|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
- KINH
TĂNG NHẤT A HÀM
- Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Thanh Từ
Hiệu Đính: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
- Viện Nghiên Cứu Phật
Học Việt Nam
PL 2541 - TL 1997
-
- TẬP
MỘT
- 1
X.
Phẩm Hộ Tâm
- 1. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Nên tu
hành một pháp, nên truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành một
pháp, truyền bá rộng rãi một pháp rồi, liền được thần thông,
các hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến cõi Niết-bàn
(Nê-hoàn). Thế nào là một pháp? Nghĩa là hạnh không phóng dật.
Thế nào là hạnh không phóng dật? Ðó là hộ tâm. Thế nào là hộ
tâm?
- Ở đây, Tỳ-kheo thường giữ gìn
tâm hữu lậu, pháp hữu lậu. Ngay lúc người kia thủ hộ tâm hữu
lậu, pháp hữu lậu, đối với pháp hữu lậu liền được an vui, cũng
có tin, vui, an trụ không dời đổi, hằng chuyên ý mình, tự lực
cố gắng. Như thế, này các Tỳ-kheo, người kia hành không phóng
dật, hằng tự cẩn thận, dục lậu chưa sanh liền chẳng sanh; dục
lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; hữu lậu chưa sanh liền
chẳng sanh, hữu lậu đã sanh liền có thể khiến diệt; vô minh
lậu chưa sanh liền chẳng sanh, vô minh lậu đã sanh liền có thể
khiến diệt. Tỳ-kheo đối với người kia hành hạnh không phóng
dật, nhàn tĩnh ở một nơi, hằng tự giác tri để tự an vui (du
hý); tâm dục lậu liền được giải thoát. Ðã được giải thoát liền
được trí giải thoát: Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc
phải làm đã làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà
biết.
- Bấy giờ Thế
Tôn liền nói kệ:
- Không
kiêu, vết cam lồ,
- Phóng
dật là đường chết,
- Không
mạn là bất tử,
- Ngạo mạn
tức là chết.
- Thế nên,
này các Tỳ-kheo, nên nhớ tu hành hạnh không phóng dật. Như
vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm
- 2. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Nên tu
hành một pháp, nên truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành một
pháp, truyền bá rộng rãi một pháp rồi, sẽ được thần thông, các
hạnh tịch tĩnh, đắc quả Sa-môn, đến chỗ Niết-bàn. Thế nào là
một pháp? Nghĩa là hạnh không phóng dật đối với các pháp lành.
Thế nào là hạnh không phóng dật? Nghĩa là không phiền nhiễu
tất cả chúng sanh, không hại tất cả chúng sanh, chẳng não tất
cả chúng sanh. Ðó là hạnh không phóng dật. Còn điều kia sao
gọi là pháp lành? Nghĩa là Tám đạo phẩm của Hiền thánh: đẳng
kiến, đẳng phương tiện, đẳng ngữ, đẳng hành, đẳng mạng, đẳng
trị, đẳng niệm, đẳng định. Ðó là pháp lành.
- Bấy giờ Thế
Tôn liền nói kệ:
- Bố thí
tất cả chúng sanh
- Không
bằng thí pháp một người,
- Tuy cho
chúng sanh, có phước,
- Cho pháp
một người, phước hơn.
- Thế nên,
các Tỳ-kheo, nên tu hành pháp lành. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên
học điều này.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 3. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Hãy xem
đàn-việt thí chủ như thế nào?
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- - Thế Tôn
là vua của các pháp. Cúi mong Thế Tôn nói nghĩa này cho các
Tỳ-kheo, chúng con nghe xong sẽ vâng giữ tất cả.
- Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Hãy lắng
nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ phân biệt nghĩa này
cho các Thầy.
- Các Tỳ-kheo
đáp:
- - Xin vâng,
Thế Tôn.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:
- - Hãy cung
kính đàn-việt thí chủ như con hiếu thuận cha mẹ, nuôi dưỡng,
hầu hạ, làm tăng trưởng ngũ ấm. Ở cõi Diêm-phù-đề hiện các thứ
nghĩa: Quán đàn-việt thí chủ hay thành tựu giới, văn, tam
muội, trí tuệ cho người. Này các Tỳ-kheo, đàn-việt có nhiều
lợi ích, đối với Tam Bảo không có chướng ngại, hay bố thí các
Thầy y phục, thức ăn uống, giường chõng, ngọa cụ, thuốc thang
trị bệnh. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy có tâm từ đối với
đàn-việt, ơn nhỏ còn chẳng quên huống là ơn lớn; hằng lấy lòng
từ hướng về đàn-việt, nói hạnh trong sạch của thân, miệng, ý
chẳng thể cân xứng, cũng không có giới hạn. Thân hành từ,
miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt
trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức
lớn, có danh tiếng lớn, lưu truyền pháp vị cam lồ trong thế
gian. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.
- Bấy giờ Thế
Tôn liền nói kệ:
- Thí để
thành của lớn.
- Chỗ
nguyện cũng thành tựu,
- Vua và
những tên trộm,
- Chẳng
thể đoạt vật kia.
- Thí để
được ngôi vua,
- Nối dõi
ngôi Chuyển luân,
- Bảy báu
thành đầy đủ,
- Vốn do
thí mà được,
- Bố thí
thành thân trời,
- Ðầu đội
mũ báu đỏ,
- Cũng các
kỹ nữ dạo.
- Vốn quả
báo của thí,
- Thí được
trời Ðế Thích
- Vua trời
oai lực thịnh,
- Ngàn mắt
trang nghiêm thân,
- Vốn quả
báo của thí.
- Bố thí
thành Phật đạo,
- Ðủ ba
mươi hai tướng,
- Chuyển
Pháp luân vô thượng,
- Vốn quả
báo của thí.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 4. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Ðàn-việt
thí chủ nên thừa sự cúng dường các bậc Hiền thánh tinh tấn trì
giới như thế nào?
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- - Thế Tôn
là vua các pháp. Cúi mong Thế Tôn nói nghĩa này cho các
Tỳ-kheo, chúng con sẽ hết lòng phụng trì.
- Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Hãy lắng
nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ phân biệt nghĩa này
cho các Thầy.
- Các Tỳ-kheo
đáp:
- - Xin vâng,
Thế Tôn.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:
- - Ðàn-việt
thí chủ thừa sự cúng dường các bậc đa văn, tinh tấn trì giới
xem như bậc chỉ đường cho người mê, cung cấp thức ăn cho người
thiếu thốn lương thực, khiến người sợ hãi không ưu não, dạy
cho người sợ sệt, không kinh sợ, che chở cho người không chỗ
nương về, làm con mắt cho người mù, làm y vương cho người
bệnh; ví như nông phu, nhà vườn sửa sang nghiệp ruộng, trừ bỏ
cỏ rác mới thành tựu được lúa ăn. Tỳ-kheo thường nên trừ bỏ
bịnh ngũ ấm lẫy lừng để mong nhập vào trong thành Niết-bàn
(Nê-hoàn) vô úy. Như thế, này các Tỳ-kheo, đàn-việt thí chủ
thừa sự cúng dường các bậc đa văn tinh tấn trì giới như thế
đó.
- Ngay lúc
đó, trưởng giả A-na-bân-trì (Cấp Cô Ðộc), đang ở trong chúng.
Bấy giờ trưởng giả A-na-bân-trì bạch Thế Tôn:
- - Ðúng thế,
bạch Thế Tôn! Ðúng thế, bạch Như Lai! Tất cả thí chủ đến với
người nhận như bình cát tường, các vị thọ thí như Tỳ-sa vương
khuyên người bố thí như thân cận cha mẹ. Người thọ thí là
phước lành đời sau. Tất cả thí chủ đến với người nhận giống
như cư sĩ.
- Thế Tôn bảo
rằng:
- - Ðúng vậy,
Trưởng giả! Ðúng như lời Ông nói.
- Trưởng giả
A-na-bân-trì bạch Thế Tôn:
- - Từ nay về
sau, cửa nhà con sẽ không đóng kín, cũng không từ chối những
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và những người đi
đường thiếu lương thực.
- Bấy giờ
trưởng giả A-na-bân-trì bạch Thế Tôn:
- - Cúi mong
Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo nhận lời thỉnh của đệ tử.
- Bấy giờ Thế
Tôn im lặng nhận lời mời. Trưởng giả thấy Thế Tôn im lặng nhận
lời, liền lễ Phật, nhiễu ba vòng rồi trở về. Ðến nhà, ngay tối
đó ông bày cỗ bàn thịnh soạn, các thứ món ăn, lót trải đệm
ngồi rộng rãi. Làm xong, ông đích thân đến bạch Phật:
- - Ðã đến
giờ, thức ăn đã dọn xong. Cúi mong Thế Tôn đúng giờ chiếu cố.
- Bấy giờ Thế
Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo, đắp y, ôm bát đến nhà trưởng giả ở
thành Xá-vệ. Ðến nơi, mọi người tự tìm chỗ ngồi. Các Tỳ-kheo
Tăng cũng ngồi theo thứ tự.
- Bấy giờ
trưởng giả thấy Phật và chúng Tỳ-kheo đã ngồi yên rồi, liền tự
tay đi dâng các thức ăn uống. Dâng thức ăn uống xong, liền thu
dọn bát và đến ngồi chỗ thấp trước đức Như Lai, ý muốn nghe
pháp.
- Bấy giờ
trưởng giả bạch Thế Tôn:
- - Lành
thay, Như Lai! Xin cho các Tỳ-kheo, nếu cần những vật tùy thân
như ba y, bình bát, ống kim, tọa cụ, áo trong, bồn tắm và tất
cả các tạp vật của Sa-môn, cứ đến nhà đệ tử mà lấy.
- Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Các Thầy
nếu cần y áo, bình bát, tọa cụ, bồn tắm và tất cả những vật
lặt vặt khác của Sa-môn, cho phép đến đây lấy. Chớ co nghi
nan, bận lòng.
- Bấy giờ Thế
Tôn thuyết pháp vi diệu cho trưởng giả A-na-bân-trì. Thuyết
pháp vi diệu xong liền đứng lên mà đi. Ngay lúc đó,
A-na-bân-trì lại bố thí rộng rãi ở bốn cửa thành, rồi lần thứ
năm ở chợ và lần thứ sáu tại nhà; ai cần ăn cho ăn, cần uống
cho uống, cần xe cộ kỹ nhạc, hương xông, chuỗi ngọc đều cho
hết.
- Bấy giờ Thế
Tôn nghe trưởng giả A-na-bân-trì ở trong bốn cửa thành bố thí
rộng rãi, ở chợ lớn bố thí người nghèo thiếu, lại ở trong nhà
bố thí không hạn lượng. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Ưu-bà-tắc
ưa bố thí nhất trong hàng đệ tử của Ta là trưởng giả Tu-đạt.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 5. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ trưởng
giả A-na-bân-trì liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một
bên, Thế Tôn bảo rằng:
- - Thế nào
Trưởng giả, Ông có thường bố thí cho người nghèo thiếu không?
- - Ðúng vậy,
bạch Thế Tôn! Con hằng bố thí cho người nghèo thiếu, bố thí
rộng rãi tại bốn cửa thành, còn ở tại nhà cấp thứ cần thiết
cho người. Bạch Thế Tôn, có lúc con nghĩ rằng muốn bố thí cho
tất cả loài chim rừng, heo chó. Con cũng không nghĩ: đây nên
cho, đây không nên cho, cũng không nghĩ; đây nên cho nhiều,
đây nên cho ít. Con hằng nghĩ: tất cả chúng sanh đều do ăn mà
còn tính mạng, có ăn thì sống, không ăn thì chết.
- Thế Tôn bảo
rằng:
- - Lành
thay, lành thay! Này Trưởng giả! Ông đã đem lòng bồ-tát,
chuyên ròng một ý mà bố thí rộng rãi. Ðúng là các chúng sanh
đều do ăn mà được sống, không ăn liền chết. Này Trưởng giả,
Ông sẽ thâu hoạch được quả báo lớn, được tiếng tăm lớn. Ðã có
quả báo lớn, tiếng đồn mười phương, lại được pháp vị cam lồ.
Sở dĩ như thế là vì bồ-tát hằng đem tâm bình đẳng mà bố thí,
chuyên ròng một lòng nghĩ nhớ các loài chúng sanh, họ do ăn mà
còn, có ăn liền được cứu tế, không ăn liền chết. Ðó là, này
Trưởng giả, bồ-tát tâm được ăn ổn mà bố thí rộng rãi.
- Bấy giờ Thế
Tôn liền nói kệ:
- Hãy nên
bố thí khắp,
- Trọn
không tâm lẫn tiếc,
- Ắt sẽ
gặp bạn lành,
- Ðược
giúp đến bờ kia.
- Thế nên,
Trưởng giả, hãy đem tâm bình đẳng mà rộng bố thí. Như thế,
Trưởng giả, hãy học điều này!
- Bấy giờ
Trưởng giả nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 6. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Như Ta
ngày nay biết rõ căn nguyên chỗ đến của chúng sanh, cũng biết
quả báo bố thí một nắm cơm ăn dư cuối cùng, đã không ăn mà bố
thí người khác. Lúc ấy không có khởi tâm tật đố, ganh ghét dù
bằng một sợi tóc. Vì chúng sanh này không biết quả báo của bố
thí, còn Ta đều biết hết. Quả báo bố thí, quả báo bình đẳng
tâm không có khác. Thế nên, chúng sanh không thể bố thí bình
đẳng mà bị đọa lạc, vì hằng có tâm keo kiệt tật đố, buộc trói
tâm ý.
- Bấy giờ Thế
Tôn liền nói kệ:
- Chúng
sanh chẳng tự giác,
- Lời dạy
của Như Lai,
- Thường
nên bố thí rộng,
- Chuyên
hướng chỗ chân nhân,
- Chỉ tánh
cho thanh tịnh,
- Thu
hoạch phước rất nhiều,
- Cộng
chung phần phước đó,
- Sau được
quả báo lớn.
- Bố thí
nay lành thay!
- Tâm
hướng ruộng phước lớn,
- Ở cõi
đời này chết,
- Ắt sanh
lên cõi trời.
- Cho đến
chỗ lành kia,
- Khoái
lạc tự vui thú,
- Tốt lành
rất hân hoan,
- Tất cả
không thiếu dở.
- Do
nghiệp trời oai đức,
- Ngọc nữ
theo vây quanh,
- Báo bố
thí bình đẳng,
- Nên được
phước đức này.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 7. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Các Thầy
chớ sợ phước báo. Sở dĩ như thế là vì đây là sự hưởng an vui
rất đáng nên yêu thích. Sở dĩ gọi là phước vì có quả báo lớn
này. Các Thầy hãy sợ không phước. Vì sao thế? Vì đây là nguyên
gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không được vừa ý, không có yêu
thích. Ðây gọi là vô phước. Tỳ-kheo, Ta nhớ ngày xưa bảy năm
hành lòng từ, lại qua bảy kiếp không đến cõi này, lại trong
bảy kiếp sanh cõi trời Quang Âm, lại bảy kiếp sinh cõi trời
Không Phạm làm Ðại Phạm Thiên không ai sánh bằng, thống lãnh
trăm ngàn thế giới, rồi ba mươi sáu lần làm Trời Ðế Thích, vô
số đời làm Chuyển luân Thánh vương. Thế nên, này các Tỳ-kheo,
làm phước chớ có mỏi mệt. Vì sao thế? Hưởng vui rất đáng yêu
thích. Thế nên gọi là phước. Các Thầy nên sợ vô phước. Vì sao
thế? Vì là nguồn gốc của khổ, sầu lo, khổ não, không được vừa
ý. Ðây gọi là vô phước.
- Bấy giờ Thế
Tôn bèn nói kệ:
- Vui
thay, phước báo,
- Sở
nguyện được thành,
- Mau đến
diệt tận,
- Ðến chỗ
vô vi,
- Cho dù
số ức,
- Thiên ma
Ba-tuần
- Cũng
không thể nhiễu,
- Người
tạo phước nghiệp,
- Kia hằng
tự cầu,
- Ðạo của
Hiền Thánh,
- Liền trừ
hết khổ,
- Sau
chẳng có lo.
- Thế nên,
này các Tỳ-kheo, làm phước chớ chán. Thế nên, này các Tỳ-kheo,
hãy học điều này!
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 8. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Nếu có
người tuân theo một pháp, chẳng rời một pháp, thì ma Ba-tuần
chẳng thể được thuận tiện, cũng chẳng thể đến quấy nhiễu
người. Thế nào là một pháp? Nghĩa là phước nghiệp công đức. Sở
dĩ như thế là vì Ta tự nhớ khi xưa, lúc thành đạo dưới cội
bồ-đề, cùng các bồ-tát nhóm ở một nơi. Tệ ma Ba-tuần đem mấy
ngàn vạn ức binh, đủ mọi tướng mạo, đầu thú mình người không
thể kể xiết: Trời, Rồng, Quỷ Thần, A-tu-la, Ca-lâu-la,
Ma-hầu-la-già v.v... đều đến tụ họp. Ma Ba-tuần nói với Ta
rằng:
- '- Sa-môn,
mau mọp xuống đất!'
- Phật dùng
sức phước đức lớn hàng phục được ma oán, các trần cấu tiêu
mất, không có các uế nhiễm, liền thành đạo Vô Thượng Chánh
Chơn. Các Tỳ-kheo nên quán nghĩa này. Nếu có Tỳ-kheo công đức
đầy đủ, tệ ma Ba-tuần chẳng thể được thuận tiện phá hoại công
đức ấy.
- Bấy giờ Thế
Tôn liền nói kệ này:
- Có phước
khoái lạc,
- Người
không phước khổ,
- Ðời này,
đời sau,
- Làm
phưóc hưởng vui.
- Như vậy,
này các Tỳ-kheo! Hãy làm phước chớ mệt mỏi.
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 9. Tôi nghe
như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Nếu có
Tỳ-kheo tu hành một pháp, chẳng bị bại hoại rơi vào đường ác.
Chỉ có một bề theo đường lành, một bề hướng đến Niết-bàn. Thế
nào là tu hành một pháp chẳng bị bại hoại rơi vào đường ác? Ðó
là tâm dốc lòng tin. Ðúng là tu một pháp này chẳng thể bị bại
hoại rơi vào đường ác. Thế nào là tu hành một pháp hướng đến
chỗ lành? Nghĩa là tâm hành lòng tin tha thiết. Thế nào là tu
hành một pháp tiến đến Niết-bàn? Nghĩa là hằng chuyên tâm
niệm. Ðó là tu hành pháp này được đến Niết-bàn. Thế nên, các
Tỳ-kheo, hãy chuyên ròng tâm ý, nghĩ nhớ các gốc lành. Như
vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- 10. Tôi
nghe như vầy:
- Một thời
Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
- Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- - Nếu có
một người xuất hiện ở đời, chúng sanh ở đây liền tăng tuổi
thọ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực mạnh mẽ, khoái lạc vô cùng,
âm thanh hòa nhã. Thế nào là một người? Nghĩa là Như Lai Chí
Chân Ðẳng Chánh Giác. Ðây là một người xuất hiện ở đời, chúng
sanh nơi này liền tăng tuổi thọ, nhan sắc tươi thuận, khí lực
mạnh mẽ, khoái lạc vô cùng, âm thanh hòa nhã. Thế nên, này các
Tỳ-kheo, thường nên chuyên ròng nhất tâm niệm Phật. Như vậy,
này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
- Bấy giờ các
Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- Không
mạn, hai niệm đàn,
- Hai thí,
chắc không chán.
- Thí
phước, ma Ba-tuần,
- Ðường ác
và một người.
- --o0o--
|
|