|
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
-
ĐẠO ĐỨC PHẬT
GIÁO
-
&
HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
-
Hòa Thượng Thích Minh Châu
---o0o---
-
-
20
-
- ĐẠI
KINH VÍ DỤ LÕI CÂY
-
- Kinh này được
Thế Tôn thuyết giảng khi xảy ra sự kiện Devadatta phá hòa hợp
Tăng, đem 500 vị Tỷ-kheo đi Gayàsisa, vì Thế Tôn không chấp nhận
cho Devadatta lãnh đạo hội chúng Tỷ-kheo.
- Đức Phật dạy
có năm hạng người xuất gia sống Phạm hạnh cùng một tâm nguyện
giải thoát khỏi khổ đau, vượt ngoài sự chi phối của sanh già
chết:
- - Hạng thứ
nhất khi xuất gia vị ấy được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do
được lợi dưỡng, tôn kín, danh vọng, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do
được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, vị ấy khen mình chê người:
"Ta được lợi dưỡng danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít
được biết đến, ít biết có uy quyền". Vị ấy vì lợi dưỡng, tôn
kính, danh vọng này trở thành mê say tham đắm phóng dật. Do sống
phóng dật, nên vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được lõi
cây, cầu tìm cõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây đứng trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua
giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy
chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy
vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết
giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết
cành lá. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể
thành tựu." Vị Tỷ-kheo ấy được gọi là vị nắm lấy cành lá của
Phạm hạnh.
- - Hạng thứ
hai là hạng phát tâm xuất gia được lợi dưỡng, tôn kính, danh
vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen
mình chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật,
vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy khen
mình chê người: "Ta là người trì giới theo thiện pháp. Các
Tỷ-kheo khác phá giới theo ác pháp". Do thành tựu giới đức này,
vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật,
vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu
lõi cây, trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng
có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ
trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi tưởng đó là lõi cây, một
người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi
cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ
ngoài, không biết cành lá, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác
cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi,
tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi
cây có thể thành tựu." Cũng vậy, ở đây vị Tỷ-kheo do thành tựu
giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do
sống phóng dật vị ấy bị đau khổ. Vị Tỷ-kheo ấy là vị đã nắm lấy
vỏ ngoài của Phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại ở đây.
- - Hạng thứ ba
là các vị xuất gia với mục đích thoát khỏi sanh, già, bệnh,
chết. Vị ấy xuất gia như vậy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh
vọng này, khen mình chê người. Vị này không vì lợi dưỡng, tôn
kính, danh vọng này, trở thành mê say tham đắm. Do sống không
phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không
tự mãn. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không khen mình chê
người . Do thành tựu giới đức này, vị ấy không trở thành mê say,
tham đắm phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu
Thiền định. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ tự mãn.
Do thành tựu thiền định này vị ấy khen mình chê người: "Ta có
Thiền định nhất tâm. Các vị Tỷ-kheo khác không thiền định, tâm
bị phân tán". Do thành tựu Thiền định này vị ấy trở thành mê
say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, trong khi
đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, trong khi đi tìm lõi cây,
trước một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi
cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng đó
là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người
này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ
trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này bỏ qua
lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài,
lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt
được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu." Như vậy vị ấy được
gọi là vị Tỷ-kheo đã nắm giữ vỏ trong của Phạm hạnh, và do vậy
vị ấy đã dừng lại ở đây.
- - Hạng thứ tư
là hạng xuất gia với mục đích thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết.
Vị ấy xuất gia như vậy được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị
ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này mà hoan hỷ tự
mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này mà khen
mình chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này mà trở thành mê say tham đắm phóng dật. Do sống không phóng
dật vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức vị ấy hoan
hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này
trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật,
vị ấy thành tựu Thiền định. Do vị ấy thành tựu Thiền định nên
hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định
này, khen mình chê người. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định
này trở thành mê say tham đắm phóng dật. Do sống không phóng dật
vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì tri kiến này trở nên hoan hỷ,
tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người: "Ta sống,
thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống, không thấy và không biết".
Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.
Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ. Ví như một người muốn được
lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, chặt giác
cây mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn
nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây,
không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá.
Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn,
đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây
và mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người ấy không đạt được mục
đích mà lõi cây có thể thành tựu". Như vậy vị này được gọi là
Tỷ-kheo đã nắm giữ giác cây của Phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã
dừng lại ở đây.
- - Hạng thứ
năm là hạng xuất gia với lòng tin: "Ta bị chìm đắm trong vòng
sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau
khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có
thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính,
danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này
hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng
này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính,
danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống
không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới
đức, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu
giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới
đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không
phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu Thiền
định này, hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu
Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu
Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống
không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Do thành tựu tri kiến
này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu
tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri
kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không
phóng dật, vị ấy thành tựu phi thời giải thoát.
- Ví như một
người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi
cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt
lõi cây, mang đi và biết đó là lõi cây. Một người có mắt thấy
như vậy, có thể nói: "Người này biết lõi cây, biết giác cây,
biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được
lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi
và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi
cây có thể thực hiện". Tâm giải thoát bất động chính là mục đích
của Phạm hạnh, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của Phạm hạnh.
- "Phi thời
giải thoát" có nghĩa là giải thoát tuyệt đối. Devadatta chỉ nghĩ
đến danh vọng lợi dưỡng nên muốn đức Phật nhường lại cho địa vị
lãnh đạo hội chúng Tỷ-kheo. Và khi đức Phật từ chối, nên phá hòa
hợp Tăng, lôi kéo 500 vị Tỷ-kheo cùng đi đến Gayàsesa với mình.
- Như vậy, Phạm
hạnh này không phải vì lợi ích thành tựu lợi dưỡng, danh vọng,
không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích
thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích thành tựu tri kiến.
Chính tâm giải thoát bất động này là mục tiêu của Phạm hạnh. Đức
Phật khuyên các Tỷ-kheo không nên dừng lại ở các quả vị trung
gian vì đây chưa phải là mục đích cứu cánh của Phạm hạnh.
--o0o--
|
|