LÂM TẾ CHÚC THÁNH
& TỔ ĐÌNH PHÁP HỘI BÌNH THUẬN
Nhất Quán-Thích Đồng Trung
CHƯƠNG IV
 
NHỮNG ĐỆ TỬ CỦA THIỀN SƯ
THỊ LẠC – HÀNH THIỆN – HƯNG TỪ
 
A- NHỮNG ĐỆ TỬ TĂNG
Là bậc tăng sĩ uyên thâm Phật pháp và khoa nghi, thiền sư là vị tôn sư mà phần lớn chư Tăng các tỉnh từ Phú Yên trở vào đều y chỉ và tu học. Hàng đệ tử xuất gia và cầu pháp với thiền sư có trên 50 vị và hiện đang là những bậc tôn túc lãnh đạo Phật giáo các tỉnh thành. Đệ tử đắc Pháp với thiền sư có pháp danh chữ Đồng, có pháp tự chữ Thông, có pháp hiệu chữ Ấn rất đông, hiện nay đang giữ nhiều chức vị quan trọng trong Giáo hội như:
1. HT Đồng Huy - Trí Thắng là thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự TWGHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, khai sơn chùa Vạn Hạnh và Vạn Thiện tại Phú Mỹ - Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu.
2. HT Quảng Nhơn - Ấn Tâm Nguyên Chánh đại diên PGVNTN tỉnh Bình Thuận, Viện chủ chùa Long Đoàn, núi tà Cú, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
3. HT Trừng Huệ - Như Ý - Ấn Bửu Phó ban Trị sự tỉnh GHPG Khánh Hòa. Khai sơn chùa Linh Sơn Pháp Bảo, Nha Trang, Khánh Hòa.
4. HT Tâm Thủy - Thiện Lưu - Ấn Thanh Trưởng ban Trị sự Phật giáo Phú Yên, kế thừa chùa Minh Sơn, Bình Kiến, Tuy Hòa, Phú Yên.
5. HT Quảng Đại - Tuệ Hải - Ấn Tạng Viện chủ Kim Liên Bửu Tự, Diên Khánh, Khánh Hòa.
6. HT Tâm Linh - Thiện Chí - Ấn Đức Viện chủ chùa Phước Thái, quận 9, Sài Gòn.
7. HT Đồng Giải - Thông Ứng - Ấn Ký kế thừa Trú trì chùa Linh Đài, xã Hòa Đa, huyện Tuy An, Phú Yên.
8. TT Nguyên Thích - Minh Mỹ - Ấn Đạo kế thừa Trú trì Tổ đình Thiên Quang, Diên Khánh, Khánh Hòa.
9. TT Chúc Thọ - Quảng Thiện - Ấn Pháp trưởng ban Từ thiện xã hội Phật giáo Khánh Hòa, Phó ban Tăng sự kiêm Viện chủ Tổ đình Sắc Tứ Hội Phước, Nha Trang, Khánh Hòa.
10. TT Nguyên Thích - Thiện Trì - Ấn Hội Trú trì chùa Phước Quang quận 3, Sài Gòn.
11. TT Tâm Huệ - Hưng Công - Ấn Đạo Trú trì chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa.
12. TT Trừng Lộc - Chơn Kiến - Ấn Minh Trú trì chùa Thiên Phú, Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa.
13. TT Nguyên Hải - Như Minh - Ấn Chánh Trú trì chùa Sắc Tứ Liên Hoa, Nha Trang, Khánh Hòa.
14. TT Thanh Trí - Thiện Qủa - Ấn Pháp Trú trì chùa Hoa Quang, Nha Trang, Khánh Hòa.
15. TT Nguyên Thắng - Từ Thành - Ấn Tín Trú trì chùa Thiền Lâm, Nha Trang, Khánh Hòa.
16. TT Thiện Tâm - Ấn Nhơn Trú trì Đạt Ma, Phan Thiết, Bình Thuận & chùa Huyền Long, La Gi, Bình Thuận.
17. TT Đồng Quan - Thông Thoại - Ấn Chánh kế thừa trú trì Tổ đình Pháp Hội, Bình Tuy.
18. TT Đồng Nguyên - Thông Thắng - Ấn Đức Trú trì chùa Thập Thành, quận Bình Thạnh, Sài Gòn.
19. TT Thiện Hoa - Ấn Quả Trú trì chùa Quan Âm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
20. TT Đồng Nghĩa - Phổ Quảng Trú trì chùa Nghĩa Trang Phật Giáo, Diên Khánh, Khánh Hòa.
21. TT Đồng Thành - Nguyên Thanh - Bảo Thiền Trú trì chùa Nguyên Phước, Nha Trang, Khánh Hòa.
22. TT Tâm Quả - Ấn Hạnh Trú trì chùa Phú quang, Tuy Hòa, Phú Yên.
23. TT Thiện Hanh - Ấn Tuệ Trú trì Tổ đình Khánh Long, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
24. TT Đồng Trung - Thông Trí - Nhất Quán, Trú trì chùa Dược Sư, thành phố Seattle, tiểu bang Washington State - Mỹ Quốc.
25. TT Đồng Giác Trú trì chùa Vĩnh Xương, An Phú, Tuy An, Phú Yên.
26. TT Tâm Trực - Ấn Nghiêm Trú trì chùa Xuân Thọ, Phan Thiết. Kiêm Hiệu phó Trường Trung cấp Phật học Bình Thuận.
27. ĐĐ Đồng Tuyền - Thông Lưu Trú trì chùa Linh Sơn, Lạc Tánh. Tánh Linh, Bình Thuận
28. ĐĐ Đồng Biện - Thông Luận - Ấn Chơn,  Trú trì chùa Khánh Sơn, Bình Kiến, Tuy Hòa, Phú Yên
29. ĐĐ Quảng Nhàn - Thông An Trú trì chùa Cam Bình, Hàm Tân, Bình Thuận.
30. ĐĐ Đồng Tâm - Thông Trí - Pháp Huệ, Phó ban Đại diên Phật giáo thị xã La Gi, Phó trú trì Tổ đình Pháp Hội, Bình Tuy, kiêm giáo thọ Tổ đình Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.
31. ĐĐ Đồng Chiến - Ấn Nhựt, Phan Thiết, Bình Thuận.
32. ĐĐ Thông Thành - Ấn Tựu, chùa Bửu Thế Quan, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
33. ĐĐ Thông Giám - Ấn Bửu, Trú trì chùa Bửu Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
34. ĐĐ Nhựt Thời - Thông Hiền, Trú trì chùa Tịnh Độ, Tân An, La Gi, Bình Thuận.
35. ĐĐ Đồng Thiệt - Thông Sự.
36. ĐĐ Đồng Chánh tu học tại Trảng Bom, Đồng Nai.
37. ĐĐ Thiện Phước - Ấn Đức, tu học tại đảo Phú Quý.
38. ĐĐ Đồng Sanh - Thông Tựu - Viên Trung, Trú trì chùa Phụng Sơn, Hàm Phụng Nam, Bình Thuận.
39. ĐĐ Đồng Quan - Huệ Minh, tu học tại Anh Quốc.
40. ĐĐ thích Giác Lượng.
B. NHỮNG ĐỆ TỬ NI
41. Ni Trưởng Quảng Hảo - Diệu Minh - Định Quang.
42. Ni Trưởng Bổn Đại - Diệu Tài, Trú trì Niệm Phật đường Linh Sơn, Tân Thiện, La Gi, Bình Thuận.
43. Ni Sư Bổn Phước - Thông Duyên, Trú trì chùa Linh Sơn Tịnh Độ.
44. Ni Sư Thị Quang - Thông Chiếu, Trú trì chùa Linh Sơn Tịnh Độ.
45. Sư Cô Đồng Nghị, Trú trì Tịnh thất Bổn Hoàng, Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận.
46. Sư Cô Liên Nhuận - Diệu Thân đang tu học tại chùa Hội Phước.
47. Sư Cô Đồng Thủy, Trú trì chùa Quảng Phước, Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận.
48. Sư Cô Đồng Điền, Trú trì chùa Quảng Phước, Tân Xuân, hàm Tân, Bình Thuận.
C. TÓM TẮC HỆ PHÁP PHÁI TỔ ĐÌNH PHÁP HỘI BÌNH THUẬN
1. TỔ SƯ THƯỢNG MINH HẠ HẢI, TỰ ĐẮC TRÍ, HIỆU PHÁP BẢO (1670 – 1746) NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 34, SƠ TỔ KHAI SƠN CHÙA SẮC TỨ CHÚC THÁNH, QUẢNG NAM, LÀ SƠ TỔ KHAI SƠN DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH
2. TỔ SƯ THƯỢNG THIỆT HẠ DINH, TỰ CHÁNH HIỂN, HIỆU ÂN TRIÊM (1712 - 1796), NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 35, TỔ KHAI SƠN TRỤ TRÌ CHÙA SẮC TỨ PHƯỚC LÂM, QUẢNG NAM, LÀ ĐỆ NHỊ TỔ DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH.
3. TỔ SƯ THƯỢNG PHÁP HẠ CHUYÊN, TỰ LUẬT TRUYỀN, HIỆU DIỆU NGHIÊM (1726 - 1798) NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 36, THẾ HỆ THỨ 3 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH.
4. TỔ SƯ THƯỢNG TÒAN HẠ THỂ, TỰ VI LƯƠNG, HIỆU LINH NGUYÊN (1765 - 1844), NÔI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 37, THẾ HỆ THỨ 4 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH 
5. TỔ SƯ THƯỢNG CHƯƠNG NIỆM, TỰ TÔNG TRỰC, HIỆU QUẢNG GIÁC, NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 38, THẾ HỆ THỨ 5 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH
6. TỔ SƯ THƯỢNG ẤN HẠ TỪ, TỰ TỔ ĐỨC, HIỆU HUỆ VIỄN & TỔ SƯ THƯỢNG ẤN HẠ THIÊN, TỰ TỔ HÒA, HIỆU HUỆ NHÃN, NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔN ĐỜI THỨ 39, THẾ HỆ THỨ 6 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH
7. TỔ SƯ THƯỢNG CHƠN HẠ TÍN, TỰ ĐẠO THÀNH, HIỆU PHÁP HỶ & TỔ SƯ THƯỢNG CHƠN HẠ THẬT, TỰ ĐẠO THÔNG, HIỆU PHÁP NGÃI, NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 40, THẾ HỆ THỨ 7 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH.
          8. TỔ SƯ THƯỢNG NHƯ HẠ HƯƠNG (1894 -1971), TỰ HÒA QUANG, HIỆU HÒA PHƯỚC TRÙNG HƯNG VÀ TRÚ TRÌ CHÙA THIÊN LONG, NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 41, THẾ HỆ THỨ 8 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH.
9. TỔ SƯ THƯỢNG THỊ HẠ LẠC, TỰ HÀNH THIỆN, HIỆU HƯNG TỪ (1911 – 1991), NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 42, THẾ HỆ THỨ 9 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH, TỔ KHAI SƠN TỔ ĐÌNH CHÙA PHÁP HỘI, BÌNH THUẬN.
Và là:
          - ĐỆ TAM TỔ CỦA CHÙA MINH SƠN (CHÙA HANG MINH ĐỨC), NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI THỨ 42, THẾ HỆ THỨ 9 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH.
10. HÒA THƯỢNG THƯỢNG ĐỒNG HẠ QUAN, TỰ THÔNG THOẠI, HIỆU ẤN CHÁNH, NỐI TRUYỀN PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÁNH TÔNG ĐỜI 43, THẾ HỆ THỨ 10 DÒNG LÂM TẾ CHÚC THÁNH, ĐỆ NHỊ ĐẠI TRÚ TRÌ TỔ ĐÌNH PHÁP HỘI BÌNH THUẬN
D. ĐỒNG MỘT THẾ HỆ VỚI HÒA THƯỢNG THÍCH ẤN CHÁNH LÀ:
          1. NHỮNG ĐỆ TỬ TĂNG
01. HT thượng Đồng hạ Huy, hiệu Trí Thắng(1920 – 2010), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
02. HT thượng Quảng hạ Nhơn, hiệu Ấn Tâm, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
03. HT thượng Trừng hạ Huệ, Như Ý, hiệu Ấn Bửu(1934 -2019), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh
04. HT thượng Tâm hạ Thủy, tự Thiện Lưu, hiệu Ấn Thanh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh
05. HT thượng Quảng hạ Đại, tự Tuệ Hải, hiệu Ấn Tạng, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
06. HT thượng Tâm hạ Linh, tự Thiện Chí, hiệu Ấn Đức, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
07. HT thượng Đồng hạ Giải, tự Thông Ứng, hiệu Ấn Ký, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
08. TT thượng Nguyên hạ Thích, tự Minh Mỹ, hiệu Ấn Đạo, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
09. TT thượng Chúc hạ Thọ, tự Quảng Thiện, hiệu Ấn Pháp, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
10. TT thượng Nguyên hạ Thích, tự Thiện Trì, hiệu Ấn Hội, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
11. TT thượng Tâm hạ Huệ, tự Hưng Công, hiệu Ấn Đạo, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
12. TT thượng Trừng hạ Lộc, tự Chơn Kiến, hiệu Ấn Minh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
13. TT thượng Nguyên hạ Hải, tự Như Minh, hiệu Ấn Chánh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
14. TT thượng Thanh hạ Trí, tự Thiện Quả, hiệu Ấn Pháp, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
15. TT thượng Nguyên hạ Thắng, tự Từ Thành, hiệu Ấn Tín, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
16. HT thượng Thiện hạ Tâm, hiệu Ấn Nhơn, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
17. HT. thượng Đồng hạ Nguyên, tự Thông Thắng, hiệu Ấn Đức, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
18. TT thượng Thiện hạ Hoa, hiệu Ấn Quả, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
19. TT thượng Đồng hạ Nghĩa, hiệu Phổ Quảng, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
20. TT thượng Đồng hạ Thành, tự Nguyên Thanh, hiệu Bảo Thiền, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
21. TT thượng Tâm hạ Quả, hiệu Ấn Hạnh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
22. TT thượng Thiện hạ Hanh, hiệu Ấn Tuệ, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
23. TT thượng Đồng hạ Trung, tự Thông Trí, hiệu Nhất Quán, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
24. TT thượng Đồng hạ Giác, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
25. TT thượng Tâm hạ Trực, hiệu Ấn Nghiêm, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
26. ĐĐ Thích Đồng Tuyền, tự Thông Lưu, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
27. ĐĐ Thích Đồng Biện, tự Thông Luận, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
28. ĐĐ Thích Quảng Nhàn, tụ Thông An, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
29. ĐĐ Thích Đồng Tâm, tự Thông Trí, hiệu Pháp Huệ, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
30. ĐĐ Thích Đồng Chiến, hiệu Ấn Nhựt, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
31. ĐĐ Thích Thông Thành, hiệu Ấn Tựu, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
32. ĐĐ Thích Thông Giám, hiệu Ấn Bửu, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
33. ĐĐ Thích Nhựt Thời, tự Thông Hiền, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
34. ĐĐ Thích Đồng Thiệt, tự Thông Sự. nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
35. ĐĐ Thích Đồng Chánh. nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
36. ĐĐ Thích Thiện Phước, hiệu Ấn Đức, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
37. ĐĐ Thích Đồng Sanh, tự Thông Tựu, hiệu Viên Trung, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
38. ĐĐ Thích Đồng Quan, hiệu Huệ Minh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
39. ĐĐ Thích Giác Lượng. nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
2. NHỮNG ĐỆ TỬ NI
41. Ni Trưởng Thượng Quảng hạ Hảo, tự Diệu Minh, hiệu Định Quang. nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
42. Ni Trưởng thượng Bổn hạ Đại, tự Diệu Tài, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
43. Ni Sư thượng Bổn hạ Phước, tự Thông Duyên, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
44. Ni Sư thượng Thị hạ Quang, tự Thông Chiếu, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
45. Sư Cô Thích Đồng Nghị, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
46. Sư Cô Thích Liên Nhuận, tự Diệu Thân, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
47. Sư Cô Thích Đồng Thủy, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
48. Sư Cô Thích Đồng Điền, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời 43, thế hệ thứ 10 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.
3. NHẬN XÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP VĨ ĐẠI CỦA THIỀN SƯ THỊ LẠC – HÀNH THIỆN – HƯNG TỪ, HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ ĐĂNG ĐÃ VIẾT:
Thiền Sư tuy là sinh quán ở Phú Yên nhưng lại là vị thượng thủ đầu tiên của Giáo hội Tăng già tỉnh Khánh Hòa, do chư Tôn đức Tăng cung thỉnh suốt 2 nhiệm kỳ. Vào thời kỳ đó chưa có một vị HT nào trong tỉnh được vinh dự như vậy. Nhớ kỳ chấn hưng, thiền sư đã kế tục các vị HT tiền bối, ra sức cổ xúy phong trào đổi mới, động viên hướng dẫn chư Tăng trong sự nghiệp tinh tấn tu học và hoằng dương Phật Pháp.
Thiền sư thường nhắc nhở chư Tăng:
- Phật Pháp nhị bửu, Nhi tại Tăng hoằng.
Nghĩa là:
- Phật, Pháp là hai ngôi báu, nhưng nhờ chư Tăng truyền mở.
Hay câu:
- Nhơn năng hành đạo, Phi đạo hằng nhơn
Nghĩa là:
- Con người hay truyền mở Đạo Pháp, chẳng phải Đạo Pháp truyền mở cho người.
Kể từ khi Thiền sư vào quận Ninh Hòa trú trì Tổ đình Sắc Tứ Thiên Tứ, chùa Kim Long (Ninh Hòa) rồi khai đàn truyền giới làm HT Đàn đầu, rồi sau đó làm vị Thượng thủ Giáo hội Tăng già Khánh Hòa, tiếp theo nhiều năm làm phật sự 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, kế đến thiền sư vào Bình thuận và Bình Tuy khai sơn 2 chùa Linh Sơn và Pháp Hội cho đến ngày già yếu từ biệt chúng con về Tịnh Độ, ngài luôn luôn lấy việc giáo dục, sách tấn chư Tăng làm công việc chính.
Thiền sư là một người có học lực hết sức uyên bác về nội điển, về Hán học, đặc biệt nhất là về Mật tông. Từ đăng đàn thuyết pháp, giải giảng kinh, luật, luận đến đăng đàn Chấn Tế Du già, Mông Sơn, Ứng phú khoa nghi. Thanh quy tiết thứ, Thiền môn chánh độ, thiền đường quy củ, Đại học hằng giới, nhẫn đến môn công vụ, Chấp tác hành trì bất cứ phương diện nào, thiền sư cũng thông suốt sự lý và hành trì rất hay.
Phàm vị Tăng có duyên được nghe thiền sư giảng kinh thuyết pháp, chẩn tế, ứng cúng các khoa nghi đều hết sức hoan hỷ và khâm phục tài năng uyên bác của ngài. Thiền sư lại từ bi lân mẫn thương mến chư Tăng, Ni, không phân biệt tuổi tác, địa phương, hoàn cảnh hành đạo, hễ có người nào cần thiền sư đều hoan hỷ dạy bảo, hướng dẫn sách tấn với tất cả tấm lòng khoan dung, nhân từ, cần mẫn hết sức chỉ dẫn đến nơi đến chốn.
Vì vậy, đa số chư Tăng ở 3 tỉnh Phú yên, Khánh Hòa và Bình thuận đều tôn kính ngài, thương mến ngài như vị cha lành. Thiền sư là vị Tôn sư được nhiều chư Tôn Thượng tọa, Đại đức cầu pháp và trong số những vị cầu pháp với thiền sư ngày trước, hiện nay đã được chư Tăng tôn vinh hay Giáo hội tấn phong Hòa thượng. Đây là niềm vui cao quý của chư Tăng, niềm vinh dự tự hào của hàng tín đồ Phật tử và cũng là công đức giáo dưỡng vô cùng to lớn của thiền sư Thị Lạc – Hành Thiện – Hưng Từ.
 
          6. KẾT LUẬN
Thiền phái Lâm Tế là một trong những chi nhánh của những dòng thiền tại Trung Hoa. Nhưng khi truyền vào Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XVII thuộc Phật Giáo Đàng Trong, tại chùa Chúc Thánh tỉnh Quảng Nam, và có tên là Lâm Tế Chúc Thánh, người khai sáng dòng thiền nầy là Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo. Vì thế, dòng Thiền này còn có tên gọi khác là Thiền Phái Minh Hải - Pháp Bảo.
Kể từ khi Tổ sư Minh Hải khai sơn xuất kệ truyền thừa, Thiền phái Chúc Thánh đã trải qua trên 300 năm hình thành và phát triển. Trong suốt chuỗi thời gian song hành cùng dân tộc, các Thiền sư thuộc Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh đã đem ý chỉ của chư Tổ truyền bá khắp mọi nơi và đóng góp vào lịch sử Phật Giáo Việt Nam những trang sử vàng son châu ngọc.
Với tư tưởng phóng khoáng của tông Lâm Tế, cộng với nếp sống giản dị, thanh cao, các Thiền sư dòng Lâm Tế Chúc Thánh gần gũi với mọi người dân nên dễ dàng tiếp cận đi sâu vào lòng quần chúng. Trước hết là tại Quảng Nam, thời bấy giờ, dân Quảng Nam phần lớn là dân di cư từ Bắc vào. Từ lâu họ đã sống trong tư tưởng gò bó của Nho giáo nên rất chán ngán. Nay có một trào lưu mới với những tư tưởng phóng khoáng, không câu nệ tiểu tiết, lại tôn trọng nhân phẩm, quyền bình đẳng của con người, nên họ nhanh chóng tiếp nhận. Sự giản dị trong cách sống, chân tình trong giao tiếp của các Thiền sư nơi đất Quảng tạo nên sự gần gũi thân mật dễ dàng hòa nhập cùng cộng đồng. Nhất là tinh thần Phật Giáo phát triển đến đâu là mang tinh thần hòa bình đến đó:
- Hộ quốc an dân.
Đây là tôn chỉ xuyên suốt trong lịch sử 2000 năm truyền đạo trên đất Việt. Tôn chỉ của Thiền Phái Chúc Thánh cũng không ra ngoài nguyên tắc bất di bất dịch ấy. Vì thế, ngay từ những ngày đầu truyền pháp, Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo cũng đã phần nào khẳng định tôn chỉ ấy qua hai câu kệ sau:
          - Chúc thánh thọ thiên cửu
           Kỳ quốc tộ địa trường.
         Nghĩa là:
- Chúc thánh quân sống lâu
Và vận nước vững bền.
Sự khẳng định nầy, chúng ta thấy có sự gắn liền giữa Đạo pháp và Dân tộc. Đây chính là chất liệu kết nối Tăng sĩ với các tầng lớp dưới thì từ sĩ, nông, công thương; trên thì đến công, hầu, khanh, tướng. Đó là lý do giải thích tại sao tinh thần của đạo Phật dễ dàng đi sâu vào quần chúng.
Với tư tưởng thông thoáng như thế, các Thiền sư dòng Lâm Tế Chúc Thánh có pháp môn tu phù hợp với điều kiện xã hội. Sự vận dụng kết hợp Thiền -Tịnh song tu đã đem lại sự lợi lạc cho hành giả và tha nhân. Về tự thân, các Thiền sư đạt được sự an lạc do thiền định đem lại, thân tâm an lạc, nội lực tăng trưởng nên thấy rõ thật tướng của mọi sự, mọi việc. Với pháp môn Tịnh Độ, các Ngài đã giúp cho dân chúng ổn định tinh thần, có một niềm tin hướng về Tam Bảo. Đặc biệt, với lâm lý của những người mới di cư từ miền Bắc vào vùng đất Quảng Nam cũng như các tỉnh miền Trung và miền Nam, miền Tây Nam bộ lúc bấy giờ, tín ngưỡng Di Đà, quy kính Tịnh Độ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, an ổn nơi những vùng đất mới định cư, nhưng tương lai đầy hứa hẹn nầy.
Ngoài việc tu hành chứng ngộ tâm linh, các Thiền sư dòng Chúc Thánh chủ trương nhập thế tích cực với tinh thần vô nhiễm. Điều này được thể hiện qua cuộc đời của Thiền sư Pháp Liêm, thế hệ thứ 3 dòng Chúc Thánh. Sau khi xuất gia, Ngài về quê đăng lính đánh giặc lập nhiều công to được phong chức chỉ huy. Nhưng Ngài từ bỏ tất cả, phát nguyện quét chợ Hội An suốt 20 năm. Về sau, Ngài được triều đình và dân chúng suy tôn hiệu là Minh Giác Thiền Sư, thỉnh về kế nghiệp trụ trì Tổ đình Phước Lâm.
Tiếp nối gương của bậc cổ đức, các thế hệ tăng đồ dòng Chúc Thánh luôn nhiệt tâm tham gia vào các phong trào cứu quốc, đấu tranh đòi độc lập cho Tổ quốc và tự do cho Dân tộc, mà qua đó, tiêu biểu là thiền sư Thị Lạc – Hành Thiền – Hưng Từ trong vai trò chủ tịch trong những năm tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp cứu nước. Sau 1945 thời kỳ kháng chiến chống pháp đã qua, hòa bình trở về với đất nước, ngài trở lại chùa trong vai trò của một thiền sư tiếp tăng độ chúng, không màng đến thế sự.
Nhìn một một cách xuyên suốt, tôn chỉ và mục đích hành đạo của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh kể từ ngày Tổ sư khai sơn cho đến nay vẫn không thay đổi. Nhập thế tích cực cứu đời nhưng vẫn thong dong tự tại trước mọi lợi danh. Tùy duyên hành đạo và bất biến giữ đạo luôn được áp dụng tùy từng hoàn cảnh đã thể hiện được bản hoài của người con Phật.
Với những nguyên nhân trên, cho nên dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh nhanh chóng phát triển tại Quảng Nam, Huế, Đà Nẳng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, … Hay nói cách khác, những ảnh hưởng của dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, khởi đầu từ Hội An, Quảng Nam và đã ảnh hưởng đến sự sinh hoạt của các tỉnh phụ cận, rồi có mặt khắp các tỉnh miền Trung, và lan rộng theo bước chân Nam tiến vào đến miền Gia Định và Nam Việt Nam và miền Tây Nam bộ. Không những thế, Thiền phái này ngày nay, thậm chí còn phát triển mạnh tại các nước Mỹ Châu, Âu Châu, Úc Châu và Phi Châu ...
--o0o--