|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
- KINH
TĂNG NHẤT A HÀM
- Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Thanh Từ
Hiệu Đính: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
- Viện Nghiên Cứu Phật
Học Việt Nam
PL 2541 - TL 1997
-
- TẬP
MỘT
- 3
-
XVII.2 Phẩm An Ban (2)
-
-
1. Tôi
nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Hai người cùng
xuất hiện ở đời là rất khó có được. Thế nào là hai người?
Nghĩa là Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời rất
khó được. Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời rất khó
được. Hai người cùng xuất hiện ở đời là rất khó có được.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
2. Tôi
nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Hai người cùng
xuất hiện ở đời rất khó có được. Thế nào là hai người? Nghĩa
là Bích-chi Phật xuất hiện ở đời là rất khó được, bậc lậu tận
A-la-hán, đệ tử Như Lai xuất hiện ở đời rất là khó được. Này
Tỳ-kheo! Ðó là hai người xuất hiện ở đời rất là khó có được.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
3. Tôi
nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Có hai pháp này ở
tại thế gian rất là phiền não. Thế nào là hai pháp? Nghĩa là
làm các ác, gốc khởi các oán hiềm; lại không tạo hạnh lành là
gốc của các đức. Này Tỳ-kheo, đó là hai pháp rất phiều não.
Thế nên, các Tỳ-kheo, nên giác tri pháp phiền não này; cũng
nên giác tri pháp không phiền não. Các pháp phiền não nên nhớ
đoạn trừ, pháp không phiền não nên nhớ tu hành. Như vậy, này
các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
4. Tôi
nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Chúng sanh tà
kiến, sự nhớ nghĩ, quy hướng, và các hành khác của họ đều
không đáng quý. Người thế gian không (nên) ham thích. Vì sao
thế? Vì tà kiến ấy chẳng lành. Ví như có hột trái đắng. Nghĩa
là hột trái đắng, rau đắng, hột rau đay, hột tất-địa bàn-trì
và các hột đắng khác. Nếu ở trên đất tốt trồng các hột này,
sau đó nảy mầm vẫn đắng như cũ. Vì sao thế? Vì hột này vốn
đắng. Chúng sanh tà kiến này cũng như thế. Việc làm của thân
hành, khẩu hành, ý hành, sự quy hướng, nghĩ nhớ và các hạnh
khác của họ, tất cả không đáng quý. Người thế gian không ham
thích (ưa chuộng). Vì sao vậy? Vì tà kiến là ác, không lành.
Thế nên, các Tỳ-kheo, nên trừ tà kiến, tập hành chánh kiến.
Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
5. Tôi
nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Chúng sanh chánh
kiến, sự suy nghĩ, chỗ quy hướng và các hạnh khác của họ, tất
cả đều đáng quý kính. Người thế gian ưa chuộng. Vì sao thế? Vì
chánh kiến rất hay. Ví như có các quả ngọt như mía, như quả bồ
đào và tất cả các quả ngon ngọt khác. Có người sửa sang đất
tốt rồi lấy trồng, sau đó sanh trái thảy đều ngon ngọt được
người ưa thích. Vì sao thế? Vì hột quả này vốn ngon ngọt.
Chúng sanh chánh kiến này cũng như thế, sự suy nghĩ, chỗ quy
hướng và các hạnh khác, tất cả đều đáng ưa chuộng. Người đời
ai cũng vui vẻ. Vì sao thế? Vì chánh kiến có rất hay. Thế nên
các Tỳ-kheo, nên tập hành chánh kiến. Như vậy, này các
Tỳ-kheo, nên học điều này.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
6. Tôi
nghe như vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Tôn giả
A-nan ở chỗ vắng vẻ, tự tu duy một mình, rồi nghĩ: "Có các
chúng sanh khởi lên tư tưởng ái dục rồi sanh dục ái, ngày đêm
huân tập không nhàm chán".
-
Bấy giờ Tôn giả
A-nan vào buổi chiều liền từ chỗ ngồi đứng lên, đắp y ngay
ngắn rồi đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy và ngồi một bên. Bấy
giờ Tôn A-nan bạch Thế Tôn:
-
- Vừa rồi con ở chỗ
vắng vẻ liền sanh niệm này: "Có các chúng sanh khởi lên tưởng
ái dục rồi sanh dục ái, miệt mài tập nhiễm không có nhàm
chán".
-
Thế Tôn dạy:
-
- Ðúng vậy, A-nan!
Như lời Thầy nói. Có những người khởi tưởng dục ái rồi tăng
dục tưởng, miệt mài tập nhiễm, không có nhàm chán. Vì sao thế?
A-nan! Ngày xưa ở đời quá khứ có Chuyển luân Thánh vương tên
là Ðảnh Sanh dùng pháp cai trị không có loạn bậy, bảy báu
thành tựu. Bảy báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu,
ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. Ðó là bảy báu. Lại có
ngàn người con dũng mãnh, cường tráng, hay hàng phục các ác,
thống lãnh bốn thiên hạ chẳng dùng dao gậy. A-nan nên biết!
Bấy giờ Thánh vương Ðảnh Sanh liền nghĩ: "Ta nay có cõi
Diêm-phù-đề này, nhân dân thịnh vượng, nhiều châu báu. Ta cũng
đã theo các bậc trưởng lão kỳ cựu nghe: phía Tây có đất
Cù-da-ni, nhân dân thịnh vượng, có nhiều châu báu. Ta nay nên
đến thống lãnh quốc độ kia".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền đem bốn bộ binh từ cõi
Diêm-phù này biến mất rồi đến đất Cù-da-ni. Bấy giờ người dân
đất đó thấy Thánh vương đến, đều tới trước nghinh tiếp quỳ lễ
thăm hỏi.
-
- "Kính chào Ðại
vương! Nay nước Cù-da-ni nhân dân thịnh vượng, cúi mong Thánh
vương hãy ở đây cai trị nhân dân khiến theo giáo pháp".
-
Lúc bấy giờ, này
A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở Cù-da-ni thống lãnh nhân
dân, trải qua vài trăm ngàn năm. Rồi lúc khác Thánh vương Ðảnh
Sanh lại nghĩ: "Ta có Diêm-phù-đề, nhân dân thịnh vượng, nhiều
trân bảo, cũng có mưa bảy báu ngập đến đầu gối. Nay cũng lại
có đất Cù-da-ni này, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo.
Ta từng theo các bậc trưởng lão kỳ cựu nghe còn có nước
Phất-vu-đệ, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Nay ta
hãy đến thống lãnh quốc độ kia, dùng pháp cai trị".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm đó, liền đem bốn bộ binh,
từ Cù-da-ni biến mất, rồi đến Phất-vu-đệ. Bấy giờ nhân dân đất
kia thấy Thánh vương đến, đều tới trước nghinh tiếp quỳ lễ
thăm hỏi; khác miệng đồng thanh mà nói:
-
- "Kính chào Ðại
vương! Nay nước Phất-vu-đệ này, nhân dân thịnh vượng, có nhiều
trân bảo. Cúi mong Ðại vương nên ở đây cai trị nhân dân khiến
theo giáo pháp".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở nước Phất-vu-đệ thống lãnh nhân
dân, trải qua trăm ngàn vạn năm. Khi ấy Thánh vương Ðảnh Sanh
vào lúc khác nảy sanh niệm này: "Ta ở Diêm-phù-đề, nhân dân
thịnh vượng, có nhiều trân bảo, có mưa bảy báu ngập đến đầu
gối. Nay lại cũng có Cù-da-ni, nhân dân thịnh vượng, có nhiều
trân bảo; nay lại cũng có nước Phất-vu-đệ này, nhân dân thịnh
vượng, có nhiều trân bảo. Ta cũng từng theo trưởng lão kỳ cựu
nghe có Uất-đan-việt, nhân dân thịnh vượng, nhiều trân bảo,
việc làm tự do không có cố thủ, sống lâu không yểu, chánh thọ
ngàn tuổi. Ở đó hết tuổi thọ ắt sanh lên trời chẳng đọa đường
khác, mặc áo kiếp-ba-dục, ăn cơm gạo tự nhiên. Nay ta nên đến
thống lãnh quốc độ đó, dùng pháp cai trị".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm đó liền đem bốn bộ binh từ
Phất-vu-đệ biến mất, rồi đến Uất-đan-việt, xa thấy đất đó màu
xanh rậm rì, thấy rồi liền hỏi quần thần:
-
- "Các Khanh có
thấy khắp cõi này màu sắc xanh um không?"
-
Quần thần đáp:
-
- "Quả nhiên là
thấy".
-
Vua bảo quần thần:
-
- "Ðây là cỏ mềm
mại, mịn như áo trời không khác. Chư hiền hãy ngồi ở đây".
-
Chốc lát lại đi tới
trước, xa thấy đất kia màu vàng rực. Vua liền bảo quần thần:
-
- "Các Khanh có
thấy khắp đất này màu vàng rực không?"
-
Quần thần đáp:
-
- "Ðều thấy hết".
-
Ðại vương nói:
-
- Ðây gọi là lúa
gạo tự nhiên. Các bậc Hiền ở đây thường ăn thức ăn này. Như
các Khanh bây giờ cũng sẽ ăn lúa gạo này".
-
Bấy giờ, một lát
sau Thánh vương lại đi đến trước, thấy đất kia bằng phẳng, xa
thấy đài cao hiện ra rất đặc thù, lại bảo quần thần:
-
- "Các Khanh có
thấy đất này khắp nơi bằng phẳng không?"
-
Quần thần đáp:
-
- "Ðúng vậy, tất cả
đều thấy thế".
-
Ðại vương bảo:
-
- "Ðây là áo thứ
cây kiếp-ba-dục. Các Khanh cũng lại sẽ mặc áo cây này".
-
Bấy giờ, này A-nan,
nhân dân cõi đó thấy Ðại vương đến, đều tới trước nghinh tiếp,
quỳ lại thăm hỏi, khác tiếng đồng vang mà nói:
-
- "Kính chào Thánh
vương! Ðất Uất-đan-việt này, nhân dân thịnh vượng, có nhiều
trân bảo. Cúi mong Ðại vương hãy ở đây cai trị nhân dân khiến
theo giáo pháp".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở Uất-đan-việt thống lãnh nhân dân,
trải qua trăm ngàn vạn năm. Rồi trong lúc khác, Thánh vương
Ðảnh Sanh lại nảy sanh niệm này: "Nay ta có đất Diêm-phù, nhân
dân thịnh vượng, nhiều thứ trân bảo, cũng có mưa bảy báu ngập
đến đầu gối, nay ta cũng lại có đất Cù-da-ni, Phất-vu-đệ và
Uất-đan-việt này, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Ta
cũng từng theo các trưởng lão kỳ cựu nghe có cõi trời Ba mươi
ba khoái lạc không đâu bằng, thọ mạng rất lâu, cơm áo tự
nhiên, ngọc nữ vây quanh không kể xiết. Nay ta nên đến thống
lãnh Thiên cung đó, dùng pháp cai trị".
-
Bấy giờ, này A-nan!
Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền đem bốn bộ binh,
từ Uất-đan-việt biến mất, rồi lên đến cõi trời Ba mươi ba. Lúc
đó, Thiên Ðế Thích từ xa thấy Thánh vương Ðảnh Sanh đến, liền
nói:
-
- "Chào mừng Ðại
vương! Mời đến đây ngồi!".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh liền cùng Thích-đề-hoàn-nhân ngồi chung
một tòa. Hai người cùng ngồi không thể phân biệt được, nhan
mạo, cử động, ngôn ngữ, âm thanh không khác một chút nào.
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh ở đó trải qua vài trăm ngàn năm, rồi
liền sanh niệm này: "Nay ta có đất Diêm-phù này, nhân dân
thịnh vượng, có nhiều trân bảo, cũng có mưa bảy báu ngập đến
đầu gối; cũng có Cù-da-ni, lại cũng có Phất-vu-đệ, cũng lại có
Uất-đan-việt, nhân dân thịnh vượng, nhiều thứ trân bảo. Nay ta
đến cõi trời Ba mươi ba này; giờ ta nên hại Thiên Ðế Thích
này, rồi ở đây riêng làm vua chư Thiên".
-
Bấy giờ, này A-nan,
Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền từ trên tòa tự
rơi xuống đến đất Diêm-phù và bốn bộ binh cũng đều đọa lạc.
Lúc đó, xe báu cũng mất chẳng biết ở đâu, voi báu, ngựa báu
đồng thời chết hết, châu báu tự diệt, ngọc nữ báu, cư sĩ báu,
điển binh báu đều mạng chung.
-
Bấy giờ Thánh vương
Ðảnh Sanh thân bị bịnh nặng. Các tông tộc, thân thuộc đều tụ
tập hỏi thăm bệnh vua:
-
- "Thế nào, Ðại
vương, giả sử Ðại vương mạng chung rồi, có người đến hỏi nghĩa
này: "Ðại vương Ðảnh Sanh lúc mạng chung có lời dạy nào?" Nếu
có người hỏi như thế sẽ đáp ra sao?"
-
Thánh vương Ðảnh
Sanh đáp:
-
- "Nếu như ta mạng
chung, sau khi mạng chung có người đến hỏi thì đáp: "Vua Ðảnh
Sanh thống lãnh bốn thiên hạ này mà không chán đủ, lại đến cõi
trời Ba mươi ba, ở đó trải qua vài trăm ngàn năm; ý còn sanh
tham muốn hại Thiên Ðế rồi tự đọa lạc mà mạng chung".
-
A-nan! Nay Thầy chớ
ôm lòng hoài nghi, vua Ðảnh Sanh lúc đó đâu phải người nào
khác. Chớ xem như thế!! Vì cớ sao? Vua Ðảnh Sanh chính là thân
Ta vậy. Lúc đó, Ta thống lãnh bốn thiên hạ này và đến cõi trời
Ba mươi ba ở trong ngũ dục không có chán đủ. A-nan! Hãy dùng
cách thức này chứng biết chỗ hướng đến; vì nỗi lòng tham dục,
tăng thêm tưởng này, ở trong ái dục không biết chán đủ. Muốn
cầu chán đủ, nên theo trong trí tuệ Thánh Hiền mà cầu.
-
Bấy giờ Thế Tôn ở
trong đại chúng liền nói kệ:
-
Tham dâm như lúc
mưa,
-
Ðối dục không nhàm
chán,
-
Vui ít mà khổ
nhiều,
-
Ðiều người trí từ
bỏ.
-
Chính dù hưởng
Thiên dục,
-
Năm lạc tự vui
chơi,
-
Không bằng đoạn tâm
ái,
-
Ðệ tử bậc Chánh
giác.
-
Tham dục kéo ức
kiếp,
-
Phước hết lại vào
ngục,
-
Hưởng vui há bao
lâu,
-
Liền chịu khổ địa
ngục.
-
Thế nên, này A-nan,
hãy dùng cách thức này biết dục mà bỏ dục, trọn không khởi
tưởng này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
-
Bấy giờ A-nan nghe
Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
7. Tôi nghe như
vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Bà-la-môn
Sanh Lậu đi đến chỗ Thế Tôn thăm hỏi, rồi ngồi một bên. Lúc
này Bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:
-
- Nên quán người Ác
tri thức thế nào?
-
Thế Tôn dạy:
-
- Nên xem như xem
mặt trăng.
-
Bà-la-môn hỏi:
-
- Nên quán Thiện
tri thức thế nào?
-
Thế Tôn dạy:
-
- Nên xem như xem
mặt trăng.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Nay Sa-môn Cù-đàm
nói lược cốt yếu mà chưa giảng rộng nghĩa. Cúi mong Cù-đàm nói
rộng rãi khiến người chưa hiểu được hiểu.
-
- Bà-la-môn! Hãy
lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì ông giảng rộng
nghĩa này.
-
- Xin vâng, Cù-đàm.
-
Bà-la-môn Sanh Lậu
nhận lời dạy rồi, Thế Tôn bảo:
-
- Giống như, này
Bà-la-môn, trăng cuối tháng, ngày đêm xoay vần, còn khuyết
chưa có đầy. Ðó là tổn giảm. Hoặc lại có lúc trăng không hiện,
không có người thấy. Ðây cũng như thế. Này Bà-la-môn! Như Ác
tri thức trải qua ngày đêm, dần dần không có tín, không có
giới, không có văn, không có thí, không có trí tuệ. Người đó
vì không có tín, giới, văn, thí, tuệ nên với Ác tri thức đó,
khi thân hoại mạng chung, bị vào trong địa ngục. Thế nên,
Bà-la-môn, nay Ta nói là Ác tri thức giống như trăng cuối
tháng.
-
Giống như, này
Bà-la-môn, trăng đầu tháng, theo ngày đêm dần qua, ánh sáng
tăng lên dần dần tròn đầy, rồi đến ngày rằm tròn đầy; tất cả
chúng sanh đều thấy. Cũng vậy, Bà-la-môn, như thiện tri thức,
trải qua ngày đêm, tăng thêm tín, giới, văn, thí, trí tuệ.
Người ấy do tăng thêm tín, giới, văn, thí, trí tuệ nên thiện
tri thức kia, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên trời và
cõi lành. Thế nên, Bà-la-môn, Ta nói thiện tri thức này, chỗ
thú hướng giống như mặt trăng tròn đầy.
-
Bấy giờ Thế Tôn
liền nói kệ này:
-
Nếu người có tham
dục,
-
Sân giận, si chẳng
dứt,
-
Với lành, dần có
giảm,
-
Giống như trăng sắp
hết.
-
Nếu người không
tham dục,
-
Sân giận, ai cũng
dứt,
-
Với thiện, có tăng
dần,
-
Giống như trăng
tròn đầy.
-
Thế nên, Bà-la-môn,
nên học như trăng đầu tháng.
-
Bấy giờ Bà-la-môn
Sanh Lậu bạch Thế Tôn:
-
- Lành thay,
Cù-đàm! Ví như người gù được thẳng, người mù được sáng, người
mê thấy đường, ở nơi tối tăm có đèn sáng. Ðây cũng như thế,
Sa-môn Cù-đàm dùng vô số phương tiện thuyết pháp cho con. Nay
con xin tự quy y Phật, Pháp và chúng Tăng. Từ nay xin cho con
làm Ưu-bà-tắc, cho đến hết đời không sát sanh.
-
Bấy giờ Bà-la-môn
Sanh Lậu, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
8. Tôi nghe như
vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Nay Ta sẽ thuyết
về pháp Thiện tri thức, cũng sẽ thuyết về pháp Ác tri thức.
Hãy lắng nghe lắng nghe và khéo suy nghĩ!
-
Các Tỳ-kheo đáp:
-
- Xin vâng, Thế
Tôn.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:
-
- Kia vì sao gọi là
pháp Ác tri thức? Ở đây, này Tỳ-kheo, người Ác tri thức sanh
niệm này: "Ta ở trong dòng hào tộc, xuất gia học đạo; các
Tỳ-kheo khác là hạng ty tiện xuất gia". Ỷ nơi dòng họ mình,
hủy báng người khác. Ðó gọi là pháp Ác tri thức. Hơn nữa,
người Ác tri thức còn sanh niệm này: "Ta cực kỳ tinh tấn vâng
theo các pháp chân chánh; các Tỳ-kheo khác, chẳng tinh tấn trì
giới"; Lại dùng nghĩa này hủy báng người khác mà tự cống cao.
Ðó là pháp Ác tri thức.
-
Hơn nữa, Ác tri
thức lại nghĩ: "Ta tam-muội thành tựu, Tỳ-kheo khác không có
tam-muội, tâm ý lầm lẫn không có nhất định". Người ấy ỷ vào
tam muội này thường tự cống cao, hủy báng người khác. Ðó gọi
là pháp Ác tri thức.
-
Hơn nữa, Ác tri
thức lại nghĩ: "Ta trí tuệ bậc nhất, các Tỳ-kheo khác không có
trí tuệ". Người ấy ỷ vào trí tuệ này, mà tự cống cao hủy báng
người khác. Ðó là pháp Ác tri thức.
-
Hơn nữa, Ác tri
thức lại nghĩ: "Nay ta thường được thức ăn, giường mền, ngọa
cụ, thuốc men trị bệnh; các Tỳ-kheo khác không có được vật
cúng dường này". Người ấy ỷ vào vật lợi dưỡng này mà tự cống
cao, hủy báng người khác. Ðó gọi là pháp Ác tri thức. Như vậy,
này các Tỳ-kheo, người Ác tri thức hành tà nghiệp này.
-
Kia vì sao gọi là
pháp Thiện tri thức? Ở đây, này Tỳ-kheo, người Thiện tri thức
không nghĩ thế này: "Ta sanh trong nhà hào tộc, các Tỳ-kheo
khác không phải là nhà hào tộc", thân mình và người không có
khác. Ðó gọi là pháp Thiện tri thức.
-
Hơn nữa, người
Thiện tri thức không nghĩ: "Nay ta trì giới, các Tỳ-kheo khác
không giữ giới hạnh", thân mình và người không có tăng giảm.
Người ấy y theo giới này không tự cống cao, chẳng chê bai
người khác. Như vậy, này Tỳ-kheo, gọi là pháp Thiện tri thức.
-
Hơn nữa, này
Tỳ-kheo, người Thiện tri thức lại không nghĩ: "Ta tam-muội
thành tựu, các Tỳ-kheo khác ý loạn chẳng định", thân mình và
người cũng không tăng giảm. Người ấy nương tam-muội này không
tự cống cao cũng không hủy báng người khác. Như vậy, này
Tỳ-kheo, gọi là pháp Thiện tri thức.
-
Hơn nữa, này
Tỳ-kheo, người Thiện tri thức không nghĩ: "Tôi trí tuệ thành
tựu, các Tỳ-kheo khác không có trí tuệ", thân ta và người
không có tăng giảm. Người ấy nương trí tuệ này, không tự cống
cao cũng không chê bai người khác. Như vậy, này Tỳ-kheo, gọi
là pháp Thiện tri thức.
-
Hơn nữa, này
Tỳ-kheo, ngươì Thiện tri thức không nghĩ: "Ta có thể được y
phục thức ăn, giường mền, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh; các
Tỳ-kheo khác không được y phục, thức ăn, giường mền, ngọa cụ,
thuốc men trị bệnh", thân mình và thân người cũng không tăng
giảm. Người ấy nương lợi dưỡng này, không tự cống cao, cũng
không hủy báng người khác. Như vậy, này Tỳ-kheo, gọi là pháp
Thiện tri thức.
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Nay Ta phân biệt
pháp Ác tri thức cho các Thầy và cũng lại nói pháp Thiện tri
thức cho các Thầy rồi. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy cùng nhau
xa lìa pháp Ác tri thức, nhớ cùng tu hành pháp Thiện tri thức.
Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
-
9. Tôi nghe như
vầy:
-
Một thời Phật ở
nước Thích Sí, vườn Ni-câu-lưu, cùng với chúng năm trăm đại
Tỳ-kheo.
-
Bấy giờ năm trăm
người hào quý thuộc dòng họ Thích trong nước muốn có chỗ bàn
luận, bèn tập họp tại giảng đường Phổ Nghĩa. Bấy giờ Bà-la-môn
Thế Ðiển liền đến chỗ dòng họ Thích kia bảo với họ Thích:
-
- Thế nào chư vị,
trong đây có Sa-môn, Bà-la-môn cùng người thế tục nào có thể
cùng ta nghị luận chăng?
-
Bấy giờ những người
họ Thích bảo Bà-la-môn Thế Ðiển.
-
- Nay ở trong đây
có hai người tài cao học rộng ở tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Hai
người nào? Một người tên là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc, hai là
Cù-đàm họ Thích, Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. So với
Tỳ-kheo Bàn-đặc thì mọi người biết ít, vô văn, cũng không trí
tuệ, ngôn ngữ vụng về, không phân biệt trước, sau (khứ lai).
Lại nữa, cả nước Ca-tỳ-la-vệ này đều là vô trí, vô văn, cũng
không thông tuệ, là người vụng về, có nhiều xấu uế, như thế so
với Cù-đàm. Nay Ông có thể cùng họ luận nghị. Nếu Bà-la-môn có
thể luận nghị thắng được hai người ấy, năm trăm người chúng
tôi sẽ tùy thời cúng dường những thứ cần dùng, cũng sẽ tặng
ngàn giật vàng ròng (1 giật: 20 lạng).
-
Bấy giờ Bà-la-môn
liền nghĩ: "Dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ này hẳn đều là thông
minh, có nhiều kỹ thuật, gian xảo quỷ quyệt, hư ngụy không có
chánh hạnh. Nếu ta cùng hai người kia luận nghị mà thắng được,
đâu đủ ch là lạ. Còn như người ấy thắng ta, tức là ta bị người
ngu nhiếp phục. Nghĩ hai lẽ này, ta chẳng kham cùng họ luận
nghị".
-
Bà-la-môn Thế Ðiển
nghĩ như thế rồi liền lui đi.
-
Lúc này, Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc đến giờ ôm bát vào thành Ca-tỳ-la-vệ khất
thực. Bà-la-môn Thế Ðiển từ xa trông thấy Châu-lợi-bàn-đặc đi
đến, liền hỏi:
-
- Sa-môn tên gì?
-
Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc nói:
-
- Thôi! Bà-la-môn!
Ông chẳng cần hỏi tên. Sở dĩ Ông đến đây vì muốn hỏi nghĩa,
thì nên hỏi đi!
-
Bà-la-môn nói:
-
- Sa-môn có thể
cùng luận nghị với ta chăng?
-
Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc nói:
-
- Ta còn có thể
cùng Phạm thiên luận nghị, hà huống cùng người mù không mắt
như Ông.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Người mù tức
không phải là người không mắt sao? Không mắt ắt không phải mù
sao? Ðây chỉ là một nghĩa, há không phải là lập lại lôi thôi?
-
Lúc này, Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc liền bay lên không trung hiện mười tám thứ
biến hóa. Bấy giờ Bà-la-môn liền nghĩ: "Sa-môn này chỉ có thần
túc chứ không biết nghị luận. Nếu có ai giải được nghĩa này
cho ta, ta sẽ thân làm đệ tử".
-
Lúc này Tôn giả
Xá-lợi-phất dùng Thiên nhĩ nghe được lời này:
"Châu-lợi-bàn-đặc cùng Bà-la-môn Thế Ðiển luận nghị".
-
Lúc này, Tôn giả
Xá-lợi-phất liền biến thân thành Tỳ-kheo Bàn-đặc, rồi ẩn hình
Tỳ-kheo Bàn-đặc khiến không cho hiện nữa, và bảo Bà-la-môn:
-
- Bà-la-môn! Nếu
Ông nghĩ rằng Sa-môn này chỉ có thần túc chứ chẳng kham luận
nghị, thì nay Ông hãy lắng nghe, ta sẽ nói cho, ta sẽ đáp
nghĩa Ông hỏi, dựa theo gốc của luận này, lại dẫn thêm ví dụ.
Này Bà-la-môn! Nay Ông tên là gì?"
-
Bà-la-môn nói:
-
- Ta tên Phạm
Thiên.
-
Châu-lợi-bàn-đặc
hỏi:
-
- Ông là trượng phu
chăng?
-
- Ta là trượng phu.
-
- Là người chăng?
-
- Là người.
-
Châu-lợi-bàn-đặc
hỏi:
-
- Thế nào
Bà-la-môn? Trượng phu cũng là người, người cũng là trượng phu.
Ðây cũng là một nghĩa, há không là lập lại lôi thôi sao? Nhưng
này Bà-la-môn! Mù cùng với không mắt, nghĩa này không đồng.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Thế nào, Sa-môn
gọi đó là mù ư?
-
Châu-lợi-bàn-đặc
nói:
-
- Ví như chẳng thấy
đời này, đời sau, người sanh, người diệt, màu tốt, màu xấu,
hoặc đẹp hoặc xấu, chúng sanh tạo hạnh thiện ác, như thực mà
chẳng biết, trọn không thấy gì nên gọi đó là mù.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Thế nào là người
không mắt?
-
Châu-lợi-bàn-đặc
nói:
-
- Mắt là mắt trí
tuệ vô thượng. Người kia không có con mắt trí tuệ này nên gọi
là không mắt.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Thôi, thôi!
Sa-môn! Bỏ tạp luận này đi! Nay ta muốn hỏi nghĩa sâu xa. Thế
nào Sa-môn? Có thể không nương pháp mà được Niết-bàn chăng?
-
Châu-lợi đáp:
-
- Chẳng nương Ngũ
thạnh ấm mà được Niết-bàn.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Thế nào Sa-môn?
Ngũ thạnh ấm này là có duyên sanh hay vô duyên sanh?
-
Châu-lợi-bàn-đặc
đáp:
-
- Ngũ thạnh ấm này
là có duyên sanh chớ không phải vô duyên sanh.
-
- Ngũ thạnh ấm
duyên cái gì?
-
- Ái là duyên.
-
- Cái gì là ái?
-
- Là sanh vậy.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Cái gì gọi là
sanh?
-
Tỳ-kheo đáp:
-
- Tức là ái.
-
Bà-la-môn nói:
-
- Ái có đạo nào?
-
Tỳ-kheo nói:
-
- Là Tám đạo phẩm
của Hiền Thánh, đó là Chánh kiến, Chánh nghiệp, Chánh ngữ,
Chánh mạng, Chánh hạnh, Chánh phương tiện, Chánh niệm, Chánh
định. Ðó gọi là Tám đạo phẩm của Hiền Thánh.
-
Bấy giờ
Châu-lợi-bàn-đặc rộng vì Bà-la-môn thuyết pháp rồi, Bà-la-môn
nghe Tỳ-kheo dạy như thế xong, các trần cấu sạch hết, được
pháp nhãn thanh tịnh; liền ở nơi đó bị (phong) gió đao trong
thân nổi lên mà mạng chung.
-
Lúc này Tôn giả
Xá-lợi-phất, hoàn lại thân hình bay lên không trung trở về chỗ
ở. Bấy giờ, Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-nặc đến giảng đường Phổ
Nghĩa, chỗ những người họ Thích đang tụ tập. Ðến rồi bảo họ:
-
- Các Ông! Mau sắm
sửa dầu bơ, củi đuốc, đến trà-tỳ Bà-la-môn Thế Ðiển.
-
Bấy giờ họ Thích
liền sắm dầu bơ, đến trà-tỳ (na-duy) Bà-la-môn Thế Ðiển, dựng
tháp ở ngã tư đường. Mọi người theo nhau đến chỗ Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc, đến rồi quỳ lạy và ngồi một bên. Rồi các
người họ Thích dùng bài kệ này nói với Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc.
-
Trà-tỳ rồi dựng
tháp,
-
Chẳng trái lời Tôn
giả,
-
Chúng con được lợi
lớn,
-
Ðược gặp phước lành
này.
-
Bấy giờ, Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc liền dùng kệ này đáp:
-
Nay chuyển Tôn pháp
luân,
-
Hàng phục các ngoại
đạo,
-
Trí tuệ như biển
lớn,
-
Ðến đây hàng Phạm
chí.
-
Chỗ tạo hạnh thiện
ác,
-
Quá, hiện và vị
lai,
-
Ức kiếp không quên
mất,
-
Thế nên hãy làm
phước.
-
Bấy giờ Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc rộng vì các người họ Thích kia thuyết pháp
xong. Họ Thích bạch Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc:
-
- Nếu Tôn giả cần y
phục, thức ăn uống, giường mền, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh,
chúng con đều sẽ cung cấp mọi thứ. Cúi mong Ngài nhận lời
thỉnh cầu, chớ cự tuyệt một chút tình.
-
Tỳ-kheo
Châu-lợi-bàn-đặc im lặng nhận lời.
-
Bấy giờ các người
họ Thích nghe Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc nói xong, vui vẻ vâng
làm.
-
10. Tôi nghe như
vầy:
-
Một thời Phật ở
thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà, cùng chúng năm trăm
đại Tỳ-kheo.
-
Bấy giờ người ác
Ðề-bà-đạt-đa liền đến chỗ vương tử Bà-la-lưu-chi (A-xà-thế)
bảo vương tử:
-
- Ngày xưa dân
chúng thọ mạng rất dài. Như nay người thọ không quá trăm năm.
Vương tử nên biết, mạng người vô thường, nếu không lên ngôi,
nửa đường mạng chung chẳng đau sao? Vương tử! Giờ hãy dứt mạng
vua cha, thống lãnh quốc dân. Nay ta sẽ giết Sa-môn Cù-đàm,
làm Vô thượng Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ở nơi nước Ma-kiệt,
làm vua mới, Phật mới không thích hay sao? Như mặt trời xuyên
qua mây, không đâu chẳng chiếu; như mặt trăng mây tan sáng rỡ
giữa ngàn sao.
-
Bấy giờ vương tử
Bà-la-lưu-chi, liền bắt vua cha giam vào ngục sắt, lập thêm
quan phụ tá thống lãnh nhân dân.
-
Khi ấy có nhiều
Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thực, liền nghe Ðề-bà-đạt-đa
dạy vương tử giam vua cha vào ngục sắt, lập thêm quan phụ tá.
Lúc này, các Tỳ-kheo khất thực xong trở về chỗ ở, thu xếp y
bát đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi bạch Thế Tôn:
-
- Sáng nay chúng
con vào thành khất thực, nghe người ngu Ðề-bà-đạt-đa dạy vương
tử khiến bắt vua cha giam vào lao ngục, lại lập thần tá. Rồi
Ông dạy vương tử: "Ông giết vua cha, ta hại Như Lai, ở nước
Ma-kiệt này làm vua mới, Phật mới, chẳng thích sao!".
-
Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:
-
- Nếu vua chúa cai
trị không dùng chánh lý, bấy giờ cận thần cũng hành phi pháp.
Cận thần đã hành phi pháp, bấy giờ vương thái tử cũng hành phi
pháp. Thái tử đã thành phi pháp, bấy giờ quần thần, trưởng
quan cũng hành phi pháp. Quần thần, trưởng quan đã hành phi
pháp, bấy giờ nhân dân cõi nước cũng hành phi pháp. Nhân dân
cõi nước đã hành phi pháp, bấy giờ các chúng binh mã cũng hành
phi pháp. Binh chúng đã hành phi pháp, bấy giờ mặt trời, mặt
trăng đảo lộn, chuyển vận không đúng giờ. Mặt trời, mặt trăng
đã sai giờ liền không có năm tháng. Ðã không có năm tháng,
trời sai, trăng lầm, không còn tinh quang. Trời, trăng đã
không tinh quang, bấy giờ tinh tú hiện quái. Tinh tú đã hiện
biến quái liền có bạo phong nổi lên. Ðã có bạo phong nổi lên,
thì chư Thần giận dữ. Chư Thần đã giận dữ, bấy giờ có mưa
không đúng thời, lúc ấy hạt ngũ cốc ở dưới đất bèn chẳng tăng
trưởng, loài người, các loài bò, bay, máy, cựa, nhan sắc biến
đổi, thọ mạng rất ngắn.
-
Nếu lại có lúc phép
vua cai trị chính đáng, bấy giờ quần thần cũng hành Chánh
pháp. Quần thần đã hành Chánh pháp, thì vương thái tử cũng
hành Chánh pháp. Vương thái tử đã hành Chánh pháp, bấy giờ
trưởng quan cũng hành Chánh pháp. Trưởng quan đã hành Chánh
pháp, nhân dân cõi nước cũng hành Chánh pháp; mặt trời, mặt
trăng thuận thường, gió mưa đúng thời, tai quái không hiện,
thần kỳ hoan hỷ, ngũ cốc đầy dẫy, vua tôi hòa mục, nhìn nhau
như anh em, trọn không thêm bớt, loài hữu tình nhan sắc tươi
tốt, thức ăn tự tiêu hóa, không có tai hại, thọ mạng cực dài,
được người yêu kính.
-
Bấy giờ Thế Tôn
liền nói kệ này:
-
Ví như trâu lội
nước,
-
Dẫn đường nếu không
chính,
-
Tất cả đều chẳng
chính,
-
Ðó do gốc dẫn
đường.
-
Chúng sanh cũng như
vậy,
-
Trong chúng ắt có
người
-
Dẫn đường hành phi
pháp,
-
Huống là người thấp
thỏi.
-
Dân chúng đều chịu
khổ,
-
Do vương pháp chẳng
chính,
-
Ðể biết hành phi
pháp,
-
Tất cả dân cũng
thế.
-
Ví như trâu lội
nước,
-
Dẫn đường mà hành
đúng
-
Người theo cũng đều
đúng,
-
Ðó do gốc dẫn
đường.
-
Chúng sanh cũng như
vậy,
-
Trong chúng ắt có
người
-
Dẫn đường hành
Chánh pháp,
-
Huống là hạng thứ
dân.
-
Dân chúng đều hưởng
vui,
-
Do vương pháp dạy
chính,
-
Nên biết hành Chánh
pháp,
-
Tất cả dân cũng lợi.
-
Thế nên, các
Tỳ-kheo, hãy bỏ phi pháp mà hành Chánh pháp. Như thế, này các
Tỳ-kheo, hãy học điều này!.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo
nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
- --o0o--
|
|