào cũng có nghi lễ. Sáng thì có hành tri
(giờ công phu). Có những bài kinh, tán tụng đều dùng đến nghi
lễ, nhưng các sư đọc theo giọng lạc (thiền).
-
Còn buổi chiều thì có khóa Tịnh độ (công phu chiều), đọc hồi
hướng theo giọng ai.
-
Còn trong các pháp hội như lễ Vu Lan, Phật Đản... thì nội dung
của pháp ngữ cũng khác nhau. Và trong độ linh thì các khoa giáo
cũng khác và giọng điệu cũng khác.
-
*
Xin điểm qua những dụng cụ trong hành trì nghi lễ.
-
-
Thường dùng thì có linh cổ (trống đạo), đẩu, chuông, mõ, linh
Đại cổ (trống bát nhã). Ngoài ra ở các pháp hội lớn thì có các
loại nhạc khí thêm vào như đàn cò, sáo kèn, đàn nguyệt (kiềm)...
-
Các loại dụng cụ cũng chỉ là phụ, quan trọng nhất vẫn là người
hành trì nghi lễ.
-
*
Dụng cụ mà người miền Nam gọi là cái "đẩu" thì miền Trung gọi là
cái "tang" và miền Bắc gọi là cái "tiêu" và "cảnh". Vậy chúng
giống và khác nhau như thế nào?
-
-
Sự thật thì ba tên gọi đó đều chung cho một thứ dụng cụ cả.
Nhưng ở miền Nam gọi là cái "đẩu" là do đọc trại từ chữ "điều"
mà thành. Người ta gọi là cái "biểu" vì khi đánh vào dụng cụ kêu
giống như tiếng chim, ví như con chim hót ra chân lý để người
nghe phát tâm niệm Phật, Pháp, Tăng... nên gọi là cái "đẩu". Còn
người miền Trung gọi là cái "tang" là vì khi đánh, họ đánh rất
nhẹ nghe cái "tang" nên tiếng "tang" là từ đó. Còn ở miền Bắc
khi đánh vào nghe to hơn nên gọi là tiếng "tiêu"- miền Bắc cũng
còn gọi là cái "cảnh".
-
*
Có đòi hỏi đặc biệt nào đối với người hành trì nghi lễ không,
thưa ĐĐ?
-
-
Trong hành lễ có những khác biệt, đó là có người thích tĩnh, có
người thích động. Do đó, tùy theo căn cơ mà người hành trì làm
tăng vẻ trang trọng cho pháp hội hoặc ngược lại.
-
Cái chủ yếu của nghi lễ là tác động đến tâm thức của người nghe,
do đó muốn cho nghi lễ làm hay, người hành trì nghi lễ phải có
đời sống nội tâm (tâm linh) cao. Người có đời sống tâm linh cao
chừng nào thì hành trì nghi lễ hay chừng nấy. Và chỉ hay khi
người hành trì hòa mình vào các thứ nhạc khí và cất lên giọng
điệu của mình để đánh vào tâm thức của người nghe. Những điệu
"tán", "tụng" chỉ có tác dụng thu hút mọi người khi người hành
trì nghi lễ dồn hết tâm trí của mình vào việc hành lễ. Còn ngược
lại, người chỉ biết tán tụng không có đời sống nội tâm cao thì
hành lễ sẽ chẳng thu hút được mọi người, chỉ khiến cho họ điếc
tai mà thôi. Cũng giống như trong hát dân ca vậy, người nghệ sĩ
chỉ nhập vai mới thu hút được người xem.
-
Trong đạo Phật, có người không hiểu vai trò đó, nên chỉ chú
trọng luyện giọng cho tốt, không chú trọng định lực, chánh niệm
nên cuối cùng không có một tác dụng nào về mặt hoằng pháp cả.
-
Do
đó, muốn hành trì nghi lễ hay cần phải có 3 yếu tố. Thứ nhất
phải có nghệ thuật: điêu luyện đúng mức về giọng điệu. Thứ hai
phải có khoa học, đó là sự thật, là chân lý, những giọng điệu
câu văn phải khế hợp với chân lý của đạo Phật, nếu không khế hợp
thì chắc chắn sẽ bị đào thải. Thứ ba là phải quần chúng, giọng
điệu phải mang nét văn hóa Việt Nam; thiếu một trong 3 yếu tố
trên, người hành trì nghi lễ không thể đem nghi lễ phổ cập được.
-
*
ĐĐ nghĩ gì về quan niệm "nghi lễ phát triển, Phật giáo suy đồi"?
-
-
Câu nói này sẽ hoàn toàn đúng, nếu như người hành trì nghi lễ
không chịu học giáo lý, không chú tâm vào đời sống tâm linh, sử
dụng nghi lễ như một phương tiện kiếm sống. Với những hạng người
này, mọi hoạt động của họ đều làm cho Phật giáo suy đồi.
-
Ngược lại, các nước như Trung Hoa, Đài Loan, Nhật Bản... nghi lễ
rất phát triển mà Phật giáo ở các nước đó đâu có dấu hiệu nào là
suy sụp! Do đó, không phải ở nghi lễ làm cho Phật giáo suy đồi
mà chính là do ở những người hành trì nghi lễ. Còn nếu nghi lễ
sai thì các Tổ sư đâu có sáng chế ra nghi lễ để làm gì, và Phật
giáo Việt
Nam cũng chẳng cần có một giai đoạn nghi lễ phát triển mà Phật
giáo vẫn hưng thịnh vào giữa thế kỷ 19 đó sao?
-
*
Thưa ĐĐ, hiện nay nghi lễ đóng vai trò như thế nào trong đời
sống tu học của Tăng Ni?
-
-
Có thể khẳng định rằng nghi lễ hiện nay đang bị bỏ quên, không
có một phương hướng đào tạo cụ thể. Nếu có thì chỉ truyền dạ
theo lối Tổ truyền và chỉ đi sâu vào những điệu "tán", "tụng"
chứ không chú trọng về tâm thức khi hành lễ.
-
Ở
các nước, môn học đầu tiên của các Tăng Ni khi vào chùa là phải
học nghi lễ. Họ quan niệm rằng "Tôn giáo mà không có nghi lễ sẽ
trở thành học thuyết". Thế nhưng, với Phật giáo Việt Nam ta,
hiện nay vai trò của nghi lễ vẫn chưa được nhận thức đúng. Ngày
xưa, các vị Tổ sư đã dạy rằng: "Học kinh ba tháng, học tán ba
năm". Thế mà hiện nay, đáng buồn thay!
-
*
Vậy để khôi phục và phát triển nghi lễ cần phải làm gì?
-
-
Cần phải có một cái nhìn đúng về nghi lễ! Không chỉ Tăng Ni mà
tất cả mọi người phải nhìn nhận rằng: nghi lễ của thiền gia để
hành trì chứ nghi lễ không phải để làm đám... Cần loại trừ những
tệ hại phát sinh từ nghi lễ để mọi người cùng nhìn thấy rằng đây
cũng là một pháp môn như bao pháp môn cần tu tập khác.
-
Nghi lễ cần được đem phổ biến truyền tụng cho tất cả Tăng Ni để
mọi người ai cũng phải biết hành trì nghi lễ, tuy rằng không
chuyên nhưng phải biết để thấy giá trị thật sự của nghi lễ, Phật
giáo còn thì nghi lễ còn!
--o0o--
|
|