TỦ SÁCH PHẬT HỌC
THẬP
BÁT A LA HÁN
Tác Giả: Lâm Thế Mẫn
Việt Dịch: Thích Đạo Luận
--o0o--
-
3.
CA-NẶC-CA-BẠT-LY-NỌA-XÀ
-
-
Tôn giả Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà là vị La-hán thứ ba trong mười sáu
vị La-hán. Ngài là vị đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa
vùng Ðông Thắng Thần Châu.
-
Ðông
Thắng Thần Châu nằm trong biển Hàm Hải phía đông núi Tu Di. Tôn
Ngộ Không trong “Tây du ký” sinh tại Hoa Quả sơn nước Ngạo Lai
chính là thuộc Ðông Thắng Thần Châu.
-
Thuở quá
khứ khi còn tu hành hạnh Bồ-tát, Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà từng đầu
thai làm con chim ưng rất thâm tín, ủng hộ Phật pháp.
-
Một hôm,
đang đậu nghỉ trên cây, chim nghe mấy vị Hòa thượng ở dưới nói
chuyện.
-
- Ôi, đã
mười ngày chúng ta không ăn gì rồi.
-
- Tôi đói
đi không nổi nữa.
-
- Kỳ lạ,
thần Hộ Pháp già lam đi đâu hết rồi nhỉ?
-
Nghe thấy
hoàn cảnh đáng thương ấy, chim quyết định hy sinh thân mình để làm
thực phẩm cúng dường các vị hòa thượng. Vì thế, chim lập tức bay
lên không, rồi bổ nhào xuống ngay trước mặt hai vị Hòa thượng kia.
-
Cảm kích
trước nghĩa cử cao đẹp đó, các vị Hòa thượng chẳng những không ăn
thịt mà trái lại còn tụng kinh niệm Phật siêu độ cho chim.
-
Ðiều đó
cho thấy, Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà xưa nay luôn là bậc thánh dũng
khí ngất trời, tiết nghĩa vẹn toàn, sẵn sàng xả thân vì nghĩa để
cứu giúp muôn loài.
-
Lúc bấy
giờ, quốc vương nước Tăng-già-la1
ở Nam Hải không tin Phật pháp. Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà liền nghĩ
ra một cách đến độ ông ta.
-
Sáng hôm
nọ, đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ lớn tiếng
gọi to:
-
- Người
đâu đến đây mau! Sao ta không thấy ta, người trong gương kia là
ai?
-
Quần thần
vội chạy đến nhìn vào gương quả thật chẳng thấy quốc vương, trong
gương là một vị bạch y Ðại sĩ tay cầm cành dương chi và bình nước
cam lồ, khuôn mặt nở nụ cười từ ái.
-
Quốc
vương sắc mặt tái nhợt hỏi:
-
- Người
này là ai?
-
Trong
quần thần có người tin Phật đến trước cung kính thưa:
-
- Tâu đại vương! Xin Người đừng sợ. Vị trong gương là đức Bồ-tát
đại từ bi Quán Thế Âm.
-
- Ðược
rồi, hãy chiếu theo ảnh trong gương tạc một bức tượng giống vị
Bồ-tát ấy! - Quốc vương hạ lệnh.
-
Từ đó về
sau, nhân dân nước Tăng-già-la hết lòng tín ngưỡng Phật giáo.
-
Khi sang
Ấn Ðộ, pháp sư
Huyền
Trang trú ở chùa Na-lan-đà2
và nghe các vị Hòa thượng trong chùa kể câu chuyện:
-
Sau khi
đức Phật Niết-bàn vài trăm năm,
vua Bà-la-a-điệt-đa3
nước Ma-kiệt-đà4
xây dựng chùa Ðại Phật. Hôm nọ, đến ngày lễ lạc thành chùa,
vua thỉnh mấy ngàn vị Hòa thượng đến cúng dường.
-
Lúc mọi
người bắt đầu thọ trai, bỗng nhiên có hai vị Hòa thượng từ không
trung bay xuống đứng trên nóc điện Phật. Cả chúng hội ai cũng cảm
thấy kỳ lạ và kinh ngạc.
-
- Xin hỏi
các ngài từ đâu đến? - Vua hỏi.
-
- Ta từ
Tây-cù-đà-ni Châu đến. - Vị lông mày trắng đáp.
-
- Ta từ
Ðông Thắng Thần Châu đến. - Vị kia đáp.
-
- Các
ngài có phải là hai vị đại A-la-hán Tân-đầu-lô và
Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà không? - Vua hỏi tiếp.
-
- Ðúng
vậy, chính chúng tôi đây!
-
- Xin
thỉnh các Ngài xuống. Không ngờ hôm nay đã cách Phật diệt độ mấy
trăm năm rồi mà Phật tử đời sau chúng con vẫn còn có nhân duyên
được thấy các Ngài.- Quốc vương vui mừng, nét mặt rạng rỡ.
-
- Này các
vị, mười sáu vị La-hán chúng tôi sẽ mãi mãi lưu lại thế gian, cùng
tu tập với tất cả Phật tử chí thành đời sau. - Tân-đầu-lô và
Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà cười nói.
-
Thọ trai xong, hai ngài bay lên trời, chớp mắt thì biến mất.
-
- Ghi Chú
-
1 Nước Tăng
Già La: Tên một nước thời xưa thuộc Trung Quốc, còn gọi là nước Sư
Tử, đảo Lăng Gia; ngày nay là nước Tích Lan.
-
2 Chùa
Na-lan-đà: Tên một ngôi chùa lớn ở nước Ma-kiệt-đà thuộc Trung Ấn
Ðộ, nằm cách về phía đông chùa Ðại Giác thuộc Bồ đề đạo tràng bảy
trạm đường do vua Ðế Nhật xây sau ngày đức Phật Niết-bàn.
-
3
Vua Bà-la-a-điệt-đa: Theo Tây
vực ký quyển 9 thì đây là vị
vua nước Ma-kiệt-đà ở Ấn Ðộ thâm tín Phật pháp, xây dựng rất nhiều
chùa tháp. Nhưng theo Bà Tẩu Ban Ðậu pháp sư truyện thì đây
là vị vua thống trị nước A-du-xà ở Ấn Ðộ thời ngài Thế Thân. Về
cuộc đời vua, theo học giả V.A.Smith thì đây là vua
Sa-mỗ-đà-la-cấp-đa thuộc dòng vua Cấp-đa.
-
4
Nước Ma-kiệt-đà: Là một trong mười sáu nước lớn và là trung tâm
văn hóa chính trị thời đức Phật, vị trí hiện nay là quận Patna,
thủ phủ của bang Behar phía đông bắc bộ Ấn Ðộ.
- --o0o--
-
|