|
PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
-
-
III- BIỆT THÍCH (Giải
thích riêng biệt)
-
“Niệm Phật trọng ân
phát tâm Bồ Đề”.
-
-
6- Nhớ nỗi khổ sinh
tử mà phát tâm Bồ đề
-
-
Thế nào là nhớ nỗi
khổ sinh tử? Đó là nói ta và chúng sinh từ nhiều kiếp đến nay,
luôn luôn trong luân hồi sinh tử, chưa được giải thoát. Cõi
người, trên trời, giới này phương khác, biến đổi muôn mối,
thăng trầm chốc lát. Chốc ở trên trời, chốc ở cõi người, chốc
ở địa ngục, súc sinh, ngã quĩ.
-
Đây là nhân duyên
phát tâm Bồ đề thứ sáu, tức là niệm nỗi khổ sinh tử mà phát
tâm Bồ đề. Trên đã nói về năm nhân duyên phát tâm Bồ đề, và
đều nặng về mặt báo đền ơn cũng tức là do ảnh hưởng ngoại tại
mà kích phát tâm nội tại, làm nẩy sinhtâm Bồ đề. Năm loại nhân
duyên phát tâm Bồ đề dưới đây thì lại nặng về mặt bản thân,
nhưng trong đó cũng có liên đới đến quan hệ với chúng sinh.
Như niệm nỗi khổ sinh tở. Sinh tử của mình cố nhiên là phải tư
niệm sâu sắc, từ nỗi khổ sinh tử của mình mà suy ra nỗi khổ
của người khác, cho đến nỗi khổ của mọi chúng sinh, ai ai cũng
chìm nổi trong bể khổ sinh tử, do đó mà nghĩ đêsn làm sao độ
thoát mình và mọi chúng sinh khổ não ra khỏi nỗi khổ lớn sinh
tử. Thế là tâm Bồ đề tự nhiên khởi phát. Giả sử ta chỉ nghĩ
đến nỗi khổ sinh tử của bản thân mà không quan tâm gì đến nỗi
khổ sinh tử mà các chúng sinh khác đang chịu, thậm chí cho
rằng không chút liên can gì với mình, thì tự nhiên không thể
nảy sinh tâm Bồ đề. Vì nếu chỉ nghĩ đến nỗi khổ sinh tử của
mình mà muốn thoát ra, thì chỉ phát tâm yếm li, tức là phát
tâm “tiểu” trong tám tướng trạng phát tâm.
-
Tiểu thừa đại thừa
đều do khổ mà phát tâm, cái khác nhau là chỉ lo độ thoát cho
riêng mình hay là ngoài việc độ thoát bản thân ra, còn thấy
được chúng sinh pháp giới cũng khổ như ta, không chỉ cầ giải
thoát cho mình ta mà còn muốn cứu vớt mọi chúng sinh để tất cả
cùng được giải thoát thì tất nhiên chỉ phát tâm yếm li. Nếu từ
bản thân mà nghĩ đến chúng sinh, bản thân tuy vẫn chưa được
giải thoát, nhưng chúng sinh , đông đảo đang lưu chuyển nổi
chìm trong bể sinh tử, sinh say tử mộng mờ mờ mịt mịt, không
những không cảm được nỗi khổ sinh tử, mà trái lại còn thấy ở
thế gian là vui sướng, một mực suốt đời chạy theo dục lạc. Coi
khổ là sướng như vậy, thật là điên đảo. Những chúng sinh điên
đảo ngu si như vậy, ta làm sao khoanh tay ngồi nhìn mà không
cứu vớt? ta không cảm hóa họ thì chờ ai cảm hóa? Từ đó mà phát
tâm Bồ đề cho nên niệm nỗi khổ sinh tử, tuy lấy mình là chủ
thể nhưng cũng bao hàm hết thảy chúng sinh.
-
Vật thì thế nào là
nhớ nỗi khổ sinh tử? Nói đến khổ, kinh Phật phân biệt thành ba
khổ, tám khổ và nhiều vô lượng khổ. Trong rất nhiều thứ khổ đó
nỗi khổ sinh tử là lớn nhất. giả sử không có sinh thì làm sao
có thân? Không có thân, thí trong diễn hóa sinh diệt, khổ từ
đâu tới? Mọi thứ khổ đều có nguồn gốc từ cái thân sống này,
cho nên căn nguyên của các khổ là sinh tử, nếu dùng dao đem
cái còng đại khổ sinh tử này chặt hết từ gốc rễ, chặt nhổ
triệt để thì mọi nỗi khổ cành ngọn sẽ không cần giải mà tự
nhiên đã diệt trừ hết.
-
Kinh Phật miêu tả
nỗi khổ của sinh, nhất là khi mới xuất thai, vì từ lâu sống
trong bụng mẹ ấm áp, quen với độ ấm, một khi oa oa chào đời,
tiếp xúc với không khí lạnh bên ngoài hoặc va vào rắn thì da
thịt non nớt của thai nhi sẽ khó mà chịu nhổi, khác nào muôn
dao chem. Vào thân. Cái nỗi khổ lúc sinh đó, chúng ta tuy quên
đi rồi, nhưng rõ rang là chúng ta ai cũng đã từng chịu, mọi
người đều phải chịu. Chỉ cần xuất hiện trên thế gian này, ai
cũng tránh không khỏi nỗi khổ lúc sinh đó.
-
Sauk hi sinh ra
đời, qua tuổi ấu thơ, thiếu niên, tráng niên cho đến lúc già,
nếu không chết yểu thì trong chặng đường nhân sinh mấy chục
năm đó, phải chịu bao nhiêu ưu tư khổ não, thậm chí suốt đời
lận đận vấp váp, mà kết cục cuối cùng, cũng không sao thoát
khỏi được cái chết. Khi cái sinh mệnh thân thể này kết thúc,
mọi nỗi khổ do nó gây ra, ai ai cũng sợ, nhưng ai ai cũng phải
chịu. Người già chết, cố nhiên là rất khổ, người đang ở tuổi
thiếu niên, tráng niên, lúc chết càng khổ hơn. Kinh nói khi
người ta chết, cũng như người lột xác, hoặc như trâu bò bị lột
da. Hơn nữa, cái thân xác ta, là do tứ đại tổ hợp mà thành,
khi chết, tứ đại phân trương, khác nào núi lớn sạt đổ. Tờ đó,
có thể tưởng tượng, nỗi khổ của sự chết là như thế nào.
-
Hơn nữa cái gọi là
sinh tử không phải chỉ có một giai đoạn nào, kết thúc một kỳ
là xong, mà là sinh rồi tử, tử rồi lại sinh, cứ thế lưu chuyển
mãi trong cơn xoáy sinh tử mãi không ngừng, dưới mắt Phật,
thật là đáng thương. Nhưng chúng sinh mê muội, không những hay
quên nỗi khổ lớn của sinh tử của quá khứ, mà coi sinh tử như
việc ăn uống hàng ngày,quen quá hóa thường không còn thấy khổ
nữa.
-
Trong bất cứ kinh
điển Tiểu thừa Đại thừa nào, Phật Như Lai của chúng ta đều ân
thiết khai thị chúng ta, phai thống niệm nỗi khổ lớn sinh tử,
phải cần giải thoát. Nhưng người thế gian có mấy ai nhận thức
được cái chân lý đó. Tuyệt đại đa số người, không những không
thể nhận được nỗi khổ lớn sinh tử, ngay cả những nỗi khổ cành
ngọn do sinh tử đem lại cũng không thể nhận được nguồn gốc của
nó.
-
Những lời dạy bảo
phát tâm Bồ đề có rất nhiều trong kinh Đại thừa. Trong bài văn
này, đại sư Tỉnh Am tuy cũng khai thị mười loại nhân duyên
phát tâm Bồ đề, nhưng thông thường nói phát tâm Bồ đề chủ yếu
có hai loại nhân duyên tức là niệm nỗi khổ sinh tử mà phát tâm
Bồ đề và thấy Phật pháp suy mà phát tâm Bồ đề. Về nhân duyên
sau, sẽ nói dưới đây khi nói nhân duyên thứ mười, để Phật pháp
trụ mãi nhân gian. Nay nói nhân duyên niệm nỗi khổ sinh tử mà
phát tâm Bồ đề trước.
-
Chữ “ta” nói ở đây
là chỉ bản thân Tỉnh Am đại sư, đồng thời cũng chỉ mỗi một
người chúng ta. Ngoai chúng tar a tương đối với chúng ta, bất
luận là loài người, loài súc và tất cả các loại hữu tình khác
đều bao gồm trong hai chữ chúng sinh. “Từ khoáng kiếp đến nay”
có thể nói là từ những kiếp xa vời trước đến nay, cũng có thể
nói là từ vô thỉ đến nay, chúng ta và mọi chúng sinh, sinh rồi
tử, tử rồi sinh đời đời kiếp kiếp không ngừng, đã hình thành
một dòng sông dài sinh mệnh “luôn luôn ở trong luân hồi sinh
tử” bị vây hảm trong đủ loại khổ đau mà “chưa được giải
thoát”. Giải thoát là nói đối lập với trói buộc, chúng sinh
lưu chuyển trong bể khổ sinh tử, cho nên không được giải
thoát, nguyên nhân là ở hai sợi dây vô hình trói chặt chúng ta
lại, nhốt chặt chúng ta trong ngục tù sinh tử, không thể dãy
dụa được, đó là vô minh tham ái. Hai sợi dây vô hình mà bền
chặt đó, không một loại dao thép sắc nhọn nào của thế gian
chặt đứt được, chỉ có thể dùng con dao trí lực của ta mà cắt
bỏ.
-
Vì vậy, mỗi một
hành giả tu học Phật pháp chúng ta, phải khônt ngừng tu tập
trí tuệ; chư vị có mặt tại đây có lẽ thường gnhe người ta nhấn
mạnh tính chất trọng yếu của giới và định trong việc tu trì
Phật pháp. Quả vậy, giới định là quan trọng, một hành giả Phật
pháp mà không “trì giới” không “tu định” thì còn ra cái gì?
Nhưng theo kinh Phật, dám nói dứt khoát với chư vị rằng giới
định không thể chặt đứt sợi dây trói buộc sinh tử.Cái có thể
chặt đứt sợi dây sinh tử đó chỉ có thể là trí tuệ vô lậu thanh
tịnh. Hành giả Phật pháp nếu chỉ coi trọng giới định mà bỏ qua
việc tu tập trí tuệ, thì hiệu quả thu được, nhiều nhất cũng
chỉ là được hưởng phúc lạc nhân thiên mà thôi, không thể giải
thoát được sinh tử. Mà học Phật không ngoài mục đích giải
quyết vấn đề lớn sinh tử, do đó, khônt tu học trí tuệ không
được.
-
Chúng ta từ vô thủy
đến nay, trầm luân mãi trong bể khổ sinh tử, chỉ vì chưa có
thể khai phát trí tụe vốn có của ta, đến nỗi không thể nào phá
vỡ cái lưới sinh tử. Cần nói thêm, mục đích học Phật của chúng
ta ngoài việc giải quyết vấn đề lớn sinh tử của bản thân ta,
còn mong giải thoát chúng sinh mà đạt được mục đích thành
Phật. Đã thé, phải tinh tiến dũng mãnh tu học trí tuệ, để mong
đạt được mục đích tối cao của việc tu học Phật. Không thế thì
không những cái mục đích thành Phật không đạt được mà việc
liễu thoát sinh tử cũng không thực hiện được.
-
Chúng sinh luân
chuyển trong sinh tử, chưa hẳn cố định là sinh ở nhân gian, mà
do sự khác nhau của ác nghiệp đã tạo ra, hoặc là ở “cõi người,
trên trời” hoặc là ở giới này, phương khác, không cố định. Nói
ngũ thú thiên, nhân… là nói trục dọc, nói “giới này phương
khác” là nói trục ngang.
-
“Giới này” (thử
giới) là chỉ cái thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay,
“phương khác” (tha phương) là chỉ thế giới tha phương ngoài
giới này. Theo kinh Phật, những thế giới như thế giới chúng ta
ở đây là nhiều đến vô biên vô lượng. Cái ý này, ngày xưa, khi
thiên văn học chưa phát triển là rất khó tin. Từ khi thiên văn
học do sự quan sát thiên văn mà phát hiện ra vô lượng vô số
hành tinh, thì có thể chứng minh được rằng điều Phật nói là sự
thực không sai.
-
“giới này phương
khác” nói trong bài này là nói chúng ta và chúng sinh, không
phải chỉ lưu chuyển không ngừng trong sa bà thế giới này, mà
do sự dẫn lối đưa đường của nghiệp lực, cũng có thể lưu chuyển
đế thế giới phương khác, nhất là chúng sinh địa ngục. Kinh
nói: khi thế giới này từ hoại kiếp đi vào không kiếp, thì địa
ngục cũng bị hủy diệt theo sự hủy diệt của thế giới. Khi địa
ngục sắp hủy diệt, thì những chúng sinh đang chịu khổ báo ở
địa ngục, nếu quả báo ác nghiệp của họ chưa hết, sẽ tùy nghiệp
lực của họ mà bị dắt dẫn đến địa ngục của thế giới khác tiếp
tục chịu quả báo ác nghiệp. Mãi cho đến khi thế giới ấy từ
không kiếp đến thành kiếp, thì những chúng sinh địa ngục ấy
lại từ địa ngục của thế giới tha phương chuyển về địa ngục của
thế giới cũ. Nói “ giới này phương khác” là như vậy. Quán
chúng sinh nghiệp duyên phẩm của kinh Địa Tạng nói: “Qua nghìn
ức kiếp, không có kỳ ra, khi thế giới này hủy, ký sinh giới
khác. Giới khác hủy theo, chuyển sinh phương khác, phương khác
hủy diệt, chuyển loanh quanh, giới này thành rồi, lại về giới
cũ”.
-
Chúng sinh đã qua
lại không dứt giữa trên trời cõi người, giới này phương khác,
đương nhiếnẽ là “biến đổi muôn mối” (Xuất một vạn đoan) mà
sinh tử vô lượng, đầu này ra đầu kia vào, lặp đi lặp lại mãi.
Trong đó hoặc là lên “thiên thú” nẻo trời, của nhân thiên,
hoặc là rơi chìm vào ác thú của tam đồ, không cần nhiều thời
gian mà là thoăn thoắt rất nhanh, chỉ trong chốc lát mà thôi.
Vì vậy nói “chốc ở trên trời, chốc ở cõi người, chốc ở địa
ngục, súc ainh ngạ quỉ”, “chốc” (nga nhiên) tức là bỗng chốc,
chỉ thời gian rất ngắn. Nói rõ hơn, tức là lúc thì sinh ra Ở
trên trời bỗng chốc lại thành người, bỗng chốc lại rơi xuống
địa ngục, hoặc đi làm súc sinh, hoặc trở thành quỉ đói, luân
chuyển trong ngũ thú năm nẻo không cách nào dừng lâu. Cổ đức
nói: “chui bụng ngựa, vào thai lừa, vừa mới qua điện Đế Thích,
lại rơi vào chảo Diêm Vương” là ý như vậy. Sinh tử việc lớn
nhanh chóng vô thường cũng là nói ý đó, trên thế gian này,
sinh tử quả là vấn đề lớn.
-
Hắc môn sớm ra mà
chiều về, hang thép tạm rời mà lại nhập. Lên núi dao, khắp
mình không còn mảnh da lành; trèo cây kiếm, từng mẩu nhỏ thịt
xương cũng nát; sắt đỏ không thể đỡ đói lòng, hễ nuốt vào ruột
gan đều nhừ nát. Đồng chảy khó uống cho đỡ khát, uống vào
xương thịt đều tan. Cưa sắt sẻ thân, đứt rời lại nối, nghiệp
phong thổi nhẹ, chết rồi lại sinh.
-
Dưới đây nói rõ nỗi
khổ địa ngục: Hắc môn và Thiết quật đều chỉ địa ngục. Địa ngục
ở phía dưới địa cầu ta sống, hoàn toàn hắc ám tối om, cho nên
gọi là “Hắc môn”. Sớm ra mà chiều về là tả chúng sinh gây ác,
vừa mới thoát ra khỏi địa ngục lại gây ác nghiệp, nên lại phải
quay trở về địa ngục chịu khổ. Phật nói: “Được thân người như
hạt bụi trên móng tay, mất thân người như đất trên mặt đất”,
chúng sinh trên thế gian này, muốn lên thiên thú, quả là rất
khó, cơ hội để lên chẳng khác gì hạt bụi trên móng tay, rất
ít, nhưng rơi xuống ác thú thì lại rất dễ, cơ hội nhiều như
đất trên mặt đất. “Hễ mất thân người, muôn kiếp không trở lại”
nghĩ kỹ, thật đáng sợ! “Thiết quật” (hang thép) là chỉ địa
ngục được vây bằng thép. Kinh Địa Tạng nói: “Thánh nữ hỏi: “ta
nghe nói trong tường vây bằng thép là địa ngục, có thật vậy
không?” Vô Độc đáp: Thật là có địa ngục”. địa ngục vây trong
núi thép, chẳng khác gì cái hang bằng thép. Tạm rời mà lại
nhập cùng nghĩa như “sớm ra tối lại về”. Trong nhân gian hiện
thực, thường có bọn trộm cắp quen tay, vì phạm tội trộm cắp,
bị nhốt vào tù, hết hạn được ra, đáng lẽ sữa tội làm người, từ
đó rửa tay không tái phạm mới đúng. Nhưng vì tính trộm cắp khó
sữa, ra tù rồi lại tái phạm, lại bị bắt vào tù. Bọn chúng vào
tù ra tù, nếm đủ mùi vị của song sắt, hầu như không thấy chán
mỏi. Đó chẳng khác gì những chúng sinh gây nghiệp ác, ác tính
khó chữa, chịu đủ ác báo, vẫn không hối cải, vẫn gây ác nghiệp
như xưa, cho nên lại phải vào địa ngục chịu khổ. Quả đúng như
Quán chúng sinh nghiệp duyên phẩm của kinh Địa Tạng đã nói:
“như cá mắc lưới ở giữa sông dài, thoát ra, rồi lại vướng
lưới”. Một bứ tranh đáng sợ biết bao!
-
Địa ngục, có đủ
loại hình thức khác nhau để trừng phạt chúng sinh đã gây ra
những ác nghiệp khác nhau. Trong kinh Địa Tạng và nhiều kinh
khác đã miêu tả địa ngục rất tường tận. Như có địa ngục gọi là
“Đao sơn” (núi dao) hoặc gọi là “phi đao” hay “đao luân”.
Chúng sinh địa ngục, do ác nghiệp, khi núi dao xuất hiện trước
mặt, tội nhân nhìn ra không phải là núi dao, mà là núi xanh
như họ đã từng du ngoạn, hoặc là một núi gì khác mà họ thích
trèo lên chơi, thế là hớn hở trèo lên. Nhưng trèo lên rồi, thì
lập tức biến thành một núi dao đáng sợ, hơn nữa, do nghiệp lực
của tội nhân, những mũi dao sắc nhọn trên núi dao đó, tùy theo
cách leo trèo của tội nhân mà thay đổi mũi dao hoặc trồi lên
tụt xuống. Thế là tội nhân trên núi dao bị những mũi dao nhọn
đâm cắt, xẻo, xé, tất nhiên là “khắp mình không còn mảnh da
lành”. Có chỗ nói bốn bề đều là núi dao, trên không trung có
tám trăm vạn ức bánh xe dao, quay tích lao xuống như mưa, chạm
vào da thịt tội nhân, tội nhân lập tức rơi đầu lìa chân, thịt
xương nhừ nát, không còn một mảnh da lành.
-
“Cây kiếm” cùng là
một dạng địa ngục khác. Tất nhiên do sự nghiệp gây ra mà lúc
đầu nhìn không ra cây kiếm, mà là một cây ăn quả mà mình thích
ăn, hoặc là một loại cây gì khác mà mình thích, thế là hớn hở
trèo lên. Nhưng sau khi trèo lên thì ra không phải cây ăn quả
mà là một cây kiếm có thể gây chết người. Thế là thân xác tội
nhân “một mẫu thịt xương cũng bị xé nát” (“một mẩu” nguyên
văn: “phương thốn”, nghĩa là một mẩu, một tắc ND) ý nói rất
nhỏ, cũng tức là nói không còn một mẩu thịt nhỏ nào không bị
cắt vụn xé nát. Từ đây ta có thể tưởng tượng ra thảm cảnh máu
thịt nhòe nhoẹt của chúng sinh chịu khổ trên núi dao cây kiếm
ở địa ngục là như thế nào.
-
Lại còn có địa ngục
“cục sắt”, những cục sắt đều nung đỏ. Khỏi phải nói, những cục
sắt nung đỏ căn bản không thể ăn cho đở khát đói, thế nhưng
chúng sinh chịu khổ trong địa ngục nhìn những cục sắt ra những
cục thịt hoặc cục rau có thể ăn đỡ đói lòng, thế là vồ lấy cho
vào miệng nuốt ngay. Hoặc có lúc tội nhân không biết rằng mình
nuốt cục sắt. Khi tội nhân đang đói, ngục tốt dùng kìm sắt
banh miệng ra , liệng vào đấy những cục sắt nung đỏ, làm cho
môi, lưỡi, răng lợi đều cháy bỏng, qua tiểu trường, cục sắt
vẫn cháy đủ, ruột gan đương nhiên cũng nhừ nát: “nuốt vào gan
ruột cũng nát nhừ”
-
Lại còn địa ngục
đồng nung chảy. Chữ “dương” có nghĩa là nóng chảy, đồng nung
trong nhiệt độ cao sẽ chảy thành nước đồng, biến thành chất
lỏng. Khỏi nói, đồng nung chảy căn bản không thể chữa khát,
nhưng tội nhân trong địa ngục nhìn nước đồng nóng chảy tưởng
là thứ đồ uống hảo hạng, lập tức uống vào, mong đỡ khát. Nào
ngờ uống vào không những không khỏi khát, trái lại xương thịt
chịu không nổi nóng mà tan nát. Hoặc có lúc không biết rằng
mình đã uống nước đồng nóng chảy, vừa thấy khát thì ngục tốt
dùng kiếm sắt banh miệng ra đổ nước đồng nóng chảy vào, làm
cho môi, lưỡi, ruột, dạ dày cho đến cả xương thịt đều nát bét:
“uống vào thì xương thịt đèu tan”.
-
Chúng sinh chịu ác
báo trong địa ngục còn có một loại quả báo tội ác khác, tức là
ngục tốt dùng cưa sắt cưa xẻ thân thể tội nhân ra từng mảnh,
chịu bao đau đớn, hơn nữa sau khi đã cưa ra rồi, vấn đề chưa
phải đã giải quyết, vì sự thúc đẩy của tội nghiệp, những mảnh
cơ thể đã bị cắt rời liền lại, sau đó ngục tốt lại cưa rời,
cho nên nói: “cưa sắc xẻ thân, đứt rồi lại nối”. Nhưng cơ thể
đã bị cắt rồi, đương nhiên không thể sống nữa, nhưng “xảo
phong”, cũng tức là “nghiệp phong” thổi nhẹ một cái, người
chết rồi lại sông lại để phải chịu tội một lần nữa: “xảo phong
thổi nhẹ, chết rồi mà lại sống”. Có thể thấy, chúng sinh một
khi vào địa ngục , phải chịu khổ vô tận muôn chết nghìn sống.
Kinh nói: “một ngày đêm, muôn chết vạn sống, cần một lát tạm
ngừng đâu có được”. Chư vị thử nghĩ, đó là cảnh gì?
-
Trong thành lửa
cháy, không nở nghe thảm thiết tiếng gào; trên chậu rán quay,
chỉ vang lại tiếng kêu thống khổ.
-
Đây là tả nỗi khổ
trong Bát nhiệt địa ngục. “Địa ngục ở dưới lòng đất, tức giữa
ruột quả đất đúng là rực cháy lửa nóng”. “Địa ngục là cái mà
mọi tôn giáo đều thừa nhận, kinh Phật nói chủ yếu là Bát nhiệt
địa ngục, đạo Cơ đốc cũng nói trong địa ngục chỉ có lửa “Trong
địa ngục có cái gọi là “mãnh hỏa địa ngục” (địa ngục lửa mạnh)
hoặc “lưu hỏa địa ngục” (địa ngục lửa cháy) trong đó khắp nơi
lửa đốt, tội nhân bị lửa vây trong “thành lửa cháy” bị lửa đốt
cháy thân thể muốn trốn khỏi thành lửa, tuyệt đối không có lối
thoát ra, vì vậy lửa cháy to trong thành thành thiêu đốt những
hữu tình có tội, làm cho chúng không còn cách gì khác, chỉ có
thể kêu gào thảm thiết, do đó biết rằng trong lửa cháy to vẫn
còn tồn tại những hữu tình và tiếng kêu gào của họ, thật đã
đến mức thanh á lực kiệt, thê thảm không nở nghe: “không nở
nghe tiếng gào thét nếu nghe được tiếng kêu thảm thiết của họ,
thật không nở nghe!
-
Trong Bát nhiệt địa
ngục, còn có địa ngục thiêu nhiệt và địa ngục cực thiêu nhiệt,
hoặc là bắt hữu tình có tội đặt vào trong một cái chảo sắt lớn
đa du thiện đã đốt cực nóng để rán như rán cá, hoặc là đem hữu
tình có tội ném ngược vào trong thùng sắt lớn chứa đầy nước
xám nóng bỏng sôi trào, chờ lúc nào da thịt nhừ nát chỉ còn
xương vụn thì vớt ra, đặt lên nền sắt, làm cho da thịt liền
lại rồi lại cho vào chảo mà ninh. Làm tội tội nhân như thế,
tội nhân chỉ còn phát ra tiếng kêu rên đau đớn, có thể tưởng
tượng được đó là tình huống như thế nào? Cho nên nói: “trên
chậu rán quay chỉ vang la tiếng kêu thống khổ”. Trên thế gian,
đặt cá tôm tươi sống vào nồi, lên chảo mà ninh mà rán. Nỗi
thống khổ của tội nhân trong bát dịa ngục cũng như vậy. Băng
lạnh vừa ngưng, thì hình trạng (tội nhân) như sen xanh kết
nhụy; máu thịt nứt vỡ, thì thân thể (tội nhân) như sen đỏ nở
hoa.
-
Đây là tả nỗi khổ ở
Bát hàn địa ngục:
-
1-Át bộ đà, dịch là
phỏng (rộp) 2- Nê thích bộ đà, dịch là nốt phỏng nứt vỡ. hai
ngục này lấy lên từ tác hại của giá lạnh: do lạnh quá, da
phỏng rộp rồi nứt vỡ ra. 3- A sá sá; 4- A ba ba; 5- A hầu. Đây
là tiếng kêu đau khổ do giá rét mà phải phát ra; 6- Ôn bát la,
dịch là thanh hôn, 7- Bắt đầu na định la hồng liên; 8- Ma kha
bát đầu ma, dịch là đại hồng liên. Ba địa ngục này là nói do
quá giá lạnh mà màu sắc thân thể biến thành màu sen xanh, sen
đỏ.
-
“Băng lạnh vừa
ngưng đọng” ghì “hình trạng” tội nhân giống như “thanh niên
kết nhụy”, theo kinh, da thịt tội nhân nứt vỡ ra như sen xanh.
Đó là vì gặp gió to, làm cho da thâm tím như ứ máu, rồi nứt vỡ
thành năm mảnh hay sáu mảnh. Trong địa ngục băng giá, “máu
thịt nứt vỡ” thì “thân thể” tội nhân sẽ “như sen hồng nở hoa”.
Kinh nói: da thịt tội nhân như sen đỏ, tức là nói da tội nhân,
từ thâm tím chuyển thành màu đỏ, nứt thành mười mảnh hoặc
nhiều hơn nữa. Nếu nứt ra hoa đại hồng liên, tức là da của tội
nhân biến thành màu cực đỏ, vỡ thành trăm mảnh họac nhiều hơn
số đó. Xin chư vị hãy nghĩ xem, nỗi khổ ở Bát hàn địa ngục là
như thế nào?
-
Một đêm địa ngục,
tử sinh đã trải muôn lần, một sáng khổ đau, nhân gian đã qua
trăm tuổi.
-
Thời gian nói trong
kinh Luận, ở trên trời và nhân gian khác nhau rất lớn. Thời
gian ở tren trời, ở nhân gian và ở địa ngục càng tuyệt đối
khác nhau, trước hết nên biết rằng tuổi thọ của hữu tình ở địa
ngục là cực dài, không những dài hơn ở nhân gian chúng ta mà
cũng dài hơn cả lục thiên ở Dục giới. Năm mươi năm ở nhân gian
chỉ bằng một ngày ở Tứ thiên vương thiên, tuổi thọ ở tứ thiên
vương thiên này là năm trăm tuổi. Hãy tính sơ qua: Một ngày
đêm trên trời là năm mươi năm ở nhân gian, mười ngày đêm là
năm trăm năm ở nhân gian, một tháng bằng một nghìn năm trăm
năm nhân gian, một năm tổng cộng một vạn tám nghìn năm nhân
gian. Năm trăm tuổi ở trời Tứ thiên vương thiên, tính theo năm
tháng nhân gian sẽ là chín triệu năm. Tính lên trên nữa, một
ngày đêm ở Đao lợi thiên bằng một trăm năm nhân gian, mà tuổi
thọ ở trời này là một nghìn tuổi. Tính theo năm tháng của loài
người sẽ là mười tám triệu năm. Suy lên nữa, đến Dục giới đệ
lục tha hóa tự tại thiên, tuổi thọ cao đến một vạn sáu nghìn
tuổi. Nếu tính theo ngày tháng nhân loại sẽ là hai trăm tám
mươi tám triệu năm.
-
Nhưng thời gian ở
nhân thiên và địa ngục như thế nào? Câu xá luận cho ta biết:
chín triệu năm ở nhân gian, tức là năm trăm tuổi ở Tứ thiên
vương, là một ngày đêm ở Đẳng hoạt địa ngục. Vì vậy nói: một
đêm địa ngục, tử sinh đã trải muôn lần, một sáng khổ đau, nhân
gian đã qua trăm tuổi. Cũng tức là ở trên đã nói: “biến hóa
muôn mối, nổi chìm phút giây” mà tuổi thọ của hữu tình ở Đẳng
hoạt địa ngục là năm trăm tuổi. Nếu tính ra năm tháng nhân
gian thì thật là một con số kinh người, cho nên kinh nói: “Đã
mất thân người, muôn kiếp khôn quay lại”. Đây thực là điều
đáng để chúng ta suy ngẫm sâu sắc!
-
Trên đây đều là
miêu tả thảm trạng trong địa ngục, mà lại là lời nói ra từ
miệng vàng của Phật. “Ngoài kinh ra không thể kể việc này,
ngoài đức Phật không ai có thể nói lời này”. Tỉnh Am đại sư
muốn cảnh tỉnh hành giả Phật pháp đã đặc biệt theo kinh Phật
mà sơ lược chỉ ra cho chúng ta. Người đời nếu biết nhân quả,
đặc biệt là đệ tử Phật chúng ta, cái gì không tin còn có thể,
còn những nỗi khổ địa ngục mà Như Lai nói: “Như Lai là người
nói thật, là người nói đúng, là người nói như thực tế, là
người không nói dối, là người không nói khác”. Mục đích của
Phật là vì thương xót chúng ta, mà không phải là để hù dọa
chúng ta, cho nên chúng ta phải tin theo một cách kiên định,
không nên sơ suất để đến nỗi rơi vào địa ngục.
-
Nhiều lần phiền
ngục tốt vất vả, ai tin lời răn dạy của Diêm vương. Chịu tội
biết khổ, dù hối hận cũng muộn rồi, đã thoát lại quên, vẫn như
xưa gây nghiệp ác.
-
Ngục tốt trong địa
ngục, cũng như ngục tốt ở nhà tù nhân gian. Chúng sinh có tội
trong địa ngục chịu sự quản thúc của ngục tốt, lại bị ngục tốt
thi hành hình phạt. Ngục tốt trong địa ngục, tức là lọai đầu
trâu mặt ngựa như thường nói. Có thật là những ngục tốt có
hình dạng như vậy không? Theo Duy thức luận đây là nghiệp lực
của bản thân hữu tình trong địa ngục cảm nhận, cũng tức là
nghiệp thức của hữu tình có tội biến hiện ra, căn bản không có
ngục tốt thật, thế thì địa ngục là thuần khổ vô lạc, chúng
sinh đi vào địa ngục, tất nhiên chịu đr mọi thứ khổ. Như vậy
ngục tốt trong địa ngục, phải chăng cũng chịu khổ như thế?
Ngục tốt vốn là kẻ bắt tội nhân chịu khổ, nếu bản thân ngục
tốt khổ, thì bản thân đã không chịu nỗi khổ, còn sức đâu mà
bắt tội nhân chịu khổ? Giả thiết bản thân ngục tốt khônt chịu
khổ, thế thì chúng vì nghiệp lực gì mà rơi vào địa ngục để đi
làm cái công việc ấy? Cứ như vậy mà suy, thì có thể chứng tỏ
ngục tốt là không có thật. Nhưng những học giả của Tiểu thừa
Đại chúng bộ và Chính lượng bộ không thừa nhận ngục tốt chỉ là
giả mà cho rằng những hữu tìnhcó thật. Vì vấn đề này có tran h
luận trong Duy thức nhị thập luận, ở đây tạm không bàn.
-
Nói về chuyện ngục
tốt hành tội tội nhân, nó cũng dùng các loại hình cụ: hoặc
dùng chày sắt cối sắt đốt nóng để giã thân thể tội nhân, hoặc
dùng cối xay xay tội nhân, hoặc dùng cưa để cưa, dung đụuc để
đục, hoặc ném tội nhân vào vạc mà nấu, hoặc dùng lưới sắt nung
đỏ mà quấn thân thể tội nhân v. v… Vì vậy, những chúng sinh có
tội ở địa ngục, một đêm trải muôn lần sinh tử ấy quả là phải
nhiều lần làm nhiều ngục tốt phải vất vả, làm cho chúng nhọc
mệt, cho nên nói: “Nhiều lần phiền ngục tốt vất vả” hành tội
“Diêm ông” tức Diêm vương, hay Diêm la vương như mọi người vẫn
nói. Diêm vương thường cho sứ giả lên nhân gian tuần sát thiện
ác của người, ghi cả vào sổ công tội, sau khi chết phải đến
trước mặt Diêm vương, nghe Diêm vương phán xử. Sự phán xử này
không chút nể tình, cũng không có cách gì chối cãi. Vì trên
lập trường mình, Diêm vương vốn không muốn chúng sinh gây tội
ác, mà chỉ muốn mọi người làm việc thiện. Cho nên với người
đời, Diêm vương thường răn dạy bằng nhiều cách. Như người già
lão thì rụng răng, bạc tóc, hoa mắt còng lưng, đó là những tín
hiệuDiêm vương thúc gọi, cũng tức là bảo cho biết không còn
bao nhiêu ngày tháng nữa, nên làm sao để dừng gây tội ác, hãy
chăm việc thiện, để sau này khỏi phải bị trị tội. Thế nhưng
nào mấy ai chịu tin, cho nên nói: “ai tin lời Diêm vương răn
dạy”. Trên lập trường đệ tử Phật, càng phải gắng công tu trì.
-
Tục ngữ nói: “Ốm
rồi mới biết thân là khổ, khi nhàn những bận rộn cho ai”.Lại
nói: “Mắt thấy người ta chết, ruột mình nóng như thiêu, không
phải nóng cho ai, thấy mình rồi đến lượt.” Mình ốm cũng vậy,
người khác chết cũng vậy, đấy đều là những lời răn dạy bằng
thực tế của Diêm vương. Thế nhưng chúng sinh ngu muội, khi
sống không hiểu những cái đó, gây ra đủ loại tội ác, đến khi
rơi vào địa ngục chịu tội mới biết khổ là khó mà chịu đựng
nổi. Khi đó mới hối hận rằng hồi nào đáng lẽ không nên gây ra
tội, nhưng hối hận thì đã muộn rồi: “Khi chịu tội biết khổ, dù
hối hận cũng muộn rồi.” Đến khi chịu đủ ác báo, được thoát
khỏi địa ngục, trở lại nhân gian làm người thì vội quên những
thảm trạng đã từng chịu ở địa ngục, lại tiếp tục gây ra nghiệp
ác như xưa: “Thoát rồi lại quên, vẫn như xưa gây nghiệp ác”.
Lợi ích tồn vong phẩm trong kinh Địa Tạng viết: “Ta xem ra
chúng sinh Diêm phù, suy nghĩ tính toán đều là tội hết. Khi
được thoát tội, phần lớn thoái chất sơ tâm, nếu gặp ác duyên,
tội tâm tăng thêm”. Bài Diêm la vương chứng tán thán phẩm lại
viết: “Vậy mà chúng sinh, thoát được tội báo chẳng bao lâu
sau, lại rơi vào ác đạo”. Lại nói: “Từ đấy Diêm phù chúng
sinh, kết ác càng nặng thêm, thoắt ra thoắt vào. Chính vì
chúng sinh thoắt ra thoắt vào ác đạo nên Bồ Tát Địa Tạng phải
gian lao vất vả làm việc cứu độ những chúng sinh đó qua bao
nhiêu số kiếp.
-
Đánh lừa bật máu,
ai hay cực nhục mẹ ta? Dắt lợn vào lò, đâu biết cha ta đau
đớn. Ăn thịt con mà không biết, Văn vương còn vậy, ăn thịt cha
nào có hay, giống phàm đều thế.
-
Trên đây nói nỗi
khổ địa ngục, phần dưới nói nỗi khổ của súc sinh, cũng là để
chứng minh thuyết luân hồi của Phật pháp là đúng, càng làm
sáng tỏ báo ứng nhân quả chẳng sai tí nào. Cho nên nỗi khổ của
súc sinh nói trong đoạn này cũng rất đáng để chúng ta cảnh
giác.
-
“Dánh lừa bật máu,
ai hay cực nhục mẹ ta”. Đay là một sự thật nói lên báo ứng
nhân quả. Xưa kia ở miền Bắc Trung Hoa, dân que thường cho lừa
chở hàng hóa đi chợ bán. Lừa đi chậm, chủ nhân suốt ruột dùng
roi vụt lấy vụt để, có lúc đánh lừa bật cả máu. Trên quan điểm
nhân quả, ai có thể biết con lừa bị đánh chính là mẹ mình kiếp
trước? Về việc này, có thể kể một câu chuyện: ở huyện Kim Cang
thành phố Nam Kinh có một người nuôi lừa. Bà vợ anh ta sinh
được một đứa con trai vừa lên ba thì mẹ mất. Bà mẹ đó sinh
thời không chịu làm việc thiện, sau khi chết phải làm kiếp
lừa, mà lại đầu sinh vào chính nhà bà ta xưa. Mười sáu năm
sau, một hôm người con trai cho lừa chở thóc về nhà. Vì lừa đã
già, đi quá chậm, người con tức giận, cầm roi đánh mãi làm cho
lừa rách da bật máu. Con lừa nhìn con mình buồn khóc thảm
thiết, nhưng người con nào biết con lừa chính là mẹ mình, cho
nên mặc cho lừa nước mắt ràn rụa, vẫn cứ đánh không chút
thương xót. Đêm hôm đó, thần hồn lừa thác mộng cho người con
trai nói: “Con không nên đánh mẹ tàn nhẫn như vậy, chính ta là
mẹ đẻ con. Vì mẹ trót trộm của cha con bốn lạng bạc, nên kiếp
này phải làm lừa để trả nợ. Nay nợ đã hết, mẹ cũng đã thoát
khổ. Từ nay về sau có bắt lừa chở gì thì đừng đánh đập tàn
nhẫn như vậy nữa để mẹ đữ khổ. Người con trai nghe vậy tỉnh
giấc, biết con lừa chính là mẹ mình xưa, không những không
đánh đập nữa, chăm sóc cẩn thận.
-
“Dắt lợn vào lò
(giết thịt) đâu biết cha ta đau đớn”. Đây cũng là một chuyện
nói về nhân quả báo ứng. Khi người nuôi lợn hay đồ tẻ giết lợn
dắt lợn vào lò giết thịt, cho rằng chẳng qua chỉ là con lợn,
giết thịt ăn thì có quan hệ gì? Biết đâu rằng con lợn đó là
cha mình kiếp trước. Ở đây cũng có thể kể một câu chuyện. Kinh
nói: “Đời xưa có một tay đồ tể, mua được một con lợn vừa to
vừa béo. Khi anh ta định đem giết thịt , thì lạ thay, anh ta
hết sức kéo mà kéo không nổi con lợn, nhờ nhiều người kéo giúp
cũng không nổi. Trong lúc mọi người chưa biết làm thế nào thì
Bồ tát Văn Thù hiện ra làm một người bình thường nói vứi tay
đồ tể: anh nhờ bao nhiêu người, tốn bao nhiêu sức lực mà không
kéo nổi con lợn. Chi bằng để một mình tôi kéo cho. Tay đồ tể
mừng rỡ, cho rằng người này có lẽ khỏe lắm. Ngờ đâu, người đó
không dắt mà chỉ nhè nhẹ gọi tên con lợn, con lợn vui vẻ bước
đi theo Bồ tát Văn Thù. Lúc đó, tay đồ tẻ ném dao đi, nước mắt
lã chã, vì cái tên mà Bồ tát Văn Thù gọi anh ta nghe được
không phải ai khác mà chính là người cha đã chết của anh ta.
Như thế là, khi giết lợn mổ dê, sao chỉ thấy là dê là lợn? Sao
không nghĩ đó là cha hay mẹ đã quá cố của ta: “Đâu biết cha ta
đau đớn”.
-
Ăn thịt con mà
không biết. Van vương còn vậy.
-
Đây cũng là một sự
thật ở thế gian. Cuồi đời Thương nước ta đời xưa, Trụ vương
tàn khốc vô đạo, lòng dân hướng cả vào Tây Bá Hầu sau là Văn
vương đời
Chu. Văn
vương là một nhân vật hiền năng nổi tiếng, được trăm họ suy
tôn làm thiên tử. Cái tin đó truyền đến tay Trụ vương. Trụ
vương nổi giận lập tức bắt Văn vương giam ở Dĩu lý. Một bầy
tôi Trụ vương tâu: Văn vương có thực là thánh nhân hay không,
có thể thử mà biết, nhà vua bất tất phải lo nghĩ. Xin đại
vương bắt con ông ta, nấu làm thức ăn đem cho ông ta ăn, giết
ông ta biết đấy là con mình, thì ông ta là thánh nhân. Trái
lại nếu ông ta không biết là con mình thì không thể gọi là
thánh nhân. Trụ vương cho là có lý, nghe theo và ra lệnh thi
hành ngay. Thế là con Văn vương là Bá Áp Khả bị giết thịt, nấu
canh đem cho Văn vương ăn. Văn vương không biết, cho là món ăn
tốt, ăn rất ngon lành. Văn vương tuy là hiền năng và được lòng
dân, nhưng vẫn là một phàm phu, ăn thịt con mình mà không hề
hay biết. Trụ vương thấy vậy, cho là Văn vương không phải là
thánh nhân, nên đã thả Văn vương ra. Văn vương mà còn thế,
huống chi người bình thường khác? Vì vậy, cha mẹ kiếp trước,
kiếp này làm súc sinh, người đời đương nhiên là không biết,
thế là giết ăn thịt, coi là thường: “ăn thịt cha nào có biết,
giống phàm đều thế cả”. Nghe mà dựng cả lông! Làm sao có thể
không ăn chay? Càng làm sao có thể tùy tiện giết súc vật mà ăn
thịt?
-
Bây giờ xin kể một
chuyện thật: Đời Đường xưa có một quan rất danh vọng tên là Vi
Khánh Thực. Ông có một cô con gái xin đẹp, do thói quen,
thường ăn cắp tiền của cha mẹ để ăn quà,. Không may chưa đến
tuổi trưởng thành thì co gái chết non, rơi vào đám súc sinh,
làm kiếp con dê. Mùa đông một năm nọ, Vi Khánh Thực muốn thiết
tiệc tân khách, đã dặn nhà bếp giết thịt con dê đầu xanh nhà
đang nuôi. Đêm trước khi mời khách, con dê long đầu xanh đến
thác mộng cho Vi phu nhân: Con vốn là đứa con gái đã chết của
cha mẹ, đầu thai làm con dê, vì khi còn sống con đã ăn cắp
tiền của bố mẹ, nay phải trả nợ. Ngày mai cha bày yến tiệc
định giết con thết khách. Van lạy mẹ cứu mạng con, ngày mai
xin đừng giết con, mẹ vốn thương con gái, con tin rằng mẹ sẽ y
cho lời cầu xin của con. Phu nhân tỉnh dậy, sáng sớm hôm sau
vào chuồng dê xem, quả nhiên thấy có một con dê màu long đầu
và thân giống hệt màu quần áo và đồ trang sức của con gái mình
trước kia. Do đó đã dặn dò người hầu hạ không giết thịt con dê
đó. Hôm đó, Vi Khánh Thực từ công đường về thấy nhà bếp chưa
giết dê, liền quát mắn, dục phải giết thịt, nấu nướng ngay.
Hầu bếp không dám trái lời chủ,vội làm như chủ dạy. Khi hầu
bếp vừa treo con dê lên để chọc tiết thì quan khách lục đục
đến, ai cũng thấy treo trên móc không phải là con dê mà là một
tiểu thư trẻ tuổi tướng mạo hệt như cô con gái ngàn vàng của
Vi Khánh Thực. Thế là ai nấy nhìn nhau, lấy làm kinh dị, khi
tiệc bày ra, người hầu bưng lên một mâm thịt dê thơm ngon, thế
mà Vi Khánh Thực mời mọc thế nào mọi người vẫn không dám thò
đũa vào. Trước tình hình đó, Vi Khánh Thực không biết có
chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra, mới hỏi khách vì sao không
ăn? Quan kháchcùng trả lời hôm nay quan lớn mời chúng tôi ăn
thịt dê, sao không giết dê cho chúng tôi ăn, mà lại giết thịt
con gái cho chúng tôi ăn. Vi Khánh Thực nghe vậy, biết việc
không bình thường, lập tức lao đi hỏi phu nhân. Phu nhân kể
lại chuyện trong mộng. Vi Khánh Thực biết mình đã giết con gái
mình. xúc động, khóc ngất đi. Từ đây có thể suy ra, người thế
gian ăn thịt con mà không biết, ăn thịt cha mẹ cũng không hay,
quả là nhiều lắm. Trong thế gian này, chúng tôi dám nói: Trừ
một số ít tín đồ Phật giáo đã ít nhiều tuân theo lời dạy bảo
của Phật mà ăn chay có thể biết rằng các giống trâu bò dê lợn
trong đạo súc sinh không ít là cha mẹ, con cái mình. Còn những
người khác thì khắp thế gian không ai biết, như bài văn đã
nói: “giống phàm đều thế cả”. Đây là điều đáng nêu lên và nhắc
nhở người đời.
-
Ân ái năm nào nay
hóa oan gia, giặc thù ngày xưa nay thành cốt nhục. Xưa là mẹ
mà nay là vợ, trước là cha mà nay là chồng. Có túc mệnh thông
biết được thì hổ nhục xiết bao. Có thiên nhãn thông thấy được
thì thật đáng cười đáng thương.
-
Trên là nói quan hệ
nhân quả giữa người với súc sinh, ở đây nói quan hệ nhân quả
giữa người với người. Chữ “năm nào” trong “ái ân năm nào” là
chỉ kiếp trước. Kiếp trước có thể là một cặp vợ chồng ân ái,
yêu thương quấn quýt không thể chia lìa, thế mà đến kiếp này
lại hóa thành oan gia, có thể vẫn là vợ chồng, nhưng là một
cặp chồng vợ đầy oán hận, nhẹ thì cải cọ suốt ngày, nặng thì
ra tòa ly dị, thậm chí coi nhau như không thể đội trời chung,
hoặc tuy chưa là chồng vợ, chỉ có quan hệ khắng khít với nhau
thế mà lại không thể tha thứ cho nhau, thậm chí thù ghét nhau
như chúng ta thường thấy ở đời. Vì thế nói: “nay hóa oan gia”.
Thử hỏi đây là cuộc đời thế nào?
-
Ngược lại kiếp
trước vốn là kẻ thù của nhau, thế mà đến kiếp này lại thành ra
con cái của mình “giặc thù xưa mà nay thành cốt nhục”. Nói cốt
nhục ở đây trên lập trường Phật pháp là đến để đòi nợ hay để
trả nợ. Tục ngữ nói “đòi nợ trả nợ, không nợ không đến” Thường
thấy trên thế gian, những người làm cha mẹngu si, con cái đứa
nào hư thì lại càng thương yêu. Không riêng trong xã hội hiện
tại có thể thấy hiện tượng này, mà trong lịch sử cũng có thể
tìm được nhiều ví dụ như vậy.
-
Còn có hiện tượng,
người đã từng là cha mẹ mình kiếp trước, đến kiếp này đổi dạng
thay hình, lại trở thành vợ mình, ta thấy biến hóa ghê chưa?
Xưa từng là bố, là ông thế mà nay khi lại là người, lại thành
ra chồng.
-
Tiếc rằng ta khônt
có túc mệnh thông. Nếu có túc mệnh thông mà biết được những sự
thật trái ngược ấy thì bất luận là ai, hẳn cũng sẽ cảm thấy vô
cùng hổ thẹn: “nếu có túc mệnh thông mà biết được, hẳn là hổ
thẹn biết bao”? cũng may chúng ta không có thien nhãn thông.
Có thiên nhãn thông mà thấy được những sự thật xấu xa ngu muội
ấy, thì hẳn ta cũng như người đời sẽ thấy đáng cười đáng
thương biết mấy: “có thiên nhãn thông thấy được thì thật đáng
cười đáng thương”!
-
Về những sự thật
nói trên, những người có đầu óc mới nghe được, thì không những
không tin, thậm chí cho là quái đản; nhưng với những người có
túc mệnh thông, thiên nhãn thông, biết được thấy được những sự
thực này thì hẳn là không nghi ngờ gì. Ngày nay chúng ta làm
người, có biết bao điều không thấy không biết, nhưng xin đừng
vì không thấy không biết mà không tin. Đặc biệt là đệ tử Phật,
chúng ta phải thật sự tin theo những sự thực về nhân quả mà
Phật đã khai thị. Xin kể câu chuyện dưới đây:
-
Xưa có một người
giàu có, hai vợ chồng sinh được một đứa con trai. Chẳng bao
lâu người chồng chết. Đứa con trai được mấy tuổi, hết sức
thông minh lanh lợi, người mẹ thương yêu khác thường. nhưng
chẳng bao lâu sau người mẹ cũng chết mà đầu thai vào làm con
gái một nhà giàu khác trong làng, lớn lên lấy chồng lại đúng
đứa con trai kiếp trước của mình. Vì tình thương yêu con trai
kiếp trước chưa dứt, nên kiếp sau trở thành chồng vợ ái ân. Về
sau sinh được một đứa con trai, quý yêu như hạt ngọc trên tay.
Một hôm vự chồng giết gà làm thịt, uống rượu với nhau, thật là
một gia đình hòa vui.
-
Vợ chồng đang ăn
uống vui vẻ thì bỗng có một vị sư từ ngoài đi vào thẳng trong
nhà. Vợ chồng thấy nhà sư rất kinh ngạc, hơn nữa vì chưa từng
quen biết nhà sư, nên quát đuổi không chút khách khí: là người
xuất gia không giữ nề nếp xuất gia như vậy, thật là quá đáng,
không còn đạo lý gì, đáp lại: các người không có đạo lý lại
mắng ta không có đạo lý, thật kỳ quặc! Vợ chồng kia nói: là
người xuất gia, ông vô cớ xông vào nhà người ta, đã không nhận
sai lại còn mắng người ta là không có đạo lý. Vậy cái lý của
ông là gì?
-
Nhà sư chỉ vào
người chồng nói: mày giết bố, hiếp mẹ, lại còn nuôi một oan
gia trong nhà mà dám nói là có đạo lý ư? Người chồng nghe nhà
sư vô cớ mắng chửi như vậy, bừng bừng nổi giận gọi gia nhân
đầy tớ đòi đánh nhà sư. Nhà sư thấy tình hình như vậy nói: ta
không tùy tiện nói xằng, làm sao đòi đánh ta? Nay ta nói thật
cho ngươi biết: con gà mà ngươi đang ăn là cha ngươi kiếp
trước, vợ ngươi trước mắt chính là mẹ ngươi kiếp trước, còn
đứa con trai nhà ngươi lại chính là oan gia kiếp trước. Dù
ngày nay nhà ngươi thương yêu nó như thế nào,nó lớn lên chắc
chắn sẽ giết ngươi.
-
Vợ chồng nghe nói
vậy, đương nhiên không tin ngay. Nhà sư nói thêm; nếu nhà
ngươi không tin lời ta, ta có thể cho nhà ngươi mượn túc mệnh
thông và thiên nhãn thông để tự ngươi thể nghiệm, ta nói sai
ngươi đánh sau cũng chưa muộn. Vợ chồng nghe theo lời nhà sư
mượn thiên nhãn thông nhìn thì thịt gà trong dĩa chính là cha
mình, người vợ bên cạnh quả nhiên là mẹ mình, đứa con trước
mắt quả nhiên là túc thế oan gia, Đến lúc đó họ mới tin lời
nhà sư, cảm tạ nhà sư và xin đi theo vị cao tăng học đạo, để
giải nỗi oan kiếp trước.
-
Lẫn trong bọc phân,
mười tháng nằm co tù túng! Máu ối tanh hôi, đầu lộn chui ra
lộn ngược! Thơ dại mà hay, đông tây chẳng biết, đến khi khôn
lớn, tham dục liền sinh. Chẳng mấy chốc già ốm tìm theo, trong
nháy mắt, vô thường lại đến!
-
Dưới đây nói rõ
hiện tượng sinh, lão, bệnh, tử của chúng sinh. Khi nói về việc
nhớ ơn cha mẹ, đã nói ơn mẹ, mười hai tháng thai, cũng tức là
chúng ta nói sơ qua về hiện tượng thụ sinh. Theo kinh Phật,
khi cha mẹ kết hợp, nghiệp thức của ta hiện ra thành luồng ánh
sáng mà chui vào trong bụng mẹ, đi vào cái thai trong bàn
thai, chỗ ở của nó là trong sinh thục tạng cơ thể mẹ, bao bọc
quanh nó toàn là những thứ bẩn thỉu. Do đó, vào thai, chẳng
khác đi vào trong đám phân ô uế. Loài người, bất luận là nam
hay nữ, là sang hay hèn, vì nhục thể đều bọc trong một lớp
biểu bì, cho nên bao nhiêu thứ bẩn thỉu đều khônt thoát ra
ngoài được, trên thực tế, phần bên trong nhục thể là rất ô uế.
Chúng ta thường gọi thân thể là “xú bì nang” (cái túi da thối)
nghĩ kỹ, thật đúng.
-
Mặc dù cái thai
sống trong bào thai bẩn thỉu, nhưng phải chờ đến khi thành
thục, tức là phải qua mười tháng, mới có thể thoát ra ngoài.
Trong thời gian “mười tháng trong thai” đời sống của cái thai
hết sưc gian nan. Theo kinh Phật, ở trong thai cũng như ở địa
ngục: khi người đàn bà có mang ăn vật cay nóng, cái thai như
cảm thấy ở trong bát nhiệt địa ngục; khi người đàn bà ăn vật
lạnh cái thai như ở trong địa ngục hàn băng; khi người đàn bà
ăn vật rắn, cái thai như ở trong địa ngục giáp sơn, khi người
mẹ đi bộ, cái thai như ở trong địa ngục đội đảo (giả cối), khi
người mẹ khom lưng xuống, cái thai như ở trong địa ngục áp
sơn. Phôi thai sơ kỳ, thể tích nhỏ, diện tích cái thai chiếm
cũng nhỏ, cho nên còn có chỗ hoạt động. Nhưng cùng với ngày
tháng, cái thai trong bụng mẹ to dần vì thể tích của nó lớn
dần, diện tích nó chiếm cũng trở nên chật chội, do đó mà hoạt
động bị hạn chế. Theo đó, nỗi khổ của cái thai trong thai ngục
như thế nào có thể suy ra mà biết.
-
Cái thai trong bào
thai, trong thời gian mười tháng, tùy theo từng tháng mà thay
đổi khác nhau. Dù mười tháng đến khi sắp đẻ, toàn thân cái
thai đầu chân lộn ngược, cho đến khi oa oa rơi xuống, đầu
xuống trước. Từ đây có thể thấy, người ta khi sinh ra thật
đáng thương: “Máu ối tanh hôi, đầu chúc chui ra lộn ngược đáng
thương biết mấy”. Điều này chứng minh rằng kinh Phật nói chỗ
sinh bẩn thỉu quả là không sai, vì sinh ra là theo niệu đạo.
-
Một sinh mệnh ra
đời, khi thơ ấu, cái gì cũng không biết, phương hướng đông tây
nam bắc không phân. Đây là chuyện phổ biến, ở đâu cũng thấy:
“Thơ daij biết gì, đông tây không phân biệt”. Nguyên nhân là
trong thời kỳ này, tri thức chưa khai phát, cái gì cũng cần
người lớn dạy bảo. Vì thế, sau khi sinh, phải qua một thời kỳ
ấu trỉ khá dài, không nhưng không thể tồn tại độc lập, mà
phảidựa vào sự nuôi dạy của cha mẹ mới dần dần biết nói năng,
có tri thức, có kỹ năng.
-
Khi lớn lên, tức là
lúc sinh mệnh thành thục, khoàn 15,16 tuổi, tri thức bắt đầu
phát triể, căn và cảnh tiếp xúc, tâm thức biết phân biệt,
thường thường nảy sinh cái tâm tham dục. Lúc đó tức là xúc
duyên ái trong thập nhị duyên khởi. Cho nên bất luận tiếp xúc
với cảnh giới gì, chỉ cần thấy yêu thích là sinh tham dục,
muốn được cái của mình thích. Đồng thời, trong giai đoạn này,
bất luận là nam hay nữ cũng đều thích chải chuốt,trang điểm,
mong được người khác giới ưa thích và trong nội tâm cũng bắt
đầu nảy nở tình yêu đối với người khác giới, thậm chí tham cầu
đủ ngũ dục: “Lớn lên hiểu biết, tham dục liền sinh”. Do nảy
sinh lòng tham dục, cho nên muốn hành động để cướp lấy cảnh
giới khách quan bên ngoài. Đó tức là ái duyên thủ trong thập
nhị duyên khởi. Khi đã hành động thì sẽ tạo nghiệp lực, bất
luận là thiện hay ác cũng đều là động lực của sinh mệnh tương
lai. Đặc biệt là trong thế giới ngay nay, thanh thiếu niên
ngông cuồng vô tri chìm đắm trong vật dục và nhục dục, sức tạo
nghiệp của chúng hơn xa mọi người bình thường khác. Sự bắt đầu
tạo nghiệp, trong thập nhị duyên khởi là thủ duyên hữu. Hữu
tức là tên khác của nghiệp, nhờ đó mà cảm sinh mệnh vị lai.
-
Người ta nói chung,
phần lớn đều có cái cảm giác sai lầm là sinh mệnh xuất hiện
trên thế gian này, từ khi sinh đến chết phải trải qua một lịch
trình dài thậm chí cảm thấy năm tháng dằng dặc, không biết
sống thế nào cho qua. Không biết rằng sinh mệnh là rất ngắn
ngủi, đúng như người xưa nói: “Quang âm như bạch câu quá
khích” (thời gian như ngựa trắng chạy qua khe cửa), đâu có
sinh mệnh lâu dài? Vì vậy nói “chẳng bao lâu mà già bệnh tìm
theo”. Người ta, sau khi ra đời, qua các giai đoạn nhi đồng,
thiếu niên, thanh niên, tráng niên, trung niên, đi rất nhanh
vào giai đoạn tuổi già. Đã vào tuổi già, thì tật bệnh cũng đến
theo, vì lúc đó tế bào trong cơ thể đã thoái hóa, mọi quá
trình tân trần đại tạ (quá trình trao đổi vật chất) cũng suy
thoái, không những là vì sức sống kém đi, càng về sau suy
thoái của cơ năng mà bệnh tật càng nảy sinh nhiều. “khan khan
kê bì hạc phát, tiệm tiệm lão thái long chung” (hã y xem da gà
tóc hạc, dần dần lọm khọm già nua). Câu ấy chính là chứng minh
cho sự già nua đang đến. “Thân nhục tiêu sầu, bì can khô đẳng”
(Da thịt tiêu gầy, da dẻ khô héo) chẳng phải là chứng minh tật
bệnh sắp đến ư? Và, lão bệnh tương xâm, thống khổ khôn cùng,
đời người có gì đáng lưu luyến?
-
Sinh mệnh xuất hiện
trên thế gian này, không những chảng bao lâu già bệnh đến
theo, mà vô thường cũng đến theo “thắm thoát mà vô thường lại
đến”. Vô thường nói đây là sự chết. Sinh mệnh của loài hữu
tình, bất luận là ở đâu, bao giờ rồi cuối cùng cũng bị tử
thầnhủy hoại. Mà tử thần đến thì dù có trốn chạy với tốc độ
nào, dù có huy động đến thế lực, tài lợc cũng không thể nào
trốn thoát được. Vì sinh mệnh tồn tại trong thời gian, mà thời
gian thì không bao giờ ngừng tiến về phía trước, cho nên bất
luận tuổi thọ của ai, trong năm tháng thoi đưa, tiến nhanh đến
chỗ hủy diệt, quyết không thể trì hoãn lâu dài. Trong kinh ví
với con vật bị giết, khi bị dắt đến lò sát sinh, chỉo còn cách
từng bước từng bước đi tới, đâu có khả năng thoát khỏi? Thử
hỏi, trong thế gian này, có sinh mệnh nào có thể vĩnh cửu
không kết thúc, có thể vĩnh cửu bảo tồn? Đã thế, vô thường làm
sao có thể không đến?
-
Gió lửa thét gào,
thần thức ở trong tán loạn, da thịt ở ngoài héo khô. Không một
sợi long không bị kim chích, không một huyệt khiếu không bị
dao đâm. Con rùa đem ninh, lột mai nó dễ. Thần thức sắp tắt,
khó lìa xác hơn>
-
Sinh mệnh kể từ khi
vào thai, không một phút giây ngừng tiến đến tử vong; có thể
nói, bắt đầu sinh cũng là bắt đầu tử, tử sinh như hình với
bóng khó mà tách rời, khi nào một hơi thở không còn, thì lúc
đó trở thành vĩnh quyết! Nhưng, khi chết như thế nào? Mấy câu
này là miêu tả nỗi thống khổ của người ta khi chết. Có thể
thấy chết không thể nào thanh thản nhẹ nhàng mà rất là đau
khổ.
-
“Gió lửa thét gào”
là nói hàn nhiệt tương bức lúc chết. Phong và hỏa là hai thứ
trong tứ đại (tứ đại, chỉ thủy, thổ, phong, hỏa-ND), tính của
nó đều hướng lên, nhưng hỏa là có phân hóa, có công năng ly
tâm, còn phong là khinh động, có công năng biến động. Hỏa mạnh
thì phong nổi, gió lửa thiêu đốt. Khi người ta sắp chết, nếu
bình thường không có công tu trì Phật pháp đến mức độ nào đó,
thì tất nhiên “thần thức từ trong tán loạn”. Ý nói lúc đó,
thần trí hôn mê, tâm thức hỗn loạn, không có cách nào mà giữ
yên được cái tâm của mình, đối với cái gì cũng không rõ. Lúc
bình thời nhận thức có thể phân biệt người vật, nhĩ thức có
thể phân biệt âm thanh, nhưng lúc sắp chết , do tứ đại phân
trương, phong hỏa thiêu đốt, thần thức sẽ theo đó mà sụp đổ,
có trạng thái hổn loạn, âm thanh vào tai không phân biệt được,
người vật trước mắt cũng không thể nhận ra. Đồng thời, do ảnh
hưởng của phong hỏa, tinh huyết trong cơ thể cũng bị thiêu đốt
đến khô kiệt” thì bỉ nhục bên ngoài đương nhiên cũng bị héo
khô, không còn tươi thuần nhơ khi sống. Điều đó có thể thấy rõ
trong hiện thực thế gian, không riêng người gầy khô héo khi
chết, mà cả những người béo tốt, đến khi chết cũng gầy dơ
xương như củi, cơ thể bị co rútlại chỉ bằng một đứa trẻ con.
Đây là do phong thổi hỏa vượng lên, hỏa nhờ thế phong mà rực
cháy, thủy phần trong cơ thể bị bốc hơi cơ thể vì vậy khô héo
đi.
-
Lại còn, người ta
khi sắp chết, vì tứ đại phân li, nỗi đau khổ khó mà nói hết,
chỉ có thể nói sơ qua: lúc đó, trên cơ thể không một sợi lông
sợi tóc nào không đau buốt như kim châm: “Không một sợi lông
không bị kim châm”. Đồng thời trên cơ thể vốn có rất nhiều
huyệt, như trên mặt có 7 huyệt, trên mình có 9 huyệt, cho đến
mỗi khớp xương cũng đều có huyệt, toàn thân, chỗ nào cũng đau
như dao cắt. “Không một huyệt nào không bị dao đâm”. Kim châm
dao cắt, không phải người bình thường nào cũng chịu được.
Thường thấy trên thế gian, dùng kim hơi châm nhẹ vào da thịt,
hoặc dùng dao cắt vào da thịt một tí, người ta đều kêu đau ầm
lên, huống gì mỗi một sợi lông, mỗi một huyệt khiếu, tất cả
cùng bị kim đâm dao cắt: Nỗi khổ khó mà chịu nổi! cho nên khi
chết, người ta quả thật là rất khó. Thống thiết nói cho chúng
ta biết cái khổ của sự chết là nặng nề đến thế nào!
-
Lấy việc lột mai
rùa để ví với việc thần thức người rời khỏi xác khi chết. Cho
rùa vào nồi để dun, khi rùa chín, cái võ của nó sẽ long ra.
Rùa phải nấu chín rồi mới lột được võ, nhưng lột võ ra còn dễ:
“con rùa đem ninh, lột mai còn dễ”. Nhưng người ta khi chết
thần thức rời khỏi thể xác khó khăn hơn lột mai rùa gấp bội
“thần thức sắp tắt khó lìa xác hơn!” Thần thức nói ở đây là
thức thứ tám trong bát thức là A lại da thứac. Theo duy thức
học, người ta khi vào thai thì đệ bát A lại da thức vào trước.
Nhưng khi chết lại rời xa sau cùng. Khi đệ bát thức sắp rời
nhưng chưa rời, người sắp chết vô cùng đau đớn. Nỗi đau đớn ấy
lớn gấp bội nỗi đau của con rùa khi bị lột xác. Vì tình của
người mạnh hơn rất nhiềucác chúng sinh khác, hơn nữa, người ta
lúc ấy ssống luôn luôn chấp trước nhục thể, sống đến mức quen
đi rồi, bây giờ tinh thần và thể xác phải phân li, tất nhiên
là khổ đau khôn tả xiết.
-
Thêm nữa, khi chết
có người không muốn rời bỏ của cải tích góp suốt cả đời; không
muốn rời bỏ mà vẫn phai lìa bỏ; không muốn rời bỏ người thân
quyến, không nỡ mà rồi vẫn phải lìa bỏ, hoặc không nỡ dám bỏ
sự sống hiện thực, không dám bỏ vẫn phải bỏ! Lại còn bao nỗi
lo âu khi sắp chết! Do sđó, nỗi khổ của sự chết là rất nặng
nề:
-
Tâm không chủ định,
như con buôn xuôi ngược nơi nơi; thân chẳng định hình, như nhà
ở thường thường dời đổi. Như hạt bụi thế giới đại thiên, sao
đếm hết bao nhiêu thân qua lại, như mênh mông tứ hải ba đào,
ai đếm xuể có bao nhiêu biệt lệ? Đống xương khô ngất nghểu
vượt cả núi cao, bãi thây xác mênh mông, rộng hơn mặt.đất. Giả
sử không được nghe lời Phật dạy, sự thực này ai thấy nghe? Nếu
như không được học Phật kinh, lý lẽ ấy sao hay biết?
-
Nói về thân và tâm:
một cái tâm ta, hình như là của riêng ta, hình như là của
riêng ta, nhưng thực ra không có ai làm chủ, cũng tức là chúng
ta hoàn toàn không làm chủ tâm mình. Nói “tâm vô thường chủ”
(tâm không có chủ cố địinh bất di) là ý đó. Tại sao vậy? Vì nó
thường tùy cảnh mà chuyển đổi, leo khắp cảnh giới lục trần,
từng phút từng giờ chạy khắp đông doài ngam bắc, không phải là
lòng vượn ý hươu, thì cũng là rối loạn vọng tưởng, khác nào kẻ
buôn bán chạy ngược chạy xuôi đây đó, không một phút giây
ngừng nghỉ:”Như con buôn xuôi ngược nơi nơi”. Nói nghiêm túc,
tâm ta rất khó ngự, hoàn toàn không nghe theo sợ sai khiến của
ta. Chưa nói người bình thường, ngay cả những người tu trì
Phật pháp đến một mức độ nhất định cũng khó mà giữ cho tâm ở
yên một chỗ. Tuy vậy, giữa hai loại người (người thường và
người tu hành) cũng có chỗ khác nhau: những người chưa tu học
Phật pháp, hoàn toàn mờ mịt tâm mình, còn những người như con
ngựa bất kham, không có cách gì thuận phục được. Ta muốn nó
đứng ở cảnh giới này thì nó nhẩy đến cảnh giới khác. Ta muốn
giữ nó lại ở cảnh giới kia thì nó quay về cảnh giới này, chẳng
khác nào một thương nhân hám lợi mà tất tả ngược xuôi, không
một phút giây yên ổn.
-
Còn cái thân ta?
Thân cũng không thể vĩnh viễn giữ được định hình, như nói
không thể tin ở cái thân đã có, vì không ngừng xả thân, nên
không ngừng đổi thân mình. Hãy nói về con người, kiếp sau chưa
hẳn là người.Người đứng thẳng đi thẳng, sau khi đổi dạng thay
hình, có thể sẽ thành một giống đi ngang, hoặc giả kiếp sau
vẫn trở lại nhân gian làm người, nhưng lại chưa hẳn giữ lại
giới tính như xưa. Nói khác đi, trước là trai nhưng lại biến
đổi thành gái, trước là gái lại biến đổi thành trai. Theo luân
hồi lục đạo, thì chưa hẳn giữ được thân hình cũ, hoặc lên trời
để thành thân trời, hoặc rơi xuống để thành thân rồng, thân
hổ, vẫn là đổi hình thay dạng. Nói “thân chẳng được hình” là
vậy. Cũng như cái nhà ta ở, khi là gác tía lầu son, khi lại là
nhà tre mái lá, luôn luôn đời dối không thể ở yên mãi trong
cùng một ngôi nhà: “như nhà ở luôn luôn dời đổi”. “Tấn tần” là
luôn luôn.
-
Chúng sinh, từ vô
thủy đến nay, luân chuyển trong sinh tử đã trải qua không biết
mấy nghìn lần sinh tử, mỗi lần sinh tử là một lần thay đổi
thân hình. Thân hình đã đổi thay đương nhiên cũng không biết
bao nhiêu, Như đem ba ngàn đại thiên thế giới mài thành những
hạt bụi rất nhỏ, sau đó rải xuống một hạt bụi, cứ rải từng hạt
như vậy đương nhiên là rất nhiều, lấy số hạt bụi vô cùng nhiều
đó mà tính, mỗi hạt bụi là một thân hình, cũng khó mà tính,
mỗi hạt bụi là một thân hình, cũng khó mà tính cho hết đã có
bao nhiêu thân thể qua lại trong lục đạo “như hạt bụi thế giới
đại thiên, khó đếm hết bao nhiêu thân qua lại”. Lại lấy lượng
nước trong bốn biển lớn để nói, từng giọt từng giọt nước như
vậy, có bao nhiêu giọt, khó mà tính cho hết. Nên nhớ, chúng
sinh từ vô thủy đến nay, bỏ thân rồi lại nhận thân, qua lại
lục đạo, tử biệt sinh ly đã để rơi bao nhiêu nước mắt? Số nước
mắt ấy so với nước biển, chỉ có nhiều hơn mà thôi, căn bản
không ai có thể đếm được bao nhiêu giọt lệ “như mênh mang tứ
hải ba đào, ai đếm xuể bao nhiêu biệt lệ”
-
“Nga nga” (ngất
nghểu)có nghĩa là cao vút, tả núi cao. Từ vô thủy đến nay,
chúng sinh lưu chuyrn trong sinh tử, rối lại tử, tử rồi lại
sinh, mỗi một lần sinh tử để lại một bộ xương. Nếu chất những
xương đó thànhđống, thì độ cao của đống xương khô vượt cả núi
cao nhất: “ngất nghểu đống xương khô vượt cả núi cao”. Theo
kinh Phật, trong thế giới mà chúng ta sống đây, núi cao nhất ,
không núi nào cao hơn núi Tu Di, cũng tức là núi Hy Mã Lạp như
thường nói. Núi này quả là cao hơn bất cứ núi nào. Nhưng đống
xương mà đời kiếp chúng ta đẫ để lại, nếu chất thành đống thì
còn cao hơn cả núi Tu Di. Chư vị thử nghĩ: cái thân sinh tử mà
ta đã nhận nhiều đến bao nhiêu? “Mang mang” (mêng mông) là tả
độ nhiều của cỏ, từ vô thủy đến nay, chúng sinh tử lưu chuyển
trong sinh tử, qua mỗi lần sinh tử thì có một thân xác. Những
thân xác mà chúng sinh đ[fi đời kiếp kiếp đã để lại, còn hơn
mặt đất. Nếu xếp những xác ấy thành bãi, thì mặt đất này chứa
không hết: “Bãi thây xác mênh mông rộng hơn mặt đất”.
-
Tất cả những sự
thực, những việc nói trên, đều là do Phật nói cho chúng ta
trong kinh Phật. Đệ tử Phật chúng ta, nghe Phật nói, đương
nhiên tin tự đáy lòng.Nhưng những người thường trên thế gian,
phần lớn là ngu si, đặc biệt là trước mắt, bất luận làm gì
cũng làm gì cũng đòi phải có chứng minh thực tế thì mới chịu
tin, mà không chịu suy luận từ lý luận. Mọi tôn giáo, mọi tư
tưởng trên thế giới này, trừ những kẻ theo thuyết đoạn diệt
luận không ai không tin sinh tử, lưu chuyển, không ai không
tin lục đạo luân hồi, không ai tin nhân quả ba đời. Vì đây
cũng là sự thực của thế gian. Ta không nhìn thấy được nhưng
Phật thì thấy rõ rang. Phật đã đem những sự thật trông thấy mà
nói cho ta nghe, đâu phải để lừa dối chúng ta? Giả sử nay ta
không được nghe Phật nói, thì sự thật này ai thấy ai nghe? Giả
sử ta không đọc kinh Phật thì lý lẽ này đâu biết đâu hay. Vì
vậy người được nghe lời Phật, được đọc kinh Phật thì không thể
không thừa nhận mọi điều Phật nói là đúng và không thể không
tin.
-
Có người vẫn tham
luyến như xưa, si mê như cũ, chỉ e trăm kiếp nghìn đời, một
lần trăm lỡ. Thân người khó được mà dễ mất, giờ lành khó đến
mà dễ để qua. Đường sá mịt mờ, ly biệt dài lâu. Ác báo chốn
tam đồ, vẫn phải tự ta gánh chịu. Đau lòng không nói được, nào
ai thay được cho ta? Nói đến điều này há không lạnh gáy?
-
Chúng sinh quanh
quẩn mãi trong tử sinh, chủ yếu chỉ do hai nguyên nhân là vô
minh và tham ái. Như nói: “Tử sinh từ vô thủy chỉ tại vô minh,
tham ái buộc vào, luân hồi mãi mãi, không bờ bến khổ đau”. Lại
nói: “Vô minh là cha, tham ái là mẹ”, tất cả những cái đó cộng
lại với nhau thành ra mệnh khổ của hữu tình. Cho nên chúng
sinh từ vô thủy đến nay, dù qua bao nhiêu lần sinh tử, cũng
hoàn toàn do tham si gây ra. Không chặt đứt được dây tham, si,
thì vĩnh viễn không liễu thoát được tử sinh. Vì vậy, muốn giải
thoát sinh tử, thì bài học đầu tiên là phải vận dụng lực trí
tuệ mà chặt đứt sợi dây tham, si để giải phóng thân tâm bị
trói buộc. Giả sử nếu chúng ta không tin ở luân hồi sinh tử mà
vẫn tham luyến thế gian như xưa, vẫn si mê như xưa, thì thật
là sai lầm lớn. Cho nên nói: “hoặc vẫn tham luyến như xưa, si
mê như cũ” thì vấn đề sẽ rất lớn như thế nào? “Chỉ e trải muôn
kiếp nghìn đời, một lần trăm lỡ khó mà thoát khỏi ngục tù sinh
tử. Hãy nói làm người,sai lầm lần này lần khác thì tiền đồ sẽ
khó mà tưởng tượng nổi, huống gì vấn đề lớn sinh tử? Làm sao
có thể sai lầm một lần, trăm lần? Nếu chúng ta không muốn
thoát ly sinh tử thì không nói làm gì, còn nếu muốn thoát ly
sinh tử phải từng bước theo Phật pháp mà làm, để mong giải
quyết cái gốc của sinh tử. Nếu cứ sai lầm lần này lần khác,
cho đến trăm lần thì làm sao ra khỏi luân hồi sinh tử.
-
Kinh nói: “Mất nhân
thân nhiều thân nhiều như đất của mặt đất, được nhân thân như
hạt bụi trên móng vuốt”. Cái nhân thân “hạt bụi trên móng
vuốt” ấy “khó được mà dễ mất” phải cầm chặt cái nhân thân của
kiếp này, lợidụng cái nhân thân khó được ấy để tu học Phật
pháp. Nếu không như thế, chờ đến lúc mất cái nhân thân quý báu
ấy, thì hối hận cũng muộn mất rồi. Nói “đã mất nhân thân, muôn
kiếp khó lấy lại” là ý như vvậy. Bây giờ có cái nhân thân này,
có vẻ như không báu gì, nhưng khi mất nhân thân thì mới thấy
quý. Cho nên phải giữ gìn cái nhân thân này cẩn thận lắm mới
được.
-
Không chỉ cái nhân
thân quý báu khó được mà có duyên tốt cũng khó gặp. Do đó,
được làm người trên thế gian này, phải nắm chặt lấy cái thì
giờ đáng quý, nhất là “giờ lành” càng phải trân trọng quý
tiếc. Thực ra, bản chất của thời gian không có gì gọi là
“lành” hay không lành, cái khác nhau là ở chỗ ta có khéo dùng
nó hay không. Trong quá trình nhân sinh, nếu có thể tận dụng
tốt thời gian, thì thời gian sẽ được ta chi phối. Nên biết
rằng, biết dùng thời gian thì thời gian ấy sẽ là “Giờ lành”
không thể cứ để cho thời gian lặng lẽ trôi qua trước mặt ta,
thì thời gian quý báu của đời người sẽ bị chúng ta chà đạp
lãng phí vô ích.
-
Cái gọi là “giờ
lành” trong bài này, còn một ý nghĩa đặc thù nữa, tức là những
người gặp cái cơ duyên được nghe Phật pháp, thì cơ duyên nghe
Phật pháp ấy là “giờ lành”, phải biết nó là đáng quý mà coi
trọng nó. Nên biết: “Quang âm một đi không trở lại”, nó đã qua
đi, không có cách nào đuổi theo níu lại, đúng như một học giả
I-Ran ngày xưa đã nói: “thời gian qua đi không thể giữ, cơ hội
qua đi không thể giữ”. Quả là một danh ngôn chí lý, đáng để
chúng ta coi trọng. Cho nên sinh ra làm người ở thế gian,
không những phải quý tiếc thời gian, mà còn phải coi trọng cơ
duyên, nhất là cái cơ duyên tốt có thể tạo ra một bước ngoặt
không gì lớn hơn của đời người. Câu “giờ lành khó níu giữ mà
dễ qua đi” của bài này là ý ấy.
-
“Đường sá mờ mịt”
là chỉ đường ở chín suối sau khi chết, tối om không chút ánh
sáng. Một khi rơi vào ác thú, nếu muốn trở lại làm người thì
quả là xa vời vô tận, không biết phải qua bao nhiêu thời gian,
cho nên nói “li biệt dài lâu”. Khi còn sống ân ái thế nào thì
bây giờ cũng hoàn toàn thành không, không còn cái gì là của ta
nữa. Đồng thời, không rơi vào tam ác đạo thì thôi, đã rơi vào
đó thì mọi khổ đau ta phải chịu: “Ác báo chốn tam đồ, vẫn phai
tự ta gánh chịu”. Mức độ đau khổ của ác báo tam đồ, ngôn ngữ
người không thể nào nói hết. Nỗi khổ đó, không ai có thể chịu
thay ta, ngay cả Phật Đà đại từ đại bi, có muốn chịu thay ta
đến mấy cũng không thay được. Sức mạnh của Phật cố nhiên là
không tưởng tượng được, nhưng nghiệp lực chúng sinh cũng không
thể tưởng tượng được, cho nên Phật cũng khó mà cứu vớt được
ta. Cả đến Phật thần thông còn không thay được thì còn ai thay
được? Cho nên nói: “Đau lòng không nói được, nào ai thay được
cho ta”. Nói đến điều này há lẽ ta không lạnh gáy? Há ta không
cảnh giác? Thật vậy, cái gì cũng có người thay thế được, chỉ
có nỗi khổ, nhất là nỗi khổ sinh tử là tuyệt đối không thể ai
chịu thay được cả. Hòa thượng Sư Tử Phong đã thống thiết răn
dạy: Ví thử vợ con thương tiếc, không kế giữ chàng, cho dù con
cháu đầy nhà nào ai thay được! Người sống luống khosc than
thống thiết, người chết cũng thần thức rối bời, tiền đồ chỉ
thấy tối tăm, ngước mắt nào đâu bạn lứa? Qua bến Nại Hà, trông
thấy thảy đều thê thảm, vào ải Quỷ Môn, đến đây ai cũng bi
thương !
-
Vì lẽ đó, nên dứt
lòng sinh tử, rời bể ái dục, tự cứu, cứu người kiêm đủ, cùng
lên bờ bến Niết Bà. Công huân khoáng hậu không tiền, chỉ một
việc này là đủ. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ sáu vậy.
-
Vì nỗi khổ sinh tử,
trên đây đại sư Tỉnh Am đã phân tích kỹ cho chúng ta. Bây giờ
đại sư lại cổ vũ chúng ta, cầu mong chúng tax a rời bể khổ
sinh tử. Hai chữ “thị cố” (vì lẽ đó) là đón ý trên, mở ý dưới,
ý nói vì cái lẽ sinh tử là khổ đau như thế, cho nên những kẻ
đang lưu chuyển trong sinh tử chúng ta, được gặp pháp môn lìa
xa sinh tử, thì phải tìm cách “dứt dòng sinh tử”, để mong rời
khỏi “bể dục ái” khổ đau. Cái dòng sinh tử ấy làm sao mà dứt
được? Chỉ có tu học chính pháp của Như Lai, vận dụng cái chính
đạo ấy để bịt chặt dòng sông sinh tử. “Bể dục ái” là sao mà
rời khỏi? chỉ có chèo lái con thuyền Bát nhã, dùng nó chỡ
chúng ta rời khỏi bể khổ dục ái. Như vậy thì không chỉ chúng
ta được lợi, mà cũng lợi cho cả chúng sinh, cho nên nói “tự
cứu cứu người gồm đủ “ không chỉ làm chúng ta rời bến sinh tử,
để lên bờ Niết Bàn, mà cũng giúp được chúng sinh rời bến sinh
tử lên bờ Niết bàn. “Cùng lên bờ Niết bàn” . Muốn “tự cứu, cứu
người, gồm đủ cùng lên bờ Niết bàn” thì đều phải vận dụng trí
tuệ chiếu rọi mọi bản tính không tịch của chư pháp, không điên
đảo si mê nữa, không tham ái si mê nữa, thì tự nhiên có thể
dứt dòng sinh tử, rời bể dục ái. Vì thế, mọi công đức đã có từ
vô thủy đến nay đều không thể sánh với công đức vĩ đại thù
thắng và cao cả này. Mà cái “công huân khoáng hậu không tiền”
này không phải ở đâu khác, chỉ ở cái việc “niệm nỗi khổ sinh
tử” này mà ea. Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ sáu.
--o0o--
|
|