Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ BẢY


Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM THẬP VÔ THỨ HAI MƯƠI LĂM

           Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát, tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc.
            Vì sắc thọ tưởng hành thức vô biên đại Bồ-Tát cũng vô biên.
            Sắc thọ tưởng hành thức là đại Bồ-Tát, đây cũng là bất khả đắc.
            Bạch đức Thế-Tôn! Con sẽ dạy cho đại Bồ-Tát nào về Bát-Nhã ba la mật.
            Bạch đức Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát chỉ có danh tự. Như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sanh. Như ngã các pháp cũng không tự tánh như vậy.
            Những sắc gì rốt ráo chẳng sanh? Những thọ tưởng hành thức rốt ráo gì chẳng sanh?
            Bạch đức Thế-Tôn! Rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là sắc. Rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là thọ tưởng hành thức.
            Bạch đức Thế-Tôn! Nếu pháp rốt ráo chẳng sanh sẽ dạy Bát-Nhã ba la mật này chăng? Rời pháp rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ-Tát thật hành vô thượng chánh đẳng chánh giác.
            Nếu có Bồ-Tát nghe lời nói này mà tâm chẳng trầm một chẳng ăn năn chẳng kinh hãi chẳng sợ sệt, phải biết rằng đây là bực đại Bồ-Tát có thể thật hành Bát-Nhã ba la mật.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi ngài Tu Bồ Ðề: "Nhơn duyên gì mà nói rằng đại Bồ-Tát, tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng vì sắc vô biên nên biết Bồ-Tát cũng vô biên. Vì thọ tưởng hành thức vô biên nên biết Bồ-Tát cũng vô biên?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng sắc là Bồ-Tát đây cũng bất khả đắc; thọ tưởng hành thức là Bồ-Tát đây cũng bất khả đắc?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng nơi tất cả thứ tất cả chỗ, Bồ-Tát đều bất khả đắc, thời sẽ dạy những Bồ-Tát nào về Bát-Nhã ba la mật?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng Bồ-Tát chỉ có danh tự?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sanh. Như ngã, các pháp cũng không tự tánh như vậy. Những sắc gì rốt ráo chẳng sanh, những thọ tưởng hành thức gì chẳng sanh?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là sắc, rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là thọ tưởng hành thức?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng nếu pháp rốt ráo chẳng sanh sẽ dạy Bát-Nhã ba la mật này chẳng sanh?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng rời pháp rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ-Tát thật hành vô thượng chánh đẳng chánh giác?
            Nhơn duyên gì mà nói rằng nếu Bồ-Tát nghe lời nói này mà tâm chẳng trầm một chẳng ăn năn chẳng kinh hãi chẳng sợ sệt thời gọi là bực đại Bồ-Tát thật hành Bát-Nhã ba la mật?
            Ngài Tu Bồ Ðề trả lời ngài Xá Lợi Phất: "Vì chúng sanh vô sở hữu, nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc hậu tế bất khả đắc trung tế bất khả đắc. Vì chúng sanh không, vì chúng snah ly nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Vì ngũ ấm tánh vô sở hữu nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc. Vì lục ba la mật vô sở hữu nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Tại sao vậy? Vì trong tánh không tiền tế bất khả đắc hậu tế bất khả đắc trung tế bất khả đắc.
            Tánh không chẳng khác Bồ-Tát. Bô-Tát chẳng khác tiền tế.
            Tánh không cùng Bồ-Tát và tiền tế, ba pháp ấy không hai không khác. Vì nhơn duyên này mà Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Vì sáu ba la mật rỗng không, vì sáu ba la mật rời lìa, vì sáu ba la mật tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế bất khả đắc hậu tế bất kả đắc trung tế bất khả đắc.
            Tánh không chẳng khác Bồ-Tát. Bồ-Tát chẳng khác tiền tế. Tánh không cùng Bồ-Tát và tiền tế, ba pháp này không hai không khác. Do đây nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Vì nội không đến vô pháp hữu pháp không là vô sở hữu là rỗng không là rời lìa là tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Vì tứ niệm xứ đến bất cộng pháp là vô sở hữu là rỗng không là rời lìa là tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Tại sao vậy? Vì trong tánh không tiền tế hậu tế và trung tế bất khả đắc. Tánh không cùng Bồ-Tát và tiền tế không hai không khác. Do đây nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Vì tất cả tam muội môn tất cả đà la ni môn là vô sở hữu là rỗng không là rời lìa là tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Vì pháp tánh pháp như thiệt tế bất khả tư nghì tánh là vô sở hữu là rỗng không rời lìa tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Vì Thanh Văn Bích Chi Phật, Phật đà là vô sở hữu rỗng không rời lìa tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Vì vô thượng Bồ-Ðề nhứt thiết chủng trí là vô sở hữu rỗng không rời lìa tánh không có nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Tại sao vậy? Vì trong tánh không tiền tế hậu tế trung tế đều bất khả đắc, Bồ-Tát cũng bất khả đắc.
            Không chẳng khác Bồ-Tát cũng chẳng khác tiền tế. Không cùng Bồ-Tát và tiền tế, các pháp này không hai không khác. Do đây nên Bồ-Tát tiền tế bất khả đắc.
            Như tiền tế, hậu tế và trung tế cũng vậy.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Sắc như hư không, thọ tưởng hành thức như hư không.
            Tại sao vậy? Như hư không, biên bờ và trung gian đều bất khả đắc. Vì không có biên và trung gian nên chỉ gọi tên là hư không.
            Cũng vậy, sắc thọ tưởng hành thức, biên bờ và trung gian đều bất khả đắc. Vì sắc rỗng không. Trong rỗng không cũng không có biên bờ không có trung gian. Thọ tưởng hành thức cũng vậy.
            Do nhơn duyên này nên vì sắc vô biên mà biết Bồ-Tát cũng vô biên. Vì thọ tưởng hành thức vô biên nên biết Bồ-Tát cũng vô biên. Nhẫn đến bất cộng pháp cũng luận thuyết như vậy.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Sắc sắc tướng rỗng không, nhẫn đến thức thức tướng rỗng không.
            Ðàn na ba la mật đàn na ba la mật tướng rỗng không, nhẫn đến Bát-Nhã ba la mật Bát-Nhã ba la mật tướng rỗng không.
            Nội không nội không tướng rỗng không, nhẫn đến vô pháp hữu pháp không vô pháp hữu pháp không tướng rỗng không.
            Tứ niệm xứ tứ niệm xứ tướng rỗng không, nhẫn đến bất cộng pháp bất cộng pháp tướng rỗng không.
            Pháp như pháp như tướng rỗng không, nhẫn đến bất khả tư nghì tánh bất khả tư nghì tánh tướng rỗng không.
            Tam muội môn tam muội môn tướng rỗng không, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí tướng rỗng không.
            Thanh Văn thừa Thanh Văn thừa tướng rỗng không, nhẫn đến Phật tướng rỗng không.
            Trong rỗng không đó, sắc bất khả đắc, thọ tưởngÕ hành thức cũng bất khả đắc. Do đây nên sắc là Bồ-Tát đây cũng bất khả đắc. Thọ tưởng hành thức là Bồ-Tát đây cũng bất khả đắc.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Trong sắc, sắc bấtÕ khả đắc. Trong thọ, sắc bất khả đắc. Trong thọ, thọ bất khả đắc. Trong sắc, thọ bất khả đắc. Trong tưởng, thọ bất khả đắc. Trong tưởng, tưởng bất khả đắc. Trong sắc, thọ tưởng bất khả đắc. Trong hành, tưởng bất khả đắc. Trong hành, hành bất khả đắc.
            Trong sắc thọ tưởng, hành bất khả đắc. Trong thhức, hành bất khả đắc. Trong thức, thức bất khả đắc. Trong sắc thọ tưởng hành, thức bất khả đắc.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Trong nhãn, nhãn bất khả đắc. Trong nhĩ, nhãn bất khả đắc. Trong nhĩ, nhĩ bất khả đắc. Trong nhãn, nhĩ bất khả đắc. Trong tĩ, nhĩ bất khả đắc. Trong tĩ, tĩ bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ, tĩ bất khả đắc. Trong thiệt, tĩ bất khả đắc. Trong thiệt, thiệt bất khả đắc. Trong thân, thân bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ thiệt, thân bất khả đắc. Trong ý, thân bất khả đắc. Trong ý, ý bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ thiệt thân, ý bất khả đắc.
            Như ngũ ấm và sáu căn, sáu trần sáu thức và sáu xúc cùng sáu xúc nhơn duyên sanh thọ cũng vậy.
            Ðàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, tất cả tam muội môn đến tất cả đà la ni môn, tánh pháp đến Bích Chi Phật pháp, sơ địa đến thập địa, nhứt thiết trí đạo chủng trí và nhứt thiết trí cũng vậy.
            Tu Ðà Hoàn đến Phật cũng như vậy.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Trong Bồ-Tát, Bồ-Tát bất khả đắc. Trong Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát bất khả đắc. Trong Bát-Nhã ba la mật, Bát-Nhã ba la mật bất khả đắc. Trong Bồ-Tát, Bát-Nhã ba la mật bất khả đắc. Trong Bát-Nhã ba la mật, giáo hoá vô sở hữu bất khả đắc. Trong giáo hóa, giáo hóa vô sở hữu bất khả đắc. Trong giáo hóa, Bồ-Tát và Bát-Nhã ba la mật vô sở hữu bất khả đắc.
            Tất cả pháp vô sở hữu bất khả đắc như vậy. Do nhơn duyên này nên trong tất cả thứ tất cả chỗ, Bồ-Tát bất khả đắc. Thời sẽ dạy những Bồ-Tát nào về Bát-Nhã ba la mật!
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Sắc là giả danh. Thọ tưởng hành thức là giả danh. Sắc gọi là chẳng phải sắc, nhẫn đến thức gọi là chẳng phải thức.
            Tại sao vậy? Vì danh danh tướng rỗng không. Nếu rỗng không thời chẳng phải là Bồ-Tát. Do nhơn duyên này nên Bồ-Tát chỉ có giả danh.
            Này ngài Xá Lợi Phất! Ðàn na ba la mật chỉ có danh tự. Trong danh tự chẳng phải có đàn na ba la mật. Trong đàn na ba la mật chẳng phải có danh tự. Do nhơn duyên này nên Bồ-Tát chỉ có giả danh.
            Như đàn na ba la mật, năm ba la mật kia cũng vậy.
            Như lục ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, tam muội môn đế nđà la ni môn đến nhứt thiết chủng trí cũng vậy. Do đây nên Bồ-Tát chỉ có giả danh.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Ngã rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh. Nhẫn đến tri giả kiến giả rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Sắc đến thức rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Nhãn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Ðàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Nội không đến vô pháp hữu pháp không rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Tam muội môn đến nhứt thiết chủng trí rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Thanh Văn đến Phật rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.
            Do nhơn duyên này nên nói rằng như ngã, danh tự ngã cũng rốt ráo chẳng sanh.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Vì các pháp hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.
            Những gì hòa hiệp sanh nên không tự tánh?
            Sắc hòa hiệp sanh nên không tự tánh.
            Thọ tưởng hành thức hòa hiệp sanh nên không tự tánh.
            Nhãn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ hòa hiệp sanh nên không tự tánh.
            Ðàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật hòa hiệp sanh nên không tự tánh.
            Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp hòa hiệp sanh nên không tự tánh.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Tất cả pháp vô thường cũng không mất.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Những pháp nào vô thường cũng không mất?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Sắc vô thường cũng không mất. Thọ tưởng hành thức vô thường cũng không mất.
            Tại sao vậy? Vì nếu pháp vô thường thời là tướng lay động tướng rỗng không. Do đây nên tất cả pháp hữu vi vô thường cũng không mất.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Hoặc pháp hữu lậu hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp hữu ký hoặc pháp vô ký, là pháp vô thường cũng không mất.
            Tại sao vậy? Vì nếu pháp vô thường thời là tướng lay động là tướng rỗng không. Do đây nên tất cả pháp có tạo tác vô thường cũng không mất.
            Lại này ngài Xá Lợi Phất! Tất cả pháp chẳng phải thường chẳng phải diệt.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Những pháp nào chẳng phải thường chẳng phải diệt?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Sắc chẳng phải thường chẳng phải diệt, thọ tưởng hành thức chẳng phải thường chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Nhẫn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ chẳng phải thường chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy.
            Do những nhơn duyên trên đây, nên các pháp hòa hiệp sanh không có tự tánh.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Do duyên cớ gì mà sắc đến thức rốt ráo chẳng sanh?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Sắc đến thức chẳng phải pháp tạo tác. Vì tác giả bất khả đắc.
            Tất cả pháp đều chẳng phải khởi chẳng phải tác, vì tác giả bất khả đắc.
            Do đây nên sắc đến thức rốt ráo bất sanh.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Do nhơn duyên gì mà rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là sắc đến thức?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: Sắc tánh rỗng không. Rỗng không này không có sanh không có diệt không có trụ không có dị. Thọ tưởng hành thức cũng như vậy.
            Nhãn đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ cùng tất cả pháp hữu vi tánh rỗng không. Rỗng không này không có sanh diệt trụ dị.
            Do đây nên rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là sắc. Rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là thọ tưởng hành thức.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Pháp rốt ráo chẳng sanh, nên dạy Bát-Nhã ba la mật này chăng?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Rốt ráo chẳng sanh chính là Bát-Nhã ba la mật. Bát-Nhã ba la mật chính là rốt ráo chẳng sanh. Bát-Nhã ba la mật cùng rốt ráo chẳng sanh không hai không khác. Do đây nên nói rằng rốt ráo chẳng sanh, nên dạy Bát-Nhã ba la mật này chăng.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Do nhơn duyên gì mà rời lìa rốt ráo chẳng sanh thời không Bồ-Tát thật hành vô thượng chánh đẳng chánh giác?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Ðại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với Bát-Nhã ba la mật, cũng chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với Bồ-Tát. Rốt ráo chẳng sanh với Bồ-Tát không hai không khác.
            Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với sắc, vì rốt ráo chẳng sanh với sắc không hai không khác.
            Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với thọ tưởng hành thức, vì rốt ráo chẳng sanh với thọ tưởng hành thức không hai không khác. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.
            Do đây nên rời lìa rốt ráo chẳng sanh không có Bồ-Tát thật hành vô thượng chánh đẳng chánh giác.
            Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Do nhơn duyên gì mà Bồ-Tát nghe thuyết trên đây tâm chẳng trầm một chẳng ăn năn chẳng kinh hãi chẳng sợ sệt, thời gọi là Bồ-Tát thật hành Bát-Nhã Bát-Nhã ba la mật?
            Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Ðại Bồ-Tát chẳng thấy các pháp có giác tri tưởng. Ðại Bồ-Tát thấy tất cả các pháp như mộng như hưởng như ảnh như ảo như diệm như hóa. Do đây nên nghe thuyết trên đây, Bồ-Tát tâm chẳng trầm một chẳng ăn năn chẳng kinh hãi chẳng sợ sệt.
            Bấy giờ ngài Tu Bồ Ðề bạch Phật: "Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát thật hành Bát-Nhã ba la mật quán sát các pháp như vậy. Lúc ấy đại Bồ-Tát chẳng lãnh thọ sắc chẳng hiển thị sắc chẳng an trụ sắc chẳng chấp trước sắc, cũng chẳng nói là sắc. Với thọ tưởng hành thức cũng như vậy.
            Với nhãn nhĩ tĩ thiệt thân ý chẳng thọ chẳng thị chẳng trụ chẳng trước, cũng chẳng nói là nhãn đến ý.
            Với đàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật, chẳng lãnh thọ chẳng hiển thị chẳng an trụ chẳng chấp trước, cũng chẳng nói đàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật.
            Với nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng lãnh thọ chẳng hiển thị chẳng an trụ chẳng chấp trước, cũng chẳng nói là nội không đến vô pháp hữu pháp không.
            Lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, đại Bồ-Tát đối với tứ niệm xứ đến bất cộng pháp đến nhứt thiết chủng trí, chẳng lãnh thọ chẳng hiển thị chẳng an trụ chẳng chấp trước.
            Bạch đức Thế-Tôn! Lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật, đại Bồ-Tát chẳng thấy sắc nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí.
            Tại sao vậy? Sắc chẳng sanh thời chẳng phải sắc. Thọ tưởng hành thức chẳng sanh thời chẳng phải thọ tưởng hành thức.
            Nhãn chẳng sanh thời chẳng phải nhãn. Nhĩ tĩ thiệt thân ý chẳng sanh thời chẳng phải nhĩ tĩ thiệt thân ý.
            Ðàn na ba la mật nhẫn đến Bát-Nhã ba la mật chẳng sanh thời chẳng phải đàn na ba la mật đến chẳng phải Bát-Nhã ba la mật.
            Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng sanh thời chẳng phải nội không đến chẳng phải vô pháp hữu pháp không.
            Tại sao vậy? Sắc chẳng sanh thời chẳng hai chẳng khác. Nhẫn đến vô pháp hữu pháp không chẳng sanh thời chẳng hai chẳng khác.
            Bạch đức Thế-Tôn! Tứ niệm xứ chẳng sanh thời chẳng phải tứ niệm xứ. Nhẫn đến bất cộng pháp chẳng sanh thời chẳng phải bất cộng pháp.
            Pháp như pháp tánh đến bất khả tư nghì tánh chẳng sanh thời chẳng phải pháp như đến chẳng phải bất khả tư nghì tánh. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh thời chẳng phải nhứt thiết chủng trí.
            Tại sao vậy? Tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh thời chẳng hai chẳng khác. Bất sanh đây chẳng phải một chẳng phải hai ba chẳng phải sai khác. Thế nên pháp ấy chẳng sanh thời chẳng phải pháp ấy.
            Bạch đức Thế-Tôn! Sắc tướng chẳng diệt thời chẳng phải sắc.
            Tại sao vậy? Sắc và tướng chẳng diệt chẳng hai chẳng khác. Vì pháp chẳng diệt này chẳng phải một chẳng phải hai ba chẳng phải sai khác. Thế nên sắc tướng chẳng diệt thời chẳng phải sắc.
            Như sắc, thọ tưởng hành thức nhẫn đến bất cộng pháp cũng vậy.
            Do đây nên sắc vào trong pháp số vô nhị, thọ tưởng hành thức vào trong pháp số vô nhị, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí vào trong pháp số vô nhị.