|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- (THIÊN THAI THUYỀN TÔN TỰ)
-
- Đàm hoa lạc
khứ hữu dư hương
- Hương thơm của
hoa ưu đàm mãi mãi thơm ngát như đạo đức của Thiền sư Liễu Quán
tỏa sáng muôn đời.
- Ngài Liễu Quán
húy Thiệt Diệu, quê ở Sông Cầu (Phú Yên) ra Thuận Hóa vào cuối thế
kỷ XVII. Thiền sư khai sơn chùa Thuyền Tôn vào khoảng năm 1708,
lúc bấy giờ chỉ là một am tranh, nơi xây ngôi bảo tháp của ngài
hiện nay, và ở cổng tháp đã khắc ghi câu trên. Thiền sư đã biệt
xuất một bài kệ truyền cho các đời kế tiếp đặt pháp danh:
- Thiệt tế
đại đạo, tánh hải thanh trừng
- Tâm
nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong
- Giới định
phước huệ, thể dụng viên thông
- Vĩnh siêu
trí quả, mật khế thành công
- Truyền
trì diệu lý, diễn xướng chánh tông
- Hạnh giải
tương ưng, đạt ngộ chơn không.
- Nghĩa là:
- Đường lớn
thực tại, biến thế tính trong,
- Nguồn tâm
thấm khắp, gốc đức vun trồng,
- Giới định
cùng tuệ, thể dụng viên thông,
- Quả trí
siêu việt, biểu thấu nên công,
- Truyền
giữ lý mầu, tuyên dương chính tông,
- Hành giải
song song, đạt ngộ chân không.
- (Nguyễn Lang
dịch)
- Chùa Thuyền Tôn
hiện nay tọa lạc ở thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế. Chùa
được dựng bên trái núi Thiên Thai, nên còn có tên là Thiên Thai
Thuyền Tôn Tự.
- Vào khoảng giữa
thế kỷ XVIII, Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan đã vận động tiền của
để xây dựng ngôi chùa quy mô, cách thảo am khoảng 1km. Đại hồng
chung được đúc vào thời kỳ này, có khắc niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8
(1747). Chùa đã được bà Lê Thị Tạ phát tâm trùng tu vào năm 1808.
- Các vị kế tục
trụ trì chùa trong buổi đầu là Tế Hiệp, Tế Mẫn. Sau đó là các vị
Đại Huệ, Đại Nghĩa, Đạo Tâm. Theo dòng kệ truyền thừa, kế tiếp là
các vị Đạo Tại, Tánh Thiện, Hải Nhuận, Thanh Liêm, Thanh Đức.
- Đến năm 1937,
Hòa thượng Trừng Thủy - Giác Nhiên đã tổ chức đại trùng tu ngôi
chùa. Hòa thượng đã có nhiều công lao trong công cuộc chấn hưng
Phật giáo ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ năm 1973, Hòa thượng đã đảm nhận
trọng trách Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đến
năm 1979 thì viên tịch, thọ 102 tuổi.
- Chùa Thuyền Tôn
bảo lưu được đường nét kiến trúc cổ và hệ thống thờ tự truyền
thống. Ở chánh điện, án giữa thờ Phật Tam Thân, phía trước là
tượng đức Phật Thích-ca. Tiền án thờ tượng Bồ-tát Chuẩn Đề hai bên
là ảnh vẽ Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền. Tiếp đến là bàn
chuông, mõ. Án tả thờ Bồ-tát Quan Âm, hai bên có ngài Xá Lợi Phất
và ngài Ca-diếp. Án hữu thờ Bồ-tát Địa Tạng. Ngoài ra còn có hai
án thờ Thập điện Minh Vương ở hai bên vách. Phía ngoài là hai bàn
thờ Hộ Pháp và Quan Thánh.
- Từ tam quan đi
vào mé phải ngôi chùa, căn phòng của Hòa thượng Giác Nhiên ngày
xưa vẫn còn đó. Bức chân dung của Ngài đã gây sự cảm nhận thanh
thoát, gần gũi và niềm tin kính vô hạn. Từ cửa phòng của Ngài,
nhìn ra ngôi bảo tháp, cảnh quan ngôi chùa và ngọn núi Thiên Thai,
lòng khách lâng lâng khó tả.
- Đến viếng chùa
năm xưa, nhà thơ Nguyễn Du cũng mang nỗi lòng đó:
- Cổ tự
thu mai hoàng diệp lý
- Tiền
triều tăng lão bạch vân trung
- Khả liên
bạch phát cung khu dịch
- Bất dữ
thanh sơn tương thủy chung.
- Nghĩa là:
- Chùa cổ
lá vàng thu phủ kín
- Triều xưa
mây trắng sãi già rồi
- Thương
cho đầu bạc còn vướng lụy
- Cùng với
non xanh trót phụ lời.
- (Phan Khắc
Hoan và Lê Thước dịch)
- Thật vậy, ngày
nay du khách và Phật tử đến chùa, sẽ được tận hưởng một cảnh quan
đầy thiền vị:
- Bảo đạc
trường minh, bất đoạn môn tiền lưu lục thủy,
- Pháp thân
độc lộ, y nhiên tọa lý khán thanh sơn.
- Nghĩa là:
- Mõ báu
dài kêu, chẳng dứt trước cửa dòng biếc chảy
- Pháp thân
lộ rõ, tự nhiên ngồi đó ngắm núi xanh.
- (Trương Ngọc
Tường dịch)
--o0o--
|
|