TỦ SÁCH PHẬT HỌC
THẬP
BÁT A LA HÁN
Tác Giả: Lâm Thế Mẫn
Việt Dịch: Thích Đạo Luận
--o0o--
-
1. TÂN-NẦU-LÔ-PHẢ-LA-ÐỌA
(TÂN-ÐỘ-LA-BẠT-LA-ÐỌA-XÀ)
- Tôn giả
Tân-đầu-lô-phả-la-đọa là vị La-hán đầu tiên trong mười tám vị La-hán,
có chỗ dịch Tân-độ-la-bạt-la-đọa-xa. Ngài là người nước Câu-thiểm-di1,
vốn là một vị đại thần danh tiếng dưới trướng vua Ưu Ðiền.
-
Ngài họ “Phả-la-đọa” tên “Tân-đầu-lô”. Dưới đây, chúng ta gọi ngài là
Tân-đầu-lô.
-
Tân-đầu-lô quy y theo Phật rất sớm, do nỗ lực tinh tấn tu tập nên
khiến vua Ưu Ðiền cảm động. Thấy ngài thiết tha với Phật, vua đồng ý
cho ngài từ quan xuất gia.
- Nhờ tư chất thông minh, cộng thêm sự
nghiêm mật tinh tấn hành trì nên ngài chứng quả La-hán rất nhanh. Từ
khi biết ngài chứng quả, vua Ưu Ðiền thường xuyên lui tới viếng thăm.
-
Theo lễ nghi nhà Phật “Sa-môn bất bái vương giả”, do vậy, mỗi lần vua
đến, Tân-đầu-lô chỉ chắp tay xá chào. Vì nghĩ rằng mình cũng là một
Phật giáo đồ nên vua không cảm thấy Tân-đầu-lô thất lễ.
- Nhưng đám cận thần
bên vua có một số không tin Phật thì cho rằng Tân-đầu-lô tự cao ngạo
mạn. Do đó, những lúc ở trước mặt vua thường đâm thọc thị phi:
- - Thưa đại vương!
Trong mắt Tân-đầu-lô, ông ta không xem ngài ra gì cả!
- - Thưa đại vương!
Tân-đầu-lô nghĩ mình mới là vua, còn ngài là thuộc hạ của ông ta!..
-
Không chịu được những lời gièm tấu của quần thần, vua nổi giận quát:
- - Ðược! Lần này ta
đến, nếu như ông ta không ra nghinh đón, quì bái chào hỏi, ta sẽ xử
trảm ngay tại chỗ.
- Vua nổi giận lôi
đình, hầm hầm dẫn tùy tùng đi thẳng đến động Tân-đầu-lô ở. Nhưng khi
sắp đến nơi thì từ xa vua đã trông thấy Tân-đầu-lô cung kính đứng
trước động nghinh đón.
- - Cung đón đại
vương quang lâm! Xin mời ngài vào! Mời vào! – Tân-đầu-lô chắp tay cúi
chào chín mười lần.
- - Ồ, miễn lễ! Miễn
lễ! – Vua Ưu Ðiền thấy Tân-đầu-lô một mực cung kính như thế, trong
lòng rất xấu hổ, vội xuống ngựa đáp lễ.
- Sau khi vào động,
mọi người ngồi lại hàn huyên chuyện cũ với nhau, riêng vua ấm ức khó
chịu hỏi:
- - Thưa tôn giả!
Thường ngày trẫm đến, Tôn giả không ra ngoài động nghinh đón, sao lần
này lại ra?
- - Thưa đại vương!
Trước kia đại vương đến đây với lòng chí thành tôn kính Tam bảo nên
tôi không cần ra đón. Nhưng lần này, đại vương ôm hận mà đến, nếu tôi
vẫn cứ ngồi trong động ắt sẽ chuốt lấy họa sát thân. Tôi sợ đại vương
chỉ vì nhất thời giận dữ mà mắc đại tội sát hại La-hán, tương lai
chiêu cảm khổ báo trong địa ngục. Vì thế, tôi mới vội ra ngoài nghinh
đón.
- Nghe Tân-đầu-lô
nói, vua xấu hổ vô cùng vội rời tòa cúi đầu sụp lạy.
- Lần khác, Tân-đầu-lô ôm bát vào thành
theo thứ lớp khất thực. Khi khất thực đến nhà một phụ nữ keo kiệt bủn
xỉn, ngài thấy bà ta đang chiên bánh bao. Ðịnh ôm bát đến nhà khác,
nhưng vì biết bà này là người bủn xỉn, muốn cho bà ta bố thí gieo chút
phước để tương lai có quả báo tốt nên ngài cố ý đi đến chỗ bà ta.
- - Cút đi lão hòa
thượng! – Bà ta chửi bới om sòm.
- Mặc cho bà ta chửi,
Tân-đầu-lô vẫn đứng yên bất động, khiến bà ta càng giận dữ thét:
- - Cút mau, còn đứng
đó làm gì mất thời gian, dù thế nào bà cũng không cho đâu!
- Tân-đầu-lô vẫn bình
thản không nói, lặng lẽ đến ngồi trước cửa nhập định, giả làm như một
người chết. Có lẽ vì chưa từng thấy cảnh thiền định như vậy nên bà ta
nhảy thót lên, than:
- - Ði nhanh đi mà,
đừng có chết ở nhà tôi, tôi gánh không nổi trách nhiệm này đâu. – Vì ở
Ấn Ðộ lúc bấy giờ, Hòa thượng rất được mọi người tôn kính nên bà ta sợ
vua kết tội thì không thể nào tránh khỏi bị mời lên quan phủ.
- - Ðược rồi, được
rồi! Ðứng dậy đi, tôi sẽ cho ông một cái, vậy được chưa, đồ đáng ghét!
– Cuối cùng không còn cách nào hơn bà ta đành đồng ý bố thí.
- Khi ấy, Tân-đầu-lô
từ từ tỉnh lại, mở to mắt đứng dậy.
- Thấy Tân-đầu-lô
chưa chết, còn vui mừng đứng ngay cửa nhắc lại lời mình vừa nói và xin
bánh, bà ta rất hối hận. Nhưng đã nói rồi không thể rút lời lại được
nên bà ta đành buộc lòng cho ngài một cái. Song, không nỡ cho mấy cái
bánh vừa to vừa thơm đã chiên sẵn, bà ta cố ý naàu7841?n lại một cái
nhỏ như cái bánh cảo2
rồi thả vào chảo dầu chiên.
-
Tân-đầu-lô thấy bà này hẹp hòi như vậy trong lòng vừa xót thương vừa
buồn cười, nên cố ý dùng thần thông, lúc đầu chỉ có mấy cái bánh bao
nhỏ trên chảo, lát sau mấy cái bánh lớn hai bên liên tiếp kết lại càng
lúc càng nhiều, dù bà ta cắt xén thế nào bánh cũng kết thành một
khối, không thể nào cắt ra được.
Cuối cùng, không còn cách nào hơn, bà ta đành đem toàn bộ xâu
bánh cho Tân-đầu-lô.
-
- Cảm ơn bà! Bà thật rộng rãi, cho
tôi một lần nhiều chừng này. – Tân-đầu-lô cười hà hà nói.
- - Ðồ đáng ghét! Cút
đi! – Bà ta đau lòng quát.
- - Này thí chủ! Tôi
nói thật cho bà biết tôi đã chứng
A-la-hán vốn không ăn cũng không đói không chết, nhưng tôi có
mấy huynh đệ đồng tu, hôm qua ngã bệnh họ không thể ôm bát ra ngoài
khất thực nên mới nhờ tôi giúp. Cảm ơn mấy cái bánh của bà. – Nói
xong, Tân-đầu-lô chắp tay cảm tạ.
- - À, ra là vậy, ông
không phải cất riêng để dùng một mình mà muốn mang về cho các huynh đệ
bệnh. Ðây, đây, cầm lấy đi...
- Bà ta bất chợt xúc
động, áy náy nói tiếp:
- - Về đó rồi còn cần
bao nhiêu nữa thì cứ đến đây. Ở đây còn nhiều lắm.
- - Cảm ơn bà, vậy là
đủ rồi. Thí chủ cúng dường tài vật vui vẻ như vậy, phước báo tương lai
không thể nghĩ bàn. – Tân-đầu-lô nói rồi đi.
- Một hôm, ngài cùng
Tôn giả Mục-kiền-liên có việc ra ngoài, tình cờ thấy ông Thọ-đề-già
dùng gỗ chiên đàn tốt nhất đẽo một cái bát, rồi đem bát treo trên cây
sào rất cao, sau đó tuyên bố:
- - Ai có thể không
trèo, không dùng thang mà lấy được bát xuống, tôi sẽ tặng bát cho
người ấy.
- Tin này gây xôn xao
khắp nơi, vì bát chiên đàn là bảo vật quí giá, người thường ai cũng mơ
có nó. Nhưng bát treo quá cao họ chỉ đứng nhìn trong thèm muốn mà
thôi.
- Ấn Ðộ lúc bấy giờ
có rất nhiều bọn ngoại đạo bản lĩnh cao cường cũng dồn dập kéo đến
trước. Song, xét cho cùng thì pháp thuật của họ còn non kém nên cứ
nhảy tới nhảy lui mãi mà vẫn không tới được cây, rốt cuộc không ai lấy
được bát.
- Khi ấy, Tân-đầu-lô
nói với ngài Mục-kiền-liên:
- - Này hiền giả!
Ngài là vị đại đệ tử thần thông đệ nhất của đức Thế Tôn, sao không đến
thử xem?
- Mục-kiền-liên đáp:
- - Bay lên để lấy
bát chẳng có ý nghĩa gì cao cả. Tôi không thích!
- - Nhưng lấy được
bát cũng chứng minh được Phật pháp vi diệu hơn ngoại đạo chứ! –
Tân-đầu-lô không đồng ý với quan điểm của ngài Mục-kiền-liên.
- Thấy Tân-đầu-lô
không tán thành, ngài Mục-kiền-liên đành nói:
- - Vậy thì một mình
ngài đến thử đi!
- Tân-đầu-lô liền vận
thần thông bay lên không, lượn quanh cây sào bảy vòng rồi đưa tay lấy
bát. Sau đó, từ từ trở xuống đất trong dáng vẻ nhẹ nhàng hân hoan với
tiếng vỗ tay reo hò của hàng vạn người.
- Nhưng sau khi về
đến tinh xá, ngài bị đức Phật quở trách:
- - Trước mặt thiên
hạ mà biểu diễn thần thông, không những chẳng ích lợi gì cho việc
hoằng dương Phật pháp, trái lại dễ làm mọi người ngộ nhận cho rằng tu
học Phật pháp cũng chỉ để biểu diễn thần thông phi thường mà thôi.
- - Bạch đức Thế Tôn!
Lần sau con không dám nữa. - Tân-đầu-lô xấu hổ thưa.
- - Ðược rồi, đừng
buồn! Nhưng ông đã biểu diễn rồi mọi người ai cũng kính phục ông. Vì
vậy, ông sẽ phải tiếp tục lưu lại thế gian, vĩnh viễn không được ra đi
để làm phước điền cho chúng sanh gieo trồng thiện căn.
- Tân-đầu-lô vâng lời
Phật dạy nên hơn hai ngàn năm nay, ngài luôn lưu lại thế gian thay tên
đổi họ, tiếp tục không ngừng nỗ lực hoằng dương Phật pháp, chỉ vì
chúng ta phàm phu không nhận ra ngài thôi.
- Ngoài ra, còn một
số tích nữa có thể chứng minh Tân-đầu-lô vẫn thường cùng sinh hoạt
quanh chúng ta:
- Vào thời Ngũ đại,
vua nước Ngô Việt là Tiền Lưu rất thâm tín Phật pháp. Lần nọ, vua tổ
chức một pháp hội lớn chưa từng thấy để cúng dường Tăng chúng các nơi.
Quần thần có người tâu:
-
- Thưa đại vương! Ngài nên giữ lại một chỗ tốt nhất chờ đón bậc đại
A-la-hán.
- - Chờ ai? – Vua
hiếu kỳ hỏi
- - Thưa đại vương!
Ðó là Tôn giả Tân-đầu-lô, vì từ xưa đến nay chỉ cần người nào thiết lễ
trai diên cúng dường Tăng chúng và thành kính cung thỉnh thì không lần
nào mà ngài không đến.
- Tuy bán tín bán nghi, nhưng vua vẫn để
dành một chỗ tốt nhất cho vị khách quý không cho bất kỳ ai ngồi vào
đó.
- Pháp hội tiến hành
tưng bừng náo nhiệt, mãi đến khi hoàng hôn buông xuống thì bỗng nhiên
xuất hiện một vị Hòa thượng lạ, tướng mạo gầy ốm, lông mày vừa trắng
vừa dài, từ hướng núi phía tây bay qua cửa sổ, đến ngồi trên chỗ của
khách quý ăn uống vui vẻ. Lát sau, ngài đứng dậy nói với mọi người:
- - Cúng dường Tam
bảo công đức vô lượng! Ha ha, ta là Tân-đầu-lô. Ta đi đây!
- Ấn Ðộ vào thời
vương triều Khổng Tước, vua A-dục là một Phật tử rất thuần thành. Có
lần, vua thỉnh ba mươi vạn vị Hòa thượng đến hoàng cung thọ trai. Chỗ
ngồi trong và ngoài hoàng cung, chư vị Hòa thượng đã an tọa đầy đủ,
duy chỉ còn lại chỗ tốt nhất vẫn không có ai ngồi.
- Vua A-dục thấy lạ
hỏi:
- - Sao chỗ này không
ai ngồi?
- Các vị Hòa thượng
đáp:
- - Ðây là chỗ của
Tôn giả Tân-đầu-lô. Ðại vương hãy chí thành cung thỉnh, Tôn giả nhất
định sẽ đến.
- Nghe xong, vua chắp
tay ngưỡng vọng lên trời, chốc lát quả nhiên thấy Tân-đầu-lô và chúng
đệ tử từ từ trên trời bay xuống.
- Công nguyên năm
490, Lương Võ Ðế bị một cơn bạo bệnh, bất kỳ danh y nào xem cũng nói
không qua khỏi, dường như sắp băng hà.
- Khi ấy, Lương Võ Ðế
hạ chỉ khắp nước:
- - Ai trị lành được
bệnh của ta, ta sẽ đem số châu báu trong nước chia cho một nửa.
- Tối đến, vua nằm
mộng thấy một vị Hòa thượng diện mạo gầy ốm, đôi mắt sáng quắc nói với
mình rằng:
- - Bệnh của ông là do ham thích hưởng thụ
phú quý, không đoái hoài gì đến sự đói khát cơ hàn khốn khổ của nhân
dân. Do đó, muốn khỏi bệnh phải khai mở quốc khố, cứu giúp muôn dân
nghèo khổ, cúng dường mười phương Tăng chúng, đồng thời phải tự mình
gieo trồng thiện căn công đức.
- Lương Võ Ðế làm
theo lời vị Hòa thượng ấy dạy, không lâu bệnh quả nhiên khỏi. Vô cùng
cảm kích trước ơn cứu mạng của vị Hòa thượng kia, nhưng không được
thấy mặt nên vua lập một hương án trong vườn hoa chí thành cầu nguyện,
hy vọng vị ân nhân cứu mạng hiện thân. “Hữu cảm tất thành, hữu cầu tất
ứng”, thật vậy đến nửa đêm, Hòa thượng từ trên trời bay xuống nói với
Lương Võ Ðế rằng:
- - Ta chính là
Tân-đầu-lô. Sau này, ông nên dốc sức hộ trì Phật pháp.
- Vào đời Ðông Tấn,
pháp sư Ðạo An3
là bậc cao Tăng phiên dịch kinh điển ở Trung Quốc. Trong lúc dịch,
ngài thường ngần ngại cho chỗ dịch của mình không lột tả hết được bổn
ý Phật dạy nên luôn ưu tư bất an.
- Một hôm, ngài
ngưỡng mặt lên trời nguyện:
- - Nếu như chỗ phiên
dịch của con không sai lệch ý chỉ Phật pháp thì xin chư hiền thánh
hiển lộ thần tích cho con thấy.
- Tối hôm đó, ngài
nằm mộng thấy một vị Hòa thượng lông mày trắng nói với ngài rằng:
- - Ta là Tân-đầu-lô
ở đất Ấn Ðộ. Lấy tư cách là một vị đại A-la-hán đắc quả, ta bảo chứng
những kinh điển ông dịch đều rất chính xác.
- Căn cứ vào những
giai thoại ngắn trên, ta thấy Tôn giả Tân-đầu-lô luôn phụng hành di
chúc của Phật, vĩnh viễn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp. Và
theo ghi chép trong Pháp trụ ký thì hiện tại, ngài đang cùng
một ngàn vị đệ tử trú tại Tây-cù-đà-ni Châu.
-
-
Ghi Chú
-
1
Nước Câu-thiểm-di: Tên một nước xưa ở Trung Ấn Ðộ, rộng hơn sáu ngàn
dặm. Vị trí toàn nước hiện nay nằm khoảng hơn 40 km về phía Tây bắc
Allahabad.
-
2 Bánh cảo: Còn gọi bánh xếp,
bánh hấp (Hán: Giảo tử »å ¤l, E: Dumplings). Ðây là món ăn thường dùng
của người miền bắc Trung Quốc. Cách làm là cán bột mì thành hình tròn
làm da, cho thịt, rau... làm nhân, xong xếp lại thành nửa hình tròn.
-
3
Pháp sư Ðạo An: Ngài người đất Phù Liễu, châu Thường Sơn, sinh năm
Vĩnh Gia thứ sáu nhà Ðông Tấn (312). Có thuyết nói ngài sinh năm 314
trong một gia đình theo nghiệp Nho. Ngài viên tịch năm Kiến Nguyên thứ
21 đời Tần thọ 72 tuổi.
--o0o--
|