|
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ
MƯỜI SÁU
Hán
dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt
dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
PHẨM PHẬT MẪU THỨ BỐN MƯƠI TÁM
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
Ví như bà
mẹ có con trai, hoặc năm hoặc mười hoặc trăm ngàn người con
trai. Bà mẹ phải bịnh, các con đều lo buồn cần cầu cứu chữa, vì
nhớ ơn mẹ sanh dục và dạy dỗ mình.
-
Cũng vậy,
này Tu Bồ Ðề! Phật và chư Phật hiện tại mười phương đều thường
dùng Phật nhãn nhìn Bát-Nah4 ba la mật sâu xa này.
-
Tại sao
vậy? Vì Bát-Nhã ba la mật sâu xa này hay hiển thị tướng thế
gian, hay xuất sanh chư Phật, hay cho nhứt thiết chủng trí, cũng
hay sanh thiền na ba la mật nhẫn đến đàn na ba la mật, hay sanh
nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không hay sanh tứ niệm xứ
nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, hay sanh Tu Ðà Hoàn Tư Ðà Hàm A
Na Hàm La Hán Bích Chi Phật, hay sanh chư Phật.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Chư Phật đã được vô thượng bồ đề chư Phật hiện nay được
cùng chư Phật sẽ được đều do Bát-Nhã ba la mật sâu xa này mà
được.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Thiện nam thiện nữ cầu Phật đạo biên chép nhẫn đến chánh ức
niệm Bát-Nhã ba la mật sâu xa này. Chư Phật thường dùng Phật
nhãn nhìn người này gia hộ cho họ được chẳng thối chuyển vô
thượng chánh giác.
-
Ngài Tu Bồ
Ðề thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Như lời đức Phật dạy Bát-Nhã ba la mật hay sanh chư
Phật, hay hiển thị tướng thế gian.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Thế nào là Bát-Nhã ba la mật hay sanh chư Phật? Hay
hiển thị tướng thế gian? Thế nào là chư Phật từ Bát-Nhã ba la
mật sanh? Chư Phật nói tướng thế gian như thế nào?
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
- Trong
Bát-Nhã ba la mật sâu xa này xuất sanh mười trí lực nhẫn đến
nhứt thiết chủng trí. Vì được các pháp trên đây mà gọi là Phật,
nên Bát-Nhã ba la mật hay sanh chư Phật.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Chư Phật nói ngũ ấm là tướng thế gian.
-
Ngài Tu Bồ
Ðề thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Thế nào là trong Bát-Nhã ba la mật nói tướng ngũ ấm?
Thế nào là trong bát-Nhã ba la mật hiển thị tướng ngũ ấm?
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
- Bát-Nhã
ba la mật chẳng hiển thị ngũ ấm phá, chẳng hiển thị ngũ ấm hoại,
chẳng hiển thị sanh diệt cấu tịnh tăng giảm, chẳng hiển thị xuất
nhập, chẳng hiển thị quá khứ vị lai hiện tại.
-
Tại sao
vậy?
-
Vì tướng
không chẳng phá chẳng hoại. Vì tướng vô tướng chẳng phá chẳng
hoại. Vì tướng vô tác chẳng phá chẳng hoại. Vì pháp bất khởi,
pháp bất sanh, pháp vô sở hữu, pháp tánh chẳng phá chẳng hoại.
Vì tướng hiển thị như vậy nên Phật nói trong Bát-Nhã ba la mật
sâu xa hay hiển thị tướng thế gian.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật mà Phật biết rõ tâm niệm của vô
lượng vô biên vô số chúng sanh.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Trong Bát-Nhã ba la mật sâu xa này khônog chúng sanh không
danh từ chúng sanh, không sắc thọ tưởng hành thức không danh từ
sắc thọ tưởng hành thức, nhẫn đến không nhứt thiết chủng trí
không danh từ nhứt thiết chủng trí. Thế nên Bát-Nhã ba la mật
sâu xa này hay hiển thị tướng thế gian.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Bát-Nhã ba la mật sâu xa này chẳng hiển thị sắc thọ tưởng
hành thức nhẫn đến chẳng hiển thị nhứt thiết chủng trí.
-
Tạisao vậy?
Vì trong Bát-Nhã ba la mật sâu xa này còn không Bát-Nhã ba la
mật huống là sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Có bao nhiêu danh số chúng sanh hoặc loài có sắc hay
không sắc, có tưởng hay không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng
chẳng phải không tưởng ở quốc độ này nhẫn đến khắp quốc độ mười
phương. Những chúng sanh ấy hoặc nhiếp tâm hoặc loạn tâm, đức
Phật đều biết thiệt rõ tất cả tâm niệm của họ.
-
Do đâu mà
đức Phật biết thiệt rõ tướng dạng tâm niệm của chúng sanh?
-
Vì đức Phật
dùng pháp tướng nên biết rõ.
-
Dùng pháp
tướng gì để biết?
-
Này Tu Bồ
Ðề! Trong pháp tướng này còn không có tướng pháp tướng huống là
nhiếp tâm với loạn tâm. Vì dùng pháp tướng này mà đức Phật biết
thiệt rõ nhiếp tâm loạn tâm của tất cả chúng sanh.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Ðức Phật biết thiệt rõ nhiếp tâm loạn tâm của chúng sanh.
-
Do đâu mà
biết?
-
Vì do tận
tướng nên biết, do vô nhiễm tướng nên biết, do diệt tướng nên
biết, do đoạn tướng nên biết do tịch tướng nên biết, do ly tướng
nên biết. Ðức Phật do nơi Bát-Nhã ba la mật mà biết rõ nhiếp tâm
loạn tâm của tất cả chúng sanh.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ nhiễm tâm
của chúng sanh biết thiệt rõ sân tâm si tâm của chúng sanh, nếu
chúng sanh có nhiễm tâm sân tâm si tâm.
-
Tại sao đức
Phật biết thiệt rõ như vậy? Này Tu Bồ Ðề! Vì thiệt tướng của
nhiễm tâm không có tướng nhiễm vì thiệt tướng của sân tâm si tâm
không có tướng sân không có tướng si.
-
Tại sao
vậy? Vì trong tihệt tướng không có tâm vương tâm sở huống là có
được nhiễm tâm sân tâm si tâm, huống là có dược tâm chẳng nhiễm
chẳng sân chẳng si.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm
nhiễm tâm sân tâm si của tất cả chúng sanh.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm không
nhiễm không sân không si của tất cả chúng sanh nếu chúng sanh
không tâm nhiễm sân si.
-
Tại sao
vậy? Vì trong tâm không nhiễm không sân không si này chẳng có
tướng nhiễm sân si chẳng có tướng chẳng nhiễm sân si. Vì hai tâm
chẳng còn chung vậy. Thế nên, này Tu Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật
mà đức Phật biết thiệt rõ tâm không nhiễm sân si của chúng sanh
nếu chúng sanh không có tâm nhiễm sân si.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật, nếu chúng sanh có quảng tâm, đức
Phật biết thiệt rõ quảng tâm của chúng sanh.
-
Tại sao
vậy? Vì đức Phật biết rõ tâm tướng của chúng sanh chẳng rộng
chẳng hẹp chẳng tăng chẳng giảm chẳng đến chẳng đi, vì tâm tướng
rời lìa, vì tâm tánh vốn không nên không có gì làm rộng làm hẹp
làm tăng làm giảm làm đến làm đi.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ
quảng tâm của chúng sanh nếu chúng sanh có quảng tâm.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật, nếu chúng sanh có đại tâm, đức Phật
biết thiệt rõ đại tâm của chúng sanh. Tại sao vậy? Vì đức Phật
chẳng thấy tâm chúng sanh có tướng lai tướng khứ tướng sanh trụ
dị diệt. Tại sao vậy? Vì tâm tánh vốn không nên không có ai đến
đi không có ai sanh trụ diệt.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Nếu chúng sanh có đại tâm, do Bát-Nhã ba la mật mà
đức Phật biết thiệt rõ đại tâm của chúng sanh.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Nếu chúng sanh có tâm vô lượng, do Bát-Nhã ba la mật mà
đức Phật biết thiệt rõ tâm vô lượng của chúng sanh. Tại sao vậy?
Vì do Bát-Nhã ba la mật mà đức Phật biết rõ tâm ấy của chúng
sanh: chẳng thấy an trụ chẳng thấy chẳng an trụ. Vì tướng của
tâm vô lượng không chỗ y chỉ, nào có chỗ trụ chẳng trụ.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Chúng sanh có tâm vô lượng, do Bát-Nhã ba la mật
mà đức Phật biết thiệt rõ tâm vô lượng ấy.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Tâm chẳng thể thấy được của chúng sanh, do Bát-Nhã ba la
mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm chẳng thể thấy được ấy. Tại
sao vậy? Vì tâm chúng sanh là vô tướng, vì tự tướng vốn không,
đức Phật biết thiệt rõ vô tướng. Tâm của chúng sanh cả ngũ nhãn
đều không thấy được.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Tâm chẳng thể thấy được của chúng sanh, do Bát-Nhã
ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm chẳng thể thấy được ấy.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật, những tâm số xuất một co giãn của
chúng sanh đức Phật biết thiệt rõ. Tại sao vậy? Vì tất cả tâm số
xuất một co giãn của cúng sanh đều y cứ nơi sắc thọ tưởng hành
thức mà sanh khởi. Ở trong ấy, đức Phật biết rõ tâm số xuất một
co giãn của chúng sanh. Ðó là thần và thế gian thường đây là sự
thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến thức này y cứ nơi sắc thần và
thế gian vô thường, đây là sự thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến
thức này y cứ nơi sắc thần và thế gian cũng thường cũng vô
thường, đây là sự thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến thức này y cứ
sắc thần và thế gian chẳng thường chẳng vô thường, đây là sự
thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến thức này y cứ nơi sắc thần và
thế gian thường đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai.
-
Như kiến
thức này y cứ nơi sắc, kiến thức này y cứ nơi thọ, y cứ nơi
tưởng, y cứ nơi hành, y cứ nơi thức cũng vậy.
-
Kiến thức
này y cứ nơi sắc và thế gian hữu biên, đây là sự thiệt ngoài ra
là nói sai. Kiến thức này y cứ nơi sắc và thế gian vô biên, đây
là sự thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến thức này y cứ nơi sắc và
thế gian cũng hữu biên cũng vô biên, đây là sự thiệt ngoài ra là
nói sai. Kiến thức này y cứ nơi sắc và thế gian chẳng hữu biên
chẳng vô biên, đây là sự thiệt ngoài ra là nói sai.
-
Như y cứ
nơi sắc, kiến thức này y cứ nơi thọ tưởng hành thức cũng như
vậy.
-
Thần chính
là thân.
-
Kiến thức
này y cứ nơi sắc thần khác thân khác, y cứ nơi thọ tưởng hành và
thức cũng như vậy.
-
Sau khi
chết có như đi, đây là sự thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến thức
này y cứ nơi sắc sau khi chết có như đi hoặc không có như đi,
đây là sự thiệt ngoài ra là nói sai. Kiến thức này y cứ nơi sắc
sau khi chết chẳng phải có như đi chẳng phải không có như đi,
đây là sự thiệt n goài ra là nói sai.
-
Như y cứ
nơi sắc, y cứ nơi thọ tưởng hành thức cũng như vậy.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Do Bát-Nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ
những tâm số xuất một co giãn của chúng sanh.
-
Lại này Tu
Bồ Ðề! Ðức Phật biết rõ sắc tướng. Biết rõ sắc tướng thế nào?
Như là như tướng: Chẳng hoại, không phân biệt, không tướng,
không nhớ ghi, không hí luận, không được, sắc tướng cũng như
vậy, cũng chẳng hoại nhẫn đến cũng không được.
-
Này Tu Bồ
Ðề! Ðức Phật biết rõ thọ tướng nhẫn đến biết rõ ý thức tướng là
chẳng hoại nhẫn đến không được như là, như tướng.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Ðức Phật biết rõ chúng sanh như tướng và chúng
sanh tâm số xuất một co giãn như tướng, ngũ ấm n hư tướng, chư
hành như tướng, cũng chính là tất cả pháp như tướng, đó là sáu
ba la mật như tướng đó, đó là ba mươi bảy phẩm trợ đạo như
tướng, đó là thập bát không như tướng, đó là bát bội xả như
tướng, đó là chín thứ đệ định như tướng, đó olà mười trí lực như
tướng, đó là tứ vô úy, tứ vô ngại trí, đại từ đại bi, mười tám
pháp bất cộng như tướng, đó là nhứt thiết chủng trí như tướng,
đó là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp thế gian pháp xuất thế
gian, pháp hữu lậu pháp vô lậu, pháp quá khứ vị lai hiện tại,
pháp hữu vi pháp vô vi như tướng, đó là quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư
Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, quả Bích Chi Phật, quả vô
thượng bồ đề và chư Phật như tướng. Chư Phật như tướng đều là
tướng nhứt như chẳng hai chẳng khác chẳng tận chẳng hoại. Ðây
gọi là tất cả pháp như tướng.
-
Ðức Phật do
Bát-Nhã ba la mật mà được như tướng như vậy.
-
Vì thế nên
Bát-Nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế
gian.
-
Thế nên,
này Tu Bồ Ðề! Ðức Phật biết rõ tấtcả pháp như tướng, chẳng biệt
dị, chẳng phải chẳng như. Vì được như tướng như vậy nên đức Phật
được gọi là Như Lai.
-
Ngài Tu Bồ
Ðề thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Các pháp như tướng chẳng biệt dị chẳng phải chẳng như
ấy rất là sâu xa.
-
Bạch đức
Thế-Tôn! Chư Phật dùng pháp ấy mà vì người nói vô thượng bồ đề.
Ai là người tin hiểu được? Chỉ có bực bất thối Bồ-Tát, người đây
đủ chánh kiến, bực vô lậu A La Hán. Vì pháp này rất sâu xa.
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
- Vì pháp
này tướng vô tận nên rất là sâu xa.
-
Ngài Tu Bồ
Ðề thưa:
-
- Bạch đức
Thế-Tôn! Pháp nào tướng vô tận nên là rất sâu xa?
-
Ðức Phật
bảo ngài Tu Bồ Ðề:
-
- Vì tất cả
pháp vô tận nên là rất sâu xa.
-
Như vậy,
này Tu Bồ Ðề! Ðức Phật được tất cả pháp như ấy rồi vì chúng sanh
mà thuyết pháp.
-
- --o0o--
|
|