TỦ SÁCH PHẬT HỌC
THẬP
BÁT A LA HÁN
Tác Giả: Lâm Thế Mẫn
Việt Dịch: Thích Đạo Luận
--o0o--
-
20-
ÐẠT-MA-ÐA-LA
-
- Tôn giả
Ðạt-ma-đa-la là người ở núi Hạ lan tỉnh Cam Túc. Trong các tự viện thờ
mười tám vị La-hán, ta thường thấy bên cạnh ngài, người ta tạc thêm
một con hổ. Do đó, có người gọi ngài là La-hán Phục Hổ. Ngài cũng được
người đời sau đưa vào hàng mười tám vị La-hán.
- Thuở nhỏ,
Ðạt-ma-đa-la thường đến chùa chơi vì ngài rất thích tướng mạo kỳ lạ,
ngộ nghĩnh của mười sáu vị La-hán được tôn thờ tại một cái am trong
chùa. Sư phụ trong am thấy ngài hay đến chơi nên thường theo tán gẫu
và kể cho ngài nghe những chuyện rùng rợn như thăng thiên độn thổ của
các vị La-hán. Ngài nghe xong vừa thích lại vừa sợ.
-
- Này cậu bé, cậu có thích La-hán không? –Vị sư phụ hỏi.
-
- Dạ thích! – Ðạt-ma-đa-la thành thật đáp.
- Vị sư phụ xoa đầu
ngài bảo:
- - Vậy thì nên
thường đến lễ bái nghen!
- Ngay trong tánh
linh trẻ thơ, Ðạt-ma-đa-la rất sùng bái những vị La-hán thần thông
quảng đại, nên mỗi lần không có việc gì làm ngài
thường đến am, một mình lặng lẽ
chiêm ngưỡng, có khi đứng xem cả buổi chiều.
- Dần dần toàn bộ
hình dáng tướng mạo của mười sáu vị La-hán đều in đậm trong tâm trí
ngài; thậm chí khi ngủ, ngài cũng mơ thấy.
- Quá chí thành tôn
kính các vị La-hán, đến nỗi ngài không dám tiêu xài một đồng nào để
đem số tiền dành dụm được đó đi mua các thứ danh hương hoa quả tốt
tươi đến am cúng dường các vị La-hán.
- Một hôm, đang đứng
lễ bái, bỗng nhiên ngài thấy các vị La-hán huơ tay múa chân, mắt lại
chớp chớp như người thật.
- Ðạt-ma-đa-la ngỡ
mình hoa mắt, vội đưa tay dụi mắt, định thần nhìn lại. Lần này, ngài
thấy rõ hơn, một số vị còn cười rất tươi.
- Từ đó, Ðạt-ma-đa-la
càng kính ngưỡng tôn thờ những vị La-hán. Hầu như ngày nào ngài cũng
thấy những kỳ tích cảm ứng, lúc thì nghe các ngài xướng tán, khi thì
thấy các ngài bay ra cửa sổ, lượn mấy vòng trên không rồi bay vào.
- Một hôm,
Ðạt-ma-đa-la hỏi một vị La-hán:
-
- Thưa ngài! Con phải tu tập thế nào mới thành A-la-hán?
-
- Sao! Ngươi cũng muốn làm La-hán à? Ðơn giản thôi, chỉ cần ngươi
siêng đọc sách, làm nhiều việc thiện, tinh tấn ngồi thiền là được.
-
- Xin các ngài dạy con được không?
-
- Không vấn đề gì, sau này ngươi hãy gắng tu hành cho tốt!
- Ðược các vị La-hán
chỉ dạy, công phu của Ðạt-ma-đa-la tiến bộ rất nhanh, chẳng bao lâu
ngài cũng ngộ đạo chứng quả A-la-hán.
- Còn về con hổ nằm
bên cạnh ngài cũng có một câu chuyện lưu truyền trong dân gian như
sau:
- Có người nói, sau
khi chứng quả, Ðạt-ma-đa-la du hóa khắp nơi thuyết pháp giảng kinh,
thấy ai gặp nạn liền ra tay cứu giúp, giải quyết mọi chuyện.
- Một hôm, trên đường
du hóa đến núi Hạ lan tỉnh Cam túc, ngài ghé vào một gia đình nọ, đang
định xin miếng nước uống thì không biết chuyện gì mà thấy gia đình này
lại khóc lóc thảm thiết.
- Ðạt-ma-đa-la quan
tâm hỏi:
-
- Có chuyện gì mà cả nhà đều khóc vậy?
-
- Dạ, gần đây xuất hiện một con hổ dữ ăn thịt người, anh em của con
đều bị nó ăn hết rồi.
-
Ðạt-ma-đa-la an ủi:
- - Ðược rồi, nín đi,
để ta thu phục nó!
- Ngay trên con đường
nhỏ hổ thường ẩn hiện đi qua, Ðạt-ma-đa-la đào một cái bẫy, phía trên
ngài lấy cỏ phủ kín lại như không có gì.
- Gần tối, con hổ dữ
đó quả nhiên lại xuống núi. Vì không cẩn thận nó rơi tõm vào trong bẫy
sâu.
- Hổ gầm rống vùng
vẫy suốt hai ngày đêm trong bẫy, tiếng gầm càng lúc càng nhỏ, trông
biết nó đã sức cùng lực kiệt, lúc này Ðạt-ma-đa-la mới đến đứng trên
bẫy bảo:
- - Nếu ngươi đồng ý
không hại người nữa, ta sẽ cho ngươi con đường sống.
- Hổ gục đầu không
nói, có vẻ ăn năn nên Ðạt-ma-đa-la thả nó đi.
- Không ngờ một tuần
sau nó lại xuất hiện, lần này càng hung tợn hơn, liên tiếp làm hại rất
nhiều người.
- Sớm đã liệu trước
nó sẽ không dễ sửa đổi như thế nên Ðạt-ma-đa-la ở lại trong một gia
đình dưới núi lặng lẽ đợi sự tình xảy ra. Lúc này, hung tánh của nó
càng bộc phát dữ dội. Do đó, ngài lại chuẩn bị lên núi thu phục.
- Lần đi này,
Ðạt-ma-đa-la mang theo bình bát. Tuy rừng núi hoang vắng song ngài vẫn
không chút sợ sệt.
-
- Gừ, gừ....! Tiếng gầm từ xa vẳng tới.
- Ðợi Ðạt-ma-đa-la đi
đến gần một tảng đá, hổ thình lình từ sau tảng đá xông ra. Tuy lách
người qua được nhưng do không cẩn thận ngài bị trượt ngã. Hổ tiếp tục
quay đầu tấn công. Thấy nó vồ tới mà chưa kịp đứng dậy, Ðạt-ma-đa-la
vội ném bình bát ra, một chuyện lạ xuất hiện, bình bát lập tức phát
hào quang biến to ra, hổ vừa nhảy tới thì rơi gọn vào trong bát. Liền
khi ấy, bình bát từ từ thu nhỏ lại.
- - Này nghiệt súc!
Ðây là lần cuối cùng ta tha cho ngươi đi, lần sau nếu còn tiếp tục hại
người nữa thì đừng trách ta. – Nói xong, Ðạt-ma-đa-la thả hổ đi.
- Từ trong bát được
thả ra, hổ trông rất nhỏ. Ðạt-ma-đa-la niệm mấy câu thần chú cho nó
trở lại nguyên hình. Trong tâm có vẻ vẫn không phục, nó liếc nhìn ngài
một cái rồi uể oải bước đi.
- Ba ngày sau, gia
đình gần đó lại đưa tin hổ hại người. Ðạt-ma-đa-la đành phải một mình
lên núi. Nhưng lần này để bắt được nó thật không đơn giản chút nào, vì
chẳng biết từ đâu nó gọi mấy ngàn con cả lớn nhỏ đến. Khi ngài vừa đi
tới lưng chừng núi thì bị bọn chúng bao vây, con nào cũng nhe nanh múa
vuốt nhìn ngài với ánh mắt hung tợn. Tình huống lúc này quá nguy cấp.
Bỗng con quái hổ giận dữ rống lên, lát sau mấy ngàn con kia cũng đồng
rống lên. Tiếng gầm chấn động cả núi rừng, đá trên núi lăn xuống dồn
dập.
- Ðạt-ma-đa-la không
chút hoang mang, vẫn thản nhiên ngồi xuống tọa thiền, miệng niệm thần
chú. Khi ấy, bổng nhiên xuất hiện vòng lửa đỏ rực bao quanh Ngài.
- Hổ là loài sợ lửa nên đầu tiên những
con nhát gan chạy trước, lát sau cả đám thấy không đủ sức cũng bỏ chạy
theo, cuối cùng chỉ còn lại mình con quái hổ kia. Thấy không kham, nó
cũng cất bước định chuồn, song bị Ðạt-ma-đa-la nhanh chóng đứng dậy
nhảy tới chụp lấy đuôi. Nó quay đầu phản công, Ðạt-ma-đa-la dùng đôi
tay linh hoạt bấm vào đầu. Bị khóa chặt, nó cố sức giãy giụa đủ cách
nhưng không có cách gì thoát ra được.
- Ðợi nó ngoan ngoãn,
Ðạt-ma-đa-la vỗ đầu từ ái bảo:
- - Ăn thịt người là
không tốt, đời đời kiếp kiếp về sau sẽ không được đầu thai làm người.
Ngươi nên cải tà quy chánh, theo làm thị giả về núi tu hành với ta,
giúp ta hoằng dương Phật pháp, cứu độ chúng sanh.
- Hiểu được tiếng
người nên nó gật đầu vui vẻ đi theo Ðạt-ma-đa-la. Do đó, về sau bên
cạnh Ðạt-ma-đa-la, người ta thường vẽ thêm một con hổ nằm, nghe nói đó
chính là con quái hổ này.
--o0o--
|