-
TRUNG HOA
-
&
DU HỌC TĂNG NI SINH VIỆT NAM
-
Như Nguyệt
-
---o0o---
-
-
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc
đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc
tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở
cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của
Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14
ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc
nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có
khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện
nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời
cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh … từng ở tại đây
hoằng dương Phật pháp.
-
Chùa Long Tuyền toạ lạc tại huyện Trường Lạc, núi Sa hương
liên hoa của tỉnh Phúc Kiến, được bao quanh bởi năm ngọn đồi:
Tiên quán, Qúy phẩm, Liên hoa, Ngoạ Ngưu và Vân Thang, vị khai
sơn chùa này là Hoà Thượng Huệ Chiếu, chùa được xây dựng vào
đời Ðường, Túc Lương Thừa Thánh năm thứ 03 (554 tl), khoảng
giữa thời đại nhà Ðường chùa này được tổ Bách Trượng đại trùng
tu, đầu tiên chùa được đặt tên là Tây Sơn, đến niên hiệu Hàm
Thông vua Ý Tông linh cảm trong giếng nước của chùa có rồng
xuất hiện nên đổi tên chùa là Long Tuyền, tên Long Tuyền
vẫn dùng đén hôm nay, hiện là một phật học viện Tăng của tỉnh
Phúc Kiến. Khi đặt chân đến đây, được đảnh lễ tôn tượng Ngài,
giờ phút ấy chúng tôi tưởng chừng như mình đang được sống
trong chốn tòng lâm với Bách Trượng Thanh Quy; sau đó đến thăm
Bách Trượng kỷ niệm đường, những tác phẩm và hình ảnh đăng toà
thuyết giảng của Ngài vẫn còn lưu lại nguyên vẹn, chiêm ngưỡng
tôn dung của Ngài mà trong tâm tôi cứ ngỡ là Ngài đang hiện
hữu trong chốn tòng lâm uy nghi trang nghiêm này và đang giảng
dạy đồ chúng, cuộc đời và sự nghiệp của Ngài ảnh hưởng sâu đậm
trong dòng Thiền Trung Hoa cũng như Tăng Ni và Phật tử bản xứ
trong thế hệ hôm nay. Tinh thần chính yếu trong đời sống tu
tập của Thanh Qui là “ Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”;
trong buổi hầu chuyện với vị Thượng toạ Tri sự nơi đây chúng
tôi cũng giới thiệu về “Bách Trượng Thanh Quy” được áp dụng và
phù hợp với hoàn cảnh của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là ở
các thiền viện dưới sự lãnh đạo tinh thần của Hoà Thượng Thích
Thanh Từ.
- Chùa Long Tuyền
-
Kế đến là tuần lễ Quốc Khánh (01-10 dl), nhân kỳ nghỉ này
chúng tôi đến đảnh lễ và thăm viếng Phật học viện và các chùa
ở núi Phổ Ðà( tỉnh Triết Giang). Núi Phổ Ðà là một trong những
thắng tích lớn của Tứ đại danh sơn Trung Quốc, một trong hàng
nghìn quần đảo lớn nhỏ tại đây, trên núi Phổ Ðà hằng ngày có
hàng chục ngàn du khách đến tham quan và Tam bộ nhất bái, 80%
là du khách từ các tỉnh xa xôi khác của Trung Quốc, còn lại là
du khách ngoại quốc. Ðiều này cho thấy sự tín ngưỡng của người
dân Trung Quốc không mất đi sau một thời gian dài Phật giáo
Trung Quốc không được tự do sinh hoạt tín ngưỡng, chùa chiền
vẫn được duy trì và bảo quản rất tốt. Ðặt chân đến đây chúng
tôi mới cảm nhận chùa Trung Quốc thật đúng nghĩa là chốn Tòng
Lâm mà kinh điển Hán tạng thường đề cập, tại Phổ Ðà Sơn có 3
ngôi chùa lớn là Phổ Tế, Pháp Vũ, Huệ Tế và 88 ngôi chùa am
lớn nhỏ, đúng là “ Thập bộ nhất am, bách bộ nhất tự”, nghĩa là
đi mười bước là có một cái am và đi trăm bước thì thấy một
ngôi chùa.
-
Chùa Phổ Tế là một ngôi chùa lớn nhất ở núi Phổ Ðà,
có diện tích xây dựng là 11.000m2, có khoảng 200
điện các, chùa được xây dựng vào đời nhà Nguyên, Ung Chánh năm
thứ 09 thời đại nhà Thanh , chùa được đại trùng tu, nét đặc
biệt của chùa này là cửa chính của cổng tam quan 60 năm mới mở
một lần, có nhiều đời trụ trì chưa từng bước qua ngưỡng cửa
này, đó là sắc lệnh của vua ban trước kia nay vẫn tuân thủ như
vậy. Chùa Pháp Vũ là chùa lớn thứ hai, xây dựng năm nào cũng
không rõ, nhưng đến Ung Chánh năm thứ 09 chùa cũng được đại
trùng tu, diện tích xây dựng là 9.350m2, bên trong
điện Cửu long là một kiến trúc
thật
là huy hoàng, điện này trước kia là hoàng điện của đời nhà
Minh ở Nam kinh, thời chiến loạn lạc, nhà Thanh vua Khang Hy
sắc lệnh dời chùa về đây, chùa có 245 điện các và liêu phòng,
Hoằng Nhất đại sư từng ở nơi đây nhập thất 09 năm, Phổ Tế và
Pháp Vũ mỗi chùa xây dựng ròng rã trong thời gian 10 năm, hai
chùa này được triều đình hiến dâng nhiều vàng bạc và ngói lưu
ly để làm kinh phí tu bổ, hậu điện được xây dựng bằng nhiều
loại gỗ qúy được dân chúng tỉnh Phúc kiến vận chuyển đường
biển đến núi Phổ Ðà, vị trụ trìđương nhiệm bấy giờ phải mất ba
năm đi tìm các loại gỗ để xây dựng chuà này.Chùa Huệ Tế là
chùa lớn thứ 03 nơi đây , chùa được xây dựng vào đời nhà Minh,
đến đời nhà Thanh cũng được đaị trùng tu ,diện tích dây dựng
là 5.500m2 , hiện có 4 điện, 6 cung và 7 lầu.
-
Chung quanh những chùa này có những cây cổ thụ một hai ngàn
tuổi thọ, toàn núi Phổ Ðà có khoảng 800 tăng 200 ni, có Phật
học viện Phổ Ðà Sơn Tăng và phân viện Ni, chương trình tu học
tại đây là 4 năm, tương đương với chương trình Cao Trung Phật
học của Việt Nam, đặc biệt Phật Học Viện Phổ Ðà Sơn (Tăng) là
nơi xuất gia của Hoà Thượng Ấn Thuận, là một vị Cao Tăng của
Phật giáo Trung Quốc trong thời hiện đại, nên nơi đây đã xây
dựng một thư viện và dùng tên Ngài đặt cho thư viện đó ( gọi
là Thư Viện Ấn Thuận). Tòan bộ chùa trên núi Phổ Ðà chỉ có một
vị Phương trượng là Thượng toạ Thích Giới Nhẫn ( trú tại chùa
Phổ Tế) quản lý tất cả chùa chiền và Tăng Ni nơi đây, đa số
chư Tăng Ni của Trung Quốc đều là ấu niên xuất gia, hầu hết
trong đại hùng bảo điện các chùa tại đây đều tôn thờ tượng Bồ
tát Quán Thế Âm, tại núi này có nhiều huyền thoại về Ngài, nên
hình ảnh Bồ Tát rất gần gủi với tín ngưỡng dân gian, nơi đâu
có khổ đau thì nơi đó có sự hiện diện của Ngài, nếu những ai
nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài thì Ngài sẽ dùng đại từ bi
tâm mang lại sự an lành cho người dân, thế nên người đời tôn
xưng Ngài là mẹ hiền Quán Thế
Âm.
-
Ðược đặt chân đến đây chúng tôi mới thấy được nét thiên nhiên
hùng vĩ của đất nước Trung Hoa và sự tôn nghiêm cổ kính của
chùa chiền Trung Quốc. Vì thế, ngoài Ấn Ðộ ra hơn nơi nào hết
trong lịch sử, Phật giáo Trung Quốc đã xuất hiện nhiều bậc Tổ
sư chứng và ngộ đạo, nhiều thế hệ đi qua chư Tăng trong thời
hiện đại cũng nối tiếp lịch sử chư Tổ nên Phật giáo Trung Quốc
đã xuất hiện nhiều bậc danh Tăng. Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng
nhiều văn hoá và Phật giáo Trung Quốc, vì thế đa số Tăng Ni
Việt Nam sau khi tốt nghiệp Phật học hoặc đại học bên ngoài đã
tự chọn cho mình một hướng đi, nếu sở trường là Anh ngữ thì
chọn Ấn Ðộ làm nơi nghiên cứu Phật học, còn Hán tạng thì đến
Trung Quốc hay Ðài Loan. Hiện tại Tăng Ni sinh Việt Nam học ở
Trung Quốc theo học các trình độ khác nhau: Tiến tu, Ðại học,
Thạc sĩ hay Tiến sĩ tại các trường đại học ở các tỉnh Trung
Quốc như: Bắc Kinh, Quế Lâm, Vũ Hán, Hà Nam, Vân Nam, Quảng
Châu, Phúc Kiến; riêng trường đại học Sư phạm Phúc Kiến có 06
vị Tăng và 16 vị Ni đang theo học các ngành: Văn học, Cổ ngữ
Trung Quốc và một số ít thì đang học Tiến tu tiếng Hoa.
-
-
-
Trong thời gian tu học tại Trung Quốc đa số tăng Ni sinh Việt
Nam được sự hổ trợ có hạn về tài chính của chư tôn đức Tăng Ni
và Phật tử hải ngoại, bên cạnh đó có một số ít thì được sự tài
trợ của thầy tổ và gia đình ở Việt Nam.Tuy gặp khó khăn về tài
chính, nhưng với tinh thần tha phương cầu học, ngỏ hầu báo
Phật ân đức, tiếp dẫn hậu lai, nên Tăng Ni sinh Việt Nam đã
khắc phục mọi khó khăn trong thời gian học ở nước ngoài, vẫn
duy trì được nếp sống Tăng sĩ Việt Nam trong tinh thần hoà hợp
giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, những vị đi trước luôn hoan hỉ
giúp đỡ người đến sau với khả năng của mình, chư Tăng Ni sinh
Việt Nam tại đây đã và đang hoàn thành nhiều học vị khác nhau,
có vị sau khi tốt nghiệp trở về VN phụng sự chánh pháp, có vị
thì tiếp tục nâng cao trình độ.
-
Ðể thực hiện công việc nghiên cứu dịch thuật và giảng dạy Hán
tạng, ngoài Tăng Ni đến từ Việt Nam ra, còn có một số chư Tăng
Ni đến từ Mỹ-Úc và Châu Âu, cũng theo học các chương trình như
trên.
-
Ðiều này cho thấy rằng Phật giáo Việt Nam trong một tương lai
gần sẽ có một số đông Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp sẽ kế
tục sự nghiệp “Tác Như lai sứ, hành Như lai sự”, mỗi người với
một năng lực khác nhau để góp phần xây dựng ngôi nhà Phật giáo
Việt Nam ngày được phát triển hơn.
-
Như Nguyệt ( PV)
-
trình bày : Nhị Tường
-
Cập nhật : 01-12-2004