|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
- KINH
LỜI VÀNG
- Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Trí Nghiêm
Tác Giả: Dương Tú Hạc
- --o0o--
- PHẦN II
- NGÔN HÀNH
- --o0o--
- CHƯƠNG IV
- TAM BẢO
-
-
A. PHẬT BẢO
- Ơn Tam Bảo là lợi lạc cho
chúng sanh không thể nghĩ bàn, và không khi nào ngừng nghỉ vậy. Thân các đức
Phật là chơn thiện vô lậu, vì trong thời gian vô số đại kiếp đã tu nhơn chứng
quả. Những nghiệp quả trong ba cõi, đã dứt hẳn không còn. Công đức đồ sộ như
quả núi vàng, tất cả chúng hữu tình làm sao biết được. Phước đức thẩm sâu như
biển cả, trí huệ thông suốt như hư không; ánh sáng chiếu khắp mười phương ba
đời. Tất cả chúng sanh vì phiền não nghiệp chướng ngăn che, nên không hay
biết, nên chìm đắm biển khổ, sống chết không cùng. Ngôi Tam Bảo ra đời là vị
Đại Thuyền Sư, năng vượt qua dòng ái, thẳng lên bờ bên kia. Những kẻ có trí
thảy đều mến mộ vậy.
- Kinh Tiểu Địa Quán
-
- Hởi Thiện nam tử, Thiện nữ
nhơn! Sau khi Ta vào Niết Bàn, có nhiều chúng sanh mặc áo pháp phục, tham lam
lợi dưỡng, giả phát đạo tâm, làm tổn hại chánh pháp, không có tâm thanh tịnh.
Những kẻ như vậy, tuy ở trong chúng hội của Ta, mà cách Ta rất xa.
- Nếu có trai lành gái thiện
tu hạnh vô trước, tuy chưa lên địa vị Bồ tát, nhưng lòng đã vững vàng, chẳng
bỏ đạo tâm, tuy xa Ta trăm ngàn vạn do tuần, mà rất gần nơi Ta vậy.
- Kinh Bồ Tát Anh Lạc
-
- Nầy Thiện nam tử! Trong
ngôi Phật bảo có đầy đủ 6 món công đức mầu nhiệm:
- Có ruộng vô thượng đại công
đức
- Có ruộng vô thượng đại ân
đức
- Đối với trong các loại
không có chân, hai chân, nhiều chân rất là tôn quý
- Rất nỗi khó gặp, như đóa
hoa Ưu đàm
- Độc nhứt xuất hiện ra giữa
ngàn triệu cõi thế giới
- Viên mãn công đức thế gian
và xuất thế gian
- Vì đủ 6 công đức nhiệm mầu
như vậy, nên thường hay làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Vì lợi ích tất cả
chúng sanh, cho nên ngôi Phật bảo có nghĩa là bất khả tư nghì.
- Một hôm, có 500 ông Trưởng
Giả hỏi đức Phật rằng: "Ngôi Phật bảo thường lợi ích cho chúng sanh, cớ sao
chúng sanh trong thế gian phần nhiều chẳng thấy Phật, mà vẫn bị các khổ não."
- Phật đáp: "Ví như mặt trời,
tuy soi khắp thế giới mà những kẻ mù nào có thấy ánh sáng. Cũng thế, còn nhiều
chúng sanh thường gây ác nghiệp mà chẳng tự giác, không biết hổ trẽn, chẳng
gần gũi Phật Pháp Tăng. Nếu có chúng sanh, biết tôn trọng Tam bảo, người ấy
nghiệp chướng tiêu trừ, phước huệ thêm lớn, căn lành trọn nên, hẳn lìa sanh
tử, thời được chứng quả Bồ đề."
- Kinh Tâm Địa Quán
-
- Đệ nhất Bồ tát nói: "Phật
là vô thượng pháp vương, Bồ tát là tôi của Pháp bảo; duy đức Phật Thế Tôn là
đấng sở tôn sở trọng vậy. Cho nên thường phải nhớ Phật."
- Đệ nhị có các Bồ tát tự
nói: "Đức Thế Tôn! Chúng tôi, từ nhiều kiếp đến nay, được nhờ nuôi lớn pháp
thân, trí thân, đại từ bi thân và thiền định, trí huệ, vô lượng hạnh nguyện
đều nhờ đức Phật tác thành. Vì muốn trả ơn, thường nguyện gần Phật; cũng như
bề tôi đại thần, nhờ ơn sủng nhà vua, nên thường nhớ đến vua."
- Đệ tam có các Bồ tát lại nói thế này: "Lúc ta
tu nhơn gặp ác tri thức bài báng Bát Nhã, bị đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp,
có tu các hạnh, nhưng chưa được ra khỏi; về sau một thuở nhờ nương gần bên
thiện tri thức dạy ta tu niệm Phật tam muội. Bấy giờ mới được tiêu các nghiệp
chướng liền được giải thoát. Vì có được lợi ích lớn lao như thế, nên nguyện
chẳng xa lìa đức Phật."
- Luận Trí Độ
-
- Như Lai vô số kiếp, cần khổ
vì chúng sanh; tại sao các thế gian, chẳng trả ơn Đại sư.
- Kinh Hoa Nghiêm
-
- Tu đầy đủ 10 pháp, mới thật
cúng dường Như Lai:
- Lấy pháp cúng dường
- Lấy các hạnh cúng dường
- Lợi ích bình đẳng tất cả
chúng sanh
- Lấy lòng từ bi tùy thuận
- Lấy Như Lai lực
- Tất cả pháp lành siêng tu
chẳng bỏ
- Tất cả sự nghiệp của Bồ tát
chẳng bỏ
- Như nói mà tu, như tu mà
nói
- Tu thời gian lâu, tâm chẳng
mỏi chán
- Tâm đại bồ đề thường tu
chẳng bỏ
- Nếu tu đủ mười pháp trên
đây mới gọi là cúng dường đức Như Lai. Chớ như của báu, uống ăn, áo mặc ấy đều
là chẳng phải chơn cúng dường vậy.
- Kinh Hoa Nghiêm
-
- Hành giả an trụ 10 pháp
thời các đức Phật vui mừng:
- An trụ bất phóng dật
- An trụ vô sanh nhẫn
- An trụ đại từ
- An trụ đại bi
- An trụ các pháp rốt ráo
- An trụ các hạnh
- An trụ đại nguyện
- An trụ phương tiện khéo léo
- An trụ sức mạnh mẽ
- An trụ trí huệ
- Tại sao? Đức Như Lai tôn
trọng Pháp như con thảo tôn trọng cha mẹ, kính thuận dung nhan, tâm chẳng chút
nới. Đức Như Lai tự tu hành mà được thành Đạo; cho nên ai tu hành là cúng
dường vậy.
- Như Lai ra đời, vì lợi ích
chúng sanh; kẻ nào không lòng từ bi, chẳng được lợi ích; kẻ chẳng tùy thuận
tất cả, chẳng đặng lợi ích; kẻ chẳng tu pháp lành chẳng đặng lợi ích; kẻ chẳng
như nói mà tu, chẳng đặng lợi ích; kẻ sanh tâm mỏi chán, chẳng đặng lợi ích;
và kẻ nào bỏ tâm đại bồ đề, thời chẳng đặng lợi ích.
- Kinh Hoa Nghiêm
-
-
B. PHÁP BẢO
- Này Thiện nam tử! Như trong
tất cả Phật Bảo, có vô lượng Đức Phật, Như Lai nói Pháp Bảo cũng vậy; trong
tất cả Pháp Bảo có vô lượng nghĩa.
- Thiện nam tử! Pháp Bảo có 4
thứ: Giáo pháp, Lý pháp, Hành pháp và Quả pháp. Pháp Bảo năng phá tất cả lao
ngục sanh tử, giống như kim cang năng phá muôn vật. Pháp Bảo năng soi chúng
sanh tối tăm, giống như ánh sáng mặt trời soi thế giới. Pháp Bảo năng cho
chúng sanh vui mừng, giống như nhạc trời làm vui các người trời. Pháp Bảo năng
khiến chúng sanh qua bờ bên kia, giống như con thuyền to bền chắc. Pháp Bảo
năng phá bốn món ma chướng được Đạo Vô thượng Bồ đề, giống như mũ, áo giáp kim
cang. Pháp Bảo năng khiến cắt đứt giây sanh tử thoát khỏi ràng buộc, giống như
gươm bén trí huệ. Pháp Bảo năng vận tải chúng sanh ra khỏi nhà lửa, giống như
chiếc xe báu. Pháp Bảo năng soi phá tối tăm trong ba đường, giống như đèn
sáng. Pháp Bảo khẻo dẫn dụ chúng sanh đến chỗ báu, giống như vị Đạo sư dẫn
đường hiểm.
- Gọi là ơn Pháp Bảo chẳng
khá nghĩ bàn.
- Kinh Tâm Địa Quán
-
- Ta khi mới thành đạo, quan
sát gì là đáng kính đáng khen, không gì hơn bằng Pháp bảo, vì Pháp bảo năng
thành lập tất cả phàm, Thánh vậy.
- Kinh Bàt Nhã
-
- Các ngươi chính thân chính
ý tréo chân mà ngồi, chuyên nghĩ Pháp Bảo đừng tưởng gì khác. Vì Chánh pháp
diệt trừ được các dục ái và trần lao, tâm khát ái hẳn chẳng sanh khởi khiến
dục tâm không còn tham dục nữa, và xa lìa các trói buộc phiền não và tật bệnh
vậy. Tự mình niệm nhớ Chánh pháp và khiến người niệm nhớ.
- Kinh Tăng Nhứt A Hàm
-
- Ta từ cây thọ vương đứng
dậy đi đến vườn Lộc Giả trong thành Ba La Nại, vì các ông A Nhã, Câu Lân năm
người tất cả, khi chuyển bánh xe Tứ đế cũng nói các pháp xưa nay vắng lặng,
thay đổi chẳng dừng sanh diệt từng mỗi niệm. Trong thời gian ở đây và các nơi
khác, vì các Tỳ kheo và các chúng Bồ tát biện bạch diễn nói pháp mười hai nhân
duyên và sáu món Ba la mật, cũng nói các pháp xưa nay vắng lặng, thay đổi
chẳng dừng, sanh diệt từng mỗi niệm. Nay cũng trở lại nơi đây diễn nói kinh
Đại thừa Vô lượng nghĩa; cũng nói các pháp xưa nay vắng lặng, thay đổi chẳng
dừng, sanh diệt từng mỗi niệm.
- Nầy Thiện nam tử! Vậy nên
trước nói, giữa nói, nay nói văn từ là một mà nghĩa có sai khác; vì nghĩa sai
khác, nên chúng sanh hiểu cũng khác; vì hiểu khác, nên đắc pháp, đắc quả và
đắc đạo cũng khác.
- Kinh Vô Lượng Nghĩa
-
- Nước, nước nào cũng đều rửa
được; mà nước giếng chẳng phải nước ao, nước ao chẳng phải nước sông, nước khe
rãnh chẳng phải nước biển. Như vậy đức Thế Hùng đồi với pháp tự tại ra các
pháp cũng như vậy. Nói trước, giữa, sau đều năng rửa trừ phiền não cho chúng
sanh. Mà trước chẳng phải giữa, giữa chẳng phải sau; nói trước, giữa, sau văn
từ tuy một mà nghĩa có sai khác.
- Kinh Vo Lượng Nghĩa
-
- Chúng sanh mà điên cuồng mờ
ám bởi ba món khát ái che khuất chìm trong biển khổ; bị bốn món trái ngược nó
làm cho điên đảo; với trong pháp hữu lậu vọng tưởng thấy biết; không ta thấy
có ta, vô thường thấy thường, không vui thấy vui, chẳng sạch thấy sạch, bị
sanh, lão, bệnh, tử đổi dời, vo thường trong mỗi niệm. Bị năm món che mười món
trói che khuất luân hồi trong ba cõi chịu đủ thứ sanh tử không có đầu đuôi
giống như sợi giây xích. Vậy nên giáo pháp đức Như Lai tùy theo cơ nghi có ba
tạng chín bộ cho đến 12 bộ kinh, chia giòng giáo hóa tùy lòng tin sâu cạn nên
nói các kinh điển.
- Kinh Phật Thuyết Đại
Phương Tiện Báo Ân
-
-
C. TĂNG BẢO
- Người nào trọn nên các
nghiệp lành, chất trực mà thuận nghĩa, không có tà nghiệp; trọn nên giới pháp,
trọn nên chánh định, trọn nên trí huệ, trọn nên giải thoát và trọn nên tri
kiến, tức là ngôi Tăng Bảo vậy. Tăng là ruộng phước của đời, cho nên tự mình
chuyên lo cung kính lễ thuận v.v...
- Kinh Tăng Nhất A Hàm
-
- Kẻ tại gia, thấy vị Sa môn,
liền mở cửa đợi sẵn, nghinh rước và hỏi han, bày ghế, chiếu, tiếp hộ Kinh tạng
và cúng vật thanh khiết. Ấy là 5 việc của người tại gia vậy.
- Dạy dỗ tác thành lòng tin,
tác thành giới hạnh, tác thành đa văn, tác thành bố thí, và tác thành cho họ
trí huệ nữa, ấy là năm việc của Sa môn vậy.
- Tại gia và xuất gia đều làm trọn mấy điều trên
đây, thời thiện pháp chẳng đến nỗi suy đồi vậy.
- Kinh Thiện Sanh Tử
-
- Phải dùng 5 việc phụng sự
Sa Môn Đạo sĩ:
- Đem thiện tâm mà xu hướng
- Lựa lời đẹp cùng hầu chuyện
- Đem thân nghiệp cung kính
- Thường phải mến mộ
- Thường phải cung kính thừa
sự và hỏi thăm việc độ thế của các Ngài
- Sa Môn Đạo sĩ cũng phải lấy
6 điều chú ý đối lại nhơn dân:
- Dạy họ bố thí chẳng đặng
xan tham
- Dạy họ trì giới chẳng đặng
hủy phạm
- Dạy họ nhẫn nhục chẳng đặng
giận dữ
- Dạy họ siêng năng chẳng
đặng lười biếng
- Dạy họ nhứt tâm chẳng đặng
buông ý
- Dạy họ trí huệ chẳng đặng
ngu si
- Sa Môn Đạo sĩ dạy người bỏ
ác làm lành, khai mở chỉ vẽ chánh đạo, ơn ấy lớn hơn ơn cha mẹ.
- Kinh Lục Phương Lễ
-
- Bồ tát có thể khiến hột
giống Tam Bảo chẳng dứt mất. Tại sao? Vì giáo hóa chúng sanh khiến phát tâm Bồ
Đề, là khiến nối luôn giống Phật Bảo; vì chúng sanh mở rộng pháp tạng, là
khiến nối luôn giống Pháp bảo; vì hộ trì giáo pháp mà chẳng trái lỗi, và khiến
cho nối luôn hột giống Tăng bảo vậy.
- Lại nữa: ngợi khen đại
nguyện, là nối luôn giống Phật bảo; phân biệt diễn nói pháp nhơn duyên là nối
luôn giống Pháp bảo: siêng tu sáu pháp hòa kính là nối luôn hột giống Tăng
bảo.
- Lại nữa: gieo trong đám
ruộng chúng sanh hột giống Phật, là nối luôn giống Phật; chẳng tiếc thân mạng
để hộ trì Chánh pháp là nối luôn giống Pháp; quản lý đại chúng không biết mỏi
mệt là nối luôn hột giống Tăng Bảo vậy.
- Kinh Hoa Nghiêm
-
- Nếu người nào một lòng
thành khẩn quy y Phật Đà, người ấy chắc đặng vui sướng to, vì Phật tâm không
ngày cũng không đêm thường nhớ nghĩ chúng sanh vậy. Nếu người nào một lòng
thành khẩn quy y Pháp bảo, người ấy chắc đặng vui sướng lớn, vì sức Pháp Bảo
không ngày cũng không đêm thường gia trì chúng sanh vậy. Nếu người nào một
lòng thành khẩn quy y Tăng Bảo người ấy được yên ổn lớn, vì oai đức Tăng già
không ngày cũng không đêm thường bảo hộ chúng sanh vậy.
- Kinh Đế Thích Sở Vấn
-
- Bấy giờ trong hội có một vị
đồng tử mới bảy tuổi tên Tuyển Trạch, từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay bạch Phật
rằng: "Thưa Đức Thế Tôn! Tôi đã phát tâm Bồ Tát nguyện thành ngôi Pháp vương.
Thưa Thế Tôn! Nhưng nay tôi lại muốn làm thân Tỳ kheo tu hành chánh đạo; vì Tỳ
kheo tinh tiến tu thiền định và trí huệ, nên mau được chánh giác. Tôi từ nay
tinh tiến cầu xin mau cho tôi làm Tỳ kheo tu Đạo an lạc, đến Niết Bàn trừ các
mê ám, đem ánh sáng Chánh pháp soi khắp thế gian."
- Đức Phật liền cho ngay đồng
tử được làm Tỳ kheo và ngài nói pháp: "Tuyển Trạch! Tuy chẳng mặc áo nhuộm, mà
tâm không đắm nhiễm là chơn thật Tỳ kheo vậy. Tuy chẳng cởi đồ sức hảo mà hay
dứt các trói buộc là chơn Tỳ kheo vậy. Tuy chẳng thọ giới cấm, mà tâm bỏ các
ác, mở cửa công đức định huệ, thật là chơn Tỳ kheo vậy.
- Tự Quy y Phật, xin nguyện
chúng sanh, thấu rõ đại đạo nối thịnh giống Phật.
- Tự Quy y Pháp, xin nguyện
chúng sanh, sâu vào Kinh tạng trí huệ như biển.
- Tự Quy y Tăng, xin nguyện
chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.
- Kinh Hoa Thủ
-
-
D. CỨU KHỔ – CHO VUI
- Các đệ tử! Thường vui tu
trì pháp thập thiện với các sanh vật, thường sanh khởi bi tâm, cứu vớt đau
khổ; thường sanh khởi từ tâm cho điều vui sướng.
- Kinh Bát Nhã
-
- Đem của bố thí làm cho
chúng sanh mến, đem pháp bố thí thường được thế gian kính trọng. Thí của được
kẻ ngu mến, thí pháp được người trí trọng, thí của phá trừ cái nghèo cùng về
của, thí pháp phá trừ cái nghèo cùng về công đức. Hai món thí này ai chẳng
kính trọng. Cho của là cho vui hiện tại; cho pháp là cho vui Niết Bàn tương
lai. Người có lòng bi hay thương tất cả chúng sanh, mà thương chúng sanh tức
là thương mình vậy.
- Luận Đại Trượng Phu
-
- Kẻ thuyết pháp cần tu 4
hạnh:
- Học rộng nghe nhiều, năng
giữ tất cả ngôn từ chương cú
- Quyết định khéo biết hành
tướng sanh diệt của các pháp thế gian và xuất thế gian
- Phải được thiền định và trí
huệ, tùy thuận các kinh pháp mà không tranh luận
- Chẳng thêm chẳng bớt, cứ
đúng như Pháp mà nói
- Luận Thập Trụ Tỳ Bà Ta
-
- Thân tâm mình đã được giáo
huấn rồi, lại đem dạy người, thời chẳng khó; nếu muốn dạy người trước phải dạy
mình đã.
- Kinh Phật Trị Thân
-
- Trước trừ ác mình, sau dạy
người trừ; nếu mình chẳng trừ, mà dạy người trừ, đâu có lý vậy. Vậy nên Bồ Tát
trước phải tự bố thí, trì giới, tri túc, cần hành, tinh tấn, nhiên hậu mới
giáo hóa người.
- Kinh Ưu Bà Tắc Giới
-
- Như vị Đại Thuyền Sư thường
đem con thuyền vĩ đại, hạ giữa dòng chảy, chẳng đụng bên này, chẳng chạm bên
kia, chẳng trụ giữa dòng, cứ thẳng tiến tới, không chút ngừng nghỉ.
- Cũng thế, Bồ Tát lấy thuyền
Ba la mật, ở trong dòng sanh tử, mà chẳng chán sanh tử, chẳng thủ Niết Bàn, mà
cũng chẳng ở giữa dòng, là vì muốn khiến chúng sanh đạt đến bờ bên kia, nên
không ngừng tay. Trong khoảng vô lượng kiếp, thường tu tinh tiến giáo hóa
chúng sanh.
- Kinh Hoa Nghiêm
-
- Nếu có Tỳ kheo vì người
thuyết pháp mà tự suy nghĩ: "Ta vì kẻ kia thuyết pháp, khiến họ tin kính ta,
sẽ cho ta rất nhiều vật uống ăn, áo mặc, nên ta thuyết pháp", ấy là bất tịnh
thuyết pháp. Trái lại Tỳ kheo vì người thuyết pháp, mục đích muốn người nghe
chứng giải Phật Pháp, lìa các phiền não, trừ khổ hiện tại. Và có thể khiến kẻ
nghe, nghe mình thuyết pháp, như thuyết tu hành, vì khiến người nghe lãnh hội
được pháp, được nghĩa, được lợi, và được yên vui. Thuyết pháp như thế gọi là
thanh tịnh từ bi thuyết pháp.
- Kinh Trường A Hàm
-
- Ngài Phú Lâu Na thưa Phật
rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi đã được nhờ Thế Tôn giáo hóa; nay tôi muốn qua
bên xứ Du Lô Na phía tây để hóa độ người bên ấy."
- Đức Phật hỏi: "Người dân xứ
kia tính tình hung ác, dữ tợn, tệ bạo mà hay mắng chửi. Nếu ngươi bị họ làm dữ
và mắng chửi, hủy nhục thì ngươi làm sao?"
- Thưa: "Nếu đối trước mặt
tôi mà họ tệ bạo như thế thì tôi tự nghĩ: họ còn hiền lành và có trí khôn, tuy
làm dữ như thế mà chẳng cầm đá đánh đập."
- Phật hỏi: "Họ làm thế ngươi
còn nhẫn được, chớ phỏng họ dùng đá đánh đập thì ngươi nghĩ sao?"
- Thưa: "Nếu họ làm vậy tôi
lại nghĩ rằng họ còn chút hiền lành và có trí khôn, nên chẳng dùng dao gậy."
- Phật hỏi: "Nếu họ dùng tới
dao gậy ngươi làm cách nào?"
- Thưa: "Nếu họ làm vậy tôi
tự nghĩ họ vẫn còn hiền lành và có trí khôn, tuy là đánh chém, mà chẳng giết
chết."
- Phật hỏi nữa: "Phỏng như họ
giết chết ngươi, bấy giờ ngươi sẽ tính cách nào?"
- Ngài Phú Lâu Na lại thưa
Đức Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Quả thật họ giết chết tôi, tôi lại nghĩ rằng
họ cũng còn hiền lành và có trí khôn với tấm thân hủ bại này, họ làm chút
phương tiện khiến cho tôi liền được giải thoát."
- Đức Phật khen ngợi: "Hay
thay! Phú Lâu Na ngươi đã học được pháp nhẫn nhục; ngươi nay đủ sức qua ở bên
xứ Du Lô Na mà giáo hóa nhơn gian. Ngươi nên đi ngay, qua bên ấy ngươi sẽ độ
những kẻ chưa được độ, an ẩn những kẻ chưa được an ẩn, và những kẻ chưa được
Niết Bàn độ cho họ được Niết Bàn."
- Kinh Tạp A Hàm
-
- Sau khi Ta nhập diệt các đệ
tử phải truyền nhau mà tu hành pháp lợi mình lợi người, thời pháp thân Như Lai
thường còn chẳng mất vậy.
- Kinh Di Giáo
-
- Kẻ nói pháp, xem căn cơ của
người nghe mà nói, họ nhất tâm nghe hiểu thấu vào trong nghĩa của lời nói, như
khát được uống; và thấy kẻ nghe pháp buồn vui hỗn độn mới nên vì nói pháp.
- Luận Trí Độ
-
- Bồ Tát biết chỗ sở tác của
chúng sanh, biết nhơn duyên, biết tâm hành, và biết ưa thích của chúng mà nói
pháp. Với kẻ tham dục nhiều, nên nói pháp bất tịnh; với kẻ giận dữ nhiều, nên
nói pháp đại từ; với kẻ ngu si nhiều, nên nói pháp siêng năng, quan sát các
pháp; với kẻ ba món độc đều nhiều, nên dạy khiến thành tựu pháp môn trí huệ;
với kẻ ưa vui sanh tử, nói pháp ba món khổ; với kẻ đắm chấp các thứ "có" nói
pháp "không tịch"; với kẻ lười nhác, nói pháp đại tinh tấn; với kẻ ôm lòng
ngạo mạn nói pháp bình đẳng; với kẻ nhiều dua dọc, nói pháp Bồ Tát tâm; với kẻ
tâm tánh chất trực mà ưa vắng lặng, nên rộng vì nói các pháp khiến họ thành
tựu Đạo quả.
- Kinh Hoa Nghiêm
-
- Đức Phật bảo các đệ tử
rằng: Cũng như thợ vàng lấy các thứ vàng, tùy ý muốn tạo thành các thứ trang
điểm: như chuỗi anh lạc, vòng, thoa, kiềng mão v.v...hình tướng tuy khác nhau
nhưng chẳng ngoài vàng mà có.
- Đức Như Lai cũng thế, chỉ lấy một Phật Đạo tùy
thuận chúng sanh, mà phân biệt nói ra nhiều pháp. Như một thức phân biệt nói
có sáu; một sắc phân biệt nói thành sáu; vì muốn giáo hóa chúng sanh nên phải
phân biệt vậy.
- Kinh Niết Bàn
-
- Tại thành Tỳ Da Ly, có ông
cư sĩ tên Duy Ma Cật. Ông giỏi biện tài, có thần thông trí huệ đầy đủ, phương
tiện thông suốt, trọn thành đại nguyện.
- Vì hiểu rõ tâm xu hướng của
chúng sanh, nên có thể phân biệt căn cơ lanh chậm. Ông vì mục đích muốn độ
người nên mới dùng phương tiện ăn ở trong thành, giàu có của cải vô lượng,
thường giúp các dân nghèo. Ông phụng trì giới cấm mà chẳng hủy phạm; thủ chí
nhẫn nhục mà chẳng giận dữ, tinh tiến mà chẳng biếng nhác; nhứt tâm thiền định
mà chẳng loạn ý; dùng quyết định trí huệ mà nhiếp phục kẻ vô trí.
- Tuy là người tại gia mà tu
luật hạnh Sa Môn thanh tịnh. Đọc các kinh sách ngoại Đạo mà lòng chánh tín
chẳng sờn; học các sách thế gian mà ưa vui Phật pháp.
- Hay dạo đi bốn cửa thành để
lợi ích cho chúng sanh. Vào trong giảng đường, giảng dạy Đạo pháp; vào trong
học hiệu, dạy dỗ trẻ em; vào trong dâm xá, chỉ rõ tội lỗi dâm dục; vào trong
quán rượu, dạy dùng phải lẽ.
- Khi tiếp các Trưởng giả, vì
nói thắng pháp; tiếp cư sĩ khiến dứt tham đắm; nghinh tiếp vua chúa, giáo hóa
nhẫn nhục, tiếp Bà La Môn, khiến trừ ngã mạn; tiếp quan Đại Thần giáo hóa
chánh pháp; tiếp các Vương Tử dạy điều trung hiếu; tiếp các nội quan, diễn nói
chánh pháp; tiếp xúc với thứ dân dạy nên tu phước lực...làm lợi ích chúng sanh
rất nhiều.
- Bấy giờ cư sĩ mới thị hiện
bằng cách dùng phương tiện đau ốm; thế là quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư
sĩ...đều đến thăm bệnh. Nhơn đấy cư sĩ rộng vì thuyết Đại pháp cho các kẻ kia.
- Bấy giờ Đức Phật hay tin
Duy Ma Cật lâm bệnh, mới đòi Xá Lợi Phất đến bảo: "Người qua thăm bệnh cư sĩ?"
Xá Lợi Phất thưa: "Tôi không dám đi, vì có một hôm nọ, lúc tôi đang ngồi
thuyền định dưới cội đại thọ trong rừng, chợt cư sĩ đến bên tôi thình lình
bảo: "Xá Lợi Phất! Hà tất phải ngồi thiền định nơi đây; lẽ phải ngồi thiền
định cả Tam giới mà chẳng hiện thân ý; chẳng khởi diệt tận định mà hiện các
oai nghi; chẳng bỏ Đạo pháp mà hiện sự việc phàm phu; đối với các kiến chấp
chẳng bị lay động mà tu 37 phẩm trợ Đạo; chẳng dứt phiền não mà vào Niết Bàn.
Làm được các việc như trên mới chính là ngồi yên trên Tòa mà thiền định." Thưa
Thế Tôn! Sau khi nghe Ông nói tôi không thể đáp được một câu, cho nên nay tôi
không dám qua thăm bệnh."
- Đức Phật cho đòi các Ông:
Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, A Na Luật, Ưu Bà
Ly, La Hầu La và A Nan là 10 vị đại đệ tử cũng đều từ thác: "bất kham" vì đều
đã bị những trường hợp tương tợ như Xá Lợi Phất.
- Đức Phật lại cho mời Ngài
Di Lặc đến, thì Di Lặc vẫn từ rằng: "Tôi cũng bất kham. Vì ngày trước, lúc tôi
mới nói ba bậc bất thối chuyển thì cư sĩ Duy Ma Cật đến bảo: "Di Lặc! Tôi vừa
nghe Ngài được Đức Phật thọ ký cho sẽ làm Phật. Vậy Ngài sẽ làm Phật vào đời
nào? Quá khứ, vị lai hay hiện tại chăng? Xét ra quá khứ qua rồi, vị lai chưa
đến, mà hiện tại thì chẳng trụ; như vậy ba đời đều tìm chẳng được. Hoặc là thọ
cho vô sanh chăng? Nhưng vô sanh là chính vị, mà đã chính vị là trung ương thì
đâu còn có thọ ký gì nữa? Hay là như tánh mà thọ ký chăng? Lại cũng không
được, vì tất cả chúng sanh đều như tánh, cho nên khi Ngài được thọ ký thì tất
cả chúng sanh cũng được thọ ký; tại sao? Vì tất cả chúng sanh là tướng Bồ Đề
vậy. Nếu Ngài được Niết bàn, thì tất cả chúng sanh cũng được Niết bàn; tại
sao? Vì tất cả chúng sanh rốt ráo vắng lặng là tướng Niết bàn, mà tướng ấy là
bất sanh bất diệt rồi vậy." Sau khi nghe ông thuyết một hồi, tôi cũng chẳng
đối đáp gì được ráo, cho nên tôi cũng bất kham."
- Bấy giờ đức Phật cho đòi
Ngài Văn Thù Sư Lợi đến và bảo thay Ngài đi qua thăm bệnh cư sĩ. Thì cả Đại
chúng đều nghĩ rằng: Nay Văn Thù Sư Lợi cùng Duy Ma Cật gặp nhau chắc hai Đại
sĩ sẽ đàm luận Đạo pháp nhiệm mầu. Thế là cả Đại chúng tùy tòng với Văn Thù mà
vào Thành Tỳ Da Ly.
- Thì cư sĩ đã biết trước
ngài Văn Thù Sư Lợi thừa lệnh đức Phật sẽ đến thăm mình, nên ông cho những
người nhà và thị giả đều lui hết; trong nhà trống trơn chẳng còn một vật gì
cả, chỉ còn một chiếc giường đủ ông nằm thôi.
- Cư sĩ vừa thấy ngài Văn Thù liền nói: "Văn Thù
Sư Lợi! Là tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy!"
- Ngài Văn Thù nói: "Cư sĩ!
Đến rồi thì chẳng đến, đi rồi lại chẳng đi." Rồi nhập đề: "Cư sĩ! Bị bệnh chi,
có dễ chịu không? Đã có thuốc chi hay để trị không? Bệnh tăng hay giảm? Đó là
lời ân cần của đức Thế Tôn gởi thăm Cư sĩ." Và hỏi tiếp: "vậy chớ bệnh của Cư
sĩ do đâu mà sanh?"
- Đáp: "Bệnh tôi do ái mà
sanh, vì tất cả chúng sanh bệnh nên tôi mới bệnh; nếu tất cả chúng sanh không
bệnh thì bệnh tôi cũng lành. Xin mời Ngài xem: Bồ tát đâu chẳng phải vì chúng
sanh mà vào sanh tử? Mà hễ ai vào sanh tử là phải bị tật bệnh. Nhưng, nếu
chúng sanh không bệnh, Bồ tát cũng không tật bệnh gì. Ví như trưởng giả có một
chút con trai, mà cậu con bị bệnh, thời ông bà trưởng giả kia cũng bệnh theo.
Bệnh của Bồ tát là bởi lòng từ bi mà sanh.
- Kinh Duy Ma Cật
-
- Bồ Tát thường hay tu phương
tiện thắng trí mà biết được tâm của chúng sanh ưa muốn những gì, rồi tùy theo
bệnh mà cho thuốc diệt trừ hết các bệnh, nghĩa là khiến chúng sanh thông suốt
Phật pháp, gọi là Phương tiện ba la mật. Vì muốn khiến chúng sanh được lợi ích
nên chẳng tiếc thân mạng, gọi là Thân cận ba la mật. Vì các chúng sanh nên đối
với kẻ oan người thân bình đẳng nói pháp mầu nhiệm, khiến vào Phật trí, gọi là
Chơn thật ba la mật ai trọn nên ba món sau đây, thì mới gọi là thành tựu Thiện
xảo ba la mật (ba la mật là nghĩa: rốt ráo).
- Dùng sức chánh trí có thể
hiểu rõ tâm hành thiện, ác của chúng sanh mà vì nói pháp tương ưng khiến vào
nghĩa sâu xa mầu nhiệm. An trụ Niết bàn rốt ráo, gọi là lực Ba la mật. Dầu hy
sinh thân sống vì mục đích lợi lạc chúng sanh, gọi là thân cận Ba la mật. Đem
sức Diệu trí mà giáo hóa chúng sanh tà kiến, khiến dứt ác nghiệp, chứng quả
Niết bàn "thường, lạc", gọi là chơn thiệt Ba la mật. Thành tựu 3 món này, mới
là thành tựu trí lực Ba la mật.
- Kinh Bát Nhã
-
- Bồ tát, hoặc khi làm vị Đế
vương, lâm ngự đại quốc, oai đức trùm khắp, danh lừng cả thiên hạ, những kẻ
oán địch thảy qui thuận. Mỗi khi ra mệnh lệnh, căn cứ nơi chánh pháp. Lấy một
chiếc lọng che khắp muôn phương, ai thấy chẳng phục; chẳng dùng hình phạt, lấy
đức cảm hóa. Nhà vua, hoặc vì cầu chánh pháp mà thuở nay chưa từng có, nên
phải gieo mình dưới hầm lửa dữ; hoặc vì muốn hộ trì Như lai chánh pháp, nên
đem thân chịu khổ sở mà vẫn đành lòng. Hoặc lắm khi vì cầu pháp cho đến một
chữ một câu mà đã hay xả thí sự giàu sang khắp cả bốn biển chẳng chút lẫn
tiếc.
- Kinh Hoa Nghiêm
- --o0o--
|
|