PHẬT HỌC CƠ BẢN
Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.
Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2002
---o0o---
Chương 14
(Trang 125 - 132.)
Nguồn gốc Bắc truyền (Ðại thừa)
The Origins of the Mahayana Tradition.
~~~~~~~
Phải nói ngay từ đầu rằng, với sự quá rộng rãi của phái Bắc truyền (Ðại thừa), chúng ta không hy vọng gì hơn là chỉ giới thiệu được các khuynh hướng chính yếu của nó trong khoảng một vài chương ngắn ngủi. Không cần phải xét đến các khuynh hướng cá nhân hay theo sát bất cứ tông phái nào của Phật giáo, chúng ta phải nhận rằng phái Bắc truyền (Ðại thừa) đã đóng góp rất nhiều vào tư tưởng và văn hóa của Phật giáo. Nó đã tạo ra một rừng văn học siêu việt, vĩ đại, nhiều tác phẩm nghệ thuật và các kỷ thuật khác nhau cho việc phát triển cá tính con người. Nhiều quốc gia khắp Á châu đã được phái Bắc truyền (Ðại thừa) ảnh hưởng sâu sắc. Các học giả ngày nay tuy không quan tâm đến nó nhiều, nếu so sánh với phái Nam truyền (Tiểu thừa), nhưng hiện cũng có một số người rất chú ý vào nền văn học, triết lý và vào con đường đi của chư Bồ tát. Vì thế với tám chương sau, chúng ta hãy xét dến các nguồn gốc và sự phát triển của phái Bắc truyền (Ðại thừa).
Bắt đầu bằng việc xét đến nguồn gốc của phái Bắc truyền (Ðại thừa) là bởi vì tôi tin rằng nếu chúng ta không hiểu và không đánh giá đúng mức các lý do tại sao truyền thống này phát sinh--tức cái hạt giống trong mảnh đất nguyên thủy của tín ngưỡng Phật giáo--thì thật là điều khó khăn cho chúng ta để thấy phái Bắc truyền (Ðại thừa) từ một quan điểm khách quan. Ðầu tiên tôi xin chú mục ngay vào chính thời kỳ đầu tiên thiết lập tín ngưỡng Phật giáo, tức là vào chính cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ðức Thích Ca đã dạy trong 45 năm cho vô số các sinh vật tại nhiều nơi trong vùng trung tâm đông bắc Ấn độ. Các sinh vật không những là mọi người trong các tầng lớp xã hội, mà còn cả thú vật và các siêu nhân như thần thánh của các cõi trời bên trên và các cõi âm ty phía dưới. Các tông phái Phật giáo đã thừa nhận rằng đức Phật thực hiện được nhiều phép lạ khác nhau một cách phi thường, không dễ hiểu được đối với các sinh vật đã giác ngộ. Phật không phải là người cũng không phải là thánh như chính Ngài đã tự nhận. Nếu không phải là thánh, ông chắc chắn là bậc siêu phàm, được tán thán và siêu thế gian, vì ông đã hiện hữu từ vô số kiếp. Thật vậy, các Phật tử tin rằng Phật vĩ đại hơn bất cứ vị thánh nào qua hạnh nguyện cùng các hoạt động từ tâm và bao la của ngài. Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm gương bằng sự nghiệp riêng của ông mà con người đều có thể làm bằng hoặc hơn. Mục tiêu của sự nghiệp này là Giác ngộ và Phật quả và cái cách làm là cách của các Bồ tát. Phật nói đến mục tiêu của Giác ngộ và Phật quả cũng như về mục tiêu Niết bàn. Chính ông đã chỉ dạy trọn vẹn cách đạt được mục tiêu Phật quả bằng cách luyện tập và hoàn thành Hạnh Bồ tát trong nhiều câu chuyện của những lần hiện hữu của ông trước đây.
Trang 126. Tùy theo khả năng và nguyện vọng riêng của từng người, Phật chấp nhận cho việc tự thích nghi giáo lý của ông. Trong khi không rời bỏ các công hạnh chính yếu về giới đức và trí huệ, Phật đã cho phép rất nhiều cơ hội để mỗi cá nhân được biểu lộ và hoàn thành. Ông khuyến khích sự tham vấn tự do trong hàng thế tục và tính dân chủ trong cộng đồng tu viện. Ðiều này được thấy rõ ràng trong giáo lý của ông. Chẳng hạn, có một giáo thuyết nỗi tiếng được nói rõ bằng lời khi Phật khuyên người Kalamas. Ông nói rằng người ta không nên tùy thuộc vào các phương tiện thứ hai để kiểm tra tính chất xác thực của các sự vật, mà phải thử nghiệm sự xác thực đó trong ánh sáng kinh nghiệm cá nhân riêng của người đó và chỉ khi đó mới chấp nhận chúng là sự thật.
Cũng với một ý nghĩa tương tự, ông nói rằng người ta nên chứng nghiệm sự thật dưới ánh sáng của các tiêu chuẩn quán sát, lý luận và tính tự thích nghi, cùng một cách của người khôn ngoan thử nghiệm sự thuần chất của vàng bằng cách cắt, chà và nun nóng nó. Một lần nữa, về cuối cuộc đời sự nghiệp của ông, Phật đã bảo các môn đệ hãy tự thắp đuốc lên, tự soi sáng đường đi với lý lẽ riêng của mình. Những lời cuối cùng của ông là, ‘‘Các vật kết hợp nhau bị thay đổi là chuyện thường, vậy hãy tìm ra câu trả lời cho sự giải thoát của bạn bằng sự cần mẫn.’’
Trang 127. Ðức Phật cũng khuyến khích sự tự lực đối với những cộng đồng tu sĩ có liên quan tới kỷ luật tu viện. Ông đã bảo Ananda rằng, sau khi ông tịch diệt, các thành viên Giáo hội Tăng già được tự ý hủy bỏ một số luật nếu giới luật tu viện thấy cần thay đổi. Một điều có ý nghĩa nữa là Phật cũng từ chối chỉ định người kế thừa để tiếp tục lãnh đạo cộng đồng Phật giáo sau khi ông chết. Tất cả những sự kiện này đã chứng tỏ có một không khí đặc biệt hiện hữu trong cộng đồng Phật giáo tối cổ thời đó: một không khí vấn đáp tự do, dân chủ và độc lập.
Sau ngày Phật tịch, những điều dạy của ông được bảo tồn theo cung cách truyền miệng, được truyền thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, duy trì trong trí nhớ tập thể của họ. Biết đọc biết viết là một đặc ân của thành phần tinh hoa của Ấn độ lúc đó. Thêm một dấu hiệu hiếm thấy về dân chủ trong truyền thống Phật giáo là các hình thức dạy dỗ có tính cách văn chương bị bỏ quên từ lâu. Nhiều người không biết chữ, vì thế truyền miệng là phương tiện bảo tồn và phổ biến Pháp Phật. Trong 500 năm giáo lý được bảo tồn bằng lời nói, một số hội nghị kết tập được tổ chức, hệ thống hóa và quyết định các văn bản giáo huấn kinh điển được mọi người chấp thuận và kỷ luật tu viện (Luật: Vinaya). Chắc chắn đã có 3 và có thể hơn 6 lần kết tập trong thời kỳ này tại nhiều nơi khác nhau trên Ấn độ. Kết quả là có sự xuất hiện của rất nhiều trường phái mà các kinh điển và các giới luật được thay đổi khác nhau nhiều hơn hay ít hơn.
Hội nghị Kết tập lần thứ nhứt chắc chắn đã được tổ chức lập tức sau khi đức Phật tịch diệt tại Rajagriha thủ đô nước Magadha. Ở đó, hội nghị đã được yêu cầu là có nên tiến hành bải bỏ các giới luật ít quan trọng hơn không, như Phật đã căn dặn ngài A nan (Ananda) là Giáo Hội Tăng già có thể làm như vậy nếu thấy cần. Rủi thay, Ananda đã quên hỏi Phật là giới luật nào là giới luật kém quan trọng hơn. Ðiều không chắc chắn này dẫn đến việc vị Trưởng lão chủ tọa, ngài Ðại Ca Diếp (Maha Kashyapa) đề nghị rằng lần kết tập này giữ lại toàn bộ các giới luật mà không có sự sửa đổi nào. Sự kiện rất có ý nghĩa này cho thấy rằng vấn đề giới luật đã được bàn cải trong Hội nghị Kết tập lần thứ nhứt. Việc này cũng được xem là vấn đề chánh trong Hội nghị Kết tập lần thứ hai.
Trang 128. Theo các điều ghi lại của Hội đồng Kết tập lần I, ta được biết câu chuyện của một vị sư có tên là Purana. Ông đến Rajagriha lúc Hội nghị sắp kết thúc các cuộc bàn cãi. Các nhà tổ chức mời ông tham dự vào những giai đoạn cuối của Hội nghị nhưng ông từ chối, nói rằng ông thích nhớ nghĩ đến lời dạy của đức Phật hơn vì ông đã được nghe đến nó từ chính đức Phật. Sự kiện có ý nghĩa này cho thấy là thời ấy cũng đã có những người thích duy trì một truyền thống độc lập để ghi nhớ Phật Pháp mà chính họ đã được nghe từ đức Phật. Cả hai giai đoạn này cho thấy mức độ tự do tư tưởng đã có từ thời của cộng đồng Phật giáo cổ đại.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào tài liệu của Hội đồng Kết tập lần II được tổ chức khoảng 100 năm sau đó. Tại Hội nghị này, vấn đề bao trùm cuộc tranh luận là Luật (Vinaya). Một số tu sĩ đã dùng một vài lối thực hành mà các vị tu sĩ trưởng lão cho rằng đi quá giới luật của tu viện. Ðã có 10 lối thực hành, như mang muối trong sừng rỗng được xem như phạm luật cấm tích trữ đồ ăn; xin phép được hành động sau khi hành động rồi; chấp nhận vàng bạc được xem là phạm vào luật cấm tích tụ tài sản. Các vị tu sĩ phạm lỗi bị tuyên bố là vi phạm giới luật và bị khiển trách. Một lần nữa lập trường bảo thủ của Ca Diếp (Kashyapa) được các vị Trưởng Lão tại Hội nghị chấp nhận, và quả thật các giới luật trong tu viện vẫn được giữ gần như không thay đổi trong mấy thế kỷ, dù đã có nhiều sự biến đổi thực sự trong việc tu tập.
Trang 129. Rõ ràng là có sự đễ dàng hơn về giới luật. Những năm sau kỳ Kết tập lần II đã cho thấy sự phát triển của nhiều trường phái riêng biệt như phái Ðại chúng bộ (Maha Sanghikas), phái mà một số người xem như là gốc của Ðại thừa, của phái Ðộc tử bộ (Vatsiputriyas) và các phái khác. Kết quả là, vào thời kỳ Hội nghị Kết tập lần III, được tổ chức vào thời vua Ashoka, thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, đã có ít nhất 18 trường phái, mỗi trường phái đều có giáo thuyết và giới luật riêng của họ.
Hai trường phái nổi bật trong cuộc bàn thảo tại kỳ Kết tập lần III là trường phái thuộc thuyết phân tích tức Phân bộ (Vibhaivavadins) và trường phái thuộc thuyết đa nguyên thực tế tức Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadins). Hội nghị đã quyết định theo trường phái thứ nhứt và chính các quan điểm của trường phái này đã được đem đi Sri Lanka (đi về phía Nam tức Nam truyền) bởi các sứ giả của vua Ashoka, mà người hướng dẫn là con trai ông, tức Mahendra. Ở nơi đó, mọi người biết đến nó là Phật giáo Nguyên thỉ (Theravada). Còn những người thừa kế của nhóm Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada), tức nhóm đa nguyên thực tế, hầu hết di dân đến Kashmir ở miền tây bắc Ấn độ. Trường phái này trở nên phổ biến nhờ vào con đường của các bậc theo hạnh Bồ tát.
Tại một Hội nghị khác nữa, được tổ chức trong thời đại vua Kanishka trong thế kỷ thứ I, 2 trường phái quan trọng hơn đã nổi lên là phái Kinh lượng bộ (Vaibhashikas) và Thuyết độ bộ (Sautrantikas). Hai phái này có lập trường khác nhau về tính chất xác thật của Vi diệu pháp (Abhidharma) tức Kinh điển Phật giáo về Thuyết Phân tích. Nhóm kinh lượng bộ cho rằng Vi diệu Pháp được dạy bởi đức Phật, còn nhóm Thuyết độ bộ cho rằng không.
Vào lúc này, theo phái Bắc truyền (Ðại thừa) cho chúng ta biết, một số Hội nghị đã được triệu tập để biên soạn các kinh điển của truyền thống Bắc truyền (Ðại thừa), lúc ấy đã được đồn rằng là rất nhiều. Ở miền bắc và tây nam Ấn độ cũng như tại Nalanda nước Magadha, Bắc truyền (Ðại thừa) đã được truyền dạy. Người ta tin rằng nhiều văn bản quan trọng của Bắc truyền đã được kể lại bởi đức Phật Di Lặc (Maitreya) và các chư Bồ tát thế gian hoặc được bảo tồn bởi các ác thần dưới âm ty cho đến khi được các vị đại sư Bắc truyền khám phá ra, như Bồ tát Long thọ (Nagarjuna) chẳng hạn.
Trang 130. Sự xuất hiện của tất cả những trường phái, mà mỗi trường phái đều có riêng văn bản của họ về giáo pháp của đức Phật, rõ ràng chứng tỏ sự đa dạng rộng rãi của Phật giáo có từ lúc Tây lịch bắt đầu. Mặc dầu có khác nhau về vấn đề tính chất xác thực của các bản văn và giáo lý, nhưng các trường phái Phật giáo vẫn tiếp tục thừa nhận chung là Phật tử. Một ngoại lệ đặc biệt cho việc này là phái Ðộc tử bộ (Vatsiputriyas). Nhóm này vì dính chặt với quan niệm ‘cá tính chủ yếu’ đã bị các trường phái khác cho là dị giáo.
Sự thành hình các kinh điển ở Ấn độ và Tích lan hiện còn tồn tại bằng chữ viết cho tất các trường phái, được các học giả đồng chấp nhận là thuộc về thời kỳ khá trể. Giáo pháp Bắc truyền, cũng như giáo pháp của các trường phái khác, bao gồm Nam truyền, đã bắt đâu xuất hiện dưới hình thức chữ viết hơn 500 năm sau thời của đức Phật. Chúng ta biết chắc chắn rằng kinh điển Nam truyền, được ghi lại bằng tiếng Pali, một ngôn ngữ bản địa thời cổ Ấn độ, đã được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Các kinh Bắc truyền tối cổ, như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Bát Nhã Ba la mật đã được cho là xuất hiện không quá thế kỷ thứ I Tây lịch. Nói tóm lại, các kinh điển bằng chữ viết của phái Nam truyền và Bắc truyền có khoảng cùng một thời gian.
Sau lần nhập diệt của đức Phật, quan điểm của các vị trưởng lão đã chi phối đời sống Phật giáo. Nhưng vào khoảng thế kỷ thứ nhứt Tây lịch, sự bất mãn về lý tưởng A la hán (mục tiêu của vị này là hoàn thành tự do cá nhân) đã lớn mạnh rõ rệt trong các cộng đồng lương cũng như giáo. Những người theo Phật giáo phải chọn giữa hai lý tưởng khác nhau--A la hán quả hay Phật quả.
Trang 131. Trong khi vị A la hán tương lai chú trọng vào việc được tự do cho vị ấy thì Bồ tát hay Phật tương lai buộc phải hoàn thành Giác ngộ nhân danh tất cả chúng sanh.
Cái cốt lõi của ý niệm cho cuộc đời tôn giáo Bắc truyền (Ðại thừa) là lòng từ bi với tất cả sinh vật. Quả thật với ý nghĩa này chúng ta mới hiểu sự ưa thích càng lúc càng tăng của phái Bắc truyền. Ta sẽ ít ngạc nhiên nếu có nhiều vị Phật tử thuần thành chọn theo gương của Phật, người có lòng từ bi và trí huệ vô hạn, chứ không theo các vị đại đệ tử nổi tiếng của Ngài, như các vị trưởng lão và A la hán, những người mà gần hết cuộc đời sống khổ hạnh và biệt lập. Nói tóm lại, phái Bắc truyền, với một triết lý sâu xa, lòng từ bi phổ biến và việc sử dụng khéo léo sự phong phú của các phương tiện, đã nhanh chóng trở nên hấp dẫn đối với nhưỡng người ủng hộ nhiệt tình không chỉ ở Ấn độ, mà còn ở những miền đất mới của Phật giáo thuộc miền Trung Á .
Trang 131. Tôi xin kết luận Chương này bằng cách bỏ ra chút ít thời gian để so sánh một vài ý kiến từ kinh điển Nam truyền với vài đặc điểm Bắc truyền xuất hiện trong các bản văn Ðại thừa như Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát nhã Ba la mật và Kinh Lăng già. Người ta thường quên rằng là không chỉ có nhiều bài Kinh Luận gần như giống nhau thuộc cả hai loại kinh sách, mà còn có các dấu vết Bắc truyền trong kinh sách Nam truyền như tính chất siêu thế gian của đức Phật, như các học thuyết về tánh không--cùng bản chất sáng tạo và minh bạch của cái tâm.
Chẳng hạn, trong kinh sách Nam truyền, ta thấy đức Phật hay nói đến ông không bằng cái tên riêng mà bằng tên Như Lai (Tathagata), hay Như Như (không do đâu lại, cũng không đi đâu) hay Thật Tướng (thường trụ, chẳng biến đổi). Tuy thế, đức Phật được cho là có quyền lực tỏa ra giúp mở mang trí tuệ các sinh vật. Những đoạn văn này chứa đựng trong kinh sách Nam truyền, gợi lên tính siêu việt, siêu thế gian và không tài nào nhận ra của đức Phật, một ý tưởng rất quan trọng đối với phái Bắc truyền (Ðại thừa). Cũng theo kinh sách Nam truyền, đức Phật ca tụng tánh không với những từ ngữ cao nhất, gọi nó là sâu sắc và ở ngoài thế giới. Ông nói rằng sắc, thọ và những cái tiếp theo là huyễn, bào. Các hiện tượng tự chúng là vô tướng. Chúng là những lừa bẫy không thật. Ðây là một đề mục đã được nói và nói một cách tường tận trong văn chương Bắc truyền Tâm kinh Bát nhã Ba la mật.
Trang132. Một lần nữa, theo kinh sách Nam truyền, đức Phật nói rằng vô minh và tưởng tượng có trách nhiệm cho sự xuất hiện của thế giới. Ðể chứng minh điểm này, Phật ám chỉ đến chuyện ngụ ngôn của Vị Á thánh Vepachitta người bị buộc ràng h
Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.
Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2002
---o0o---
Chương 14
(Trang 125 - 132.)
Nguồn gốc Bắc truyền (Ðại thừa)
The Origins of the Mahayana Tradition.
~~~~~~~
Phải nói ngay từ đầu rằng, với sự quá rộng rãi của phái Bắc truyền (Ðại thừa), chúng ta không hy vọng gì hơn là chỉ giới thiệu được các khuynh hướng chính yếu của nó trong khoảng một vài chương ngắn ngủi. Không cần phải xét đến các khuynh hướng cá nhân hay theo sát bất cứ tông phái nào của Phật giáo, chúng ta phải nhận rằng phái Bắc truyền (Ðại thừa) đã đóng góp rất nhiều vào tư tưởng và văn hóa của Phật giáo. Nó đã tạo ra một rừng văn học siêu việt, vĩ đại, nhiều tác phẩm nghệ thuật và các kỷ thuật khác nhau cho việc phát triển cá tính con người. Nhiều quốc gia khắp Á châu đã được phái Bắc truyền (Ðại thừa) ảnh hưởng sâu sắc. Các học giả ngày nay tuy không quan tâm đến nó nhiều, nếu so sánh với phái Nam truyền (Tiểu thừa), nhưng hiện cũng có một số người rất chú ý vào nền văn học, triết lý và vào con đường đi của chư Bồ tát. Vì thế với tám chương sau, chúng ta hãy xét dến các nguồn gốc và sự phát triển của phái Bắc truyền (Ðại thừa).
Bắt đầu bằng việc xét đến nguồn gốc của phái Bắc truyền (Ðại thừa) là bởi vì tôi tin rằng nếu chúng ta không hiểu và không đánh giá đúng mức các lý do tại sao truyền thống này phát sinh--tức cái hạt giống trong mảnh đất nguyên thủy của tín ngưỡng Phật giáo--thì thật là điều khó khăn cho chúng ta để thấy phái Bắc truyền (Ðại thừa) từ một quan điểm khách quan. Ðầu tiên tôi xin chú mục ngay vào chính thời kỳ đầu tiên thiết lập tín ngưỡng Phật giáo, tức là vào chính cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ðức Thích Ca đã dạy trong 45 năm cho vô số các sinh vật tại nhiều nơi trong vùng trung tâm đông bắc Ấn độ. Các sinh vật không những là mọi người trong các tầng lớp xã hội, mà còn cả thú vật và các siêu nhân như thần thánh của các cõi trời bên trên và các cõi âm ty phía dưới. Các tông phái Phật giáo đã thừa nhận rằng đức Phật thực hiện được nhiều phép lạ khác nhau một cách phi thường, không dễ hiểu được đối với các sinh vật đã giác ngộ. Phật không phải là người cũng không phải là thánh như chính Ngài đã tự nhận. Nếu không phải là thánh, ông chắc chắn là bậc siêu phàm, được tán thán và siêu thế gian, vì ông đã hiện hữu từ vô số kiếp. Thật vậy, các Phật tử tin rằng Phật vĩ đại hơn bất cứ vị thánh nào qua hạnh nguyện cùng các hoạt động từ tâm và bao la của ngài. Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm gương bằng sự nghiệp riêng của ông mà con người đều có thể làm bằng hoặc hơn. Mục tiêu của sự nghiệp này là Giác ngộ và Phật quả và cái cách làm là cách của các Bồ tát. Phật nói đến mục tiêu của Giác ngộ và Phật quả cũng như về mục tiêu Niết bàn. Chính ông đã chỉ dạy trọn vẹn cách đạt được mục tiêu Phật quả bằng cách luyện tập và hoàn thành Hạnh Bồ tát trong nhiều câu chuyện của những lần hiện hữu của ông trước đây.
Trang 126. Tùy theo khả năng và nguyện vọng riêng của từng người, Phật chấp nhận cho việc tự thích nghi giáo lý của ông. Trong khi không rời bỏ các công hạnh chính yếu về giới đức và trí huệ, Phật đã cho phép rất nhiều cơ hội để mỗi cá nhân được biểu lộ và hoàn thành. Ông khuyến khích sự tham vấn tự do trong hàng thế tục và tính dân chủ trong cộng đồng tu viện. Ðiều này được thấy rõ ràng trong giáo lý của ông. Chẳng hạn, có một giáo thuyết nỗi tiếng được nói rõ bằng lời khi Phật khuyên người Kalamas. Ông nói rằng người ta không nên tùy thuộc vào các phương tiện thứ hai để kiểm tra tính chất xác thực của các sự vật, mà phải thử nghiệm sự xác thực đó trong ánh sáng kinh nghiệm cá nhân riêng của người đó và chỉ khi đó mới chấp nhận chúng là sự thật.
Cũng với một ý nghĩa tương tự, ông nói rằng người ta nên chứng nghiệm sự thật dưới ánh sáng của các tiêu chuẩn quán sát, lý luận và tính tự thích nghi, cùng một cách của người khôn ngoan thử nghiệm sự thuần chất của vàng bằng cách cắt, chà và nun nóng nó. Một lần nữa, về cuối cuộc đời sự nghiệp của ông, Phật đã bảo các môn đệ hãy tự thắp đuốc lên, tự soi sáng đường đi với lý lẽ riêng của mình. Những lời cuối cùng của ông là, ‘‘Các vật kết hợp nhau bị thay đổi là chuyện thường, vậy hãy tìm ra câu trả lời cho sự giải thoát của bạn bằng sự cần mẫn.’’
Trang 127. Ðức Phật cũng khuyến khích sự tự lực đối với những cộng đồng tu sĩ có liên quan tới kỷ luật tu viện. Ông đã bảo Ananda rằng, sau khi ông tịch diệt, các thành viên Giáo hội Tăng già được tự ý hủy bỏ một số luật nếu giới luật tu viện thấy cần thay đổi. Một điều có ý nghĩa nữa là Phật cũng từ chối chỉ định người kế thừa để tiếp tục lãnh đạo cộng đồng Phật giáo sau khi ông chết. Tất cả những sự kiện này đã chứng tỏ có một không khí đặc biệt hiện hữu trong cộng đồng Phật giáo tối cổ thời đó: một không khí vấn đáp tự do, dân chủ và độc lập.
Sau ngày Phật tịch, những điều dạy của ông được bảo tồn theo cung cách truyền miệng, được truyền thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, duy trì trong trí nhớ tập thể của họ. Biết đọc biết viết là một đặc ân của thành phần tinh hoa của Ấn độ lúc đó. Thêm một dấu hiệu hiếm thấy về dân chủ trong truyền thống Phật giáo là các hình thức dạy dỗ có tính cách văn chương bị bỏ quên từ lâu. Nhiều người không biết chữ, vì thế truyền miệng là phương tiện bảo tồn và phổ biến Pháp Phật. Trong 500 năm giáo lý được bảo tồn bằng lời nói, một số hội nghị kết tập được tổ chức, hệ thống hóa và quyết định các văn bản giáo huấn kinh điển được mọi người chấp thuận và kỷ luật tu viện (Luật: Vinaya). Chắc chắn đã có 3 và có thể hơn 6 lần kết tập trong thời kỳ này tại nhiều nơi khác nhau trên Ấn độ. Kết quả là có sự xuất hiện của rất nhiều trường phái mà các kinh điển và các giới luật được thay đổi khác nhau nhiều hơn hay ít hơn.
Hội nghị Kết tập lần thứ nhứt chắc chắn đã được tổ chức lập tức sau khi đức Phật tịch diệt tại Rajagriha thủ đô nước Magadha. Ở đó, hội nghị đã được yêu cầu là có nên tiến hành bải bỏ các giới luật ít quan trọng hơn không, như Phật đã căn dặn ngài A nan (Ananda) là Giáo Hội Tăng già có thể làm như vậy nếu thấy cần. Rủi thay, Ananda đã quên hỏi Phật là giới luật nào là giới luật kém quan trọng hơn. Ðiều không chắc chắn này dẫn đến việc vị Trưởng lão chủ tọa, ngài Ðại Ca Diếp (Maha Kashyapa) đề nghị rằng lần kết tập này giữ lại toàn bộ các giới luật mà không có sự sửa đổi nào. Sự kiện rất có ý nghĩa này cho thấy rằng vấn đề giới luật đã được bàn cải trong Hội nghị Kết tập lần thứ nhứt. Việc này cũng được xem là vấn đề chánh trong Hội nghị Kết tập lần thứ hai.
Trang 128. Theo các điều ghi lại của Hội đồng Kết tập lần I, ta được biết câu chuyện của một vị sư có tên là Purana. Ông đến Rajagriha lúc Hội nghị sắp kết thúc các cuộc bàn cãi. Các nhà tổ chức mời ông tham dự vào những giai đoạn cuối của Hội nghị nhưng ông từ chối, nói rằng ông thích nhớ nghĩ đến lời dạy của đức Phật hơn vì ông đã được nghe đến nó từ chính đức Phật. Sự kiện có ý nghĩa này cho thấy là thời ấy cũng đã có những người thích duy trì một truyền thống độc lập để ghi nhớ Phật Pháp mà chính họ đã được nghe từ đức Phật. Cả hai giai đoạn này cho thấy mức độ tự do tư tưởng đã có từ thời của cộng đồng Phật giáo cổ đại.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào tài liệu của Hội đồng Kết tập lần II được tổ chức khoảng 100 năm sau đó. Tại Hội nghị này, vấn đề bao trùm cuộc tranh luận là Luật (Vinaya). Một số tu sĩ đã dùng một vài lối thực hành mà các vị tu sĩ trưởng lão cho rằng đi quá giới luật của tu viện. Ðã có 10 lối thực hành, như mang muối trong sừng rỗng được xem như phạm luật cấm tích trữ đồ ăn; xin phép được hành động sau khi hành động rồi; chấp nhận vàng bạc được xem là phạm vào luật cấm tích tụ tài sản. Các vị tu sĩ phạm lỗi bị tuyên bố là vi phạm giới luật và bị khiển trách. Một lần nữa lập trường bảo thủ của Ca Diếp (Kashyapa) được các vị Trưởng Lão tại Hội nghị chấp nhận, và quả thật các giới luật trong tu viện vẫn được giữ gần như không thay đổi trong mấy thế kỷ, dù đã có nhiều sự biến đổi thực sự trong việc tu tập.
Trang 129. Rõ ràng là có sự đễ dàng hơn về giới luật. Những năm sau kỳ Kết tập lần II đã cho thấy sự phát triển của nhiều trường phái riêng biệt như phái Ðại chúng bộ (Maha Sanghikas), phái mà một số người xem như là gốc của Ðại thừa, của phái Ðộc tử bộ (Vatsiputriyas) và các phái khác. Kết quả là, vào thời kỳ Hội nghị Kết tập lần III, được tổ chức vào thời vua Ashoka, thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, đã có ít nhất 18 trường phái, mỗi trường phái đều có giáo thuyết và giới luật riêng của họ.
Hai trường phái nổi bật trong cuộc bàn thảo tại kỳ Kết tập lần III là trường phái thuộc thuyết phân tích tức Phân bộ (Vibhaivavadins) và trường phái thuộc thuyết đa nguyên thực tế tức Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadins). Hội nghị đã quyết định theo trường phái thứ nhứt và chính các quan điểm của trường phái này đã được đem đi Sri Lanka (đi về phía Nam tức Nam truyền) bởi các sứ giả của vua Ashoka, mà người hướng dẫn là con trai ông, tức Mahendra. Ở nơi đó, mọi người biết đến nó là Phật giáo Nguyên thỉ (Theravada). Còn những người thừa kế của nhóm Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada), tức nhóm đa nguyên thực tế, hầu hết di dân đến Kashmir ở miền tây bắc Ấn độ. Trường phái này trở nên phổ biến nhờ vào con đường của các bậc theo hạnh Bồ tát.
Tại một Hội nghị khác nữa, được tổ chức trong thời đại vua Kanishka trong thế kỷ thứ I, 2 trường phái quan trọng hơn đã nổi lên là phái Kinh lượng bộ (Vaibhashikas) và Thuyết độ bộ (Sautrantikas). Hai phái này có lập trường khác nhau về tính chất xác thật của Vi diệu pháp (Abhidharma) tức Kinh điển Phật giáo về Thuyết Phân tích. Nhóm kinh lượng bộ cho rằng Vi diệu Pháp được dạy bởi đức Phật, còn nhóm Thuyết độ bộ cho rằng không.
Vào lúc này, theo phái Bắc truyền (Ðại thừa) cho chúng ta biết, một số Hội nghị đã được triệu tập để biên soạn các kinh điển của truyền thống Bắc truyền (Ðại thừa), lúc ấy đã được đồn rằng là rất nhiều. Ở miền bắc và tây nam Ấn độ cũng như tại Nalanda nước Magadha, Bắc truyền (Ðại thừa) đã được truyền dạy. Người ta tin rằng nhiều văn bản quan trọng của Bắc truyền đã được kể lại bởi đức Phật Di Lặc (Maitreya) và các chư Bồ tát thế gian hoặc được bảo tồn bởi các ác thần dưới âm ty cho đến khi được các vị đại sư Bắc truyền khám phá ra, như Bồ tát Long thọ (Nagarjuna) chẳng hạn.
Trang 130. Sự xuất hiện của tất cả những trường phái, mà mỗi trường phái đều có riêng văn bản của họ về giáo pháp của đức Phật, rõ ràng chứng tỏ sự đa dạng rộng rãi của Phật giáo có từ lúc Tây lịch bắt đầu. Mặc dầu có khác nhau về vấn đề tính chất xác thực của các bản văn và giáo lý, nhưng các trường phái Phật giáo vẫn tiếp tục thừa nhận chung là Phật tử. Một ngoại lệ đặc biệt cho việc này là phái Ðộc tử bộ (Vatsiputriyas). Nhóm này vì dính chặt với quan niệm ‘cá tính chủ yếu’ đã bị các trường phái khác cho là dị giáo.
Sự thành hình các kinh điển ở Ấn độ và Tích lan hiện còn tồn tại bằng chữ viết cho tất các trường phái, được các học giả đồng chấp nhận là thuộc về thời kỳ khá trể. Giáo pháp Bắc truyền, cũng như giáo pháp của các trường phái khác, bao gồm Nam truyền, đã bắt đâu xuất hiện dưới hình thức chữ viết hơn 500 năm sau thời của đức Phật. Chúng ta biết chắc chắn rằng kinh điển Nam truyền, được ghi lại bằng tiếng Pali, một ngôn ngữ bản địa thời cổ Ấn độ, đã được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Các kinh Bắc truyền tối cổ, như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Bát Nhã Ba la mật đã được cho là xuất hiện không quá thế kỷ thứ I Tây lịch. Nói tóm lại, các kinh điển bằng chữ viết của phái Nam truyền và Bắc truyền có khoảng cùng một thời gian.
Sau lần nhập diệt của đức Phật, quan điểm của các vị trưởng lão đã chi phối đời sống Phật giáo. Nhưng vào khoảng thế kỷ thứ nhứt Tây lịch, sự bất mãn về lý tưởng A la hán (mục tiêu của vị này là hoàn thành tự do cá nhân) đã lớn mạnh rõ rệt trong các cộng đồng lương cũng như giáo. Những người theo Phật giáo phải chọn giữa hai lý tưởng khác nhau--A la hán quả hay Phật quả.
Trang 131. Trong khi vị A la hán tương lai chú trọng vào việc được tự do cho vị ấy thì Bồ tát hay Phật tương lai buộc phải hoàn thành Giác ngộ nhân danh tất cả chúng sanh.
Cái cốt lõi của ý niệm cho cuộc đời tôn giáo Bắc truyền (Ðại thừa) là lòng từ bi với tất cả sinh vật. Quả thật với ý nghĩa này chúng ta mới hiểu sự ưa thích càng lúc càng tăng của phái Bắc truyền. Ta sẽ ít ngạc nhiên nếu có nhiều vị Phật tử thuần thành chọn theo gương của Phật, người có lòng từ bi và trí huệ vô hạn, chứ không theo các vị đại đệ tử nổi tiếng của Ngài, như các vị trưởng lão và A la hán, những người mà gần hết cuộc đời sống khổ hạnh và biệt lập. Nói tóm lại, phái Bắc truyền, với một triết lý sâu xa, lòng từ bi phổ biến và việc sử dụng khéo léo sự phong phú của các phương tiện, đã nhanh chóng trở nên hấp dẫn đối với nhưỡng người ủng hộ nhiệt tình không chỉ ở Ấn độ, mà còn ở những miền đất mới của Phật giáo thuộc miền Trung Á .
Trang 131. Tôi xin kết luận Chương này bằng cách bỏ ra chút ít thời gian để so sánh một vài ý kiến từ kinh điển Nam truyền với vài đặc điểm Bắc truyền xuất hiện trong các bản văn Ðại thừa như Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát nhã Ba la mật và Kinh Lăng già. Người ta thường quên rằng là không chỉ có nhiều bài Kinh Luận gần như giống nhau thuộc cả hai loại kinh sách, mà còn có các dấu vết Bắc truyền trong kinh sách Nam truyền như tính chất siêu thế gian của đức Phật, như các học thuyết về tánh không--cùng bản chất sáng tạo và minh bạch của cái tâm.
Chẳng hạn, trong kinh sách Nam truyền, ta thấy đức Phật hay nói đến ông không bằng cái tên riêng mà bằng tên Như Lai (Tathagata), hay Như Như (không do đâu lại, cũng không đi đâu) hay Thật Tướng (thường trụ, chẳng biến đổi). Tuy thế, đức Phật được cho là có quyền lực tỏa ra giúp mở mang trí tuệ các sinh vật. Những đoạn văn này chứa đựng trong kinh sách Nam truyền, gợi lên tính siêu việt, siêu thế gian và không tài nào nhận ra của đức Phật, một ý tưởng rất quan trọng đối với phái Bắc truyền (Ðại thừa). Cũng theo kinh sách Nam truyền, đức Phật ca tụng tánh không với những từ ngữ cao nhất, gọi nó là sâu sắc và ở ngoài thế giới. Ông nói rằng sắc, thọ và những cái tiếp theo là huyễn, bào. Các hiện tượng tự chúng là vô tướng. Chúng là những lừa bẫy không thật. Ðây là một đề mục đã được nói và nói một cách tường tận trong văn chương Bắc truyền Tâm kinh Bát nhã Ba la mật.
Trang132. Một lần nữa, theo kinh sách Nam truyền, đức Phật nói rằng vô minh và tưởng tượng có trách nhiệm cho sự xuất hiện của thế giới. Ðể chứng minh điểm này, Phật ám chỉ đến chuyện ngụ ngôn của Vị Á thánh Vepachitta người bị buộc ràng hay được tháo gỡ tùy tình trạng tư tưởng (thức) của vị ấy. Tuy vậy, tính chất độc đáo mới mẻ của thức (consciousness) chiếu sáng như nữ trang, tự bản chất là thuần nhất và không nhiễm ô. Những ý tưởng này được phát triển trong các kinh Bắc truyền như Kinh Lăng già chẳng hạn. Chúng chính là nền móng căn bản của quan điểm Bắc truyền về cái bản tâm .
Vì thế các nguồn gốc của phái Bắc truyền có thể được tìm thấy trong những giai đoạn cổ đại nhất của Phật giáo và trong sự nghiệp riêng của đức Phật. Năm trăm năm sau lần nhập diệt của Phật, ta đã chứng kiến được sự phát sinh các tông phái cũng như các lời giải thích khác nhau. Dù có khác đi, tất cả cũng đều dựa vào giáo pháp nguyên thủy, sâu xa và được chuyển biến vô hạn của đức Phật. Vào thế kỷ thứ nhứt Tây lịch, sự thành lập của phái Bắc truyền (Ðại thừa) gần như hoàn tất. Hầu hêt các kinh điển chính của họ đều hình thành. Chúng ta sẽ thảo luận ba Kinh chánh trong rừng kinh điển vào những chương sắp tới.
--o0o--