|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÁNH PHÁP & HẠNH PHÚC
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo-2001
H. T. Thích
Minh
Châu
---o0o---
-
KINH “NIỆM HƠI THỞ VÔ HƠI THỞ
RA”
-
-
Kinh này được đề cập trong kinh Trung Bộ III số 118, với chữ
Pàli là “Anàpànasati”, với chữ Hán là “Nhập tức Xuất tức niệm”,
với chữ Việt là “Niệm Hơi thở vô Hơi thở ra”. Chúng Tỳ kheo sống
trong thời đức Phật tại thế đã hành trì pháp môn này và chứng
được Thánh quả.
-
Đặc biệt kinh này diễn tả rất tỉ ưủ và khúc chiết tiến trình
giải thoát qua bốn giai đoạn tuần tự sau đây:
-
1. Niệm hơi thở vô hơi thở ra được tu tập, được làm cho sung mãn
đưa đến quả lớn, công đức lớn.
-
2. Niệm hơi thở vô hơi thở ra được tu tập, được làm cho sung mãn
khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn.
-
3. Bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho Bảy
giác chi được sung mãn.
-
4. Bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho
Minh giải thoát được sung mãn.
-
Rồi đức Phật giải thích rõ ràng bốn giai đoạn này:
-
1. Như thế nào là Niệm Hơi thở vô Hơi thở ra? Vị Tỳ kheo đi đến
khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi
kiết già, lưng thẳng trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở
vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi
thở vô dài”. Thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”. Thở
ra ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. Cảm giác toàn thân,
tôi sẽ thở vô, vị ấy tập “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị
ấy tập “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh
thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ
thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ,
tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”,
vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An
tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi
sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân
hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải
thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ
thở ra”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi
sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi
sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Niệm hơi thở vô, hơi thở
ra, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được
công đức lớn.
-
2. Và như thế nào, niệm hơi thở vô hơi thở ra được tu tập? Như
thế nào làm cho sung mãn khiến Bốn niệm xứ được viên mãn? Khi
nào này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo thở vô dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi
thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra dài”. Hay
thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn,
vị ấy tuệ tri: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ
thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi
tùy quán thân trên thân, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo trú nhiệt tâm
tỉnh giác chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỳ kheo,
đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là hơi thở vô hơi thở
ra. Do vậy này các Tỳ kheo, trong khi tùy quán thân trên thân,
vị Tỳ kheo trú, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm để chế ngự tham
ưu ở đời. Khi nào, này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo nghĩ: “Cảm giác
hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm
hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi tùy quán
thọ trên các cảm thọ, này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo trú nhiệt tâm
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
-
Này các Tỳ kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là
thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỳ kheo, trong khi tùy quán thọ
trên các cảm thọ, này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo trú nhiệt tâm tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Khi nào, này các Tỳ
kheo, vị Tỳ kheo nghĩ: “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân
hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải
thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ
thở ra”, vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỳ
kheo, vị ta an trú nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự
tham ưu ở đời. Này các Tỳ kheo, sự tu tập niệm hơi thở vô hơi
thờ ra không thể đối với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do
vậy này các Tỳ kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỳ kheo
trú nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Khi nào, này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo trú nhiệt tâm tỉnh giác,
chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời? Khi mà Tỳ kheo nghĩ: “Quán
vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ
thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi
sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy
tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ
thở ra”, vị ấy tập. Trong khi tùy quán pháp trên các pháp, vị Tỳ
kheo trú nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở
đời. Vị ấy do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo
nhìn (sự vật với niệm xả ly). Do vậy này các Tỳ kheo, trong khi
tùy quán pháp trên các pháp, vị Tỳ kheo trú nhiệt tâm tỉnh giác,
chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Niệm hơi thở vô, hơi thở ra
như vậy, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn, như vậy,
khiến cho Bốn niệm xứ được viên mãn.
-
3. Và Bốn niệm xứ này, các Tỳ kheo tu tập như thế nào, làm cho
sung mãn như thế nào, khiến cho Bảy giác chi được viên mãn? Này
các Tỳ kheo, trong khi tùy quánthân trên thân, Tỳ kheo trú nhiệt
tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy
niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không
hôn mê của ấy cũng được an trú, này các Tỳ kheo, trong khi ấy
niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỳ kheo, trong khi ấy,
Tỳ kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy niệm giác chi được vị
Tỳ kheo tu tập đi đến viên mãn. Này các Tỳ kheo, trong khi trú
với chánh niệm như vậy, Tỳ kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm
sát pháp ấy. Này các Tỳ kheo, trong khi trú với chánh niệm như
vậy, Tỳ kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong
khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên, với Tỳ kheo.
Trong khi ấy, Tỳ kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy
trạch pháp giác chi được Tỳ kheo tu tập đi đến viên mãn. Này các
Tỳ kheo, trong khi Tỳ kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát
pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỳ
kheo. Này các Tỳ kheo, trong khi vị Tỳ kheo với trí tuệ, suy tư,
tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ
động bắt đầu khởi lên với vị Tỳ kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn
giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỳ kheo. Trong khi ấy Tỳ kheo
tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được vị
Tỳ kheo tu tập đi đến viên mãn. Hỷ không liên hệ đến vật chất
được khởi lên nơi vị Tỳ kheo tinh tấn, tinh cần. Này các Tỳ
kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỳ
kheo tinh tấn, tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu khởi
lên nơi Tỳ kheo. Trong khi ấy hỷ giác chi được vị Tỳ kheo tu
tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỳ kheo tu tập đi đến viên
mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm
cũng được khinh an. Này các Tỳ kheo, trong khi Tỳ kheo với ý
hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi
ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ kheo. Trong khi ấy
khinh an giác chi được Tỳ kheo tu tập. Trong khi ấy khinh an
giác chi được Tỳ kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có thân
khinh an, an lạc, tâm của vị ấy được định tĩnh. Này các Tỳ kheo,
trong khi Tỳ kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định
tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ kheo.
Trong khi ấy định giác chi được Tỳ kheo tu tập. Trong khi ấy
định giác chi được Tỳ kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với
tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này
các Tỳ kheo, trong khi Tỳ kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo
nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu
khởi lên nơi Tỳ kheo. Trong khi ấy xả giác chi được vị Tỳ kheo
tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỳ kheo làm cho đi đến
sung mãn.
-
Này các Tỳ kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ ...
(như trên) ... quán tâm trên tâm ... (như trên)...
quán pháp trên các pháp. Tỳ kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy
niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các Tỳ kheo,
trong khi niệm của Tỳ kheo được an trú không có hôn mê, niệm
giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỳ kheo, niệm
giác chi trong khi ấy được Tỳ kheo tu tập. Niệm giác chi trong
khi ấy, được vị Tỳ kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú
với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí
tuệ Này các Tỳ kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị
ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ Trạch pháp giác
chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỳ kheo tu tập. Trạch
pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ
động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỳ kheo, trong khi vị
Tỳ kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí
tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy, tinh
tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỳ kheo. Tinh
tấn giác chi được vị Tỳ kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỳ
kheo làm cho đi đến sung mãn. Đối với vị ấy tinh cần, tinh tấn,
hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Này các Tỳ kheo, trong
khi Tỳ kheo tinh cần, tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất
khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỳ
kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỳ kheo làm cho đi đến sung
mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, được
tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi
lên nơi Tỳ kheo. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỳ kheo tu
tập. Trong khi ấy khinh an giác chi được vị Tỳ kheo làm cho đến
sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định
tĩnh. Này các Tỳ kheo, trong khi vị có thân khinh an, an lạc,
tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu
khởi lên nơi Tỳ kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỳ kheo tu
tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỳ kheo làm cho đi đến sung
mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý
niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ
kheo. Trong khi ấy xả giác chi được vị Tỳ kheo tu tập. Trong khi
ấy xả giác chi được Tỳ kheo làm cho đi đến sung mãn. Này các Tỳ
kheo, Bốn niệm xứ được tu tập như vậy, khiến cho Bảy giác chi
được sung mãn.
-
4. Và này các Tỳ kheo, Bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho
sung mãn như thế nào, khiến cho mình giải thoát được viên mãn? Ở
đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đễn
viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến
xả ly. Tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)...
tu tập tinh tấn giác chi ... (như trên) ... tu tập
khinh an giác chi ... (như trên) tu tập định giác
chi ... (như trên) ... tu tập xả giác chi, liên hệ
đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, liên hệ
đến xả ly. Này các Tỳ kheo, Bảy giác chi được tu tập như vậy,
làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên
mãn.
--o0o--
|
|