|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
Báo Chí Phật Giáo
-
Hội Nhập & Phát Triển
-
Thích Thiện Bảo
-
---o0o---
-
I- Báo Chí Phật giáo Thời kỳ chấn hưng 1930-1945:
-
Một vài khái niệm về báo chí Phật giáo:
-
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo
chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và
phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động
của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật
được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn
ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai
đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh... với phong trào Duy
Tân ra đời cùng những sĩ phu yêu nước xiển dương cải cách văn
hóa và nền Quốc học nước nhà cũng là tiền đề góp phần thúc đẩy
phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Một số nhà sử học cho
rằng năm 1865 là năm tờ Gia Định báo bằng tiếng quốc ngữ xuất
hiện đầu tiên, tiếp đến là các báo Đại Nam Đồng Văn Nhật báo,
Đại Việt Tân báo... cùng với một số tạp chí cũng được ra đời
như Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Phụ nữ Tân văn, An Nam tạp
chí... Các tờ báo nầy giai đoạn đầu chỉ thông tin, đăng thông
báo của chính quyền lúc bấy giờ. Sau năm 1908 việc thông tin
được mở rộng hơn với những bài xã luận, diễn đàn nhiều vấn đề
được đặt ra với những diễn đàn tranh đấu đòi dân sinh, phản
ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được mọi người quan
tâm .Trong bối cảnh đó các Hội nghiên cứu Phật Học ra đời nhằm
chỉnh lý những lệch lạc trong Phật giáo do hoàn cảnh lịch sử
dưới chế độ của thực dân Pháp, làm ngôn luận cho các Hội Phật
học là các tạp chí Phật học như:
-
a- Từ năm 1928-1935 :
-
- Tờ báo đầu tiên của Phật giáo ra đời phải nói là tờ Pháp Âm
tạp chí xuất bản năm 1928 do HT Khánh Hoà chủ biên kêu gọi
Tăng Ni đoàn kết chấn hưng ,học Quốc ngữ giải quyết nạn thất
học trong Tăng già,nhưng rất tiếc tạp chí nầy chỉ xuất bản 1
số thì đình bản.
-
- Tháng 1/ 3 /1932 tạp chí Từ Bi Âm của Hội Nam kỳ nghiên cứu
Phật học, tháng 6 năm 1933 tạp chí viên Âm của An Nam Phật học
Trung kỳ ra đời ở Huế, tháng 11 năm 1934 tạp chí Đuốc Tuệ của
Phật giáo Bắc Kỳ do Tổng đốc Hoàng Trọng Phu và Nguyễn Năng
Quốc đứng đầu, năm 1935 Tiếng Chuông Sớm của hai sơn môn Hồng
Phúc và Bà Đá (Hà Nội).
-
b- Từ năm 1935-1938:
-
- Năm 1935 tạp chí Duy Tâm của Hội Lưỡng Xuyên Phật học(Trà
Vinh), năm 1937 Tạp chí Tam Bảo của Đà Thành Phật học (Đà
Nẵng), và năm 1938 Tạp chí Tiến Hóa của Hội Phật học kiêm
tế,tạp chí Pháp Âm của Hội Cư sĩ Tịnh độ xuất bản số 1 tháng1
năm 1937 và Phật hoá Tân Thanh niên chỉ ra được 2 số thì đình
bản .
-
Tuy nhiên trong nhiều thập niên qua Tăng Ni Phật tử khi nhắc
đến khái niệm báo chí Phật giáo rất ít ai đề cập nó xem như
một phương pháp truyền bá Chánh pháp của đạo Phật và trong
Tăng Ni Phật tử chỉ có báo chí của xã hội, vì thế cụm từ nầy
chỉ là bóng dáng mờ nhạt trong ký ức dù trong nhiều thập niên
qua báo chí Phật giáo góp phần không nhỏ trong công cuộc xây
dựng và bảo tồn nền văn hóa dân tộc cũng như làm trong sáng
tinh thần Phật học, mà lịch sử đã chứng minh cho giai đoạn mà
Nguyễn Lang gọi thời kỳ nầy là "quang cảnh phục hưng tưng bừng
như chưa bao giờ có"( Việt Nam Phật giáo sử luận q.III của
Nguyễn Lang-NXB Văn hoá Hà Nội 1994 )
-
2- Vai trò của Báo chí Phật giáo trong công cuộc chấn hưng.
-
Đối với Phật giáo báo chí đã được khẳn định làphương tiện làm
sáng tỏ trắng đen, phải trái chánh tà, đánh đổ những luận điểm
sai lầm của một số người không hểu gì về giáo lý đạo
Phật.Ngoài biện luận về chân lý báo chí Phật giáo còn nêu lên
tinh thần mang tính văn hoá dân tộc.Việc đấu tranh nội bộ Phật
giáo càng thấy rõ hơn nơi những bài viết và nó đã biến từ tinh
thần nghiên cứu Phật học đơn thuần thành những công cụ sắc bén
tấn công vào những tệ nạn trong nội tình Phật giáo như ở tạp
chí Duy Tâm số18 bài "Phật giáo nước ta vì đâu chịu cái hiện
trạng suy đồi" của cư sĩ Khánh Vân viết "Có kẻ mượn Phật làm
danh,cũng ngày đêm hai buổi công phu,thọ trì sóc vọng, cũng
sám hối như ai nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngải,
luyện roi thần làm bạn với thiên linh cái, đồng nhi, khi ông
lên lúc bà xuống...gọi là cứu nhân độ thế...vậy mà cũng lên
mặt trụ trì!. Hiện trạng như thế bảo sao chẳng suy đồi, làm
tấm bia cho các nhà duy vật miã mai?".
-
Ở tạp chí Đuốc Tuệ số 178 tác giả Thanh Quang đã viết "...Xứ
ta, những hạng người xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng
vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay,tập nhịp học tán cho già,
nay lãnh đám này mai lãnh đám khác; cũng tràng hạt cũng ca
sa,thử lật mặt trái của họ mà xem thì có khác nào người trần
tục?"
-
Khác với quan điểm của hai tạp chí Duy Tâm và Đuốc Tuệ,Viên Âm
tạp chí số 14 nêu lên và trả lời bài"Phong trào Phật giáo chấn
hưng"của tác giả Hải Triều đăng trên báo Tràng An nêu lên
những mục tiêu của sự chấn hưng Phật giáo "Vì sự tấn hóa của
trí thức người xứ ta về mặt luận lý; vì khoa học tuy đánh đổ
sự mê tín nhưng tự mình không có năng lực tạo thành hạnh phúc
cho nhân loại; vì phải có một đạo lý vững vàng để làm cho khoa
học phục tỉnh, để đào tạo đức tính của loài người"
-
Qua những quan điểm trên cho chúng ta có thể hình dung quan
điểm của báo Phật giáo thời kỳ Chấn hưng Phật giáo thập niên
30-40 ra sao?. Cũng từ những vấn đề đối thọai trên diễn đàn
báo chí không phải đến ngày nay mới có mà ngay trong thời điểm
nầy đã được các vị chủ bút, chủ biên mạnh dạn đặt ra với dư
luận quần chúng tạo thành sự tranh luận đầy lý thú trong nền
văn hoá Phật giáo nói chung và báo chí Phật giáo nói riêng.
Nhiều tác giả như Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng cũng đã từng
viết bài nói lên tâm tư tình cảm của mình và lúc ông cũng bực
mình phát biểu đăng trên Viên Âm số 3 ra ngày 1- 2-1934
"...Các hội Phật giáo xứ ta cứ im ỉm mà chẳng làm việc gì
hết". Phải nhìn nhận các báo và tạp chí Phật giáo lúc bấy giờ
rất khách quan và tiến bộ khi mở cuộc đối thoại ngay trên diễn
đàn ngôn luận của hội mình để mọi người Phật tử hoặc những sĩ
phu đứng ngoài Phật giáo tham gia góp ý phát biểu phê phán
hoặc tranh luận.
-
Có thể nói các tạp chí Phật học trong giai đoạn Chấn hưng Phật
giáo đều cổ xúy cho tinh thần"thay củ đổi mớquot;
tuy nhiên biện pháp và phương thức thể hiện khác nhau nhiều
khi còn tranh luận nhau về quan điểm của mình trên diễn đàn
ngôn luận. Ngoài những bài viết về đường lối chủ trương cải
cách sinh hoạt của các tạp chí còn đưa ra nhiều đề tài được
mọi người thảo luận sôi nổi đáng quan tâm như:
-
a- Vấn đề có hay không có Thượng đế?
-
Một số học giả rất ngạc nhiên mà Nguyễn An Ninh trong quyển
"Phê Bình Phật giáo" có đoạn viết " Sinh ra cách hai nghìn năm
trăm năm nay, liền sau đạo Bà La Môn là một tôn giáo lý luận
hết sức hoang đường về trời, về vũ trụ, mà đạo Phật có cái đặc
biệt là không bao giờ nói đến trời. ..". Trong những cuộc
tranh luận về Phật giáo là quyển Phật học Tổng quan của Sư
Thiện Chiếu với tác giả Khuê Lạc Tử kéo dài từ năm 1929 đến
1932 trên các báo Trung Lập Đông Pháp Thời báo, Đuốc nhà Nam,
Thần Chung v.v...một số bài trong quyển nầy dịch ở tạp chí Hải
triều Âm của Hội Phật học Trung Quốc, một số bài do sư Thiện
Chiếu viết, đem lại cho đọc giả nhiều ý tưởng mới lạ. Đây là
lần đầu tiên ở Nam Kỳ có một cuộc đối thoại trên diễn đàn ngôn
luận mang tinh thần Phật học. Ngoài quyển Phật giáo tổng quan
các tạp chí Phật học của các
hội Phật học Nam Trung Bắc cũng tham gia về quan điểm có hay
không có Thượng đế ?.
-
Vấn đề có hay không có Linh hồn bất tử?.
-
Trong quyển Phật Học vấn đáp của Sư Thiện Chiếu phủ nhận một
linh hồn bất tử trong thân ngủ uẩn (sắc uẩn, thọuẩn, tưởng
uẩn, hành uẩn và thức uẩn). Điều nầy đã khiến cho tờ tạp chí
Từ Bi Âm xuất bản ngày 15 - 9 -1932 của tác giả Liên Tôn phản
đối Thiện Chiếu"Xin hỏi các bạn trí thức Phật học lâu nay đã
thấy chổ nào trong kinh luận nói như vậy, và đã thấy ai nói
càn như Sư Thiện Chiếu chưa?". Ở Tạp chí Viên Âm Bác sĩ Lê
Đình Thám lại cho rằng " lâu nay sở dĩ các nhà nghiên cứu Phật
học cãi nhau mãi về vấn đề cái hồn vì không xác định rõ tính
chất của cái hồn" tác giả phân tích ví dụ và kết luận"Dẫu cho
rằng hồn là tính biết, không phải là cái thấy cái nghe, cái
cảm xúc, cũng không được, vì ngoài cái cảm xúc di ảnh của cảm
xúc, chúng không còn cái gì là tính biết nữa"...
-
Tạp chí Từ Bi Âm cũng tham gia, tác giả N.C.T viết:"Nói như
vậy, tôi e phản đối với kinh Phật chăng?. Vì nếu nói cái hồn
không có mặt mũi tay chân, thì những nơi địa ngục hành hình
những hồn có tội, hồn ấy có thân đâu mà phạt, có mặt mũi tay
chân đâu mà cưa chặt mỗ. Vậy chăng là trong kinh bịa đặt hay
sao?". Cuộc tranh luận lại được Viên Âm đăng bài phản bác
thuyết của tác giả N.C.T "Nếu như ông nói linh hồn giống như
người và bất tư,ờ
bất tử nên có đi đầu thai làm người hay thú, vào chổ sang hay
chổ hèn; nói như vậy khác chi nói: hồn người chui vào bụng
ngựa, sinh ra con ngựa có hồn người!"(?)
-
Có thể nói ngoài 2 vấn đề nêu trên có nhiều vấn đề࠴rọng
yếu của Đạo Phật kể cả những vấn đề triết lý sâu xa trong thời
kỳ chấn hưng Phật giáo thập niên 30-40 được Tăng già và cư sĩ
các nhà Phật học đưa ra như Có hay không có Tây phương cực
lạc?. Nhất thiết duy tâm vạn phạp duy thức?, Hữu ngã vô ngã,
vũ trụ, nhân qủa, vấn đề cứu khổ của đạo Phật... được các tạp
chí Phật học bàn luận rất phong phú một đối thoại thẳng thắn;
không kể những buổi thuyết giảng, tạo nên sinh khí mới trên
diễn đàn Phật
giáo đấu tranh giử trào lưu giửa tư tưởng tiến bộ và lạc hậu
mà mục tiêu của các tạp chí là:
-
- Dùng ngôn ngữ Quốc ngữ đễ diễn dịch, viết sách, báo phổ biến
tư tưởng Phật học và có thể nói đây là lần đầu tiên từ khi
Phật giáo du nhập vào Việt Nam Phật học được chuyển tải bằng
con đường báo chí .
-
- Trong thời Pháp đô hộ các trường Phật học không có nay là
dịp đễ Phật giáo khơi dậy tiền đề cho các trường Phật học đào
tạoTăng sĩ ra đời ngõ hầu có cơ hội Chấn hưng .
-
- Cải đổi tinh thần Phật học, phê phán xây dựng nội tình Phật
giáo đang trên con đường suy thoái, phù hợp với trào lưu tư
tưởng tiến bộ của thời đại khoa học.
-
- Tập hợp Tăng Ni Phật Tử đi đến thống nhất các Sơn Môn hệ
phái tránh ý đồ "chia để trị" âm mưu xúi dục sơn môn hệ phái
nầy chống lại Sơn môn hệ phái hệ phái khác của thực dân Pháp
lúc bấy giờ.
-
Điều nầy cho chúng ta thấy rõ vai trò của báo chí Phật giáo
tác động hết sức quyết liệt đến phong trào chấn hưng, ngoài
việc là cơ quan truyền bá chánh pháp của Đức Phật nó còn là
một công cụ góp phần đấu tranh trực tiếp với những tư tưởng
lạc hậu lệch lạc, các hiện tượng tiêu cực, cũng như bên ngoài
xuyên tạc Phật giáo. Ngoài những bài tranh luận trên diễn đàn
trên các báo Phật giáo các báo ngoài xã hội cũng tham gia với
sự góp ý thiện chí, lẫn công kích Phật giáo như: Đuốc nhà Nam,
báo Công Luận, Phụ nữ Tân văn, báo Ánh Sáng nhất là trên báo
Tràng An xuất bản tại Huế... và một số các báo khác mà tác giả
là những nhà trí thức thời lúc bấy giờ như Huỳng Thúc Kháng,
Phan văn Hùm, Bùi Kỷ, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Trọng Thuật, Trần
văn Giáp, Hải triều, Phan Khôi ...mà nhà sử học Nguyễn Lang đã
nhận xét "...Sự có mặt của các tạp chí quốc ngữ ( Viên Âm,
Đuốc Tuệ, Từ Bi Âm, Pháp Âm, Quan Âm,Tam Bảo,Tiếng chuông Sớm,
Duy Tâm, Tiến Hóa) ....đã làm cho việc học Phật trở nên dễ
dàng đối với đại chúng.."
-
II- Báo Chí Phật giáo trên con đường hội nhập và phát triển.
-
1- Báo Chí Phật giáo giai đoạn 1945-1975:
-
Sau thời kỳ chấn hưng thập niên 30-40 báo chí Phật giáo có tờ
tồn tại có tờ đóng cửa với nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là
tài chánh hoặc bị chính quyền rút giấy phép phải đình bản như
tạp chí Tiến Hóa của KiêmTế Phật học( Rạch giá) ra được 2 số
và tạp chí Pháp Âm của Hội cư sĩ Tịnh độ đình bản sau một năm.
-
a- Năm 1945-1954: Ngày 15- 8-1945 sau khi tạp chí Đuốc Tuệ bị
đình bản và một số hằng loạt các tạp chí Trung Nam Bắc cũng
cùng chung số phận, vì chiến tranh bùng nổ khắp nơi các Hội
Cứu Quốc ra đời trong đó có Phật giáo cứu quốc. Tuy nhiên Tăng
Ni và Phật tử vẫn tiếp tục cho ra đời các tạp chí Phật học như
món ăn tinh thần không thể thiếu dù trong điều kiện chiến
tranh .
-
- Năm 1946 đoàn sinh Phật Học Đức Dục với sự hổ trợ của HT Mật
Thể và một số cư sĩ cho ra đời tạp chí Giải Thoát (được10 năm)
đây là tạp chí chủ trương nghiên cứu áp dụng đạo Phật trong
đời sống. Tại Hà Nội sau khi tạp chí Đuốc Tuệ ngừng bản HT Trí
Hải và HT Tố Liên vận động ra đời nguyệt san Tinh Tiến ( được
9 năm )phục vụ cho công cuộc vận động phong trào Cách Mạng và
Phật giáo. Quyển Việt Nam Phật giáo sử luận tập III tác giả
Nguyễn Lang đã viết "Với tư cách đại biểu Quốc Hội , Mật Thể
đã từng che chở và bênh vực cho các Tăng sĩ và cư sĩ hoạt động
quanh tờ Giải Thoát vào những năm 1946-1947..."
-
- Năm 1949 HT Tố Liên lại vận động thành lập hội Tăng Ni chỉnh
lý Bắc Việt và sau nầy đổi tên là Hội Phật giáo Tăng già Bắc
Việt vào ngày 9-9- 1950, cho xuất bản tạp chí Phương Tiện làm
cơ quan ngôn luận của hội.Song song với Hội Phật giáo Tăng già
Bắc Việt Hội Phật tử Việt Nam được thành lập tại Chùa Chân
Tiên do cư sĩ Tuệ Nhuận và một nhóm cư sĩ đảm trách cho xuất
bản bán nguyệt san Bồ Đề ra ngày 22-09-1949 nhằm phổ biến Phật
học, tạp chí nầy mãi đến tháng 5-1954 đình bản.
-
- Năm 1947 đặc san tập văn Phật giáo được xuất bản do cư sĩ
Tráng Đinh và đến năm1949 ông cũng là người vận động xin phép
xuất bản tạp chí Giác Ngộ do Võ đình Cường làm chủ bút và ông
làm chủ nhiệm kiêm quản lý.
-
- Năm 1950 tại Đà Lạt tạp chí Hướng Thiện do HT Thiện Minh làm
chủ nhiệm, nhưng chỉ 1 năm sau 1951 thì đình bản. Sau đó cư sĩ
Huỳnh văn Trọng cho ra đời tạp chí Liên Hoa, đây lá một tạp
chí có 2 người Châu Âu là André Migot và Pierre Marti tham
gia. Bác sĩ Migot đã gây chấn động cho giới Thiên chúa lúc bấy
giờ qua tác phẩm "Phật giáo với văn minh Âu Tây". Ông Pirre
Marti pháp danh là Long Tử ngoài viết bài , quản lý tờ Liên
Hoa ông còn đi diễn thuyết một số Chùa ở cao nguyên Trung
phần. Tạp chí nầy hoạt động đến năm 1954 thì đình bản .
-
- Năm 1951 tạp chí Tịnh Độ của Tịnh độ tông Việt Nam do Ông
Đoàn Trung Còn làm chủ bút xuất bản 3 tháng 1 kỳ ra được 7 số
tháng 10-11-12 năm1956 thì đình bản.
-
- Năm 1953 Tạp chí Từ Quan (cơ quan của Hội Phật Học Nam) do
Chánh Trí - Mai Thọ Truyền làm chủ bút ra mắt độc gỉa số đầu
tiên vào tháng 10-1953 đến năm 1975 thì ngưng hoạt động.
-
b)- Năm 1954 ?1965:
-
- Ngày 19- 9- 1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan của Tổng
hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3 Tạp chí đã
đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc
thống nhất các tập đoàn PG "Hởi các nhà lãnh đạo các tập đoàn
Phật giáo trong Tổng hội và ngoài Tổng hội! Quần chúng Phật tử
đang nhìn vào các vị. Phật tử Việt Nam ao ước thống nhất và
đại đoàn kết trong tinh thần lục hòa xây dựng...Các vị hãy
sáng suốt để tránh khỏi những cảm bẩy và những mưu mô chia rẽ
của ma vương ngoại đạo đang muốn hủy diệt Chánh pháp... " Tạp
chí ngoài kêu gọi còn tấn công vào những con người tham quyền
cố vị trong các tập đoàn. Tác giả Thiên Y trong số 9 năn 1957
đã viết "Trong lúc Phật giáo Việt namcòn đang lo thực hiện
thống nhất toàn vẹn thì những ngã tướng kia không chịu thua ai
...mâu thuẩn nội bộ cũng do ngã tưóng, khó khăn đối ngoại cũng
do ngã tướng. Bao nhiêu chương trình tốt đẹp chưa thực hiện,
bao nhiêu hoạt động bị ngưng trệ, chỉ vì người ta không chịu
rời bỏ ngã tướng mà thôi".
-
Trong giai đoạn tạp chí Phật giáo Việt Nam còn hoạt động, cơ
quan nầy đã khai thác tối đa quan điểm của Tổng Hội về sự
thống nhất các tập đoàn Phật giáo với những loạt bài của tác
giả Trọng Đức số 20 và 21 năm 1958, trong những nhận định của
tác giả có đoạn: "Không có sự thay đổi nào mà không bị xáo
trộn cuộc đời bình thường an ổn hằng ngày, không có một cuộc
mỗ xẻ ung nhọt nào mà không làm cho người bị mỗ xẻ bị đau
đớn...không có một cuộc cải cách tiến bộ nào hay cuộc cách
mạng nào mà không gây ít nhiều đổ vở..."
-
Cũng chính những bài viết nầy làm cho một số nhà lãnh đạo sơn
môn hệ phái bực dọc dù đối với quần chúng Phật tử rất đồng
tình và tạp chí ra được 28 số thì ngưng bản năm 1959 do không
được sự ủng hộ. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo
Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn
luận mà sau thời kỳ Từ Bi Âm,Viên âm... của thời kỳ chấn hưng
như lắng dịu bởi do chiến tranh, phân hoá nội bộ các vấn đề
Phật học, văn hoá giáo dục, nghi lễ, kiến trúc...bỏ quên mà
theo tác giảnhận xét trong số 11-12:"Theo ông ngày xưa Thiền
là căn bản cho tịnh, bây giờ Thiền đã suy đồi thì Tịnh dễ trở
thành cạn cợt mê tín. Tịnh độ chỉ có thể lấy lại giáo lý chiều
sâu của giáo lý duy thức..." và tác giả đã nhận xét về kiến
trúc âm nhạc và hình thái sinh hoạt khác của Phật giáo Việt
Nam và ông kết luận"Chúng tỏ một khả năng tu chứng bạc nhược
..."
-
- Năm 1958 Tạp chí Liên Hoa của Giáo hội Tăng gìa Trung Việt
do HT Đôn Hậu chủ nhiệm. Tạp chí hoạt động được 9 năm, tới
1966 thì đình bản.
-
- Hải Triều Âm ra ngày 21?6-1964 đựơc 21 số thì ngưng vào 10-
9- 1964.
-
- Tuần báo Thiện Mỹ ra số đầu tiên ngày 27- 10 - 1964, nhưng
không được bao lâu thì cũng đình bản .
-
- Như chúng tôi đã trình bày những thập niên 50-60 cho thấy
các báo tạp chí Phật giáo chủ yếu là lo cũng cố tổ chức hội,
hệ phái mình vì thế việc thảo luận không thấy xãy ra trên các
diễn đàn ngôn luận Phật giáo. Tuy nhiên giai đoạn nầy nhiều
tạp chí được phép xuất bản nhưng tuổi thọ của nó không được
mấy năm thì đình bản có tạp chí chỉ ra mắt một 2 số thì không
thấy xuất hiện nửa.
-
Ngoại trừ tờ tạp chí Phật giáo Việt Nam có những bài viết kêu
gọi đoàn kết, nhằm thống nhất các tập đoàn, đề xuất cải cách
nhưng công cuộc vận động của những người chủ trương tiến bộ
nầy như tiếng kêu giửa đại dương, chẳng mấy ai quan tâm.
-
c- Năm 1965 ?1975:
-
Sau hơn một thập niên kêu gọi đoàn kết thống nhất Phật giáo
Việt Nam, năm 1963 Phật giáo đi vào cuộc đấu tranh do kỳ thị
tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm và cuộc đấu tranh của Tăng
Ni Phật tử Việt Nam tạo được sự chuyển biến, gia đình họ Ngô
cáo chung. vào ngày 31/12/1963 các tập đoàn Phật giáo đã tổ
chức Đại hội tại Chùa Xá Lợi và GHPGVNTN ra đời. Nhưng cũng
không được bao lâu nội bộ Giáo hội bị phân hóa. Cho nên việc
xuất bản báo và các tạp
-
Sau công cuộc đấu tranh thành công năm 1963 GHPGVN,Viện hoá
Đạo đã cho xuất bản tuần báo Hải triều Âm(tuần báo văn nghệ-
thông tin ?nghị luận) do HT Nhất Hạnh làm chủ nhiệm số đầu
tiên ra ngày 21-4-1964 dày 12 trang . Một năm sau do đáp ứng
tình hình thực tế lúc bấy giờ của Phật giáo, Hải triều Âm đổi
tên thành Nhật báo Chánh Đạo.Nhưng ngày 13 ?09-1969 bị đình
bản do đăng nhiều bài công kích chính quyền Sàigon, khi đem HT
Thích Thiện Minh ra toà án Quân sưvùng 3 xét xử với tội danh
"tán trợ đào binh,chưá chấp vũ khí và liên lạc với Cộng sản" .
-
Sau khi nhật báo Chánh Đạobị đóng cửa không cho hoạt động
GHPGVNTN đã ra tuần báo Thiện Mỹ do Ông Lê văn Hiếu làm chủ
nhiệm,cư sĩ Võ đình Cường làm Tổng thư ký nhưg chỉ có 53 số
thì bị đình bản.
-
- Năm 1971 GHPGVN cho ra nhật báo thứ 2 với tên Gió Nam do TT
Huyền Diệu làm chủ nhiệm, nhưng chỉ một năm sau do tố cáo tội
ác Mỹ Sơn,Mỹ Lai trước toà án Hoa Ky, phiên xử 21-12-1969 ủy
quyền cho luật sư Paul Martingking đại diện quyền lợi nạn nhân
bị đình bản.
-
- Năm 1965 tạp chí nghiên cứu Vạn Hạnh ra đời do HT Thích Đức
Nhuận làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, đây là tạp chí chuyên nghiên
cứu các vấn đề Phật học, triết học Đông Tây với sự tham gia
của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như: Nguyễn Đăng Thục,
Phạm Công Thiện, Nghiêm Xuân Hồng... nhưng chỉ có 2 năm sau,
1967 thì đình bản. Tạp Chí Thiện Chí của Đoàn Thanh Niên Thiện
Chí , năm 1965 tờ Đất Tổ do Lê văn Hoà làm chủ nhiệm.
-
- Song song cũng năm 1965 tạp chí Đại Từ Bi cơ quan ngôn luận
của Nha Tuyên Úy Phật Giáo do HT Tâm Giác làm chủ nhiệm, đến
năm 1975 thì đình bản.
-
- Tháng 7-1965 tạp san Giử Thơm Quê Mẹ cuả Nhà xuất bản Lá Bối
do Hoài Khanh phụ trách, đến tháng 7 năm 1975 thì đình bản.
-
- Ngày 15- 8-1966 Tạp chí An Lạc tiếng nói của Tăng sinh ra số
đầu tiên do TT Thích Thông Bửu quản nhiệm .
-
- Tháng 8 năm 1967 tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh
xuất bản do HT Thích Minh Châu làm chủ nhiệm, nhằm phục vụ cho
công tác nghiên cứu Phật học, triết học, văn hoá, giáo
dụcnhững người viết cho tạp chí nầy là các nhà nghiên cứu, các
vị giáo sư đang giảng dạy các trường Đại học tại Sài gon, đến
tháng 11 năm 1975 thì đình bản.
-
- Năm 1968 Tờ Tin Tưởng của sinh viên Phật tử.
-
Bên cạnh đó các tạp chí chuyên đề nhằm phổ biến tinh thần Phật
học cũng như hoạt động của các Tổng vụ nên xuất hiện các đặc
san như: Bát Nhã của Tổng vụ tài chánh kiến thiết do HT Thích
Trí Thủ chủ nhiệm,Hoằng Pháp của Tổng Vụ Hoằng Pháp do HT
Thích Huyền Vi làm chủ nhiệm,tạp chí Văn Hopá của Tổng vụ Văn
Hoá do HT Mãn Giác làm chủ nhiệm,Hải triều Âm của Tổng Vụ
Thanh Niên do HT Thiện Minh, Giác Đức, Nhật Thường luân phiên
giử trách nhiệm.
-
d- Từ năm 1975 cho đến nay:
-
Sau khi thống nhất đất nước tất cả các tổ chức Giáo hội của
các hệ phái Phật giáo ngưng hoạt động cho nên những báo và tạp
chí cũng tự ý đình bản. Tờ báo đầu tiên của Phật giáo là Giác
Ngộ cơ quan ngôn luận của Ban Lên Lạc Phật giáo Yêu nước xuất
bản nửa tháng l kỳ (bán nguyệt san) số đầu tiên ngày 1-1-1976
do HT Thích Minh Nguyệt làm chủ nhiệm,cư sĩ Võ Đình Cường làm
Tổng Biên Tập.
-
Vào ngày 20-10-1990 báo Giác Ngộ trực thuộc Thành Hội Phật
giáo Tp Hồ Chí Minh do HT Thích Thiện Hào làm chủ nhiệm và HT
Thích Trí Quảng làm Tổng biên tập . Kể từ tháng 4 năm 1996,báo
Giác Ngộ trở thành tuần báo và có thêm một tờ Nguyệt san, phụ
trương chuyên đề về Phật học .Qua 24 năm báo Giác Ngộ 3lần
thay đổi khổ giấy và nội dung . Ngày nay tờ báo đã trở thanh
tiếng nói duy nhất của GHPGVN,từng bước thay đổi nội dung và
hình thức nhằm phục vụ cho Tăng Ni và Phật tử phù hợp với tình
hình xuất bản báo chí hiện đại,hoà vào hệ thống báo chí Tp Hồ
chí Minh nói riêng và báo chí cả nuớc nói chung trong sứ mệnh
truyền bá Chánh pháp của Đạo Phật Việt Nam.
-
Tập văn do Ban Văn Hoá Trung Ương GHPGVN xuất bản sau khi
thống nhất Giáo Hội năm 1981 do cư sĩ Võ đình Cường chủ
biên.Đây là tập văn chuyển tải những tư tưởng Phật Học của các
nhà nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước.
-
Sau khi Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ra đời tại Hà Nội
một phân viện cũng được thành lập và tap chí nghiên cứu Phât
học trực thuộc Viện nghiên cứu Phật học Việt nam cũng được
xuất bản 2 tháng 1 số số đầu tiên vào năm 1990 do HT Kim Cương
Tử làm Tổng biên Tập.
-
Tập nội san Vô Ưu thuộc Tỉnh Hội Phật giáotỉnh Daklak mỗ năm
xuất bản 3 số vào những ngày Xuân, Phật Đản và Vu Lan, đến nay
nội san nầy đã được 6 số, là một nội san của một tỉnh hội PG
cao nguyên nhưng tinh thần là cả một nổ lực lớn nhưng trong
giai đoạn hiện nay.
-
III- Giai đoạn báo chí điện tử ra đời:
-
Trào lưu tiến hóa xã hội càng lúc càng phát triển như người ta
thường nói "bùng nổ thông tin", đó là nền khoa học kỷ thuật
hiện đại ra đời thay đổi một cách "chóng cả mặt" đi theo nó là
công nghệ in ấn, viễn thông, truyền thông phát triển một cách
ồ ạt nhưng ở thế kỷ 21 sự phát triển đó mọi người quan tâm
nhất là công nghệ tin học là chủ yếu. Vì thế cho nên người con
Phật muốn truyền bá chánh pháp của Phật không thể chỉ dừng lại
đơn thuần ở những buổi thuyết pháp tại các giảng đường, in ấn
kinh sách, băng từ, DC room mà chúng ta phải biết vận dụng mọi
phương tiện hiện đại đang có ưu thế nhằm đưa ánh sáng đạo Phật
đi vào đời sống cộng đồng xã hội. Trên tinh thần nầy các tôn
giáo có một vai trò vô cùng quan trọng trong trào lưu mới,
nhất là Phật giáo. Như lời tiên đoán của một nhà khoa học Vật
lý cha đẻ của thuyết tương đối Albert Einstein(1879-1955)và
ngày 27/12/1999 tạp chí Time bầu chọn ông là người của thế kỷ
ông đã nói: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn
cầu,vượt lên trên mọi thần linh,giáo điều và thần học.Tôn giáo
ấy phải bao quát cả tự nhiên lẫn siêu nhiên,đặt trên căn bản
của ý thức đạo lý ,phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể, gồm mọi
lãnh vực trên,trong cái nhất thể đầy ý nghĩa.Chỉ có Phật giáo
mới đáp ứng được điều đó" . Nhiều Phật tử khi nghe lời nhận
định trên ai cũng thấy có một niềm vui và tự hào vì mình theo
"một tôn giáo toàn cầu" nhưng cũng không khỏi lo lắng về sự
phát triển Phật giáo trong thời đại mới, làm như thế nào để
xứng đáng lời tôn vinh là một tôn giáo cuả thế kỷ 21?.
-
Nhìn vào những sinh hoạt của một số nước ai cũng phải nhìn
nhận Phật giáo thế giới phát triển ở khắp nơi từ châu Á, châu
Âu, Châu Phi và Châu Mỹ, nơi nào cũng có sinh hoạt của Phật
giáo. Phương tiện truyền thông phá bỏ những chướng ngại của
mọi ranh giới điạ lý quốc gia, ngôn ngữ và chủng tộc nó đã
đươc chuyển tải trên các trang báo viết, báo điện tử. Thế mạnh
ngày nay cho việc thông tin toàn cầu là báo điện tử, chính nơi
các trang nhà nầy giúp cho mọi ngưới con Phật hiểu nhau hơn
một trong những phương thức hiện đại ngày nay là các trang Web
site Phật học bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau của các dân
tộc trong đó có chử Việt mà trong bài nầy chúng tôi muốn đề
cập.
-
1- Đôi nét về báo điện tử Phật giáoViệt nam :
-
Báo chí điện tử chỉ xuất hiện tại Việt Nam chỉ vài năm trở lại
đây nhất là đầu năm 1999 thực sự các mạng Internet mới có
khuynh hướng rộ lên. Tuy nhiên PGVN trong nước chưa có một
trang Web site nào nhằm giới thiệu hoạt động hoặc thông tin về
Phật giáo ngay cả cơ quan báo Giác Ngộ tờ báo duy nhất cuả
GHPGVN cũng chưa có, đây là một điều đáng buồn. Tất cả những
trang web Phật giáo đều là ở nước ngoài, theo chúng tôi biết
hiện nay có khoảng 20 web site do một số Tăng sĩ hoặc cư sĩ
Phật giáo chủ trương thực hiện, các trang nầy đều có 2 ngôn
ngữ Anh và Việt.
-
Qua bài viết nầy chúng tôi không nhận định nội dung của các
Web site ở mặt quan điểm, chính kiến, chúng tôi muốn giới
thiệu khuynh hướng truyền bá Chánh pháp của Phật giáo trong xu
thế phát triển và hội nhập của báo chí Phật giáo Việt Nam
trong thời đại mới.
-
2- Một vài tờ báo điện tử Phật giáo Việt nam hiện nay:
-
Một trong những website đầu tiên trên thế giới là
Hoa sen thiết lập năm 1994, như một thư viện Phật học nhỏ lưu
trử các kinh sách Phật giáo và các bài giảng với những pháp
môn tu tập khác nhau, điạ chỉ: http://www.jps.net/hoasen,và
một điạ chỉ khác của Hoa sen là:
http://www.vnet.org/hoasen/index.htm. Đến năm 1996, có thêm
những trang Phật Giáo khác như: trang web của LotusNet, điạ
chỉ vào xem là http://www.lotuspro.net . Hiện nay web site
nầy có những trang Đại tạng kinh Việt Nam (bản dịch của HT
Thích Minh Châu), trang giảng pháp với 400 bài Pháp và có
trang phát thanh và những băng đọc kinh, truyện Phật giáo qua
nhiều giọng đọc khác nhau. Dự hướng cho tương lai LotusNet sẽ
phổ biến cuốn tự điển Phật học Việt Anh và một chương trình
phát hình trên trang web này. Trang Sinh Thức với địa chỉ:
http://www.sinhthuc.org lưu trữ các thông tin sinh hoạt của
nhóm tu học Sinh Thức và các sách dịch do nhóm xuất bản. Trang
Phật Giáo http://www.saigon.com/~tdang lưu trữ một vài bài
pháp luận và các quyển kinh trong dạng ảnh quét. Cuối năm
1996, trang Phật Pháp BuddhaSasana với điạ chỉ:
htttp://www.budsas.org được thành lập với dạng song ngữ
Anh-Việt do đóng góp của nhiều Phật tử trên thế giới, mục đích
chủ yếu là lưu trữ và phổ biến các tài liệu từ nguồn kinh điển
Nguyên thủy. Trang nầy đã thực hiện nhiều quyển sách trực
tuyến giá trị về căn bản Phật Pháp, hành thiền, và các bản
dịch Việt của bộ Nikaya. Đáng chú ý là các trang nhà Quảng Đức
ra đời vào đầu năm 1999, một trang nhà song ngữ Anh-Việt, với
nhiều tài liệu Phật học giá trị, điạ chỉ truy cập là:
http//www.quangduc.com , do đại đức Thích Nguyên Tạng, một cựu
học Tăng tốt nghiệp Hoc viện PGVN (Cao Cấp Phật Học VN tại Tp
HCM khoá III ở Úc thực hiện. Năm 2000 website Đạo Phật Ngày
Nay xuất hiện, do đại đức Thích Nhật Từ, một du học Tăng ở Ấn
Độ, phụ trách. Địa chỉ truy cập của mạng là:
http://members.xoom.com/budtoday . Đây là trang Phật học Anh
Việt, được phân bổ theo một bố cục của các ngành khoa học hiện
đại. Chẳng hạn như triết học Phật giáo, đạo đức học tâm lý,
giáo dục Phật giáo, xã hội học Phật giáo, môi trường học Phật
giáo, quản trị học Phật giáo, Phật giáo và khoa học, v.v…
Đạo Phật Ngày Nay là một trang Phật học thuần túy, không liên
hệ đến chính trị, với số lượng độc giả ngày càng nhiều. Bài
viết ngày càng phong phú, không thua kém gì các trang ra đời
trước nó. Ngoài ra, đây là trang nhà duy nhất giới thiệu hầu
hết các bản dịch kinh luật luận đại thừa của HT Thích Trí
Quang. và cũng trong năm nay, một nhóm cư sĩ Phật tử ở Pháp
mở trang Người Cư Sĩ qua điạ chỉ:
http://www.multimania.com/cusi.
-
VI- Đôi điều nhận xét thay lời kết luận:
-
Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến nay trên 2.000 cùng với
mọi tầng lớp nhân dân hoà quyện như nước với sửa, nó thể hiện
tinh thần khế lý,khế cơ trong mọi thời đại. Lúc nào Phật giáo
cũng luôn luôn hội nhập để tồn tại rồi phát triển mà chúng tôi
đã trình bày trong phần báo chí Phật giáo trong thời kỳ chấn
hưng.Có lúc báo Phật giáo trực tiếp đấu tranh không khoan
nhượng với các thế lực ngoại bang đến phân hoá để đô hộ nhân
dân ta và ngay trong nôi tình cũng có lúc phê phán góp ý xây
dựng. Có thể nói tinh thần nầy là bản sắc đặc thù của PGVN.
Gần 20 thế kỷ trôi qua với bao thăng trầm biến thiên của thời
đại PG không bao giờ bị lạc hậu trước xã hội.
-
Sang giai đoạn mới ở kỷ nguyên mới việc không đầu tư chuyển
mình cho một giai đoạn tất nhiên sẽ bị may một, khi mà khuynh
hướng, hướng ngoại của một số tăng sĩ Phật giáo không được
nuôi dưỡng bằng nội lựctu tập và bản sắc Việt nam thì PGVN khó
có thể hội nhập nói chi đến phát triển.
-
Vì thế cho nên GHPGVN nên mở một trang web trên Internet bằng
hai ngôn ngữ Anh và Việt nhằm giới thiệu về PGVN, giao lưu với
các nước có cộng đồng người Việt nam sinh sống, đồng thời cũng
thâu nhận, cập nhật hoá những thông tin nhằm góp phần phát
triển Giáo Hội. Hy vọng trong tương lai Giáo hội Phật giáo
Việt Nam chúng ta sẽ bắt kịp với đà tiến bộ của nền báo chí
nước ngoài , những trang web sẽ xuất hiện như lời tiên liệu
của nhà bác học đã nói:. "...một tôn giáo toàn cầu..." góp
phần cùng với nhân dân Việt Nam thực hiện tinh thần dân giàu
nước mạnh xã hội công bằng văn minh trong đó có PGVN.
-
Tài liệu tham khảo:
-
- Việt Nam Phật giáo sử luận tập II, III của Nguyễn Lang NXB
Văn học Hà Nội 1994
-
- Điạ chí Văn hoá Tp Hồ Chí Minh nhiều tác giả tập I,II, III
và IV NXB Tp Hồ chí Minh 1998.
-
- Thư tịch Báo Chí Việt Nam NXB Chính Trị Quốc gia-1998-Tô Huy
Rứa chủ biên
-
- Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ-Việt nam (từ TK
XVII-đến 1975)-Trần Hồng Liên NXB Khoa học Xã học 1995.
-
- 50 năm(1920-1970) Chấn hưng P G V N -HT Thích Thiện Hoa.
-
- Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam.....tập II của Gs Trần
văn Giàu,NXB Chính trị quốc gia ?Hà Hội ?1997.
-
- Lịch sử báo Việt Nam từ khởi thủy đến 1945-Tiến sĩ Tạ Bá
Tòng-NXB Tp Hồ Chi Minh.
-
Trình bày : Nhị Tường
-
Cập nhật : 01-05-2003
--o0o--
|
|