Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ MƯỜI BA

Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM CHIẾU MINH THỨ BỐN MƯƠI

          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Ðây chính là Bát-Nhã ba la mật?
          Ðức Phật nói:
          - Chính là Bát-Nhã ba la mật!
          Ngài Xá Lợi Phật thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật hay chiếu sáng tất cả pháp, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.
          Bạch đức Thê-Tôn! Nên kính lễ Bát-Nhã ba la mật.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật chẳng dính mắc ba cõi.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật trừ các sự tối tăm, vì tất cả phiền não kiến chấp đều dứt trừ vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Trong tất cả pháp trợ đạo thời Bát-Nhã ba la mật là tối thượng.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật là an ổn, vì hay dứt trừ tất cả bố úy khổ não vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật hay đem lại quang  minh, vì trang nghiêm với ngũ nhãn vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật hay chỉ dẫn những chúng sanh đã sa vào tà kiến, vì rời hẳn hai bên vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật là nhứt thiết chủng trí, vì tất cả phiền não và tập khí dứt diệt vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật là mẹ của chư đại Bồ-Tát, vì hay xuất sanh các Phật pháp vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật bất sanh bất diệt, vì tự tướng rỗng không vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật xa rời sanh tử, vì chẳng phải thường chẳng phải diệt vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật là chỗ vệ hộ của người không ai cứu giúp, vì ban bố tất cả trân bửu vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật đầy đủ năng lực, vì không gì phá hoại được vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật hay chuyển ba lần chuyển mười hai hành pháp luân, vì tất cả pháp chẳng chuyển chẳng huờn vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật hay hiển thị các pháp tánh, vì vô pháp hữu pháp không vậy.
          Bạch đức Thế-Tôn! Phải cúng dường Bát-Nhã ba la mật thế nào?
          Ðức Phật nói:
          - Phải như cúng dường Phật mà cúng dường Bát-Nhã ba la mật. Phải như lễ Phật mà lễ Bát-Nhã ba la mật.
          Tại sao vậy?
          Vì Phật chẳng khác Bát-Nhã ba la mật và Bát-Nhã ba la mật chẳng khác Phật. Phật tức là Bát-Nhã ba la mật và bát-Nhã ba la mật tức là Phật.
          Trong Bát-Nhã ba la mật này xuất sanh chư Phật, chư Bồ-Tát, Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Ðà Hàm, Tu Ðà Hoàn.
          Trong Bát-Nhã ba la mật này xuất sanh mười thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, năm thần thông, nội khônog đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bát thánh đạo.
          Trong Bát-Nhã ba la mật này xuất sanh thập lực, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, nhứt thiết chủng trí.
          Bấy giờ Thiên Ðế Thích Ðề Hoàn Nhơn nghĩ rằng do cớ gì mà ngài Xá Lợi Phất hỏi đức Phật những sự như vậy.
          Thiên Ðế bèn đem ý nghĩ đó hỏi ngài Xá Lợi Phất.
          Ngài Xá Lợi Phất nói:
          - Này Kiều Thi Ca! Ðại Bồ-Tát được Bát-Nhã ba la mật thủ hộ, do phương tiện lực, đối với thiện căn của tam thế chư Phật từ sơ phát tâm đến pháp trụ, đều hòa hiệp tùy hỉ tất cả hồi hướng vô thượng bồ đề. Vì cớ ấy nên tôi bạch hỏi việc như vậy.
          Này Kiều Thi Ca! Bát-Nhã ba la mật của đại Bồ-Tát hơn đàn na ba la mật, thi la ba la mật, sằn đề ba la mật, tỳ lê gia ba la mật và thiền na ba la mật.
          Ví như những người sanh manh, hoặc số trăm, số ngàn, hoặc cả trăm ngàn người, mà không ai dẫn đường, thời họ không thể vào  thành được.
          Cũng vậy, năm ba la mật mà rời Bát-Nhã ba la mật thời như kẻ mù không người dẫn đường, không thể tiến đạo, không thể được nhứt thiết chủng trí.
          Nếu được Bát-Nhã ba la mật dắt dẫn, thời năm ba la mật gọi là có con mắt và được danh tự ba la mật.
          Thiên Ðế hỏi ngài Xá Lợi Phất:
          - Như lời ngài nói do Bát-Nhã ba la mật dẫn dắt mà năm ba la mật được danh tự ba la mật.
          Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu không đàn na ba la mật tương trợ thời năm ba la mật chẳng được danh tự ba la mật. Nếu không thi-la ba la mật, hoặc nếu không sằn đế ba la mật, hoặc không tỳ lê gia ba la mật hay thiền na ba la mật tương trợ, thời năm ba la mật chẳng được danh tự ba la mật.
          Nếu đã như thế, tại sao chỉ riêng ca ngợi Bát-Nhã ba la mật?
          Ngài Xá Lợi Phất nói:
          - Ðúng như lời Kiều Thi Ca  nói. Nếu không đàn na ba la mật vân vân, thời năm ba la mật chẳng được danh tự ba la mật.
          Nhưng vìi đại Bồ-Tát an trụ trong Bát-Nhã ba la mật thời hay đầy đủ đàn na ba la mật đến thiền na ba la mật.
          Vì thế nên đối với  năm ba la mật, thời Bát-Nhã ba la mật là đệ nhứt trên hết, là tối diệu vô thượng không gì bằng.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa đức Phật:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Phải phát sanh Bát-Nhã ba la mật thế nào?
          Ðức Phật nói:
          - Vì sắc chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật sanh. Vì thọ tưởng hành thức chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật sanh. Vì đàn na ba la mật đến thiền na ba la mật chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật sanh. Vì nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng sanh, vì tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật sanh.
          Vì tất cả pháp chẳng sanh như vậy nên Bát-Nhã ba la mật phải sanh.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Thế nào là vì sắc chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật sanh. Nhẫn đến thế nào là vì tất cả pháp chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật phải sanh?
          Ðức Phật nói:
          - Sắc chẳng khởi sanh vì là chẳng được chẳng mất vậy. Nhẫn đến tất cả pháp chẳng khởi chẳng sanh vì là chẳng được chẳng mất vậy. Do đó mà Bát-Nhã ba la mật sanh.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          Bạch đức Thế-Tôn! Sanh bát-Nhã ba la mật như vậy hiệp với những pháp nào?
          Ðức Phật nói:
          - Không có cùng hiệp. Thế nên  được gọi là Bát-Nhã ba la mật.
          Ngài Xá Lợi Phật thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Chẳng cùng hiệp với những pháp nào?
          Ðức Phật nói:
          - Chẳng cùng hiệp với pháp bất thiện, chẳng cùng hiệp với pháp thiện, chẳng cùng hiệp với pháp thế gian, chẳng cùng hiệp với pháp hữu lậu, chẳng cùng hiệp với pháp vô lậu, chẳng cùng hiệp với pháp tội, chẳng cùng hiệp với pháp vô tội, chẳng cùng hiệp với pháp hữu vi, chẳng cùng hiệp với pháp vô vi.
          Tại sao vậy?
          Vì Bát-Nhã ba la mật chẳng vì được các pháp mà sanh. Thế nên đối với các pháp không chỗ cùng hiệp.
          Thiên Ðế thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật này cũng chẳng hiệp với nhứt thiết trí chăng?
          Ðức Phật  nói:
          - Ðúng như vậy. Này Kiều Thi Ca! Bát-Nhã ba bla mật cũng chẳng hiệp và nhứt thiết trí cũng chẳng được.
          Tại sao vậy?
          Bát-Nhã ba la mật chẳng như danh tự, chẳng như tướng, chẳng như pháp khởi tác hiệp.
          Thiên Ðế thưa:
          - Nay hiệp thế nào?
          Ðức Phật nói:
          - Nếu đại Bồ-Tát như chẳng lấy chẳng thọ chẳng ở chẳng mắc chẳng dứt, hiệp như vậy cũng không chỗ hiệp. Cũng vậy, Bát-Nhã ba la mật tất cả pháp hiệp cũng không chỗ hiệp.
          Thiên Ðế thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Thật là chưa từng có. Bát-Nhã ba la mật này vì tất cả pháp chẳng khởi chẳng sanh chẳng được chẳng mất nên sanh.
          Ngài Tu Bồo Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Nếu đại Bồ-Tát lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật mà quan niệm rằng Bát-Nhã ba la mật hoặc hiệp với tất cả pháp, hoặc chẳng hiệp. Thời vị Bồ-Tát này đã bỏ Bát-Nhã ba la mật, đã xa rời Bát-Nhã ba la mật.
          Ðức Phật nói:
          - Này Tu Bồ Ðề! Lại có nhơn duyên mà đại Bồ-Tát bỏ xa lìa Bát-Nhã ba la mật.
          Nếu đại Bồ-Tát quan niệm rằng Bát-Nhã ba la mật này không có chỗ trống rỗng chẳng cứng chắc.
          Ðại Bồ-Tát này thời là bỏ và lìa xa Bát-Nhã ba la mật.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Tin Bát-Nhã ba la mật là chẳng tin pháp nào?
          Ðức Phật nói:
          - Tin Bát-Nhã ba la mật thời chẳng tin sắc, chẳng tin thọ tưởng hành thức, chẳng tin nhãn nhĩ tĩ thiệt thân ý, chẳng tin sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng tin nhãn giới đến ý thức giới, chẳng tin đàn na ba la mật đến thiền na ba la mật, chẳng tin nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng tin tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, chẳng tin thập lực đến mười tám pháp bất cộng, chẳng tin quả Tu Ðà Hoàn đến đạo Bích Chi Phật, chẳng tin đạo Bồ-Tát, chẳng tin vô thượng bồ đề nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.
          Tại sao vậy?
          Vì sắc bất khả đắc nên tin Bát-Nhã ba la mật thời chẳng tin sắc. Nhẫn đến vì nhứt thiết chủng trí bất khả đắc nên tin Bát-Nhã ba la mật thời chẳng tin nhứt thiết chủng trí.
          Thế nên, này Tu Bồ Ðề! Lúc tin Bát-Nhã ba la mật thời chẳng tini sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật này gọi là đại ba la mật.
          Tại sao vậy?
Vì  Bát-Nhã ba la mật này chẳng làm sắc lớn, chẳng làm sắc nhỏ, nhẫn đến vô thượng bồ đề chẳng làm lớn chẳng làm nhỏ, chư Phật chẳng làm lớn chẳng làm nhỏ.
          Vì Bát-Nhã ba la mật này chẳng làm sắc hiệp, chẳng làm sắc tan, nhẫn đến chư Phật chẳng làm hiệp chẳng làm tan.
          Vì  Bát-Nhã ba la mật này chẳng làm sắc vô lượng, chẳng làm sắc chẳng phải vô lượng, nhẫn đến chư Phật chẳng làm vô lượng, chẳng làm chẳng phải vô lượng.
          Vì Bát-Nhã ba la mật này chẳng làm sắc rộng, chẳng làm sắc hẹp, nhẫn đến chư Phật chẳng làm rộng, chẳng làm hẹp.
          Vì Bát-Nhã này chẳng làm sắc hữu lực, chẳng làm sắc vô lực, nhẫn đến chư Phật chẳng làm hữu lực, chẳng làml vô lực.
          Do nhơn duyên trên đây nên Bát-Nhã ba la mật gọi là đại ba la mật.
          Bạch đức Thế-Tôn! Nếu Bồ-Tát mới phát tâm chẳng xa lìa Bát-Nhã ba la mật, chẳng xa lìa thiền na ba la mật đến đàn na ba la mật, quan niệm rằng Bát-Nhã ba la mật này chẳng làm sắc lớn chẳng làm sắc nhỏ, chẳng làm sắc hiệp chẳng làm sắc tan, chẳng làm sắc vô lượng, chẳng làm sắc hữu lực, chẳng làm sắc vô lực. Nhẫn đến chư Phật cũng như vậy.
          Bồ-Tát biết như vậy thời là chẳng hiện hành Bát-Nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì chẳng phải tướng Bát-Nhã ba la mật. Nghĩa là làm sắc lớn hỏ đến hữu lực vô lực. Nhẫn đến chư Phật làm lớn nhỏ hữu lực vô lực.
          Bạch đức Thế-Tôn! Vì dụng hữu sở đắc, Bồ-Tát này bèn có lỗi lầm lớn. Nghĩa là lúc thật hành Bát-Nhã ba la mật làm sắc lớn nhỏ, nhẫn đến chư Phật, làm hữu lực vô lực.
          Tại sao vậy?
          Vì người hữu sở đắc thời không vô thượng bồ đề.
          Tại sao vậy?
          Vì c húng sanh chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật chẳng sanh, nhẫn đến vì Phật chẳng sanh nên Bát-Nhã ba la mật chẳng sanh.
          Vì chúng sanh tánh không nên Bát-Nhã ba la mật tánh không. Vì sắc tánh không nên Bát-Nhã ba la mật tánh không. Nhẫn đến vì Phật tánh không nên Bát-Nhã ba la mật tánh không.
          Vì chúng sanh chẳng phải pháp nên Bát-Nhã ba la mật chẳng phải pháp. Vì sắc chẳng phải pháp nên Bát-Nhã ba la mật chẳng phải pháp. Nhẫn đến vì Phật chẳng phải pháp nên Bát-Nhã ba la mật chẳng phải pháp.
          Vì c húng sanh sắc đến Phật rỗng không nên Bát-Nhã ba la mật rỗng không.
          Vì chúng sanh sắc đến Phật ly nên Bát-Nhã ba la mật ly.
          Vì chúng sanh sắc đến Phật không có nên Bát-Nhã ba la mật không có.
          Vì chúng sanh sắc đến Phật bất khả tư nghì nên  Bát-Nhã ba la mật bất tư nghì.
          Vì chúng sanh sắc đến Phật chẳng diệt nên Bát-Nhã ba la mật chẳng diệt.
          Vì chúng sanh sắc đến Phật bất khả tri nên Bát-Nhã ba la mật bất khả tri.
          Vì chúng sanh sắc đến Phật, lực chẳng thành tựu nên Bát-Nhã ba la mật lực chẳng thành tựu.
          Thế nên, bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật của đại Bồ-Tát gọi là đại ba la mật vậy.
                            
--o0o--