Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ HAI MƯƠI BẢY

Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM TỨ NHIẾP THỨ BẢY MƯƠI TÁM

          Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật:
          Bạch đức Thế-Tôn! Nếu các pháp như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa không có thiệt sự, không có tánh, tự tướng rỗng không, thì làm thế nào phân biệt là pháp lành, pháp chẳng lành, là pháp thế gian là pháp xuất thế gian, là pháp hữu lậu, là pháp vô lậu, là pháp hữu vi, là pháp vô vi, là pháp hay được quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, là pháp hay được đạo Bích Chi Phật, là pháp hay được vô thượng bồ đề?
          Ðức Phật bảo ngài Tu Bồ Ðề:
          Kẻ phàm người ngu có mộng, có người thấy mộng, nhẫn nđến có hóa, có người thấy hóa. Họ  phát khởi thân, khẩu, ý gây nên nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký, nghiệp phước, nghiệp tội, nghiệp bất động.
          Ðại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật an trụ trong hai thứ không: tất cánh không và vô thỉ không, vì chúng sanh mà thuyết  pháp rằng:
          Các chúng sanh này! Sắc, thọ, tưởng, hành, thhức rỗng không, không có sở hữu; thập nhị nhập, thập bát giới rỗng không, không có sở hữu.
          Sắc, thọ, tưởng, hành, thức thập thị nhập, thập bát giới là mộng, là hưởng, là ảnh, là diệm, là  huyễn, là hóa.
          Trong đó không có năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, không có mộng cũng không có  người thấy mộng, không có hưởng cũng không có  người nghe hưởng, không có ảnh cũng không có người thấy ảnh, không có diệm cũng không có người thấy diệm, không có huyễn cũng không có người thấy huyễn, không có người thấy hóa cũng không có người thấy hóa.
          Tất cả pháp không có căn bổn, thiệt tánh vô sở hữu.
          Các người ở trong không có ấm lại thấy có ấm, không có nhập lại thấy có nhập, không có giới lại thấy có giới.
          Tất cả pháp ấy đều từ nhơn duyên hòa hợp mà sanh. Do tâm điên đảo mà khởi, thuộc nghiệp quả báo.
          Tại sao các người ở trong những pháp rỗng không, không có căn bổn mà lại nắm lấy tướng căn bổn?
          Lúc bấy giờ đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật dùng sức phương tiện ở trong pháp xan tham mà cứu thoát chúng  sanh ra dạy họ thật hành Ðàn ba la mật, giữ công đức bố thí này được phước báo lớn. Từ nơi phước báo lớn cứu thoát ra dạy họ trì giới, nương công đức trì giới, được sanh chỗ tôn qúy trên trới. Rồi lại cứu thoát ra dạy họ an trụ sơ thiền, do công đức sơ thiền, sanh trời Phạm Thiên, nhẫn đến dạy họ an trụ nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ cũng như vậy.
          Chúng sanh thật hành bố thí ấy và quả báo bố thí, trì giới và quả báo trì giới, thiền định và quả báo thiền định, từ nơi đó mà cứu thoát họ đặt họ nơi vô dư Niết-bàn và trong đạo Niết Bàn, đó là tứ n iệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không vô tướng vô tác giải thoát môn, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp.
          Bồ-Tát làm an ổn chúng sanh cho họ an trụ trong pháp vô lậu của bực thánh, không sắc không hình không đối.
          Có ai có thể được quả Tu Ðà Hoàn, thì Bồ-Tát an ổn giáo hóa họ làm cho họ an trụ quả Tu Ðà Hoàn.
          Có ai có t hể được quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật thì Bồ-Tát an ổn giáo hóa, làm cho họ an trụ quả Tư Ðà Hàm quả A Na Hàm, quả A  La Hán, đạo Bích Chi Phật.
          Có ai có thể được vô thượng bồ đề thì Bồ-Tát an ổn giáo hóa làm cho họ an trụ vô thượng bồ đề.
          Bạch đức Thế-Tôn! Chư đại Bồ-Tát rất là hi hữu khó theo kịp. Các ngài hay thật hành Bát-Nhã ba la mật sâu xa này.
          Các pháp không có tánh là rốt ráo không vô thỉ không, mà các ngài phân biệt các pháp là thiện là bất thiện, là hữu lậu là vô lậu, nhẫn đến là hữu vi là vô vi.
          Ðúng như vậy. Này Tu Bồ Ðề! Chư đại Bồ-Tát rất là hi hữu khó theo kịp, hay thật hành Bát-Nhã ba la mật sâu xa này. Các pháp không có tánh, rốt ráo không, vô thỉ không, mà các ngài phân biệt các pháp.
          Này Tu Bồ Ðề! Nếu các ông biết pháp của đại Bồ-Tát này rất là hi hữu khó theo kịp, thì biết rằng tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể có được, huống là người khác.
          Bạch đức Thế-Tôn! Những gì là pháp hi hữu khó theo kịp của đại Bồ-Tát mà tất cả hàng Thanh Văn, Bíhc Chi Phật không thể có được?
          Này Tu Bồ Ðề nên nhứt tâm lắng nghe. Có đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật an trụ trong báo đắc sáu ba la mật, và an trụ trong báo đắc ngũ thần thông, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, các đà la ni, các trí vô ngại, đi qua đến cõi nước mười phương, có ai đáng dùng bố thí được độ thì dùng bố thí nhiếp họ, có ai đáng dùng trì giới được độ thì dùng trì giới nhiếp họ, có ai đáng dùng nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí  huệ được độ thì dùng nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ để nhiếp họ. Có ai đáng dùng sơ thiền được độ thì dùng sơ thiền để nhiếp họ. Có ai đáng dùng nhị thiền, tam thiền nhẫn đến phi phi tưởng xứ được độ thì theo chỗ thích ứng mà nhiếp lấy họ. Có ai nên dùng từ bi hỉ xả được độ thì dùng t ừ bi từ bi hỉ xả để nhiếp họ. Có ai nên dùng tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội được độ thì theo chỗ thích ứng để nhiếp lấy họ.
          Bạch đức Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát dùng bố thí lợi ích chúng sanh thế nào?
          Này Tu  Bồ Ðề! Lúc hành Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát bố thí tùy chỗ chúng sanh cần dùng mà cung cấp tất cả cho họ, như là thức ăn món uống, y phục, xe ngựa, hương hoa, anh lạc v.v... đồng như cúng dường chư Phật hay Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Ðà Hàm, Tu Ðà Hoàn không khác. Hoặc bố thí cho bực đã nhập chánh đạo, người phàm, dưới đến chim  thú đều không phân biệt sai khác bố thí đồng đẳng.
          Tại sao? Vì tất cả pháp chẳng khác chẳng phân biệt, nên Bồ-Tát này không khác không phân biệt.
          Bố thí như vậy rồi sẽ được báo pháp vô phân biệt, đó là Nhứt thiết chủng trí.
          Này Tu Bồ Ðề! Nếu đại Bồ-Tát thấy kẻ ăn xin mà quan niệm rằng: Phật là phước điền ta nên cúng dường, chim thú chẳng phải là phước điền ta chẳng nên bố thí, thì chẳng  phải là pháp Bồ-Tát.
          Tại sao? Ðại Bồ-Tát phát tâm vô thượng bồ đề, chẳng nghĩ rằng: chúng sanh này nên bố thí lợi ích, chúng sanh này chẳng nên bố thí, do vì bố thí chúng sanh này được sanh dòng lớn Sát lợi, Bà la môn, cư sĩ, nhẫn đến do vì bố thí nên dùng pháp tam thừa độ họ vào vô sự Niết-Bàn.
          Nếu có chúng sanh đến xin, Bồ-Tát chẳng snah lòng phân biệt sai khác; nên cho người này, không nên cho người này.
          Tại sao? Vì Bồ-Tát vì những chúng sanh này mà phát tâm vô thượng bồ đề, nếu còn phân biệt chọn lựa thì sa vào chỗ quở trách của chư Phật, Bồ-Tát, Bích Chi Phật, Thanh Văn và tất cả Trời Người thế gian.
          Ai thỉnh ngài cứu tất cả chúng sanh? Ngài là nhà của tất cả chúng sanh, là chỗ hỗ trợ tất cả chúng sanh, là chỗ nương tựa tất cả chúng sanh, mà lại phân biệt lựa chọn nên cho chẳng nên cho.
          Lại nữa, lúc đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật, hoặc có người hay phi nhơn đến muốn cầu xin thân thể tay chưn của Bồ-Tát, bấy giờ Bồ-Tát chẳng nên sanh hai lòng: nên cho hay chẳng nên cho.
          Tại sao? Vì đại Bồ-Tát vì chúng sanh mà thọ thân, nay chúng sanh đến lấy nên chẳng cho. Bồ-Tát phải quán niệm rằng tôi vì lợi ích chúng sanh mà thọ thân này, chúng sanh chẳng xin còn phải cho họ, huống là xin mà chẳng cho!
          Ðại Bồ-Tát hành ba la mật phải học như vậy.
          Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Nếu thấy có người đến xin, đại Bồ-Tát phải quan niệm: trong đây ai cho ai nhận gì là vật cho? Tất cả pháp đều không có tự tánh, vì là rốt ráo không vậy. Pháp không tướng thì không có cho không có giựt. Tại sao? Vì là rốt ráo không, là nội không, là ngoại không, là nội ngoại không, là đại không, là đệ nhứt nghĩa không là tự tướng không. An trụ trong các thứ không ấy mà bố thí thì đầy đủ Ðàn ba la mật. Vì đầy đủ Ðàn ba la mật nên nếu bị đâm chém thân thể hay bị cướp giựt tài vật, Bồ-Tát này liền nghĩ rằng chặt chém ta là ai? Cướp giựt của ta là ai?
          Này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy phương đông có  hằng sa đại Bồ-Tát, vào đại địa ngục làm cho lửa tắt nước sôi lạnh, dùng ba sự để giáo hóa: một là thần thông, hai là biết tâm niệm kẻ khác, ba là thuyết pháp.
          Bồ-Tát này dùng sức thần thông làm cho trong địa ngục lửa tắt nước sôi lạnh, biết tâm niệm kẻ khác, dùng từ bi hỉ xả tùy ý thuyết pháp. Những chúng sanh ấy ở nơi Bồ-Tát sanh lòng thanh tịnh thoát khỏi địa ngục rồi lần lần do pháp tam thừa mà được hết khổ sanh tử.
          Như phương đông, chín phương kia cũng vậy.
          Này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn quan sát trong hằng sa quốc độ ở mười phương, thấy chư Bồ-Tát hầu hạ chư Phật, cung cấp đồ cần dùng, mến kính chư Phật. Nếu chư Phật có dạy bảo thì chư đại Bồ-Tát ấy đều hay thọ trì tất cả nhẫn đến lúc thành vô thượng bồ đề trọn chẳng quên sót.
          Này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn quan sát mười phương hằng sa quốc độ, thấy chư đại Bồ-Tát vì súc sanh mà xả thân thể phân tán các nơi, có súc sanh nào ăn thịt của đại Bồ-Tát ấy đều sanh lòng mên kính. Do có lòng mến kính Bồ-Tát nên thoát ly loài súc sanh được gặp chư Phật, nghe pháp tu  hành do ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật pháp mà nhập vô dư Niết-Bàn.
          Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Chư đại Bồ-Tát làm lợi ích chúng sanh rất nhiều, giáo hóa chúng sanh khiến phát tâm vô thượng bồ đề, đúng pháp tu hành nhẫn đến nhập vô dư Niết-Bàn.
          Lại này, Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư đại Bồ-Tát, trong hằng sa quốc độ mười phương trừ những khổ đói khát của hàng ngạ quỷ. Hàng ngạ quỷ này đều mến kính Bồ-Tát. Do sự mến kính Bồ-Tát này mà được thoát ly ngạ  quỷ, gặp Phật nghe pháp tu hành đúng pháp, lần lần do ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật thừa mà nhập vô dư Niết-Bàn.
          Ðại Bồ-Tát vì độ chúng sanh mà thật hành tâm đại bi như vậy.
          Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư đại Bồ-Tát ở trên trời Tứ Thhiên Vương thuyết pháp. Cũng thuyết pháp tại cung trời Ðao Lợi, trời Dạ Ma, trời Ðâu Xuất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa. Chư Thiên nghe Bồ-Tát thuyết pháp lần lần do ba thừa mà được diệt độ.
          Này Tu Bồ Ðề! Trong hàng Thiên chúng này, nếu có ai say mê ngũ dục, Bồ-Tát hiện lửa nổi dậy đốt cháy cung điện họ rồi thuyết pháp cho họ: này chư Thiên! Tất cả pháp hữu vi đều vô thường đâu có an ổn được.
          Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy hàng Phạm Thiên trong hằng san quốc độ ở mười phương thế giới chấp lấy tà kiến. Chư Bồ-Tát dạy họ xa rời tà kiến mà bảo rằng: sao các ngài ở trong các pháp hư vọng không tướng mà lại sanh tà kiến!
          Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát an trụ tâm đại từ vì chúng sanh mà thuyết pháp.
          Này Tu Bồ Ðề! Ðó là pháp hi hữu khó theo kịp của Bồ-Tát vậy.
          Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Ðức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư đại Bồ-Tát trong hằng sa quốc độ ở mười phương thế giới dùng bốn sự để nhiếp lấy chúng sanh. Ðó là bố thí, ái ngữ, lợi ích và đồng sự.
          Thế nào là Bồ-Tát dùng bố thí để nhiếp lấy chúng sanh?
          Này Tu Bồ Ðề! Bồ-Tát dùng hai thứ bố thí để nhiếp lấy chúng sanh. Ðó là tài thí và pháp thí.
          Những gì là tài thí nhiếp lấy chúng sanh?
          Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát đemcác thứ  bảo vật vàng, bạc, lưu ly, pha lê, chơn châu, kha bối, san hô v.v... hoặc đem đồ uống ăn, y phục, mền mùng, phòng nhà, đèn đuốc, hoa hương, anh lạc, hoặc con trai, con gái, hoặc bò dê voi ngựa xe cộ, đem thân thể mình mà cung cấp cho chúng sanh. Bồ-Tát bảo chúng sanh rằng: các ngươi nếu có cần dùng gì thì đến lấy như đến lấy vật của mình chớ có nghi ngại. Bố thí xong, Bồ-Tát này dạy cho họ pháp tam qui: qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Hoặc dạy cho họ thọ ngũ giới, thọ bát trai giới, hoặc dạy sơ thiền, nhẫn đến phi tưởng, phi phi tưởng định, hoặc dạy từ bi hỉ xả, hoặc dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên, hoặc dạy quán bất tịnh, quán xuất nhập tức, hoặc tướng hoặc xúc, hoặc dạy tứ niệm xứ, tứ chánh cầ, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp, đại từ đại bi, ba mươi hai tướng, tám  mươi tùy hình hảo, hoặc dạy quả Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na  Hàm, A La Hán, đạo Bích Chi Phật, hoặc dạy vô thượng bồ đề.
          Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Hành Bát-Nhã ba la mật, đại Bồ-Tát dùng sức phương tiện giáo hóa chúng sanh: tài thí xong lại dạy cho họ được Niết-Bàn an ổn vô thượng. Ðây gọi là pháp hi hữu khó theo kịp của Ðại Bồ-Tát.
          Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là Bồ-Tát dùng pháp thí nhiếp lấy chúng sanh?
          Này Tu Bồ Ðề! Pháp thí có hai thứ: một là thế gian, hai là xuất thế gian.
          Những gì là pháp thí thế gian?
          Trình bày dạy rõ pháp thế gian như là quán bất tịnh, quán xuất nhập tức, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định. Những pháp thế gian như vậy với những pháp cùng đồng với pháp sở hành của phàm phu, thì gọi là pháp thí thế gian.
          Bồ-Tát này pháp thí thế gian như vậy rồi dùng nhiều cách giáo hóa cho họ xa rời pháp thế gian. Xa rời pháp thế gian xong, Bồ-Tát dùng sức phương tiện làm cho họ được pháp vô lậu của bực Thánh và quả vô lậu của bực Thánh.
          Những gì là pháp vô lậu của bực Thánh?
          Những gì là quả vô lậu của bực Thánh?
          Pháp vô lậu của bực Thánh là ba mươi bảy phẩm trợ đạo và ba môn giải thoát.
          Quả vô lậu của bực Thánh là quả Tu Ðà Hoàn, nhẫn đến quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, vô thượng bồ đề.
          Lại nữa, này Tu Bồ Ðề! Pháp thánh vô lậu của đại Bồ-Tát còn có trí huệ trong quả Tu Ðà Hoàn nhẫn đến trí huệ trong quả A La Hán, trí huệ trong đạo Bích Chi Phật, trí huệ trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, trí huệ trong sáu ba la mật nhẫn đến trí huệ trong đại từ đại bi.
          Tất cả pháp như vậy, hoặc pháp thế gian, xuất thế gian, trí huệ, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi, Nhứt thiết chủng tri trong pháp ấy thì gọi là pháp thánh vô lậu của đại Bồ-Tát.
          Những gì là quả thánh vô lậu?
          Dứt tất cả chủng tập phiền não thì gọi là quả thánh vô lậu
          Bạch đức Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát có được Nhứt thiết chủng trí chăng?
          Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy, đại Bồ-Tát được Nhứt thiết chủng trí.
          Bạch đức Thế-Tôn! Bồ-Tát với Phật có những gì khác?
          Này Tu Bồ Ðề! Có khác. Ðại Bồ-Tát được Nhứt thiết chủng trí thì gọi là Phật.
          Tại sao? Vì tâm Bồ-Tát cùng tâm Phật không khác.
          Bồ-Tát an trụ trong Nhứt thiết chủng trí, đối với tất cả pháp không pháp nào chẳng soi sáng.
          Ðây gọi là đại Bồ-Tát thế gian pháp thí.
          Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát nhơn thế gian pháp thí mà được xuất thế gian pháp thí.
          Như vậy, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát giáo hóa chúng sanh cho họ được pháp thế gian, dùng sức phương tiện dạy cho họ được pháp xuất thế gian.
          Này Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp xuất thế gian của Bồ-Tát? Những pháp chẳng cùng đồng với pháp phàm phu. Ðó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, tám giải thoát môn, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, năm trăm Ðà la ni môn. Ðây gọi là pháp xuất thế gian.
          Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tứ niệm xứ.
          Ðại Bồ-Tát quán nội thân theo thân mà quán sát, quán ngoại thân theo thân mà quán sát, siêng năng tinh tiến dùng nhứt tâm trí huệ quán sát, quán tập nhơn c ủa thân do nhơn duyên sanh, quán thân diệt, quán sát hành sanh diệt của thân tập, đạo này không sở y, nơi thế gian không sở thọ. Ðó là thân niệm xứ.
          Thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ cũng như vậy.
          Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tứ chánh cần?
          Những pháp ác bất thiện chưa sanh, và chẳng sanh nên siêng năng tinh tiến.
          Những pháp ác bất thiện đã sanh, vì dứt trừ nên siêng năng tinh tiến.
          Những pháp thiện chưa sanh, vì sanh khởi nên siêng năng tinh tiến.
          Những pháp thiện đã sanh, vì thêm lớn đầy đủ nên siêng năng tinh tiến. Ðây gọi là tứ chánh cần.
          Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là tứ như ý túc?
          Nguyện dục tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
          Tinh tiến tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
          Nhứt tâm tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
          Tư duy tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.
          Ðây gọi là tứ như ý túc.
          Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là ngũ căn?
          Ðó là tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn và huệ căn.
          Này Tu Bồ Ðề! Thế nào là ngũ lực?
          Ðó là tín lực, tinh tiến lưc, niệm lực, định lực và huệ lực.
          Thế nào là thất giác phần?
          Ðó là niệm giác phần, trạch pháp giác phần, tinh tiến giác  phần, hỉ giác phần, khinh an giác phần, định giác phần và xả giác phần.
          Thế nào là bát thánh đạo phần?
          Ðó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm và chánh định.
          Thế nào là tam tam muội?
          Ðó là  không tam muội môn, vô tướng tam muội môn và vô tác tam muội môn.
          Thế nào là không tam muội?
          Dùng không hành và vô ngã hành để nhiếp tâm gọi là không tam muội.
          Thế nào là vô tướng tam muội?
          Dùng tịch diệt hành và ly hành để nhiếp tâm gọi là vô tướng tam muội.
          Thế nào là vô tác tam muội? Dùng vô thường hành và khổ hành để nhiếp tâm gọi là vô tác tam muội.
          Thế nào là bát bội xả?
          Trong có tướng sắc, ngoài quán sắc, lá bát bội xả thứ nhứt.
          Trong không tướng sắc, ngoài quán sắc, laà bội xả thứ hai.
          Tịnh bội xả là bội xả thứ ba.
          Qua khỏi tất cả tướng sắc, diệt tướng có đối ngại, vì chẳng nghĩ đến tất cả tướng dị biệt màquán hư không vô biên nhập vô biên hư không xứ, là bội xả thứ tư.
          Nhẫn đến qua khỏi phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ nhập diệt thọ tưởng bội xả, là bội xả thứ tám.
          Thế nào là cửu thứ đệ định?
          Hành giả rời lìa pháp ái dục ác bất thiện có giác có quán ly dục sanh hỉ lạc nhập sở thiền, nhẫn đến qua khỏi phi phi tưởng xứ nhập diệt thọ tưởng định, gọi là cửu thứ đệ định.
          Thế nào là mười trí lực của Phật?
          Sức trí biết đúng nthiệt phải chỗ chẳng phải chỗ.
          Sức trí b iết đúng thiệt về những nghiệp những thọ, biết chỗ tạo nghiệp, biết nhơn duyên, biết quả báo suốt thuở quá khứ hiện tại và vị lai của chúng sanh.
          Sức trí biết đúng thiệt tất cả thiền định, giải thoát tam muội.
          Sức trí biết đúng thiệt căn tánh thượng, trung hay hạ của tất cả chúng sanh.
          Sức trí biết đúng thiệt  những tri kiến hiểu biết và chỗ thích muốn của tất cả chúng sanh.
          Sức trí biết đúng thiệt những cảnh giới sai khác của tất cả chúng sanh.
          Sức trí biết đúng thiệt chỗ được đến của tấtcả đạo hạnh.
          Sức trí biết đúng thiệt đời trước của tất cả chúng sanh từ một kiếp đến vô lượng kiếp.
          Sức trí biết đúng thiệt, dùng thiền nhãn thấy chúng sanh sanh về đường lành đường dữ nhẫn đến nhập Niết-Bàn.
          Sức trí biết đúng thiệt vô lậu tâm giải thoát.
          Ðây là mười trí lực của Phật.

 

--o0o--