TỦ SÁCH PHẬT HỌC
THẬP
BÁT A LA HÁN
Tác Giả: Lâm Thế Mẫn
Việt Dịch: Thích Đạo Luận
--o0o--
-
18- TÔN GIẢ CA DIẾP
-
- Tôn giả Ca-diếp
sống cùng thời với Phật, là người nước Ma-kiệt-đà tại Ấn Ðộ. Ngài được
người đời sau đưa vào hàng mười tám vị La-hán.
-
“Ca-diếp”, Trung Quốc dịch là Ẩm Quang, vì thân ngài có thể phát ra
ánh sáng. Bất luận đi đến đâu, trên thân ngài luôn phát ra ánh sáng
rực rỡ trang nghiêm. Ẩm Quang hoàn toàn không phải là uống ánh sáng mà
ý nói ánh sáng phát ra trên thânngài thù thắng hơn ánh sáng trên thân
người khác. Khi mọi người đứng trước ngài, ánh sáng ấy thường làm cho
ánh sáng sáng trên thân họ tự nhiên trở nên u ám thất sắc. Vì sao thân
ngài phát ra được ánh sáng? Câu chuyện tương truyền như vầy:
-
Thuở quá khứ, ngài từng làm người thợ vàng, tuy nhà nghèo nhưng rất
thâm tín Phật pháp.
-
Có lần, ngài đem hiến một miếng vàng nhỏ, số vàng duy nhất mà ngài
dành dụm được, để trang sức một bức tượng Phật, mọi người nhìn vào ai
cũng khen rất đẹp. Nhờ công đức ấy nên đời này sanh làm người, thân
ngài phát ra ánh sáng thù thắng hơn người khác.
- Lúc đầu, cha mẹ đặt tên cho ngài là
Tất-bát-la-da, Trung Quốc dịch là “Thọ Hạ Sanh” (sanh dưới cây).
- Vào tháng nọ, khi
Ca-diếp sắp ra đời, một hôm mẹ ngài đang ngồi hóng mát dưới gốc cây
đại thọ thì bỗng nhiên từ trên trời bay xuống một tấm thiên y rất đẹp,
che phủ cả thân cây. Liền khi ấy, ngài cất tiếng chào đời.
- Gia đình Ca-diếp
rất giàu. Có người nói tài sản của họ còn nhiều hơn cả vua. Vì là con
một nên song thân ngài luôn khuyên ngài sớm lập gia thất. Nhưng ý ngài
lại muốn xuất gia học đạo.
- - Con à, con nên
sớm lập gia đình đi! – Hầu như ngày nào ngài cũng nghe cha mẹ nói như
vậy.
- Không nỡ trái ý cha
mẹ, Ca-diếp đành nghĩ ra một kế, một mặt vừa an ủi cha mẹ, mặt khác để
tránh việc kết hôn. Ngài cho người dùng vàng đúc tượng một mỹ nhân,
rồi thưa với song thân.
- - Thưa cha mẹ,
không phải con không muốn kết hôn, chỉ vì tìm chưa ra người con gái
nào xứng với tượng mỹ nhân này. Nếu như có người nào đẹp như vầy thì
con bằng lòng lấy người ấy.
- Vốn thương con tha thiết nên cha mẹ
ngài lập tức sai người hầu trong nhà dùng xe chở tượng mỹ nhân đi khắp
nơi trong cả nước, tuyên bố trước hàng vạn người náo nức đến xem:
- - Các chị em gái
chưa chồng, mau đến đây chiêm ngưỡng lễ bái mỹ nhân vàng, các cô sẽ có
niềm vui bất ngờ.
- Người hầu chở tượng
mỹ nhân xuất phát từ thành Vương-xá vượt qua sông Hằng thẳng đến thành
Tỳ-xá-ly phía bắc Ấn Ðộ.
- Trong thôn Ca Tỳ Ca
thành Tỳ-xá-ly có một cô gái tên Diệu Hiền quốc sắc thiên hương, hoa
nhường nguyệt thẹn. Diệu Hiền nghe nói trong thôn vừa có người chở đến
một tượng mỹ nhân bằng vàng, trong lòng hiếu kỳ, sẵn có bạn rủ nên cô
cũng đến đó xem.
- Khi đứng trước mặt
tượng mỹ nhân, Diệu Hiền tợ như hoa, như ngọc. Một chuyện lạ xảy ra là
nhan sắc của tượng mỹ nhân vàng kia bỗng nhạt dần, ánh sáng thường
ngày biến mất.
- - Cô nương, xin
dừng bước... Người hầu thấy cảnh đó vừa vui vừa sợ, liền hỏi rõ tên và
chỗ ở của Diệu Hiền.
- Nghe được tin, cha
mẹ ngài tức tốc đi cả ngày đêm đến dạm hỏi cho ngài. Do hai nhà đều
môn đăng hộ đối nên hôn sự chỉ nói sơ qua là thành.
- Sau buổi hôn lễ
chiều hôm nọ, khách khứa về hết, gian phòng chỉ còn lại Ca-diếp và
Diệu Hiền. Hai người ngồi đối diện nhau, ai cũng tâm sự trùng trùng,
dáng vẻ sầu muộn không vui. Gần sáng, Ca-diếp chịu không được cất
tiếng hỏi:
- - Xin hỏi, vì sao
em không vui?
- Diệu Hiền nức nở
khóc:
- - Ôi, ước mơ của em
đã tan thành mây khói rồi!
- - Ước mơ gì?
- - Em muốn xuất gia
học đạo, nhưng bây giờ...
-
- Thật sao? – Không đợi Diệu Hiền nói hết, Ca-diếp cao hứng tiếp
lời: Em muốn xuất gia học đạo sao? Hay quá, tôi cũng có tâm nguyện ấy.
- Vì chí nguyện giống
nhau nên sau mười mấy năm chung sống, Ca-diếp và Diệu Hiền đều xuất
gia qui y Phật và lần lượt đắc quả A-la-hán.
- Ca-diếp là vị Ðầu
đà đệ nhất, tu khổ hạnh danh chấn tôn phong trong hàng đệ tử
Phật. Ngài không thích ở trong tịnh thất. Mỗi ngày ngoài thuyết pháp
trì bát, Ngài thường tọa thiền dưới gốc cây hoặc ngoài đồng trống mặc
cho gió táp mưa sa, nóng lạnh dãi dầu ngài luôn giữù như vậy.
- Khi về già, Ca-diếp
vẫn giữ lối tu khổ hạnh ấy. Một hôm, không nỡ nhìn thấy cảnh tuổi già
sức yếu mà cứ đêm ngày dãi nắng dầm sương, đức Phật cho người
gọi ngài đến bảo:
- - Nào, Ca-diếp đến
đây ngồi với ta. Sau này không nên khổ hạnh vất vả như thế nữa. Ông đã
phụng sự quá nhiều cho Phật pháp rồi, giờ hãy tịnh dưỡng để mọi người
tôn kính cúng dường.
- Ca-diếp khiêm hạ
chắp tay cung kính thưa:
- - Bạch đức Thế Tôn!
Bản thân con không thấy có gì vất vả cả. Con nghĩ làm một bậc trượng
phu xuất trần đại sĩ cần phải sống một đời thanh bần, giản dị, mộc
mạc, nếu không thì chí nguyện thú hướng Niết-bàn giác ngộ giải thoát
sao thành tựu được!
- Nghe vậy, đức Phật
càng quí trọng Ca-diếp bội phần. Một hôm, giảng kinh trên hội Linh
Sơn, đức Phật không nói lời nào chỉ cầm một đóa sen đưa lên rồi
im lặng nhìn đại chúng. Khi ấy, cả pháp hội không ai hiểu được tôn ý
của Phật, chỉ có Ca-diếp nhìn Phật mỉm cười liễu ngộ (ý nói: Bạch đức
Thế Tôn! Con đã hiểu tôn ý của Ngài. Ngài muốn đem giáo pháp vi diệu
của Thiền tông trao cho con và bảo con tiếp tục lưu truyền đến đời
sau).
- Thấy Ca-diếp liễu
ngộ diệu lý, đức Phật vui mừng bảo:
- - Lành thay, này
Ca-diếp! Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng vi diệu của Thiền tông trao
cho ông. Ông phải dốc sức xiển dương để Phật pháp được huy hoàng rực
rỡ!
- Và như vậy, Ca-diếp
trở thành vị tổ sư khai sáng Thiền tông Phật giáo.
- Lúc đức Phật
Niết-bàn ở thành Câu-thi-na-ca-la, chư đệ tử như rơi vào cảnh bầy ong
mất chúa, không người lãnh đạo.
- Khi đó, Ca-diếp
đang giáo hóa ở nước Ðạc-xoa-na-xa. Nghe tin Phật diệt độ, ngài tức
tốc lên đường trở về bảo với mọi người:
- - Các vị! Xin chớ
quá bi thương, muốn báo ơn Phật sau này chúng ta cần phải đoàn kết hòa
hợp. Ðiều quan trọng trước mắt chúng ta là nghĩ cách làm sao đem thánh
giáo một đời của đức Thế Tôn đã thuyết kết tập, chỉnh lý lại để bảo
tồn đến đời sau.
- Chín mươi ngày sau
khi đức Phật niết-bàn, Ca-diếp chủ trì cuộc đại kết tập Tam tạng thánh
điển lịch sử tại thạch động nổi tiếng Tất-ba-la-diên. Ngày nay, chúng
ta còn được xem Tam tạng giáo lý vĩ đại Kinh, Luật, Luận, thật sự
không thể không cảm tạ ơn đức cao dày khó nhọc của ngài.
- Ðức Phật diệt độ,
Ca-diếp lên thay Phật lãnh đạo Tăng đoàn. Ngài tiếp tục nỗ lực trong
suốt gần ba mươi năm, khi ấy ngài đã hơn một trăm tuổi.
- Thấy Phật giáo đã
hưng thịnh, tiền đồ rực rỡ huy hoàng, ngài đến chỗ Tôn giả A-nan bảo:
- - Này A-nan! Sau
này ông là vị tổ thứ hai của Thiền tông, trách nhiệm hoằng dương chánh
pháp sẽ do ông gánh vác.
- A-nan hỏi:
- - Thế còn ngài?
- Ca-diếp cười đáp:
- - Tạm thời tôi đến
núi Kê-túc tọa thiền, tự mình muốn tinh tấn tu tập thêm.
-
Cáo biệt A-nan xong, ngài vận thần thông bay lên không, đến tám ngôi
bảo tháp thờ Xá-lợi của Phật, mỗi tháp đảnh lễ cúng dường một lần để
bái biệt.
- Ðảnh lễ tháp Phật
xong, ngài mang y bát lúc sanh tiền của Phật một mình đi về hướng núi
Kê-túc, phía tây nam thành Vương-xá. Khi đến nơi, ba ngọn núi hình
móng gà bỗng mở ra, giữa khoảng trống xuất hiện một bàn thạch, ngài
nhẹ nhàng bước vào. Lúc ấy, hoa trời tung rơi ba ngọn núi tự nhiên
khép lại.
- Ca-diếp muốn tọa
thiền ở đó đợi đến năm mươi sáu ức năm sau, khi đức Phật Di Lặc hạ
sanh, ngài sẽ trở ra tiếp tục phụng sự Phật pháp.
- Trước đây không
lâu, ở Pháp có vị học giả bác sĩ Bách-cách-sâm (Bergson) đến Ấn Ðộ
chiêm bái Thánh địa. Khi lên núi Kê-túc, ông còn tận mắt thấy Tôn giả
Ca-diếp, đồng thời thỉnh vấn và qui y với ngài.
- Ðiều đó cho thấy,
Tôn giả Ca-diếp vẫn còn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp.
--o0o--
|