|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
- Từ khu vực Hòa
Bình ở trung tâm thành phố Đà Lạt đi đến giữa đèo Prenn, có con
đường bên tay phải dẫn vào hồ Tuyền Lăm và Thiền viện Trúc Lâm, lộ
trình khoảng 10km.
- Trên con đường
vòng theo núi lên chùa, từ xa đã thấy lầu chuông và mái nóc ngói
chánh điện lúc ẩn lúc hiện giữa những rừng thông ngút ngàn. Đến
một ngã rẽ, du khách và Phật tử hoặc rẽ phải theo con đường nhựa
vào cổng bên của chùa với 61 bậc, hoặc đi thẳng đến hồ Tuyền Lâm
rồi theo 222 bậc cấp qua ba cổng tam quan để vào thẳng sân trước
của điện.
- Thiền viện tọa
lạc trên núi Phượng Hoàng với diện tích 24 hecta. Diện tích xây
dựng khoảng 2 hecta gồm hai khu ngoại viện và nội viện. Nội viện
được chia hai khu vực Tăng, Ni. Mỗi khu vực có hai Tăng đường, một
thiền đường, một nhà bếp, một nhà ăn và một nhà kho. Đây là khu
vực giới hạn khách tham quan, hiện nay là nơi tu thiền của 50 Tăng
và 50 Ni. Ngoại viện ở một khu đất rộng, bằng phẳng, độ cao 1300m
(so với mặt biển), đối diện dãy núi Benhuit chập chùng và hồ nước
Tuyền Lâm mênh mông, xanh biếc. Ở đây, một số công trình tiêu biểu
của Thiền viện được xây cất do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác thảo
và kiến trúc sư Nguyễn Tín, thầy Trị sự Thích Thông Tạng cùng
nhiều Tăng Ni, Phật tử góp công của thực hiện, đã khánh thành long
trọng vào ngày 19-3-1994. Đó là ngôi chánh điện uy nghi ở vị trí
trung tâm, bên phải là Tham vấn đường và lầu chuông, bên trái là
nhà khách, nhà bếp, nhà kho. Trước nhà khách là một vườn hoa đẹp,
và ở triền dốc xuống phía trước cổng là hồ nước nhân tạo của Thiền
viện có sức chứa 15.000 mét khối nước cho Tăng, Ni sử dụng.
- Tượng thờ trong
chánh điện được bài trí đơn giản mà trang nghiêm. Ở điện Phật,
tượng đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni uy nghi thiền định trên tòa sen,
hai bên có hai bức tranh Bồ-tát Văn-thù, Phổ Hiền tượng trưng cho
Đại trí và Đại hạnh.
- Tham vấn đường
bên cạnh ngôi chánh điện là nơi mỗi tháng vào ngày 14 và 29 âm
lịch, Hòa thượng Viện trưởng cùng thiền sinh tham vấn các vấn đề
về Thiền học.
- Mục đích của
Thiền viện Trúc Lâm là làm sống lại tinh thần Thiền tông đời Trần
(thế kỷ XIII - XIV). Đây là đường lối tụ tập đặc biệt do vua Trần
Nhân Tông tức Sơ Tổ Trúc Lâm sáng lập. Ngài đã kết hợp cả ba Thiền
phái thời bấy giờ: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường
thành một Thiền phái Việt Nam. Chính vị vua từng lãnh đạo quân dân
hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông ấy đã nhường ngôi cho con là
Trần Anh Tông và xuất gia tu hành tại núi Yên Tử với pháp hiệu
Trúc Lâm Đầu Đà. Sau đó, Ngài lại cùng các môn đồ xuống núi đi du
hóa khắp nơi. Ngài đã sống cuộc đời tích cực hành đạo của một
Thiền sư nhập thế trong mọi lãnh vực đời sống. Đây là thời kỳ có
nhiều Thiền sư Việt Nam tham gia việc nước, song các Ngài vẫn
không tham luyến thế tục.
- Thiền phái Trúc
Lâm đặc biệt nhấn mạnh sự tụ tập nội tâm ở bất cứ hoàn cảnh nào ta
sống, dù là tu sĩ hay người tại gia. Đường lối tụ tập hướng nội
đưa đến thanh tịnh hóa bản thân, khiến lòng không còn vướng bận
ngoại cảnh và tự tánh hiển lộ. Đây là tâm trạng thực sự an ổn
trong chính mỗi người, không cần tìm kiếm cực lạc ở tận Tây
phương. Đường lối này đã được Sơ Tổ Trúc Lâm diễn tả qua vần thơ
Xuân vãn (Cuối xuân) thật thanh thoát.
- Xuân vãn
- Niên
thiếu hà tằng liễu sắc, không
- Nhất xuân
tâm sự bách hoa trung
- Như kim
khám phá Đông hoàng diện
- Thiền bản
bồ đoàn khán trụy hồng.
- Nghĩa là:
-
- Thuở bé
chưa từng rõ sắc, không
- Xuân về
hoa nở tại trong lòng,
- Chúa Xuân
nay bị ta khám phá,
- Chiếu
trải giường thiền ngắm cánh hồng.
- (Thích Thanh
Từ dịch)
- Phương pháp tu
tập trở về với nội tâm ấy được thể hiện rõ nhất qua câu kệ kết
thúc bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Sơ Tổ Trúc Lâm:
- Cư trần
lạc đạo thả tùy duyên,
- Cư tắc
xan hề khốn tắc miên.
- Gia trung
hữu bảo hưu tầm mích,
- Đối cảnh
vô tâm mạc vấn thiền.
- Nghĩa là:
- Ở trần
vui đạo hãy tùy duyên
- Đói đến
thì ăn, nhọc ngủ liền.
- Trong nhà
có báu thôi tìm kiếm,
- Đối cảnh
không tâm, chớ bói thiền.
-
(Thích Thanh Từ dịch)
- Sơ tổ Trúc Lâm
quả thật là tấm gương sáng ngời đạo hạnh của bậc hiền nhân. Sau
khi hoàn thành sứ mạng của một vị anh quân, Ngài đã trở thành vị
Thiền sư thanh tịnh, đồng thời là một bậc cao tăng uyên thâm giáo
lý. Với châm ngôn"Thiền Giáo song hành", Ngài truyền đệ tử là Pháp
Loa, Nhị Tổ Trúc Lâm, tiến hành việc khắc ấn bản Đại Tạng kinh kéo
dài suốt 24 năm ròng (1295 - 1319) dưới sự bảo trợ của vua Trần
Anh Tông và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp Tăng sĩ, Phật
tử. Đây là công tác vĩ đại nhất được chư Tổ Thiền tông đời Trần
thực hiện với hơn 5000 ấn bản Đại Tạng được lưu giữ tại chùa Quỳnh
Lâm.
- Kế tiếp Nhị Tổ
Pháp Loa là Thiền sư Huyền Quang, hợp thành Trúc Lâm Tam Tổ, biểu
tượng của thời Phật giáo cực thịnh trên đất Việt. Thiền sư Huyền
Quang là một bậc cao tăng, cũng là bậc thi hào đã lui về ẩn dật
tại núi Côn Sơn sau hơn 20 năm vừa phụng sự triều đình vừa phụ tá
Sơ Tổ Trúc Lâm trên đường hành đạo và soạn kinh sách dạy học về
Thiền tông Việt Nam. Sồng giữa dòng thiên nhiên, Ngài cảm nhận tâm
trạng thanh thản của một người thực sự hòa mình vào vạn vật làm
một, đi đứng nằm ngồi, giờ phút nào cũng an nhiên tự tại, nên đã
sáng tác những vần thơ tuyệt diệu như trong bài Vịnh cúc hoa:
- Vịnh Cúc Hoa
- Hoa tại
trung đình, nhân tại lâu
- Phần
hương độc tọa tự vong âu
- Chủ nhân
dữ vật hồn vô cạnh
- Hoa hương
quần phương xuất nhất đầu
- Nghĩa là:
- Người ở
trên lầu, hoa dưới sân
- Vô tư
ngồi ngắm khói trầm xông
- Hồn nhiên
người với hoa vô biệt
- Một đóa
hoa vừa mới nở tung
- (Nguyễn Lang
dịch)
- Đời sống hằng
ngày của một hành giả hướng đến thanh tịnh bản tâm theo Thiền phái
Trúc Lâm đã được qui định điều hòa bằng nghi thức "Lục thời sám
hối" do vua Trần Thái Tông biên soạn. Đây là nghi thức sám hối đặc
biệt Việt Nam gồm sáu phần sám hối trong ngày với mục đích thanh
lọc nội tâm, khác với nghi thức sám hối của Phật giáo Trung Hoa
nhằm cầu xin xá tội cho bản thân cùng người khác. Từ sáng tinh
sương, vị hành giả Thiền tông bắt đầu một ngày an lành bằng các
bài kệ tụng đơn giản hỗ trợ cho việc tinh cần tụ tập thân tâm như
sau:
- Bài Kệ Dâng
Hương
- Ngào ngạt
trầm hương rừng Chánh Định
- Chiên đàn
vườn Tuệ đã vun trồng
- Giới đao
đẽo gọt nên hình núi
- Đốt tại
lò tâm để hiến dâng.
-
- Bài Kệ Dâng
Hoa
- Hoa nở
sáng ngời trên đất Tâm
- Hoa tiên
rải xuống chẳng thơm bằng
- Hái dâng
từng đóa lên chư Phật
- Gió
nghiệp muôn đời thổi chẳng rung.
- Đây là phương
pháp thực tiễn tu tập Tam Học Pháp: Giới - Định - Tuệ, rất phù hợp
giáo lý nguyên thủy thời đức Phật, đã được Thiền tông thời cực
thịnh của Phật giáo Việt Nam triều Trần ứng dụng hàng ngày, nay
lại được Thiền phái Trúc Lâm do Hòa thượng Viện chủ Thích Thanh Từ
khởi xướng khôi phục và duy trì những đặc điểm của Thiền tông Việt
Nam, đem lại niềm tự hào dân tộc cho người Phật tử Việt Nam.
- Để phương pháp
tu học trên đạt được nhiều hiệu quả, Hòa thượng Viện chủ thường
khích lệ các thiền sinh ứng dụng nguyên tắc "lục hòa " trong cuộc
sống phạm hạnh: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng
duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân.
Theo tinh thần Trúc Lâm Đầu Đà, các thiền sinh phải nỗ lực rèn
luyện ba đức tính: tinh cần tu tập hường đến giác ngộ giải thoát,
kiên quyết vượt mọi khó khăn chướng ngại, và thiển dục tri túc
sống đời đạm bạc không thụ hưởng mọi xa hoa.
- Về mặt tổ chức,
ban lãnh đạo Viện gồm có: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Thủ bổn
(Thủ quỹ), Thư ký và Ban chức sự gồm Quản chúng, Tri sự, Tri
khách, Tri khố, Hương đăng, Trưởng ban vườn, trưởng ban rẫy và Ban
khám bệnh.
- Ni chúng cũng
có một Ban chức sự như tăng chúng.
- Viện trưởng
hiện nay: Hòa thượng Thích Thanh Từ; Phó Viện trưởng: Thương tọa
Thích Nhật Quang; Quản chúng Tăng: Thượng tọa Thích Thông Phương;
Quản chúng Ni: Ni sư Thích nữ Như Tâm.
- Bước chân vào
Thiền viện Trúc Lâm, Phật tử cũng như du khách dường như quên hẳn
cái lạnh cố hữu cửa xứ Đà Lạt hoa đào để tận hưởng cái khoáng đạt
của phong cảnh thiên nhiên, cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp sáng tạo của
các công trình kiến trúc mới mẻ nhưng mang đậm tính dân tộc. Đặc
biệt những giờ phút tĩnh lặng, thư thái trong tâm hồn sẽ khiến du
khách tưởng chừng như đang trở về với thế giới quá khứ cũa Thiền
phái Trúc Lâm thời chư tổ Trúc Lâm trên non cao yên tử.
--o0o--
|
|