|
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ
MƯỜI MỘT
Hán
dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt
dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
PHẨM XÁ LỢI THỨ BA MƯƠI BẢY
-
Ðức Phật
nói với Thiên Ðế Thích:
-
- Này Kiều
Thi Ca! Nếu đem xá lợi của Phật đầy cả Diêm Phù Ðề làm một phần,
lại có người chép quyền kinh Bát-Nhã ba la mật làm một phần.
Trong hai phần này ngài lấy phần nào?
-
Thiên Ðế
thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Tôi dành lấy phần quyển kinh Bát-Nhã ba la mật.
-
Tại sao
vậy?
-
Ðối với xá
lợi của đức Phật, chẳng phải tôi chẳng cung kính tôn trọng,
nhưng vì xá lợi này xuất sanh từ trong Bát-Nhã ba la mật do
Bát-Nhã ba la mật huân tu, nên xá lợi inày mới được cung kính
cúng dường tôn trọng tán thán.
-
Ngài Xá Lơị
Phất hỏi Thiên Ðế:
-
- Bát-Nhã
ba la mật này chẳng thể lấy được, nó không sắc không hình không
đối, một tướng duy nhứt, tức là vô tướng. Sao ngài lại muốn lấy.
-
Tại sao
vậy?
-
Bát-Nhã ba
la mật này chẳng do lấy mà có, chẳng bỏ phàm phu pháp, cũng
chẳng cho Bích Chi Phật pháp, A La Hán pháp, hữu học pháp, chẳng
bỏ phàm phu pháp, chẳng cho tánh vô vi, chẳng bỏ tánh hữu vi,
chẳng cho nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng cho tứ
niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí, cũng chẳng bỏ phàm phu pháp.
-
Thiên Ðế
nói:
-
- Ðúng như
vậy, Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu có người biết Bát-Nhã ba la mật
chẳng cho Phật pháp cũng chẳng bỏ phàm phu pháp, nhẫn đến chẳng
cho nhứt thiết chủng trí pháp cũng chẳng bỏ phàm phu pháp. Ðại
Bồ-Tát này có thể thật hành Bát-Nhã ba la mật, có thể tu Bát-Nhã
ba la mật.
-
Tại sao
vậy? Vì Bát-Nhã ba la mật chẳng hiện hành hai pháp vậy. Pháp
chẳng hai là Bát-Nhã ba la mật. Pháp chẳng hai là thiền na đến
đàn na ba la mật.
-
Ðức Phật
khen:
-
- Lành
thay, lành thay! Này Kiều Thi Ca! Ðúng như lời ngài đã nói. Vì
Bát-Nhã ba la mật chẳng hiện hành hai pháp. Pháp chẳng hai là
Bát-Nhã ba la mật, nhẫn đến là đàn na ba la mật.
-
Này Kiều
Thi Ca! Nếu có người muốn được pháp tánh hai tướng, thời là muốn
được Bát-Nhã ba la mật hai tướng.
-
Tại sao
vậy? Vì pháp tánh và Bát-Nhã ba la mật không hai không khác,
nhẫn đến đàn na ba la mật cũng vậy.
-
Nếu có
người muốn được thiệt tế bất tư nghì tánh hai tướng, thời là
muốn được Bát-Nhã ba la mật hai tướng.
-
Tại sao
vậy? Vì Bát-Nhã ba la mật và thiệt tế bất tư nghì tánh không hai
không khác vậy. Nhẫn đến đàn na ba la mật cũng như vậy.
-
Thiên Ðế
thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Tất cả thế gian, loài người cùng chư Thiên A Tu La đều
phải kính lạy cúng dường Bát-Nhã ba la mật.
-
Tại sao
vậy? Vì từ trong Bát-Nhã ba la mật mà đại Bồ-Tát học được vô
thượng bồ đề.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Tôi thường ngồi tại Thiện Pháp Ðường.
-
Những lúc
tôi không ngồi tại Thiện Pháp Ðường, các Thiên tử đến cúng dường
tôi, hướng về phía tòa tôi ngồi kính lễ đi nhiễu rồi trở về. Các
Thiên tử này nghĩ rằng vì Thiên Ðế thường ngồi tại tòa này
thuyết pháp cho chư Thiên cõi trời Ðao Lợi vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Cũng vậy, chỗ nào biên chép quyển kinh Bát-Nhã ba la
mật này, chỗ nào thọ trì đọc tụng giảng thuyết Bát-Nhã ba la mật
này hàng, hàng trời, rồng, bát bộ đều đến kính lễ Bát-Nhã ba la
mật, cúng dường xong rồi đi.
-
Tại sao
vậy? Vì trong Bát-Nhã ba la mật này xuất sanh chư Phật, và xuất
sanh tất cả những đồ cần thiết thích ý của tất cả chúng sanh.
-
Xá lợi của
Phật cũng là chỗ làm nhơn duyên cho nhứt thiết chủng trí.
-
Do cớ trên
đây nên, Bạch đức Thế-Tôn! Trong hai phần tôi lấy phần Bát-Nhã
ba la mật.
-
Lại kính
bạch đức Thế-Tôn! Lúc thọ trì đọc tụng Bát-Nhã ba la mật, nếu
tâm tôi nhập vào trong pháp, thời lúc ấy tôi chẳng thấy tướng bố
úy.
-
Tại sao
vậy? Vì Bát-Nhã ba la mật này không tướng mạo, không ngôn
thuyết.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Không tướng mạo không ngôn thuyết là Bát-Nhã ba la mật,
nhẫn đến là nhứt thiết chủng trí.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu Bát-Nhã ba la mật sẽ là có tướng mà chẳng phải là
vô tướng, thời chư Phật lẽ ra chẳng nên biết tất cả pháp không
tướng mạo không ngôn thuyết mà chứng được vô thượng bồ đề, rồi
lại vì hàng đệ tử giảng nói các pháp cũng không tướng mạo không
ngôn thuyết.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Bỡi Bát-Nhã ba la mật đích thiệt không tướng mạo không
ngôn thuyết, nên chư Phật biết các pháp không tướng mạo không
ngôn thuyết mà chứng được vô thượng bồ đề, rồi vì hàng đệ tử
giảng nói các pháp cũng không tướng mạo không ngôn thuyết.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Vì thế nên tất cả thế gian, loài người, chư Thiên, A Tu
La đều phải tôn trọng tán thán cung kính cúng dường Bát-Nhã ba
la mật này với những hương hoa, anh lạc, nhẫn đến các thứ phan
lọng.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu có người nào thọ trì thân cận đọc tụng chánh ức
niệm Bát-Nhã ba la mật, và biên chép cúng dường với những hoa
hương anh lạc phan lọng, thời chẳng bị sa vào các loài địa ngục
ngạ quỷ súc sanh, cũng chẳng sa vào bực Thanh Van Bích Chi Phật,
nhẫn đến khi thành vô thượng bồ đề thường thấy chư Phật, từ một
cõi Phật đến một cõi Phật, cung kính tôn trọng tán thán cúng
dường chư Phật.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Xá lợi của Phật đầy cả cõi Ðại Thiên đem làm một phần,
chép quyển kinh Bát-Nhã ba la mật làm một phần. Trong hai phần
này tôi vẫn chọn phần Bát-Nhã ba la mật.
-
Tại sao
vậy? Vì trong Bát-Nhã ba la mật này sanh xá lợi của chư Phật.
Thế nên xá lợi được cung kính cúng dường tôn trọng tán thán.
-
Thiện nam
thiện nữ do cung kính cúng dường xá lợi nên được hưởng phước lạc
trên cõi trời trong loài người, thường chẳng sa vào ba ác đạo,
theo sở nguyện lần lần do pháp tam thừa mà nhập Niết-Bàn.
-
Vì thế nên,
bạch đức Thế-Tôn! Nếu người được thấy hiện tại Phật, nếu được
thấy quyển kinh Bát-Nhã ba la mật, cũng đồng nhau không khác. Vì
Bát-Nhã ba la mật với Phật không hai không khác vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Như đức Phật trụ thế có ba sự thị hiện nói mười hai bộ
Kinh từ Tu đa la đến Ưu ba đề xá.
-
Có thiện
nam thiện nữ thọ trì đọc tụng giảng thuyết Bát-Nhã ba la mật
này, cũng đồng như đức Phật trụ thế không khác.
-
Tại sao
vậy? Vì trong Bát-Nhã ba la mật này xuất sanh ba sự thị hiện và
mười hai bộ Kinh vậy.
-
Lại có
người thọ Bát-Nhã ba la mật rồi giảng nói lại có người khác,
cũng đồng như trên không khác.
-
Tại sao
vậy? Vì trong Bát-Nhã ba la mật xuất sanh chư Phật, cũng xuất
sanh mười hai bộ Kinh từ Tu đa la đến Ưu ba đề xá vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu có người cúng dường chư Phật trong hằng sa thế
giới ở mười phương, cũng cung kính tôn trọng tán thán. Lại có
người chép quyển kinh Bát-Nhã ba la mật, cung kính tôn trọng tán
thán cúng dường với hoa hương phan lọng. Hai người này được
phước đồng nhau.
-
Tại sao
vậy? Vì mười phương chư Phật đều xuất sanh từ trong Bát-Nhã ba
la mật vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Thiện nam thiện nữ nghe Bát-Nhã ba la mật này rồi thọ
trì đọc tụng chánh ức niệm cũng giảng nói cho người khác, thời
chẳng còn sa vào ba ác đạo, cũng chẳng sa vào bực Thanh Văn Bích
Chi Phật.
-
Tại sao
vậy? Vì phải biết người này đã an tụ trong bực bất thối chuyển
vậy.
-
Bát-Nhã ba
la mật này xa rời tất cả khổ não suy bịnh.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu có thiện nam thiện nữ biên chép quyển kinh Bát-Nhã
ba la mật này và thọ trì đọc tụng cung kính tôn trọng tán thán
cúng dường, thời rời các sự khủng bố.
-
Ví như
người mang nợ mà gần bên quốc vương để hầu hạ cung cấp, thời chủ
nợ trở lại cung kính cúng dường người này. Người này không còn
bố úy, vì nương oai lực của quốc vương vậy.
-
Cũng vậy,
nhờ sự huân tu Bát-Nhã ba la mật mà các xá lợi của chư Phật được
cúng dường cung kính. Xá Lợi ví như người mang nợ, còn Bát-Nhã
ba la mật ví như quốc vương. Nhờ nương nhờ quốc vương mà người
mang nợ được cúng dường.
-
Cũng vậy,
xá lợi nương sự huân tu của Bát-Nhã ba la mật mà được cúng
dường.
-
Nhứt thiết
chủng trí của chư Phật cũng do Bát-Nhã ba la mật huân tu mà được
thành tựu.
-
Vì những lẽ
như trên, nên trong hai phần tôi lấy phần Bát-Nhã ba la mật.
-
Tại sao
vậy?
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Trong bát-Nhã ba la mật xuất sanh xá lợi và ba mươi hai
tướng của chư Phật.
-
Trong
bát-Nhã ba la mật cũng xuất sanh mười trí lực, bốn vô úy, bốn
vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi của chư
Phật.
-
Trong
Bát-Nhã ba la mật xuất sanh năm ba la mật, cũng làm cho được
danh dự ba la mật.
-
Trong
Bát-Nhã ba la mật xuất sanh nhứt thiết chủng trí của chư Phật.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Trong Ðại Thiên thế giới, nếu có ai thọ trì cúng dường
cung kính tôn trọng tán thán Bát-Nhã ba la mật, chỗ đó tát cả
người hoặc quỷ thần không làm hại được, người này lần lần được
nhập Niết-Bàn.
-
Bát-Nhã ba
la mật có lợi ích lớn như vậy, có thể làm Phật sự trong Ðại
Thiên thế giới.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Chỗ nào có Bát-Nhã ba la mật thời chỗ đó chính là có
Phật.
-
Ví như chỗ
để vô giá ma ni bửu châu thời hàng phi nhơn không xâm hại được.
Nếu có người bị bịnh nhiệt, hay bịnh hàn, bịnh phong, hoặc bị
bịnh tạp nhiệt phong hàn, đem bửu châu này cho người bịnh đeo,
thời liền được lành mạnh.
-
Bửu châu
này lại làm cho chỗ tối thành sáng, lúc nóng bức thành mát mẻ,
lúc lạnh lẽo thành ấm áp.
-
Chỗ nào có
bửu châu này thời chỗ đó chẳng lạnh chẳng nóng, thời tiết hòa
thích, cũng không có các loài trùng độc.
-
Có ai bị
rắn độc cắn, đem bửu châu đến gần thời nọc độc liền tiêu.
-
Có người
nào đau mắt mù lòa, đem bửu châu đến gần thời mắt liền sáng tỏ
hết bịnh.
-
Nếu người
bị phung cùi ghẻ độc, cho đeo bửu châu này thời được lành mạnh.
-
Ðể bửu châu
này trong nước, thời nước liền thành một màu.
-
Nếu dùng
vật màu xanh gói bửu châu này để trong nước, thời nước liền
thành màu xanh.
-
Nếu dùng
vật màu vàng, đỏ, trắng, hồng hay màu tạp gói bửu châu này để
vào nước, thời nước liền thành màu ấy.
-
Nếu đem bửu
châu này để vào nước đục, thời nước đục liền trong.
-
Ngài A Nan
hỏi Thiên Ðế:
-
- Ma ni bửu
châu ấy, là vật trên trời, hay là vật nhơn gian?
-
Thiên Ðế
nói:
-
- Là bửu
châu trên trời, người Diêm Phù Ðề cũng có bửu châu như vậy,
nhưng công lực có chỗ chẳng đầy đủ.
-
Bửu châu
cõi trời thanh tịnh nhẹ nhàng tốt đẹp không thể lấy gì để ví dụ
được.
-
Ðem bửu
châu này đựng vào hộp. Khi đã lấy bửu châu ra, vì công đức của
bữu châu huân ướp, nên hộp ấy được người quý trọng.
-
Cũng vậy,
bạch đức Thế-Tôn! Chỗ nào có người biên chép quyển kinh Bát-Nhã
ba la mật, thời chỗ ấy không có những dự não hại.
-
Sau khi đức
Phật nhập Niết-Bàn, xá lợi được cúng dường, đều là do công lực
của Bát-Nhã ba la mật, công lực của thiền na ba la mật, nội
không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến mười tám pháp
bất cộng, nhứt thiết trí pháp tướng pháp trụ pháp vị pháp tánh
thiệt tế bất tư nghì tánh đến nhứt thiết chủng trí.
-
Thiện nam
thiện nữ nghĩ rằng:
-
- Xá lợi
của Phật đây là chỗ của nhứt thiết chủng trí đại từ đại bi, là
chỗ của những công đức dứt diệt hẳn tất cả kiết sử và tập khí,
do đây nên xá lợi được cung kính cúng dường.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Xá lợi là trụ xứ của những công đức bửu ba la mật, là
trụ xứ của bất cấu bất tịnh ba la mật, là trụ xứ của bất sanh
bất diệt ba la mật, là trụ xứ của bất nhập bất xuất ba la mật,
là trụ xứ của bất tăng bất giảm ba la mật, là trụ xứ của bất lai
bất khứ bất trụ ba la mật.
-
Xá lợi của
Phật là trụ xứ của các pháp tướng ba la mật. Do các pháp tướng
của ba la mật huân tu nên xá lợi được kính trọng cúng dường.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Chẳng luận xá lơị đầy cả Ðại Thiên thế giới. Giả sử xá
lợi của Phật đầy cả hằng sa thế giới làm một phần. Lại có người
chép quyển kinh Bát-Nhã ba la mật làm một phần. Trong hai phần
trên đây, tôi lấy phần Bát-Nhã ba la mật.
-
Tại sao
vậy? Vì trong Bát-Nhã ba la mật này xuất sanh xá lợi của chư
Phật. Do Bát-Nhã ba la mật này huân tu nên xá lợi được cúng
dường vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu thiện nam thiện nữ cúng dường cung kính tôn trọng
tán thán xá lợi, được công đức báo vô biên, hưởng thọ phước lạc
nhơn gian và trên cõi trời, nhẫn đến do ngơn duyên phước đức này
nên sẽ được tận khổ.
-
Nếu thiện
nam thiện nữ đọc tụng giảng thuyết chánh ức niệm Bát-Nhã ba la
mật này, sẽ được dầy đủ thiền na ba la mật đến đàn na ba la mật,
sẽ được đầy đủ tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, hơn bực
Thanh Văn Bích Chi Phật mà an trụ bực Bồ-Tát.
-
Ðã an trụ
bực Bồ-Tát thì được thần thông Bồ-Tát, từ một Phật quốc đến một
Phật quốc.
-
Bồ-Tát này
vì chúng sanh mà thọ thân. Theo chỗ chúng sanh đáng được thành
tựu mà Bồ-Tát này hoặc hiện làm Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc
làm Sát Ðế Lợi, Bà La Môn để cho chúng sanh được thành tựu.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Chẳng phải khinh mạng bất kính mà tôi chẳng lấy xá lợi.
Vì thiện nam thiện nữ cúng dường Bát-Nhã ba la mật thời chính là
cúng dường xá lợi vậy.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Có người muốn thấy pháp thân và sắc thân của chư Phật
hiện tại trong vô lượng vô số thế giới ở mười phương, người này
phải nghe Bát-Nhã ba la mật và thọ trì đọc tụng chánh ức niệm vì
người khác diễn thuyết. Thiện nam thiện nữ này sẽ được thấy pháp
thân và sắc thân của chư Phật hiện tại trong vô lượng vô số thế
giới mười phương.
-
Thiện nam
thiện nữ thật hành Bát-Nhã ba la mật cũng phải dùng pháp tướng
để tu niệm Phật tam muội.
-
Thiện nam
thiện nữ muốn thấy hiện tại chư Phật thời phải thọ trì Bát-Nhã
ba la mật này nhãn đến chánh ức niệm.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Có hai loại pháp tướng: những pháp tướng hữu vi và
những pháp tướng vô vi.
-
Thế nào gọi
là những pháp tướng hữu vi? Chính là trí huệ trong nội không
nhẫn đến trí huệ trong vô pháp hữu pháp không, trí huệ trong tứ
niệm xứ nhẫn đến trí huệ trong mười tám pháp bất cộng, trí huệ
trong pháp thiện trong pháp bất thiện, trí huệ trong pháp hữu
lậu trong pháp vô lậu, trí huệ trong pháp thế gian trong pháp
xuất thế gian. Trên đây gọi là những pháp tướng của pháp hữu vi.
-
Thế nào gọi
là những pháp tướng vô vi? Chính là tự tánh của các pháp, tự
tánh này không sanh không diệt không trụ không dị không cấu
không tịnh không tăng không giảm. Thế nào gọi là tự tánh của các
pháp? Tánh vô sở hữu của các pháp là tự tánh của các pháp. Ðây
gọi là những pháp tướng vô vi.
-
Ðức Phật
nói:
-
- Ðúng như
vậy. Này Kiều Thi Ca! Chư Phật quá khứ do nơi Bát-Nhã ba la mật
mà được vô thượng bồ đề. Hàng đệ tử của chư Phật quá khứ cũng do
nơi Bát-Nhã ba la mật mà được đạo Tu Ðà Hoàn đến đạo A La hán,
đạo Bích Chi Phật.
-
Chư Phật vị
lai và hiện tại cùng hàng đệ tử cũng như vậy.
-
Tại sao
vậy? Vì trong Bát-Nhã ba la mật nói rộng nghĩa tam thừa. Vì là
pháp vô tướng vậy. Vì là pháp vô sanh vô diệt vậy. Vì là pháp vô
cấu vô tịnh vậy. Vì là pháp vô tác vô khởi vậy. Vì là pháp bất
nhập bất xuất bất tăng bất tổn bất thủ bất xả vậy. Bỡi là thế
tục pháp nên chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
-
Tại sao
vậy?
-
Bát-Nhã ba
la mật này chẳng phải thử bỉ, chẳng phải cao hạ, chẳng phải dẳng
bất đẳng, chẳng tướng phi tướng, chẳng phải thế gian xuất thế
gian, chẳng phải hữu lậu vô lậu, chẳng phải hữu vi vô vi, chẳng
phải thiện bất thiện, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại.
-
Này Kiều
Thi Ca! Bát-Nhã ba la mật chẳng lấy pháp Thanh Văn Bích Chi
Phật, cũng chẳng bỏ pháp phàm nhơn.
-
Thiên Ðế
thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát thật hành Bát-Nhã ba la mật biết rõ tâm của
tất cả chúng sanh, cũng chẳng được chúng sanh nhẫn đến chẳng
được tri kiến giả.
-
Ðại Bồ-Tát
này chẳng được sắc thọ tưởng hành thức, chẳng được nhãn đến ý,
chẳng được sắc đến pháp, chẳng được nhãn xúc nhơn duyên sanh thọ
đến ý xúc nhơn duyên sanh thọ, chẳng được tứ niệm xứ đến pháp
bất cộng, chẳng được vô thượng bồ đề, chẳng được Phật pháp,
chẳng được Phật.
-
Tại sao
vậy?
-
Bát-Nhã ba
la mật chẳng vì được pháp mà xuất hiện.
-
Tại sao
vậy?
-
Vì tánh
Bát-Nhã ba la mật vô sở hữu bất khả đắc. Chỗ bất khả đắc của
pháp sở dụng cũng bất khả đắc.
-
Ðức Phật
nói:
-
- Ðúng như
vậy. Này Kiều Thi Ca! Như lời ngài đã nói. Ðại Bồ-Tát luân thật
hành Bát-Nhã ba la mật, vô thượng bồ đề còn bất khả đắc, huống
là Bồ-Tát và Bồ-Tát pháp.
-
Thiên Ðế
thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát chỉ thật hành Bát-Nhã ba la mật, mà chẳng
thật hành ba la mật khác ư!
-
Ðức Phật
nói:
-
- Này Kiều
Thi Ca! Ðại Bồ-Tát thật hành tát cả sáu ba la mật, vì vô sở đắc
vậy.
-
Thật hành
đàn na ba la mật, chẳng thấy người thí chẳng thấy kẻ thọ, chẳng
thấy tài vật.
-
Thật hành
thi la ba la mật, chẳng thấy giới, chẳng thấy người trí giới,
chẳng thấy người phá giới.
-
Nhẫn đến
thật hành Bát-Nhã ba la mật chẳng thấy trí huệ, chẳng thấy người
trí huệ, chẳng thấy người không trí huệ.
-
Này Kiều
Thi Ca! Lúc đại Bồ-Tát thật hành bố thí chính Bát-Nhã ba la mật
làm minh đạo cho bố thí, nên được đầy đủ đàn na ba la mật.
-
Lúc đại
Bồ-Tát thật hành trì giới, chính Bát-Nhã ba la mật làm minh đạo
cho trì giới, nên được đầy đủ thi la ba la mật.
-
Lúc đại
Bồ-Tát thật hành nhẫn nhục, chính Bát-Nhã ba la mật làm minh đạo
cho nhẫn nhục, nên được đầy đủ sằn đề ba la mật.
-
Lúc đại
Bồ-Tát thật hành tinh tấn, chính Bát-Nhã ba la mật làm minh đạo
cho tinh tấn, nên được đầy đủ tỳ lê gia ba la mật.
-
Lúc đại
Bồ-Tát thật hành thiền na, chính Bát-Nhã ba la mật làm minh đạo
cho thiền na, nên được đầy đủ thiền na ba la mật.
-
Lúc đại
Bồ-Tát quán các pháp, chính Bát-Nhã ba la mật làm minh đạo cho
quán trí, nên được đầy đủ Bát-Nhã ba la mật.
-
Bỡi tất cả
các pháp từ sắc đến nhứt thiết chủng trí đều vô sở đắc vậy.
-
Này Kiều
Thi Ca! Ví như cây Diêm Phù Ðề, những lá, những hoa, những quả,
những màu sắc, nhiều thứ sai khác, bóng mát của cây thời không
sai khác.
-
Các ba la
mật vào trong Bát-Nhã ba la mật đến nhứt thiết chủng trí, không
sai khác cũng như vậy. Vì vô sở đắc vậy.
-
Thiên Ðế
thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật thành tựu đại công đức, thành tựu tất
cả công đức, Bát-Nhã ba la mật thành tựu vô lượng công đức,
thành tựu vô biên công đức, thành tựu vô đẳng công đức.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu có thiện nam thiện nữ biên chép quyển kinh Bát-Nhã
ba la mật này, rồi cung kính cúng dường tôn trọng tán thán, lại
chánh ức iệm đúng như lời kinh Bát-Nhã ba la mật.
-
Lại có
thiện nam thiện nữ chép quyển kinh Bát-Nhã ba la mật này rồi đem
cho người khác.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Hai người trên đây ai được phước nhiều.
-
Ðức Phật
nói:
-
- Này Kiều
Thi Ca! Nay Phật hỏi lại ngài. Tùy ý ngài đáp.
-
Nếu có
người cúng dường cung kính tôn trọng tán thán xá lợi của chư
Phật. Lại có người chia xá lợi ra như hột cải để cho người khác
cúng dường. Ai được phước nhiều hơn?
-
Thiên Ðế
thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Như tôi nghe pháp nghĩa của đức Phật nói: người tự mình
cúng dường xá lợi. Nếu lại có người phân xá lợi như hột cải để
cho người khác cúng dường, người này được phước rất nhiều.
-
Vì thấy
phước này lợi ích chúng sanh, nên đức Phật nhập kim cang tam
muội, làm nát thân kim cang thành hột xá lợi.
-
Tại sao
vậy? Vì sau khi đức Phật nhập diệt, người cúng dường xá lợi của
đức Phật dẫu bằng hột cải, người này cũng được phước vô biên đến
tận khổ.
-
Ðức Phật
nói:
-
- Ðúng như
vậy. Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam thiện nữ biên chép quyển
kinh Bát-Nhã ba la mật rồi cúng dường cung kính. Nếu lại có
người biên chép quyển kinh Bát-Nhã ba la mật đem cho người khác
học. Thiện nam thiện nữ này được phước rất nhiều.
-
Nếu có
thiệnnam thiện nữ đúng với nghĩa trong Bát-Nhã ba la mật mà diễn
nói cho người khác được hiểu biết. Công đức của người này hơn
người trước.
-
Những người
theo Bát-Nhã ba la mật phải xem người này như Phật. Cũng xem như
người phạm hạnh cao thắng.
-
Tại sao
vậy? Vì phải biết Bát-Nhã ba la mật tức là Phật. Bát-Nhã ba la
mật chẳng khác Phật, Phật chẳng khác Bát-Nhã ba la mật.
-
Chư Phật
quá khứ vị lai hiện tại đều từ trong Bát-Nhã ba la mật mà học
được vô thượng bồ đề.
-
Và người
phạm hạnh cao thắng tức là bực đại Bồ-Tát bất thối chuyển cũng
được học Bát-Nhã ba la mật mà sẽ được vô thượng bồ đề.
-
Hàng Thanh
Văn học Bát-Nhã ba la mật này mà được đạo A La Hán.
-
Người cầu
Bích Chi Phật đạo học Bát-Nhã ba la mật này mà được đạo Bích Chi
Phật.
-
Hàng Bồ-Tát
học Bát-Nhã ba la mật mà nhập được Bồ-Tát vị.
-
Này Kiều
Thi Ca! Vì thế nên thiện nam thiện nữ muốn cung kính cúng dường
chư Phật hiện tại, thời nên cúng dường Bát-Nhã ba la mật.
-
Ta thấy sự
lợi ích này, nên lúc mới thành vô thượng bồ đề, ta nghĩ rằng có
ai là người đáng được cúng dường cung kính tôn trọng tán thán y
chỉ?
-
Này Kiều
Thi Ca! Trong tất cả thế gian, trong những hàng chư Thiên, ma,
phạm, hoặc sa môn Bà La Môn, ta chẳng thấy ai sánh bằng Phật cả,
huống là có người hơn.
-
Ta lại tự
nghĩ rằng pháp của ta được tự làm cho ta thành Phật. Ta cúng
dường cung kính tôn trọng tán thán pháp này và y chỉ pháp này mà
an trụ.
-
Những gì là
pháp này?
-
Chính là
Bát-Nhã ba la mật.
-
Này Kiều
Thi Ca! Phật còn tự mình cúng dường cung kính tôn trọng tán thán
và y chỉ Bát-Nhã ba la mật. Huống là thiện nam thiện nữ muốn
được vô thượng bồ đề mà chẳng cúng dường cung kính tôn trọng tán
thán Bát-Nhã ba la mật.
-
Tại sao
vậy?
-
Vì trong
Bát-Nhã ba la mật xuất sanh chư đại Bồ-Tát.
-
Trong chư
đại Bồ-Tát xuất sanh chư Phật.
-
Này Kiều
Thi Ca! Thế nên thiện nam thiện nữ hoặc cầu Phật đạo, hoặc cầu
Thanh Văn đạo, thời đều phải cúng dường cung kính tôn trọng tán
thán Bát-Nhã ba la mật với những hương hoa anh lạc nhẫn đến phan
lọng.
-
- --o0o--
|
|