|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
-
-
III- BIỆT THÍCH (Giải
thích riêng biệt)
-
“Niệm Phật trọng ân
phát tâm Bồ Đề”.
-
-
2-
Nhớ công ơn cha mẹ mà phát tâm Bồ đề
-
-
Rằng sao phải nhớ
công ơn cha mẹ? Đau buồn cho cha mẹ, vất vả sinh ta, mười
tháng mang thai, ba năm bú mớm, nhường khô bỏ ướt, nuốt đắng
nhả ngọt, ta mới thành người, những mong nối dõi tông đường
cung thừa tế tự.
-
Đay là nhân duyên
phát tâm Bồ đề thứ hai, tức là nhớ ơn cha mẹ mà phát tâm Bồ
đề. Trung Quốc xưa nay có câu nói: “Bách thiện hiếu vi tiên
(trăm điều thiện thì đạo hiếu đứng đầu). Đạo hiếu, trong van
hóa cổ truyền Trung Hoa, là một đức hạnh rất được coi trọng.
Nhưng mỹ đức đó lâu nay đã dần dần bị coi nhẹ. Ở Trung Quốc
ngày nay, đang nhiệt liệt phục hưng văn hóa cổ truyền.
-
Nói đến đây, những
người tin Phật lại ít nhiều hiểu Phật lí chúng ta đương nhiên
không còn hoài nghi gì về việc Phật pháp coi trọng đạo hiếu.
Những người không tin Phật hoặc không hiểu Phật lí có thể nảy
sinh nghi hoặc: chỉ có nhà Nho mới đặc biệt đề cao đạo hiếu
chứ đạo Phật đâu có nói đạo hiếu? Còn như nói bất hiếu, thì
giáo chủ Thích Ca Mâu Ni có thể coi là đệ nhất bất hiếu trong
trời đất, vì người đã trái lời phụ vương bỏ trốn đi xuất gia
tu hành. Không chỉ người thường có hiểu lầm như vậy, ngay cả
một số văn nhân học sỉ cũng hiểu lầm vì bất minh Phật lý. Họ
lấy các lí luận của Nho gia: “Thân thể da tóc ta nhận từ bố
mẹ, không thể hủy hoại thương tổ, đó là bước đầu của đạo
hiếu”. Người xuất gia thế độ, đã cắt bỏ tóc khi thụ giới, đốt
hương làm bỏng da, đấy không phải là trái với hiếu đạo của Nho
gia ư? Nay tôi có thể nói với những nhân sĩ cho rằng Đạo Phật
không chủ trương hiếu đạo rằng, Phật pháp không những không
trái đạo hiếu, mà lại chủ trương hiếu đạo một cách chân chính,
triệt để. Cổ đức nói: “Đại hiếu Thích Tôn lịch kiếp báo thân
ân” (Đức Thích Ca đại hiếu, hết kiếp này đến kiếp khác báo đền
ơn cha mẹ). Nói chặt chẻ ra, đạo hiếu của nhà Nho và đạo hiếu
của nhà Phật khác nhau một trời một vực, làm sao nói đạo Phật
không nói đạo hiếu? Đạo hiếu mà Phật pháp chủ trương là siêu
việt, không thể đặt ngang hàng với các tôn giáo hay học thuyết
khác.
-
Vậy thì nên nhớ ơn
sâu cha mẹ nhơ thế nào? Đại sơ Tỉnh Am mở đầu dẫn hai câu thơ
Nhi nhã trong Kinh thi: “Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” (đau
buồn cha mẹ, vất vả sinh ta). “Ai ai” là từ để hình dung, hình
dung tiếng bi thương của kẻ làm con khi nghĩ đến ơn nặng đức
sâu của cha mẹ, bất giác lòng dội lên từng đợt đau buồn. Tại
sao nhớ ơn cha mẹ mà bi thương? Vì có thân ta hoàn toàn là do
cha mẹ, mà nỗi chua cay nhọc mệt của cha mẹ khi sinh ta không
phải là điều mà ai cũng tưởng tượng hết được, cho nên nói:
“Sinh ngã cù lao” (vất vả sinh ta). Chỉ cần chúng ta nghĩ kỹ
một tí, hãy nhgĩ xem thân này ai sinh ra, ta sẽ thấy ngay ơn
bố mẹ, không giờ phút nào quên. Sau khi ra đời rồi, cái thân
này của ta lớn lên như thế nào? Nhờ ai chăm sóc nuôi nấng? Hãy
nghĩ kỹ thêm một tí nữa sẽ thấy rõ ơn đức cha mẹ, Chúng ta lớn
lên ít nữa, biết được nam bắc tây đông là nhờ ai dạy bảo dắt
dìu? Nghĩ thêm càng thấy rõ ơn đức cha mẹ không giờ khắc nào
quên. Người xưa ví ơn đức cha mẹ với trời cao đất dày quả là
không sai tí nào, cho nên làm người phải biết hiếu thận với
cha mẹ là người tốt hạng nhất trong đất trời, việc hiếu thuận
với cha mẹ người hiếu thuận với cha mẹ là việc tốt hạng nhất
trong đất trời. Từ đây có thể biết, hiếu thuận là quan trọng
như thế nào.
-
“Thập nguyệt tam
niên, hoài thai nhũ bộ” (mười tháng ba năm, mang thai bú mớm)
hai câu này tách ra, ghép lại sẽ là “mườitháng mang thai, ba
năm bú mớm”. Đây là nói ơn mẹ. Một cái phôi thai trong lòng
mẹ, dần dần trở thành một sinh mệnh mới, phải qua thời gian
mười tháng. Trong thời gian đó , sở dĩ có thể lớn dần thành
sinh mệnh mới là nhờ chất nuôi dưỡng từ cơ thể mẹ cung cấp.
Tình hình đó cũng như khi đã sinh ra, phải ăn uống để duy trì
sinh mệnh là cũng lý lẽ đó. Cái thai trong bụng mẹ, mọi thứ ăn
uống đều là từ huyết dịch của mẹ. Vô luận là máu mẹ có đủ hay
thiếu thì vẫn phải chia ra một phần để nuôi con, để tránh cho
cái thai thiếu dinh dưỡng mà chết trong bụng mẹ. Chính vì như
vậy, một bà mẹ mang thai, bất luận trong ăn uống, họat động,
đều phai hết sức cẩn thận để bảo an toàn cho cái thai. Sự khổ
của một phụ nữ mang thai khó tưởng tượng.
-
Mười thàng mãn kỳ
thai nghén, đứa con xuất hiện trên thé gian. Người làm mẹ, bắt
đầu giai đoạn vất vả nhọc mệt thứ hai. Trong Phật pháp nói đến
tứ sinh hữu tình: thai, nõan, thấp, hóa, có quan hệ mật thiết
nhất với cơ thể mẹ, không gì thai sinh hữu tình. Mà nhân loại
thai sinh là phụ thuộc vào mẹ rõ rệt nhất. Các hữu tình thai
sinh khác như lợn, ngựa, bò dê, rời khỏi cơ thể mẹ không lâu
là có thể sống độc lập được, không hoàn toàn dựa vao sự săn
sóc của mẹ như người. Nhân loại thai sinh, không chỉ trong ba
năm phải nhờ sự nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, ngay sau khi cai sữa,
vẫn chưa thể thoát li sự săn sóc, dưỡng dục của mẹ, qua từng
ngày, từng tháng, từng năm, cho đến khi lớn lên thành người.
Trong ba năm bú mớm, sữa mẹ nuôi con thực ra là tinh hoa của
máu mẹ. Làm mẹ, đem tinh hoa huyết dịch của mình nuôi con, đứa
con có đủ dinh dưỡng lớn lên béo mập đáng yêu, người mẹ nhìn
thấy, trong lòng vui vô hạn.
-
Trên thế giới náy
không một ai làm mẹ mà không trông mong con mình lớn lên khỏe
mạnh, hoạt bát, do đó mà cũng không có một người mẹ nào hà
tiện đến mức ngày đông giá rét đến đâu, chỉ cần nghe tiếng
khóc đói của con là người mẹ không nghĩ đến cái ráe phải chịu,
lập tức cởi áo cho con bú, con ỉa đái, mẹ lập tức thay tã ướt
tã bẩn bằng tã khô tã sạch, để tránh cho con nỗi khổ ướt lạnh
bẩ thỉu. Sauk hi con cai sữa, phải lo cho con ăn thức ăn đặc,
mẹ phải nếm trước, gặp đắng mệ nuốt, thấy ngọt mẹ nhả nhường
con: “yến khổ thổ cam” (nuốt đắng, nhả ngọt). Tình yêu của mẹ,
có thể nói là không một cử chỉ tế vi nào không thể hiện ra.
Tóm lại, trong giai đoạn anh nhi, người mẹ không biết phải
chịu bao nhiêu gian nan vất vã, gánh chịu bao nhiêu kinh hãi
lo âu. Xin hãy nghĩ xem, ơn sâu đức nặng của bố mẹ, há lẽ quên
được sao?
-
Đế đây có thể dẫn
lại một đoạn văn nói về đạo hiếu “Phàm người ta lúc sơ sinh,
một khắ không thể rời cha mẹ;nửa năm đầy tuổi, nhận được mặt
người, trong lòng bố mẹ thì vui, người khác bế đi thì khóc; từ
ba bốn tuổi đến mười bốn mười lăm tuổi, đói thì theo bố mẹ đòi
ăn, rét thì theo bố mẹ đòi áo” còn bố mẹ “thấy con cười, lòng
bố mẹ biết bao vui sướng; thấy con khóc, lòng bố mẹ não phiền.
Mình chưa từng ăn, trước lo con đói; ốm bệnh, việc việc mong
con yên lành. Chờ đến lúc lớn dậy nên thành người, vội tìm
thầy dạy dỗ, không tiếc bạc tiền, dựng vợ gã chồng, tốn bao
tiền của, chỉ mong con cửa nhà yên ổn, mong con lập trí thành
người, Thấy con ốm đau, không nghĩ con yếu khó nuôi, tự trách
nuôi con không chu đáo, ngày đêm cháy ruột cháy lòng, vội vàng
chạy thuốc tìm thầy, hận không chỉ ốm thay mệt dở, nếu như con
ngoài đi xa, cha mẹ lo âu thấp thỏm, giấc ngủ không yên, con
đi sớm về khuya, mẹ cha tựa cửa trông ngóng. Nói tóm lại, lòng
cha mẹ, suốt đời mãn kiếp lo toan tính toán, có việc gì không
phải vì con? Nếu dạy được nên người, lòng cha mẹ biết bao vui
sướng, nếu chẳng may dạy chẳng nên người, thì cha mẹ chết
không nhắm mắt. Đáng thương thay tinh thần tâm huyết cha mẹ,
hao phí cả cho con cho cái. Kịp đến khi tuổi con khôn lớn, có
hay chăng bố mẹ yếu già. Ơn nặng dường kia lo báo đáp, vẫn e
rằng ơn đức vạn phần báo đền không được một. Phận làm con các
bạn, ai nấy hãy nghĩ xem, không kịp mà hiếu thuận hay sao”?
Bài văn viết tiếp: “Người nào không rõ ơn cha mẹ, hãy xem mình
nuôi dạy con mình, cũng vậy cả thôi; thấy lòng mình muốn dạy
con trưởng thành thế nào thì hiểu được ý bố mẹ muốn giáo dục
mình như thế. Thường nói: “Nuôi con phòng lúc già yếu, trử
thóc phòng khi đói kém”. Cha mẹ chịu đủ muôn vàn cay đằng chỉ
mong con hiếu thuận để trông nhờ về sau. Ta thấy người đời
nay, coi cha mẹ sinh dưỡng mình, dạy dỗ mình, dựng vợ gã chồng
cho mình chẳng qua chỉ vì nghĩa vụ, cho nên không biết hiếu
thụan. Hãy nhìn chim, quạ còn biết, dê, cừu cũng biết quỳ bú,
cầm thú còn biết báo đền, làm người không biết lẽ phải hiếu
thuận hay sao? Làm người không hiếu thuận, so với cầm thú hơn
gì.
-
Làm cha mẹ không
biết trải qua bao nhiêu năm tháng khổ tâm bồi dục con mới từng
bước “thành người” chờ con thành người rồi, bố mẹ lại “trông
mong” con cái có thể “nối được gia phong”. Nước ta, từ xưa nền
nếp nhà tốt đẹp, nối đời này qua đời khác rất được coi trọng.
Vì vậy làm cha mẹ không những hy vọng con cái nối tiếp mình
giữ được gia phong mà qua cố gắng, đời sau gio phong càng được
phát huy rạng rỡ hơn. Nếu kẻ làm con mà bại hoại gia phong,
thì cha mẹ sẽ coi đó là điều hết sức nhục nhã. Chúng ta thường
nghe bố mẹ đòi hỏi con cái, làm gì thì làm, nếu trái với nền
nếp nhà thì quyết không cho phép. Có thể thấy rõ, thừa kế môn
phong là quan trọng như thế nào.
-
Làm cha mẹ, không
những mong con cái nối tiếp được gia phong mà còn mong con cái
“cung thừa tế tự” “cung thừa” là nói khi cha mẹ còn sống, “tế
tự” là nói khi cha mẹ đã mất.
-
Nói “cung thừa” là
nói cung đố phụng dưỡng cha mẹ, làm bố mẹ vui lòng. Như nói:
“phụng dưỡng cha mẹ thế nào? Người ta giàu nghèo, sang hèn
khác nhau, ai tùy sữc nấy, ai hết sức nấy, cha mẹ đói, dâng
cơm, cha mẹ rét, dâng áo. Có cái ăn ngon, muốn cha mẹ cùng ăn,
có cái áo đẹp, nghĩ cha mẹ cũng có mặc, có nhà ở tốat, muốn
cha mẹ cùng ở, có đồ dùng tốt muốn cha mẹ cùng dùng. Đông hè
sớm tối, phải thành tâm săn sóc; phàm mọi việc phải cẩn thận
cung kính, luôn luôn vui vẻ, gặp lễ gặp tết, dùng lễ lạy mừng;
gặp sinh nhật dùng lễ chúc mừng … phải làm cho cha mẹ vui vẻ,
tức là hết lòng … cha mẹ đi, đứng, nằm, ngồi phải chăm nom
dắt, đở, chỉ mong cha mẹ yên ổn, thoải mái, sống ngày nào vui
ngày ấy, tức là hết lòng …” Hết lòng cung đốn phụng dưỡng, là
con có hiếu.
-
Còn “tế tự”, tức là
thờ cúng. “Tự” có nghĩa là “giống như nhà Nho có câu: “Tế thần
như thần tại”, tức là khi tế thần, mặc dù không trông thấy
thần như thế nào cả, nhưng phải như có thần trước mặt, khônt
thể có một tí cẩu thả. Chúng ta tế tự tổ tiên, cũng nên “tế tổ
như tổ tại”, thái độ phải cung kính nghiêm túc, không được qua
loa tùy tiện, bất kính. Có thể thực sự làm được như vậy, thì
việc tế tự không phải không có ý nghĩa của nó. Nói đến đây,
tôi xin nói rõ với chư vị một câu, tức là kẻ làm con cháu, đối
với tổ tiên cha mẹ hoặc tổ tiên đã qua đời, dùng cúng tế để kỷ
niệm và nghĩ lại là việc tuyệt đối hợp tình hợp lý, hòm giấy,
nhà giấy, ô tô giấy v. v… để cúng dường tổ tiên là hoàn toàn
không hợp với Phật pháp là hoàn toàn không có một tí ý nghĩa
gì, càng có thể nói là xằng bậy. Không những trong dân gian
thường thấy việc này, mà ngay trong một số Phật tử, cũng không
cần biết vì sao, bắt chước làm theo, thực là không thể chấp
nhận được, phải xóa bỏ tục lệ hủ lậu này.
-
Ngoài việc “cung
thừa” khi sống, “tế tự” khi mất,, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau,
“kẻ làm con phải chú ý điều nhiếp, thận trọng phù trì, mời
thầy chạy thuốc. Khi ốm sắc chế thuốc thang, cháu cơm ăn uống
đều phải tự tay mình làm lấy, không được ủy hết cho nô tì,
nhất thiết không thể biếng lười trễ nải. Chỉ cần nghĩ khi ta
còn nhỏ dại, nhỡ gặp ốm đau, cha mẹ không biết bao nhiêu vất
vả, ngày nay lý nào ta không tận tâm? Hãy trông Hán văn đế
ngày xưa, mẫu hậu ốm, nhà vua phải tợ mình nếm thuốc. Cha mẹ
ốm ngộ nhỡ làm bẩn chăn đệm, kẻ làm con phải chăm chỉ giặt giũ
đổi thay thế nhất thiết không ngại. Chỉ cần nghĩ khi ta còn ẵm
ngửa, đái ỉa khai thối, cha mẹ vì ta giặc giũ đổi thay không
biết bao nhiêu lần. Ngày nay lý nào ta ngại? Hãy trông Du Kiểm
Lân ngày xưa làm quan huyện Triền Lăng, nhân bố ốm, tự mình
nếm phân. Việc chạy chữa thuốc men cho cha mẹ, kẻ làm con phải
tạc dạ ghi lòng”. Kinh Phật nói: “Trong tám loại ruộng phúc,
ruộng phúc chữa bệnh thứ nhất”, cha mẹ ốm làm sao có thể không
chăm sóc.
-
Nay chúng ta xuất
gia, lạm xưng Thích tử, thẹn nhận danh hiệu Sa Môn. Bùi ngọt
không dâng, tế tự không có. Khi cha mẹ sống không phụng
dưỡng,khi cha mẹ chết không thể dẫn linh. Đối với thế tục đã
là tổn thất cho cha mẹ, mà cũng không được ích gì để giúp cha
mẹ họ hàng giải thoát tử sinh, siêu thăng Tịnh Độ. Cả hai đằng
đều sai, tội nặng khó trốn.
-
Đoạn văn này là
nhằm nói về tăng chúng đã xuất gia. Nhà Nho nói: “sinh, sự chi
dĩ lễ; tử, tang chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ” (nghĩa là: khi cha mẹ
còn sống thì lấy lễ mà phụng dưỡng; khi cha mẹ chết thì lấy lễ
mà chôn cất, lấy lễ mà tế tự). Một người con hiếu tiêu chuẩn,
phải làm đúng như vậy. Nay chúng ta đã xuất gia “lạm xưng
Thích tử”. Thích tử là tên gọi chung những người xuất gia tu
hành, tức là phàm những Phật tử dưới bệ Phật Thích Ca Mâu Ni
đều có thể gọi là Thích tử. Kinh A Hàm kinh nói: “Tứ hà nhập
hải, đồng nhất tâm vị; tứ tính xuất gia, đồng xơng Thích tử”
(bốn sông về biển, cùng một vị mặn; bốn họ xuất gia, cùng xưng
Thích tử). Những hành giả xuất gia theo Phật, bất luận vốn
dòng họ gì, khi xuất gia nhập vào tăng đoàn thì đều mất dòng
họ mà lấy họ thích. Người xuất gia làm đệ tử Thích Ca Mâu Ni,
nếu như tu trì đúng phép đúng luật, giới đức trang nghiêm,
hành vi đoan chính, thì không hổ thẹn là một Thích tử biết an
phận thủ thường. Nếu trong hàng ngủ Thích tử mà không tu hành
theo phép, chỉ mang cái hư danh người xuất gia tu hành, thì
đành phải nói là lạm xưng Thích tử, không đủ tư cách là một
Thích tử chân chính. Vì làm một Thích tử chân chính thì nhất
định phải tu hành đúng phép.
-
Lại nữa, hành giả
xuất gia tu đạo, gọi là Thích tử, còn gọi là Sa môn. Được gọi
là Sa môn, nói nghiêm cách thì không phải là dễ dàng, như nói
“chăm tu giới định, tuệ,dập tắt tham, sân, si”, phải làm như
một Sa môn chân chính nên làm. Như Kinh Tứ thập nhị chương
nói: “ Thức tâm đạt bản nguyện, cố hiệu ví Sa môn”. Thế thì
không phai ai cũng dễ dàng làm Sa môn được. Không làm được như
vậy, thì là “thiểm hiệu Sa môn” (hổ thẹn mang cái danh hiệu Sa
môn), không phải là Sa môn chân chính. Như có những “Sa môn
làm ô Đạo”, “sa môn phá hoại Đạo”. Nên biết ở đây nói “thiểm
hiệu sa môn” ý tứ là hổ thẹn gọi cái tên sa môn, thực tế là
không đủ tư cách gọi là sa môn. Một sa môn chân chính, danh
thực phù hợp nhauchỉ có thể là những “thắng đạo sa môn”, “thị
đạo sa môn” “mệnh đạo sa môn” trước hết như những người bẩm
Phật xuất gia, có thể diệt phiền não mà chứng thắng đạo, thứ
nữa như những người xuất gia có thể đọan hoặc chứng chân, tuên
thị chính pháp mà làm cho nhiều người nhập đạo, sau nữa như
những người xuất giakhắc phục phiền não, chăm tu các thiện
pháp làm cho mệnh trí tuệ tăng trưởng. Xem thế có thể hiểu,
làm một sa môn chân chính, thực ra lá không đơn giản. Đại sư
Tỉnh Am hiểu rõ những người xuất gia đương thời, đã không thể
tu hành đúng phép lại không thể cầu tu tam học, cho nên mới
nói “lạm xưng Thích tử, thiểm hiệu sa môn” một cách không
khách khí như vậy.
-
Nếu không xuất gia,
sống với cha mẹ thì còn có thể thực hành đạo hiếu ở thế gian.
Nay đã xuất gia, rời bỏ quê hương, cha mẹ, trong tình hình đó,
đương nhiên là “bùi ngọt không dâng, tế tự không có”. Cha mẹ
còn mà không thể dâng miếng ngon miếng ngọt, như thế gọi là
“cam chi bất cung” (không cúng dường miếng ngon miếng ngọt).
Nói hành đạo hiếu: “Việc ăn uống, kẻ làm con ai mà không kiệt
lực tận tâm dâng hiến của ngon vật lạ? Nếu là nhà giàu có, nào
khó gì đâu? Nếu là gia nghiệp đạm bạc, ắt sẽ lòng có thừa mà
sức không đủ. Người xưa nói phải “thúc thủy thừa hoan” (rau
cháo cùng vui). Đây là nói nhà nghèo hèn. Chỉ có rau canh
thường ngày, nhưng mặn nhạt vừa phải, sống chin hợp vị, không
dám sơ sài qua quit, xong đâu đấy dâng lên cha mẹ. Có miếng gì
ngon, dâng cha mẹ trước, còn mình thì thế nào cũng xong, chỉ
cần cha mẹ vui lòng, đó là tận tâm. Nói chung người già lão,
vị hư bạc, ăn uống khó tiêu hóa, cho nên cái ăn dâng lên phải
chín phải nhừ, phải thơm ngon thì mới có ích. Phàm những cái
gì sống, lạnh, dai, ngấy, khó tiêu hóa, không thể đem cho bố
mẹ ăn: gạo mới mì mới thươngtổn tì vị, cũng không thể cho ăn.
Số bửa ăn lại phải nhiều hơn, vì không thể ăn nhiều một lúc
quá no. Việc ăn uống, thuốc thang, kẻ làm con phải khắc ghi
trong dạ”. Nhưng kẻ đã xuất gia thì khi cha mẹ còn, không thể
cúng dường cái ngon cái ngọt. Như vậy chẳng phải trái với đạo
hiếu sao? Đương nhiênlà một Phật tử chân chính, thì phải bàn
lẽ khác. Đến khi cha mẹ qua đời, vì đã xuất gia nên không thể
cúng tế đúng lẽ, cũng là bất hiếu. Nói khác đi, dù cha mẹ còn
hay mất, đều không thể lo tròn trách nhiệm kẻ làm con, nói ra
trong lòng xiết bao hổ thẹn.
-
Nói thêm, đã không
thể cung đốn cha mẹ miếng ngọt, miếng bùi, đương nhiên không
thể bổ dưỡng cơ thể cha mẹ, cho nên nói: “sinh bất năng dưỡng
kỳ khẩu thể” (khi bố mẹ sống, không thể nuôi dưỡng bố mẹ).
Người xuất gia lìa cha mẹ, khi cha mẹ chết, phần lớn đều không
thể trông nom tại chỗ, tất nhiên cũng không thể dẫn linh cha
mẹ về nẻo thiện, cho nên nói: “tử bất năng đạo kỳ thần linh”
(khi cha mẹ chết, không thể dẫn linh). Chữ “thần linh” nói
theo thế tục, chỉ linh hồn, nói theo Phật pháp là chỉ thức thứ
tám là thức A lại da. Người chết rồi thì A lại da thức của
người ấy lìa khổi thể xác mà tìm chỗ đầu thai nơi khác. Lúc đó
nếu có người con có đạo tâm mà lại có công tu hành ở bên cạnh
mà trợ niệm theo Phật pháp, thì có thể dắt dẫn đệ bát thức tìm
chỗ đầu thai lại vào nhân gian, hoặc lên thiên thú, thậm chí
có thể dẫn đến Tây phương cực lạc. Người con xuất gia, nếu như
không biết tu trì Phật pháp đầy đủ thì không thể có sức mạnh
có thể dắt dẫn thần thức cha mẹ đến nẻo thiện.
-
Kẻ làm con, lẽ ra
phải cung đốn cho cha mẹ miếng ngon miếng ngọt, để nuôi dưỡng
cha mẹ, làm cho cha mẹ vui vẻ lúc tuổi già, nhưng vì chúng ta
không thể làm được như vậy, xét về phía cha mẹ, có đứa con
“cam chi bất cung, khẩu thể bất dưỡng” thì cái hy vọng nuôi
con những ước trông cậy lúc tuổi già chẳng phải là một tổn
thất ư? Vì thế nói: “Ư thế gian ví đại tổn” (đối với thế gian
là một đại tổn thất lớn)
-
Làm con, theo lẽ,
phải tế tự cha mẹ, dẫn dắt linh hồn cha mẹ, để hai thân được
tái sinh vào chỗ thiện hoặc giả được giải thoát, nhưng vì
chúng tat u trì không đủ, không thể làm được “nhất tử xuất
gia, cưở tổ siêu thăng cảnh giới” (một đứa con xuất gia, chín
đời tông tổ được siêu thăng Tịnh độ), đối với cha mẹ không có
ích gì. Vì vậy nói: “Đối với sự giải thoát xuất thế cũng không
có ích lợi thiết thực gì cho cha mẹ”.
-
Hai đường đều sai,
tội nặng khó trốn, ý nói hai quan niệm về đạo hiếuở thế gian
và xuất thế, người con xuất gia đều không lo tròn được trách
nhiệm, cho nên trọng tội bất hiếu khó tránh đâu cho thoát. Từ
đó có thể biết, dù là đã xuất gia, kẻ làm con vẫn không thể từ
chối trách nhiệm sinh dưỡng tử tang đối với cha mẹ. Như đạo
hiếu ở thế gian, không thể thừa hoan dưới gối, không thể hầu
hạ cung phụng, thì đạo hiếu xuất thế, bổn phận phai làm tròn
như khuyến dẫn cha mẹ tin thờ Tam Bảo, ăn chay trì giới, li ác
hướng thiện, làm cho cha mẹ từng bước đi lên chính đạo Phật
pháp. Với một người xuất gia, nếu điều đó không làm được thì
là quá kém. Thử nghĩ xem, cái thân xác này của ta, nhờ cha mẹ
mà có. Nếu không có cái thân này thì làm sao xuất gia được?
Không xuất gia thì làm sao có thể dụng công học đạo mà được
giải thoát? Từ đây có thể suy ra thấyrõ ưn đức của cha mẹ quả
thật là sâu nặng; Ơn đức cha mẹ sâu nặng như vậy, kẻ làm con
đương nhiên phải biết báo đền. Một Phật tử chân chính, ắt phải
hiếu kính cha mẹ. Nếu nói rằngta đã lìa bỏ bố mẹ để xuất gia
thì cha mẹ không còn quan hệ gì với ta nữa, thì thật không đủ
tư cách làm con cháu Thich Ca.
-
Là một Phật tử,
hãy noi gương Phật. Hãy xem Đức Phật đã báo đền công ơn cha mẹ
như thế nào: Đức Thích Tôn thành đạo không lâu thì trở về tổ
quốc thuyết pháp cho phụ vương. Phụ vương được nghe Phật pháp,
lập tức được hóa độ mà chứng được sơ quả. Đến khi Phật sắp vào
Niết bàn, để đền ơn đáp nghĩa của mẫu hậu, đẫ đến Đao Lợi
thiên thuyết pháp ba tháng cho mẫu hậu, làm cho mẫu hậu cũng
được thực ích của Phật pháp. Cuối cùng, khi vua Tịnh Phạn sắp
mất, mạc dù đã chưng được sơ quả, nhưng vẫn nặng tình phụ tử,
hết sức thương nhớ người con trưởng đã thành đạo, hy vọng Phật
Đà có thể trở về để thấy mặt lần cuối. Lúc đó, Phật Đà hóa độ
nơi xa, vì phụ vương mong nhớ người quá, nên tâm linh người
cảm thông được. Phật Đà vội đem theo A Nan, La hầu La, Ưu ba
li v. v.. gấp trở về tổ quốc để nhìn mặt Tịnh Phạn vương lần
cuối cùng, khiến cho Tịnh Phạn Vương thỏa mãn cười mà mất.
Phật là Đấng Đại giác ở nhân gian, tuy không có tình cảm thé
tục thông thường nhưng vẫn giữ đúng đạo làm con. Chúng ta là
gì? Há lẽ vì cớ xuất gia mà không báo ơn sâu cha mẹ?
-
Tịnh Phạn Vương
băng hà rồi, Phật cùng ba Ton gia tùy tùng đã túc trực trước
linh sang Tịnh Phạn Vương, cho đến khi xuất quan, Tôn giả A
Nan với tư cách là em Phật đã xin được khênh quan tài bác, Tôn
giả La Hầu La cũng với tư cách là cháu trưởng của Tịnh Phạn
Vương cũng xin được khênh quan tài ông nội. Đức Phật một mặt
đã uyển chuyển từ chối thỉnh cầu của hai Tôn giả, mặt khác đã
khai thị cho hai Tôn giả: hiếu hạnh của các ngươi là rất đáng
khen, ta cũng rất vui. Nhưng để làm gương cho chúng sinh hung
ác thời mạt pháp, hôm nay ta phải tự khênh quan tài của phụ
vương ta, để người đời khỏi hiểu lầm rằng đã xuất gia thì
không quản gì cha mẹ nữa. Kết quả Phật Đà đã thân hành khênh
linh cữu cha đến nơi hỏa tang, Phật là bậc thầy của tam giới,
là từ phụ của tứ sinh, thế mà cha chết thân hành khênh linh
cữu. Ai nói Đạo Phật không có hiếu? Nói Phật giáo không nói
hiếu đạo là không hiểu gì về Phật giáo, đáng coi chỉ là một
lời bình nông cạn vô căn cứ, thực không đáng để cho bậc thức
giả phải chê cười.
-
Đời Đường, Trung
Hoa có một học giả là Hàn Dũ là người cực lực chủ trương bài
Phật. Về sau vì có việc phải biếm quan về Triều Châu, ở đó đã
gặp Đại Diên hòa thượng , trong khi nói chuyện, vẫn phê bình
Phật giáo.Đại Diên hòa thượng hỏi Hà Dũ: ÔNg có điều gì bất
mãn với Phật giáo? Hàn Dũ đáp: “nguyên nhân làm cho tôi bất
mãn và phản đối Phật giáo là Phật giáo không chủ trương đạo
hiếu. Làm người mà không nói đạo hiếu sao được?” Đại Diên hòa
thượng nghe xong hỏi thêm: “Ông nói đạo Phật không chủ trương
đạo hiếu, vậy xin hỏi, các hạ đã thấy trong bộ kinh Phật nào
những lời nói chứng tỏ Phật Đà không coi trọng đạo hiếu?” Hà
Dũ đã bị câu hỏi đó làm cho ngớ ra, không biết trả lời thế
nào. Vì ông ta căn bản là người chủ trương đốt hủy kinh Phật,
cho nên chưa bao giờ đọc sách kinh. Không đọc sách kinh đương
nhiên không thể hiểu rằng kinh Phật nói gì. Hàn Dũ sau khi bị
Đại Diên hòa thượng giảng cho một đòn như vậy, mới như người
sực tỉnh mộng, nhận ra rằng phản đối Phật giáo là sai lầm, từ
đó nã sinh lòng tin với đạo Phật.
-
Từ sự thực này,
chúng ta được gợi ý: Khi chúng ta muốn bình bác một tôn giáo,
một học thuyết nào, trước hết phải nghiên cứu một cách khiêm
tốn tôn giáo hoặc học thuyết đó nhằm đúng một hay nhiều vấn đề
của nó mà bác thì mới có thể thực sự bác được nó. Thái độ chủ
quan mù quáng như vậy của Hàn Dũ, không những làm mất phong độ
của một học giả, mà còn để lại một trò cười cho lịch sử, không
thể gây được tổn hại gì cho Phật giáo, nhưng với danh dự của
một học giả thì bất lợi lớn.
-
Trên đây nêu một
thí dụ về hiếu hạnh của Phật Đà, nay lại lấy thí dụ về hiếu
hạnh của một cao tăng Trung Hoa thời xưa: Đời Đường là thời
đại cực thịnh của Thiền tông, có một vị hòa thượng là Hoàng
Nghiệt thiền sư, xuất gia năm 20 tuổi. Xa mẹ hơn 30 năm, đến
50 tuổi chưa về thăm mẹ một lần, nhưng bà mẹ thì từng giờ từng
phút thương nhớ con. Vì mong mãi không gặp được con, nên bà cụ
khóc nhiều, đến nỗi mù cả mắt. Tuy hai mắt đã mù, nhưng lòng
bà vẫn không nguôi thương nhớ con vẫn từng giờ từng phút đợi
chờ, mong mỏi, và đã nghĩ ra một cách đặc biệt mong thỏa tâm
nguyện gặp con. Phương pháp của bà cụ là: hễ có người xúat gia
tu hành nào qua làng, bà cụ biết là mời ngay về nhà cúng
dường, cúng dường xong, lại mút một chậu nước rửa chân cho
người tu hành. Bà cụ làm như vậy, vì trên bàn chân trái của
con trai bà có một cục thịt thừa, bà muốn nhân cơ hội rửa chân
để tìm ra người con của mình. Nếu phát hiện được thịt thừa thì
biết ngay người xuất gia tu hành đó là con trai bà. Cứ thế
suốt mấy chục năm vẫn chưa gặp được con trai đến thụ cúng
dường. Bà cụ không khỏi thất vọng, nhưng không vì thế mà bỏ
cái tâm nguyện tìm con, hễ có người tu hành qua làng, vẫn cứ
mời cho được về nhà, vẫn cúng dường, rửa chân như cũ. Một thời
gian sau, một hôm Hoàng Nghiệt Hy Vân Thiền sư qua làng cũ
thật. Thiền sư muốn học Đại vũ trị thủy, qua cửa mà không vào
nhà, nhưng bà cụ nhất quyếtkhông buông, cố mời cho được người
con làm hòa thượng, về nhà, cúng dường như thường lệ, cơm nước
xong , bà cụ múc nước rửa chân cho hòa thượng. Hoàng Nghiệt
Thiền sư biết dụng ý của mẹ đã nhanh trí để cho bà hai lần chỉ
rửa chân phải. Bà mẹ trúng kế rửa xong chân vẫn không phát
hiện được con mình. Bà cụ sau mỗi lần thất vọng như vậy, vẫn
ân thiết thổ lộ với người tu hành vừa nhận cúng dường: là có
một người con xuất gia làm hòa thượng, không biết viễn du miền
nào. Nếu sư phụ gặp được con lão, xin giúp lão nhắn một tiếng,
mời nó về gặp lão một lần. Lần này gặp con bà cụ lại laqjp lại
một lần nữa những lời ân thiết đó. Người con thực của bà trả
lời: Tôi biết con bà hiện ở Ngũ Đài sơn tỉnh Sơn Tây. Bà cụ
tha thiết mong con đó nghe vậy, năm lần bảy lượt van nài hòa
thượng nếu gặp con ghì nhắn giúp một lời, nhất thiết mời con
về một lần. Hoàng Nghiệt thiền sư vâng vâng dạ dạ rồi cáo từ
ra đi. Nhưng khi Thiền sư ra khỏi nhà được một quảng ngắn thì
gặp một người làng nhận được mặt Thiền Sư, người đó vui mừng
vội chạy đi báo với bà cụ, hỏi bà rằng gặp lại cócon sau mấy
chục năm xa cách sao không giữ lại chơi vài ngày. Bà cụ nghe
nói vậy mới biết rằng vị hòa thượng vừa nhận cúng dường chính
là đứa con là con mình, mà mình ngày mong đêm nhớ. Thế là bà
cũng bất chấp mù lòa, lập tức chạy như bay đuổi theo. Thiền sư
phát hiện ra rằng mẹ mình đang duổi theo, không những không
dừng bước đợi mẹ mà còn đi gấp hơn. Khi đến bờ một con sông,
bà mẹ vì mátư lòa, chẳng may rơi xuống sông. Thiềh sư trông
thấy vội quay lại cứu mẹ nhưng không kịp, bà mẹ đã chết đuối.
Người chết rồi không thể sống lại. Thiề sư lo liệu hậu sự cho
mẹ và hết sức đau đớn đọc câu kệ rằng: “Nhất tử xuất gia, cửu
tộc sinh thiên, nhược bất sinh thiên, chư Phật vọng ngôn” (một
người con xuất gia, chín đời tổ lên trời. Nếu thật không được
lên trời thì là chư Phật nói sai). Từ đây có thể thấy thiền sư
tự tin đến mức nào, ông tin chắc rằng mẹ mình chắc chắn sẽ
được lên trời nhờ sức mạnh xuất gia tu hành của mình, sẽ được
phúc báo lên trời sau khi chết, nếu không như vậy chẳng hóa ra
chư Phật nói sai sao. Chúng ta đều biết, chư Phật chẳng bao
giờ nói sai, do đó bà mẹ của chắc chắn sẽ được lên trời không
nghi ngờ gì cả. Từ đây cũng có thể thấy thìền sư không phải là
một người xuất gia bình thường, mà là tu hànhđã có sở ngộ.
Điều đó càng được chứng minh khi thiền sư hỏa táng mẹ và đọc
kệ: “Mẹ ta nhiều năm mê tự tính, hôm nay hoa nở rừng Bồ Đề,
năm nào tam hội nếu được gặp, quy mệnh Đại Bi Quán Thế Âm” Đọc
xong kệ, quần chúng xem lễ ở hai bên bờ sông tận mắt thấy rõ
bà mẹ thiền sư trong ngọn lửa rực sáng biến hóa thành một
người đàn ông bay lên trời. Sau đó bà còn báo mộng cho Thiền
sư rằng: “Trước đây năm xưa may mà không gặp được con, nếu gặp
con nhận của con một hạt gạo cúng dường thì nay mẹ đã sa vào
địa ngục rồi, đâu có ngày hôm nay được sinh lên trời. Nói xong
bà bái lạy Hoàng Nghiệt Thiền sư rồi đi. Đương nhiên, hiếu
hạnh như vậy, người đời thường cho là bất hiếu, không biết
rằng như thế mới thật là có hiếu.
-
Qua hai thí dụ về
hiếu hạnh của Phật và Hoàng Nghiệt Thiền sư, có thể thấy đạo
hiếu của thế tục không thể so sánh được với đạo hiếu của Phật
giáo chủ trương. Đạo hiếu của Phật giáo là triệt để, viên mãn,
đâu có phải chỉ có sớm viếng khuya hầu và cho ăn uống nuôi
dưỡng mà thôi.
-
Lại như người trong
gia đình của người xuất gia, nếu gia đình bần hàn, song thân
không người phụng dưỡng, thì kẻ làm con xuất gia cũng không
thể bỏ mặc cha mẹ, vẫn phải gánh lấy trách nhiệm phụng dưỡng.
Như Ngọc Lâm quốc sưđời Thanh đã từng đó mẹ vào chùa nuôi nấng
hầu hạ. Quốc sư đã đem số tiền của cải thí chủ cúng dường cho
riêng người chia làm năm phần: một phần cúng Phật, một phần
lưu thông pháp bảo, một phần phụng dưỡng mẹ già, một phàn mình
sử dụng và một phần để kết duyên với chúng sinh, hợp tình lý
bao nhiêu? Cho nên Phật tử xuất gia vẫn có thể hiếu kính phụng
dưỡng cha mẹ.
-
Trong Di Sa Tắc bộ
ngũ phận luật, nói về ơn đức cha mẹ đối với con cái có đoạn
như sau: “nếu có người suốt cả trăm năm gánh cha trên vai
phải, gánh mẹ trên vai trái, cúng dường cha mẹ, nhưng vẫn chưa
có thể đền đáp công ơn cha mẹ. Từ nay các Tỳ Khưu phải tận tâm
tận thọ cung dưỡng cha mẹ. Nếu không cúng dường , là bị tội
trọng”. Không chỉ có thế, trong khi gánh cha mẹ trên vai mà bố
mẹ đại tiểu tiện lên vai vẫn không được tỏ một chút ngại ngần
gì. Cứ theo thế tục nói: “Ốm lâu không có con hiếu” thì cái vĩ
đại của đạo hiếu mà Phật gia chủ trương thực không tôn giáo
nào, học thuyết nào có thể sánh kịp. Kinh Bản sinh tâm địa
quán của Đại thừa nói: “Nếu các Tỳ Khưu có người đặt cha trên
vai trái, đặt mẹ trên vai phải cho đến muôn nghìn tuổi, chăm
lo áo chăn, ăn uống, giường chiếu nằm ngồi, bệnh tật thuốc
thang, thì để cha mẹ ỉa đái trên vai cũng chưa thể báo đền ơn
đức. Tỳ khưu phai biết ơn sâu của cha mẹ… Vì lẽ đó, các Tỳ
khưu nên cúng dường cha mẹ, phải luôn hiếu thuận, không kể
thời tiết nào”. Lại như kinh Tăng Nhất A Hàm của Tiểu thừa
cũng nói: “Thiện nam tử! Trên thế gian ai là giàu nhất? AI là
nghèo nhất? Người có mẹ hiền còn sống là kẻ giàu nhất; người
không còn mẹ là kẻ nghèo nhất. Khi mẹ còn sống là giữa buổi
trưa, khi mẹ mất rồi là lúc xế chiều, khi mẹ hiền còn là lúc
trăng sáng, mẹ hiền mất rồi là giữa đêm đen. Vì thế các người
hãy chăm lo tu tập, hiếu dưỡng cha mẹ, như người cúng Phật,
công đức khác gì. Nên báo đền ơn cha mẹ như vậy”,
-
Nhưng Phật lại răn
dạy chúng ta, chỉ có thế thì chưa thể gọi là đã đền đáp ơn sâu
cha mẹ. Khi cha mẹ đang sống, cha mẹ chưa tin Tam Bảo thì hãy
làm cho cha mẹ tin, cha mẹ chưa giữ giới đầy đủ, phải ôn tồn
khuyên bảo cha mẹ giữ cấm giới Như Lai, cha mẹ bủn xỉn tiền
của, thì hãy khuyên cha mẹ phát tâm bố thí; cha mẹ mê muội
chưa thông sự lý phải khuyên cha mẹ tu học trí tuệ; cha mẹ
niệm Phật pháp mà chưa sinh lòng tịnh tín, thì hãy tìm cách
khuyên cha mẹ niệm Phật để được vãng sinh Tịnh độ. Nếu có thể
làm được như vậy thì có thể gọi là con hiếu tiêu chuẩn. Đại sư
Liên Trì nói: “Người ta nói với cha mẹ, phải phục lao phụng
dưỡng để tỏ bày lòng hiếu thảo, lập thân hành đạo để sáng tỏ
đạo hiếu; khuyên niệm Phật pháp môn, cầu mong vãng sinh Tịnh
Độ, đó là hiếu trong đại hiếu” Như vậy là đạo hiếu chân chính
, nhất định phải làm cho cha mẹ thoát khổ được vui, chứ không
phải là ở chỗ bày đặt và thể hiện bên ngoài.
-
Nên biết rằng đạo
hiếu ngày xưa rất quan trọng, trong rối loạn như bong bong
ngày nay càng quan trọng hơn bao giờ hết, cho nên trong gia
đình, trong trường học, phải giáo dục những mỹ đức trung,
hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa,hòa, bình v. v…cho thanh niên,
thiếu niên, nhi đồng, đặc biệt phải dạy cho họ biết hiếu thuận
với cha mẹ như thế nào. Đây mới là việc quan trọng nhất trong
việc khôi phục văn minh, tiến bộ. Bỏ qua điều đó, cái gọi là
phục hưng văn hóa sẽ không còn ý nghĩa gí.
-
Suy nghĩ như vậy,
chỉ có luôn hànhPhật đạo suốt trăm kiếp nghìn đời, phổ đọ
chúng sinh khắp thập phương tam thế, thì không chỉ cha mẹ đời
nay mà cha mẹ kiếp kiếp đều được cứu vớt, không chỉ cha mẹ một
người mà cha mẹ mọi người, thẩy được siêu thăng. Đây là nhân
duyên phát tâm Bồ đề thứ hai vậy.
-
Là một người xuất
gia, nghĩ đến câu “lưỡng đồ ký thất, trọng tội nan đào” (hai
đằng đều trái, tội nặng khôn dung) ắt phải hết sức đau lòng.
Nếu như vẫn không chút động tâm, thì như Mạnh Tử nói: “con
người khác với cầm thú có bao nhiêu”. Không những không đủ tư
cách là người xuất gia tu hành, mà cũng không xứng đáng là một
con người bình thường. Người xuất gia, chỉ có cách tuân theo
lời dạy của Thích Ca, phát tâm Bồ đề thì mới thực sự có thể
đền ơn cha mẹ. Sauk hi auy nghĩ như vậy,cảm thấy “chỉ có”
suốt trăm kiếp nghìn đời luôn hành Phật đạo. Trong quá trình
hành đạo đó, phải “khắp thập phương tam thế phổ độ chúng
sinh:, thế thì “ chẳng riêng cha mẹ kiếp này mà cha mẹ kiếp
kiếp xưa kia” đều được cứu vớtnhờ cái công đức phát tâm Bồ đề,
hành đạo Bồ tát của ta,”không chỉ cha mẹ một mình ta, mà cả
cha mẹ mọi người” trên khắp thế gian “thảy được siêu thăng”
khỏi phải đắm chìm trong sinh tử. “Cứu vớt” và “siêu thăng”
nói ở đây không phải chuyên chỉ lợi ích trần gian, mà là chỉ
sự liễu thoát sinh tử.Liên trì đại sư nói: “Ơn dày cha mẹ,
vượt cả núi cao, ngũ đỉnh tam sinh chưa đủ báo đền, (chỉ khi
nào) song thân thoát rời bụi bẩn (thì), đạo con mới thành”, ở
đây có thể nói cái cao cả của đạo hiếu mà Phật giáo chủ trương
đã được diễn đạt đầy đủ. Cho nên người xuất gia thờ Phật có
phát tâm quảng đaị thì mới có thể thật sự có ích cho cha mẹ,
Giả sử sau khi xuất gia, chỉ biết suốt ngày xuôi ngược tụng
kinh sám hối, thì không những không ích gì cho cha mẹ, mà cũng
chẳng có ý nghĩa gì với bản thân. Chính vì vậy mà nói rằng
niệm ơn cha mẹ, “là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ hai”.
--o0o--
|
|