|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
-
KINH TRƯỜNG
A HÀM
- Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật
Niệm
- Việt Dịch: Thích Tuệ Sỹ
-
- PHẦN II
-
-
7. KINH TỆ-TÚ
-
-
Lúc
bấy giờ, Đồng nữ Ca-diếp cùng năm Tỳ-kheo du hành từ nước Câu-tát-la
lần đến thôn Bà-la-môn tên là Tư-bà-hê. Rồi Đồng nữ Ca-diếp nghỉ tại
phía Bắc rừng Thi-xá-bà. Lúc đó có người Bà-la-môn tên Tệ-tú, xưa nay
ở thôn Tư-bà-hê, một thôn giàu vui, nhân dân đông đúc, cây cối sầm uất
do vua Ba-tư-nặc đã phong riêng cho Bà-la-môn Tệ-tú coi như là một ân
điển. Bà-la-môn Tệ-tú là người thường chấp giữ dị kiến và dạy mọi
người rằng: “Không có thế giới khác, cũng không có hóa sinh , không
quả báo thiện ác”..”
-
Lúc bấy giờ, người trong
thôn Tư-bà-hê nghe có Đồng nữ Ca-diếp cùng năm Tỳ-kheo từ nước
Câu-tát-la đi lần đến nghỉ tại rừng Thi-xá-bà, bàn nhau rằng: “Vị Đồng
nữ Ca-diếp này có tiếng tăm lớn, đã chứng A-la-hán, kỳ cựu trưởng túc,
đa văn, quảng bác, thông minh duệ trí, biện tài ứng cơ, giỏi cách nghị
luận, nếu chúng ta gặp được thì hay lắm”. Rồi người trong thôn cứ ngày
ngày thay nhau tìm đến Ca-diếp. Bấy giờ Tệ-tú đang đứng trên lầu cao
trông thấy mọi người từng đoàn nối nhau kéo đi mà chẳng biết đi đâu,
mới hỏi người cầm lọng hầu rằng:
-
“Những người kia vì sao họp
thành đoàn nối nhau như thế?”
-
Người hầu đáp:
-
“Tôi nghe nói Đồng nữ
Ca-diếp cùng năm trăm Tỳ-kheo từ nước Câu-tát-la đến nghỉ tại rừng
Thi-xá-bà. Lại nghe đồn người ấy có tiếng tăm lớn, đã chứng La-hán, kỳ
cựu trưởng túc, đa văn quảng bác, thông minh duệ trí, biện tài ứng cơ,
giỏi cách nghị luận. Những người kia họp thành đoàn nối nhau là đoàn
muốn đêến gặp Ca-diếp đấy”.”
-
Tệ-tú liền sai người hầu:
-
“Ngươi hãy mau tới nói mấy
người ấy, bảo hãy dừng lại, chờ ta cùng đi đến gặp với. Vì sao? Vì
người kia ngu si, nhầm lẫn, lừa dối thế gian, nói có thế giới khác, có
hóa sinh, có quả báo thiện ác. Song kỳ thật không có thế giới khác,
không có hóa sinh, không có quả báo thiện ác”.”
-
Người hầu vâng lời đến nói
với người thôn Tư-bà-hê kia rằng:
-
“Ông Bà-la-môn bảo các
người hãy dừng lại chờ, để cùng đi gặp gỡ”.”
-
Người trong thôn đáp:
-
“Hay lắm, nếu muốn đi,
chúng ta hãy cùng đi”.”
-
Người hầu về thưa lại:
-
“Những người kia đang dừng
lại đợi. Đi được thì đi mau”.”
-
Tệ-tú liền xuống lầu, sai
người hầu sắp sửa xe cộ, rồi với đoàn người trong thôn vây quanh nhau,
ông đi đến rừng Thi-xá-bà. Khi đến nơi, ai nấy đều xuống xe đi bộ đến
chỗ ngài Ca-diếp, hỏi han xong ngồi lại một bên. Người trong thôn ấy,
Bà-la-môn có, cư sĩ có, có người lễ bái Ca-diếp rồi mới ngồi, có người
hỏi han rồi ngồi, có người tự xưng tên mình rồi ngồi, có người chắp
tay xá rồi ngồi, có người chỉ lặng lẽ ngồi xuống.
-
Bấy giờ Bà-la-môn Tệ-tú nói
với Ca-diếp:
-
“Nay tôi có điều muốn hỏi.
Ngài có rỗi rảnh cho phép được hỏi không?”.
-
Ca-diếp đáp:
-
“Tùy theo chỗ ông hỏi, nghe
rồi mới biết”.”
-
Tệ-tú nói:
-
“Luận thuyết của tôi là
không có thế giới khác, không có hóa sinh, không có quả báo tội phước.
Luận thuyết của ngài thế nào?”
-
Ca-diếp đáp:
-
“Nay tôi hỏi ông. Ông hãy
trả lời theo ý nghĩ của mình. Hiện mặt trời, mặt trăng ở trên kia
thuộc về thế giới này hay thế giới khác? Thuộc về trời hay về người?”
-
Bà-la-môn đáp:
-
“Mặt trời, mặt trăng là
thuộc về thế giới khác chớ không phải thế giới này; thuộc về trời chớ
không phải người”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Như vậy có thể biết tất
phải có thế giới khác, phải có hóa sinh, phải có quả báo thiện ác”.”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Tuy ngài nói có thế giới
khác, có hóa sinh, có quả báo thiện ác, nhưng theo ý tôi thì không tất
cả”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Có nhân duyên gì để biết
không có thế giới khác, không có hóa sinh, không có quả báo thiện ác?”
-
“Có nhân duyên”.”
-
“Nhân duyên gì để nói biết
không có thế giới khác, không có hóa sinh, không có quả báo thiện ác?”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Này Ca-diếp, nguyên tôi có
người bà con quen biết, mắc phải bệnh ngặt, tôi đến nói hỏi rằng: Các
Sa-môn, Bà-la-môn thường chấp theo dị kiến, cho rằng những người sát
sinh, trộm cắp, tà dâm, hai lưỡi, nói dối, nói thêu dệt, xan tham, tật
đố, tà kiến, sau khi chết đều bị đọa địa ngục. Nhưng tôi không tin vì
tôi chưa hề thấy người nào chết rồi trở lại nói cho biết chỗ họ đọa
vào. Nếu có người trở lại nói cho biết chỗ họ đọa vào, thì tôi tin
ngay. Nay anh là chỗ thân thuộc của tôi. Anh đã tạo đủ mười điều ác.
Nếu quả như lời Sa-môn nói thì anh chết chắc phải sa vào địa ngục. Nay
tôi tin ở anh, tùy theo anh để quyết định. Nếu xét có cảnh địa ngục
thật, anh hãy trở lại nói cho tôi biết. Sau đó tôi sẽ tin. Nhưng, này
Ca-diếp, từ khi người ấy chết đến nay biệt mất không hề trở lại. Người
ấy là người thân của tôi, không lẽ dối tôi, hứa rồi không trở lại. Do
đó tôi biết chắc không có thế giới khác”.”
-
Ca-diếp trả lời:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà mau rõ. Tôi sẽ dẫn ví dụ để giải bày. Ví như một tên đạo tặc,
thường ôm lòng gian trá, vi phạm phép cấm nhà vua, bị rình bắt đem đến
vua và tâu: Người này là giặc cướp, xin vua trị nó. Vua liền hạ lệnh
tả hữu bắt trói kẻ kia bêu rêu khắp các ngõ đường, rồi chở ra khỏi
thành, giao cho đao phủ xử hình. Khi tả hữu mang tên cướp đó giao cho
đao phủ, tên giặc cướp ấy dùng lời mềm mỏng xin với thị vệ rằng: Xin
ông thả cho tôi về thăm bà con xóm làng để nói vài lời từ biệt, xong
tôi trở lại. Này Bà-la-môn, ông nghĩ sao, thị vệ kia có chịu thả
không?”
-
Đáp: “Không”.
-
Ca-diếp nói:
-
“Họ là người cùng loại, ở
cùng một đời hiện tại, còn không chịu thả huống gì bà con ông tạo đủ
mười điều ác, chết tất đọa địa ngục. Ngục quỷ không có từ tâm, lại
không cùng một loại, thế giới chết sống khác nhau. Khi đó bà con ông
nếu lấy lời ngon ngọt xin quỷ ngục rằng: Ngươi hãy tạm tha ta, để ta
trở lại nhân gian thăm bà con, từ biệt vài lời xong ta sẽ trở lại.
Người ấy có được thả không?”
-
Đáp: “Không”.
-
Ca-diếp nói:
-
“Cứ so sánh theo đó đủ
biết. Tại sao ngươi còn giữ chặt chỗ mê lầm, sinh điều tà kiến như
thế?”
-
Tệ-tú nói:
-
“Tuy ngài dẫn dụ bảo có thế
giới khác, nhưng tôi vẫn cho là không có”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Ông còn duyên cớ gì khác
để biết không có thế giới khác?”
-
“Có duyên cớ khác để biết
không có thế giới khác”.”
-
“Duyên cớ gì?”
-
“Này Ca-diếp, nguyên tôi có
người bà con mắc phải bệnh nặng, tôi đến nói với nó rằng: Các Sa-môn,
Bà-la-môn, chấp theo dị kiến bảo có thế giới khác. Rằng ai không giết,
không trộm, không tà dâm, không dối, không hai lưỡi, không nói dữ,
không vọng ngữ, không nói thêu dệt, không tham lam, không tật đố,
không tà kiến, thì khi chết được sinh lên cõi trời. Tôi trước kia
không tin điều đó, vì từ trước tôi chưa từng thấy người nào chết rồi
trở lại nói cho biết chỗ họ đã sinh tới. Nếu có ai trở lại nói cho
biết chỗ họ sinh đến thì tôi tin ngay. Nay anh là chỗ bà con tôi, anh
đã tạo đủ mười điều lành. Nếu quả như lời Sa-môn, Bà-la-môn nói thì
anh chết rồi sẽ được sanh lên cõi trời. Bây giờ tôi tin anh để quyết
định. Vậy nếu xét thật có quả báo cõi trời, anh phải nhớ trở lại nói
cho tôi biết để tôi tin. Nhưng, này Ca-diếp, từ ngày anh ta chết đến
nay không hề trở lại. Anh ta là người thân của tôi, không thể dối tôi,
hứa rồi không trở lại. Nên chắc không có thế giới khác”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà mau rõ. Ta sẽ dẫn ví dụ ngươi rõ. Ví như có người bị rớt xuống hầm
xí, đầu mình chìm nghỉm. May được vua cho người vớt lên. Lấy tre làm
lược, cạo trên thân người ấy ba lần, rồi lấy nước tháo đậu, tro sạch
rửa lần.; Sau lại lấy nước thơm tắm gội, lấy các thứ bột hương xoa
khắp mình và bảo thợ cạo sạch râu tóc cho. Lại cho người tắm gội thêm
ba lần như thế, lấy nước thơm rửa, lấy bột hương xoa mình và lấy áo
tốt mặc cho, làm đẹp thân thể người ấy. Tiếp đến, người ta đem thức
ngon vị ngọt cho ăn rồi đưa đến ở ngôi nhà cao đẹp cho hưởng thú ngũ
dục. Này Tệ-tú, về sau người kia có muốn rớt xuống hầm xí nữa không?”
-
“Không. Chỗ dơ thối đó, còn
trở lại làm gì”.”
-
“Chư Thiên cũng thế. Họ cho
cõi Diêm-phù này là nơi tanh hôi bất tịnh. Họ ở cách trên xa hàng trăm
do-tuần còn nghe mùi hôi của nhân gian xông lên không khác hầm xí. Như
vậy, này Bà-la-môn, bà con của ông đầy đủ thập thiện, tất nhiên sanh
thiên, hưởng thú ngũ dục, khoái lạc vô cùng, phỏng có chịu trở lại cõi
Diêm-phù hầm xí này không?”
-
Đáp: “Không”.
-
“Cứ so sánh theo đó đủ
biết, tại sao ông còn giữ chặt mê lầm, sinh điều tà kiến thế!”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Tuy ngài dẫn dụ nói có thế
giới khác, song tôi vẫn cho là không có”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Ông còn duyên cớ gì khác
để biết không có thế giới khác?”
-
“Có duyên cớ khác”.”
-
“Duyên cớ gì?”
-
“Này Ca-diếp, nguyên tôi có
người bà con mắc bệnh trầm trọng, tôi đến nói rằng: Các Sa-môn,
Bà-la-môn, chấp theo dị kiến, bảo có đời sau. Rằng người nào không
sát, không trộm cắp, không tà dâm, không dối, không uống rượu thì khi
chết được sinh lên cõi trời Đao-lợi. Nhưng tôi không tin vì tôi chưa
từng thấy có ai chết rồi trở lại nói cho biết chỗ họ đã sanh tới. Nếu
có ai trở lại cho biết thì tôi tin ngay. Nay anh là bà con tôi, anh tu
đủ ngũ giới, chết rồi chắc được sinh lên cõi Đao-lợi. Giờ tôi chỉ còn
tin anh để quyết định. Vậy nếu quả có cõi thiên phước, anh hãy trở lại
nói cho tôi biết để tôi tin. Nhưng này Ca-diếp, từ ngày anh ta chết
đến nay không hề trở lại. Anh ta là bà con tôi, không lẽ dối tôi, hứa
rồi không lại? Nên chắc không có đời sau”.”
-
Ca-diếp đáp:
-
“Ở cõi này một trăm năm chỉ
bằng một ngày một đêm ở cõi trời Đao-lợi. Cõi Đao-lợi cũng lấy ba mươi
ngày làm một tháng, mười hai tháng làm một năm, mà người ở cõi trời
kia lại sống lâu một ngàn năm như thế. Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào?
Khi người bà con ông giữ gìn đủ ngũ giới, chết được sinh lên cõi trời
Đao-lợi thì nghĩ rằng: Ta đã được sinh lên đây, ta hãy vui chơi trong
hai, ba ngày, sau trở lại báo tin cho bà con ta hay. Như thế, chừng có
gặp được không?”
-
“Không. Khi ấy tôi đã chết
mất lâu rồi, làm sao gặp được. Nhưng tôi không tin; ai đã nói với ngài
cõi trời Đao-lợi có sự sống lâu như thế.?”
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà mau rõ. Ta sẽ dẫn ví dụ ngươi rõ. Ví như có người sinh ra đã bị
đui, không hiểu năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng, thô, tế, dài, vắn; cũng
không thấy mặt trời, mặt trăng, sao, gò nổng, ngòi, rãnh gì gì cả. Nếu
có ai hỏi nó xanh, vàng, đỏ, trắng như thế nào, thì nó trả lời ngay:
Không có năm màu sắc. Cũng vậy, nếu hỏi đến thô, tế, dài, vắn, mặt
trời, mặt trăng, sao, gò, nổng, ngòi, rãnh, thì nó cũng trả lời không
có. Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào, người mù trả lời như thế có đúng
không?”
-
“Không đúng. Vì sao? Thế
gian hiện có năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng, thô, tế, dài, vắn, mà
người mù bảo không”.”
-
“Này Bà-la-môn, ông cũng
như thế. Sự sống lâu của trời Đao-lợi có thật, không hư dối; chỉ vì
ngươi không thấy nên ngươi mới nói không có thôi”.”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Tuy ngài nói có, nhưng tôi
vẫn không tin”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Ông còn có duyên cớ gì mà
cho là không có đời sau?”
-
“Này Ca-diếp, nguyên ngườii
trong phong ấp của tôi có kẻ ăn cướp bị rình bắt được đem đến tôi và
nói: Người này là giặc cướp, xin ông trị nó. Tôi liền bảo trói người
ấy lại bỏ vào trong một cái vạc, đậy nắp trét kín với một lớp bùn dày,
không để cho cái gì tiết ra được, rồi lấy lửa vây đốt. Lúc đó tôi cố
tìm thử thần thức người ấy thoát ra chỗ nào, nên khiến kẻ thị tùng bao
quanh cái vạc nhìn kỹ, song không ai thấy chỗ thần thức chui ra ở đâu.
Sau tôi lại bổ cái vạc ra tìm, cũng chẳng thấy chỗ nào là chỗ thần
thức qua lại. Vì duyên cớ đó nên tôi biết chắc không có thế giới
khác”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Nay tôi hỏi ông, nếu trả
lời được thì tùy ý mà trả lời.
-
“Này Bà-la-môn, khi ông nằm
ngủ trên lầu cao, có lúc nào ông ngủ mộng thấy núi, rừng, sông, ngòi,
vườn quán, ao hồ, quốc ấp, đường sá không?”
-
Đáp: “Có mộng thấy”.
-
“Này Bà-la-môn, lúc ông
đang nằm mộng, quyến thuộc trong nhà có hầu quanh ông không?”
-
Đáp: “Có hầu”.
-
“Quyến thuộc của ông khi đó
có thấy thần thức ông đi ra đi vào không?”
-
“Không thấy”.”
-
“Ông hiện còn sống mà thần
thức ra vào còn không thấy được, huống nơi người chết. Ngươi không thể
chỉ dựa vào việc trước mắt mà quán sát chúng sanh.
-
“Này Bà-la-môn, có những vị
Tỳ-kheo, từ đầu đêm chí cuối đêm không ngủ, tinh cần chuyên niệm đạo
phẩm, lấy sức tam-muội mà tịnh tu thiên nhãn. Rồi bằng năng lực thiên
nhãn mà quán thấy chúng sanh chết chỗ này sinh chỗ kia, chết chỗ kia
sinh chỗ này, sống lâu hay chết yểu, nhan sắc tốt hay xấu, tùy hành vi
mà thọ báo ở cảnh giới tốt hay xấu, đều thấy biết hết. Ông không nên
vì lẽ con mắt thịt uế trược không nhìn thấy suốt chỗ thú hướng của
chúng sanh mà vội cho là không có. Này Bà-la-môn, do đó có thể biết
chắc chắn có thế giới khác”.”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Tuy Ngài dẫn dụ nói có thế
giới khác, nhưng theo chỗ tôi biết thì hẳn không có”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Ông còn có duyên cớ gì cho
là không có thế giới khác?”
-
Đáp: “Có”.
-
“Duyên cớ gì?”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Nguyên người ở thôn tôi,
có kẻ làm giặc cướp, bị rình bắt được đem đến tôi và nói: Người này
làm giặc cướp, xin ông trị nó. Tôi liền sai tả hữu bắt trói người ấy
lại, để sống vậy mà lột da tìm thần thức. Nhưng không trông thấy gì
cả. Lại sai tả hữu cắt thịt ra tìm thần thức, cũng chẳng thấy. Lại sai
xẻ xương, gân, vạch ra tìm cũng chẳng thấy. Lại sai đập xương tìm
trong tủy, cũng chẳng thấy. Này Ca-diếp, vì cớ đó, tôi biết chắc không
có thế giới khác”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà được rõ. Để tôi dẫn chuyện này cho ông rõ. Vào thời quá khứ xa xưa,
có một quốc độ bị điêu tàn hoang phế chưa hồi phục. Bấy giờ có đoàn
lái buôn gồm năm trăm cỗ xe đi ngang qua quốc độ này, gặp một người
Phạm- chí thờ phụng thần Lửa thường nghỉ tại một khu rừng. Các người
lái buôn mới đến xin ngủ trọ. Sáng ngày, sau khi bọn lái buôn đi, ông
Phạm chí thầm nghĩ: Ta hãy đến chỗ mấy người lái buôn ngủ khi đêm xem
thử họ có bỏ sót gì chăng? Ông liền đến xem thì không thấy gì trừ một
đứa con nít mới sanh độ một năm, đang ngồi một mình. Ông Phạm chí
nghĩ: Ta đâu có thể nhẫn tâm thấy đứa nhỏ này chết trước mặt mình. Ta
có nên mang đứa nhỏ này về chỗ mình để nuôi chăng? Ông liền bồng về
chỗ mình ở mà nuôi. Đứa trẻ mỗi ngày mỗi lớn, được mười tuổi hơn. Lúc
đó ông Phạm chí có chút việc muốn đi vào nhân gian, mới dặn đứa nhỏ:
Ta có chút việc, tạm đi khỏi ít hôm. Ngươi khéo giữ gìn ngọn lửa này
chớ để tắt. Nếu lửa có tắt, thì hãy lấy hai thanh củi cọ lại với nhau
mà lấy lửa đốt lên. Dặn xong, Phạm chí ra đi. Sau khi ông đi, đứa nhỏ
ham chơi, không chịu coi lửa cho thường, để lửa tắt. Đứa nhỏ hết chơi
trở về thấy lửa đã tắt, áo não than thầm: “Ta làm hỏng rồi! Cha ta khi
đi có dặn bảo ta phải trông coi ngọn lửa này đừng để tắt. Nay ta ham
chơi, để cho lửa tắt. Phải làm gì đây? Nó liền thổi tro tìm lửa. Chẳng
thấy lửa đâu. Lại lấy búa chẻ củi ra tìm, cũng chẳng thấy. Lại chặt
củi thành khúc bỏ vào cối giã để tìm. Cũng chẳng thấy. Sau đó Phạm chí
từ ngoài trở về, đến khu rừng mà ông trú ngụ, hỏi đứa nhỏ: Trước khi
đi ta đã dặn ngươi coi lửa. Lửa có tắt không?. Đứa nhỏ đáp: “Vừa rồi
con chạy ra ngoài chơi, không coi lửa thường, nên lửa đã tắt. Phạm chí
lại hỏi: Người làm cách nào để lấy lửa lại? Đứa nhỏ đáp: Lửa phát ra
từ củi. Con lấy búa bửa củi ra tìm mà chẳng thấy. Lại chặt nhỏ bỏ
trong cối giã để tìm, cùng chẳng thấy. Ông Phạm chí liền lấy hai thanh
củi cọ nhau, bỗng phát ra lửa. Ông chất củi lên đốt và bảo đứa nhỏ:
Muốn tìm lửa phải làm đúng cách này. Không nên chẻ củi, giã nát củi ra
mà tìm.
-
“Này Bà-la-môn, ông cũng
giống như thế. Chẳng có phương pháp nào đi lột da người chết ra mà tìm
thần thức. Ông không thể dựa vào việc hiện trước mắt mà xem xét chúng
sanh.
-
“Này Bà-la-môn, có những vị
Tỳ-kheo, từ đầu đêm đến cuối đêm không ngủ, tinh cần chuyên niệm đạo
phẩm, lấy sức tam-muội mà tịnh tu thiên nhãn. Rồi bằng năng lực thiên
nhãn mà quán thấy chúng sanh chết chỗ này sinh chỗ kia, chết chỗ kia
sinh chỗ này, sống lâu hay chết yểu, nhan sắc tốt hay xấu, tùy hành vi
mà thọ báo ở cảnh giới tốt hay xấu, đều thấy biết hết. Ông không nên
vì lẽ con mắt thịt uế trược không nhìn thấy suốt chỗ thú hướng của
chúng sanh mà vội cho là không có.
-
“Này Bà-la-môn, do đó có
thể biết, tất phải có thế giới khác vậy”.”
-
Tệ-tú nói:
-
“Tuy ngài dẫn dụ nói có thế
giới khác, song theo chỗ tôi biết thì hẳn không có”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Ông còn có duyên cớ gì cho
là không có thế giới khác?”
-
“Có”.”
-
“Duyên cớ gì?”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Ở phong ấp của tôi, có kẻ
làm giặc cướp, bị rình bắt được, đem đến tôi và nói: Người này làm
giặc, xin ông trị nó. Tôi liền sai tả hữu đem người ấy ra cân. Người
hầu vâng mạng, đem nó đi cân. Tôi lại bảo người hầu: Ngươi mang người
này đi giết từ từ, êm thấm, không làm hao tổn lấy một chút da thịt.
Người hầu vâng lệnh giết mà không để chút hao hụt. Tôi sai tả hữu đem
xác người ấy cân lại. Nó lại nặng hơn trước.
-
“Này Ca-diếp, thân người ấy
khi sống, thần thức đang còn, nhan sắc tốt tươi, còn nói năng được mà
đem cân thì nhẹ. Đến khi chết, thần thức đã mất, nhan sắc không còn
tươi tốt, không nói năng được; mà đem cân thì lại thấy nặng. Vì cớ đó
nên tôi biết không có đời sau”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Tôi nay hỏi ông. Tùy ý trả
lời.
-
“Ví như người cân sắt. Khi
sắt còn nguội đem cân thì nặng. Sau đốt đỏ đem cân lại nhẹ. Tại sao
khi sắt nóng, mềm, có màu đỏ sáng mà nhẹ, khi sắt nguội, cứng, không
màu đỏ sáng mà lại nặng?”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Sắt nóngchín có màu đỏ và
mềm, nên nhẹ; sắt nguội không màu đỏ mà cứng, nên nặng”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Con người cũng thế. Khi
sống có nhan sắc, mềm mại mà nhẹ. Khi chết không nhan sắc, cứng đơ mà
nặng. Do đây mà biết tất có thế giới khác”.”
-
Tệ-tú nói:
-
“Tuy ngài dẫn dụ nói có thế
giới khác. Nhưng theo tôi biết thì không có thế giới khác”.”
-
Ca-diếp hỏi:
-
“Ông còn có duyên cớ gì mà
cho là không có thế giới khác?”
-
“Có. Nguyên tôi có người bà
con mắc bệnh nặng. Tôi đến thăm, bảo người đỡ nằm nghiêng tay mặt.
Người ấy liếc ngó, co duỗi, nói năng như thường. Tôi lại bảo đỡ nằm
nghiêng tay trái, người ấy cũng còn liếc ngó, co duỗi, nói năng như
thường. Rồi nó chết. Tôi lại bảo đỡ xác người ấy nằm nghiêng tay mặt,
tay trái, lật sấp, lật ngửữa, xem kỹ thì không thấy người ấy co duỗi,
liếc ngó, nói năng chi cả. Do đó tôi biết chắc không có thế giới
khác”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Người trí nhờ thí dụ mà
được rõ. Ta sẽ dẫn ví dụ cho ông rõ.
-
“Xưa có một quốc độ không
ai từng nghe tiếng tù và. Hôm nọ có người thổi tù và giỏi, đến nước
đó, đi vào trong một thôn nọ, cầm tù và thổi ba tiếng rồi bỏ xuống
đất. Khi ấy, trai gái trong thôn nghe tiếng lạ kinh động, rủ nhau đến
hỏi: Thứ tiếng gì mà trong trẻo hòa dịu như thế? Người chủ chỉ vào tù
và mà nói Tiếng của cái đó. Người trong thôn liền lấy tay vỗ vào tù
và, nói: Ngươi kêu lên, ngươi kêu lên. Nhưng tù và bặt không kêu.
Người chủ lại cầm tù và lên thổi thêm ba tiếng rồi bỏ xuống đất. Người
trong thôn nói: Cái thứ tiếng hay ho ta nghe khi nãy chẳng phải do sức
tù và làm, mà cần có tay, có miệng, có hơi thổi, nó mới kêu. Con người
cũng thế. Phải có thọ mạng, có thần thức và hơi thở mới co duỗi, liếc
ngó, nói năng được. Không thọ, không thức, không hơi thở thời không
thể co duỗi, liếc ngó, nói năng được”.”
-
Ca-diếp lại khuyên:
-
“Ông nên từ bỏ cái ác tà
kiến đó. Chớ giữ nó suốt đời, chỉ có thêm khổ não”.”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Tôi không thể bỏ được. Vì
sao? Tôi từ sinh ra đến giờ đã tụng đọc, luyện tập kiên cố. Đâu có bỏ
được”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà mau rõ. Tôi nay sẽ dẫn ví dụ thêm cho ông rõ.
-
“Thuở xa xưa, có một quốc
độ mà suốt biên cương nhân dân điêu tàn. Trong nước có hai người, một
anh trí và một anh ngu, bảo nhau: Tôi là bạn anh. Chúng ta hãy cùng
nhau ra ngoài thành bứt lúa mọc hoang về làm của. Rồi họ cùng đi. Khi
đến một xóm hoang, thấy có cây gai mọc đầy đất, người trí bảo người
ngu chung nhau lấy đem về, mỗi người mỗi gánh. Sau đi ngang xóm trước,
họ thấy có đám chỉ gai. Người trí nói: Chỉ gai này đã làm thành, nhỏ
và mịn, đáng lấy hơn. Người kia nói: Tôi đã lấy cây gai bó buộc chặt
chẽ rồi, không thể bỏ được. Người trí một mình lấy một gánh nặng chỉ
gai đem về. Họ cùng nhau đi, bỗng lại gặp có đám vải gai. Người trí
nói: Vải gai này đã làm thành, nhẹ và mịn đáng lấy hơn. Người kia nói:
Tôi đã lấy cây gai đó buộc chặt chẽ rồi, nay không bỏ được. Người trí
liền bỏ gánh chỉ gai mà lấy vải gai làm một gánh nặng. Họ lại cùng
nhau đi tới. Bỗng lại gặp đống bông gòn . Người trí nói: Bông gòn có
giá, nhẹ và mịn, đáng lấy hơn. Người kia nói: Tôi đã lấy cây gai, bó
buộc chắc chắn, gánh đi đã xa đường rồi nay không bỏ được. Người trí
một mình bỏ vải gai mà lấy bông gòn gánh đi. Lần lữa họ gặp chỉ bông,
gặp vải bông; rồi gặp đồng trắng, rồi gặp bạc, gặp vàng. Người trí
nói: Nếu không vàng ta hãy lấy bạc, không bạc ta hãy lấy đồng, hay ta
hãy lấy chỉ gai, nếu không chỉ gai ta mới lấy cây gai, nhưng nay tại
thôn này có nhiều vàng, là thứ quý hơn các bảo vật khác, ngươi nên bỏ
cây gai, ta sẽ bỏ bạc để chung nhau lấy vàng, mỗi người gánh lấy gánh
nặng đem về. Nhưng người kia nói: Tôi đã lấy cây gai bó buộc chắc chắn
gánh đi đã xa, nay không thể bỏ được. Ngươi muốn lấy vàng thì lấy, tùy
ý. Người trí liền bỏ bạc mà lấy vàng, gánh một gánh nặng đem về. Đến
nhà, bà con người trí vừa thấy bóng anh ta gánh nhiều vàng thì hoan hỷ
nghinh đón. Người trí thấy được bà con nghinh đón lại càng vui mừng
hơn. Người ngu gánh cây gai về, bà con trông thấy không chút vui mừng,
không thèm nghinh đón. Người ngu gánh gai cũng càng thêm buồn và hổỗ
thẹn.
-
“Này Bà-la-môn, ông nên rời
bỏ cái xu hướng ác tà kiến ấy đi, chớ để suốt đời chuốc thêm khổ não.
Như người gánh cây gai, cứ chấp chặt ý ngu, không chịu lấy vàng, lại
cứ gánh gai đem về, luống chịu lao nhọc, bà con không vui, suốt đời
nghèo cùng, tự mang thêm khổ sở”.”
-
Bà-la-môn đáp:
-
“Tôi không bao giờ bỏ kiến
thức sẵn có của tôi được. Vì sao? Vì tôi nhờ thứ kiến thức đó mà dạy
vẽ cho nhiều người, đem lại nhiều ích lợi, vua chúa tứ phương đều nghe
danh tôi, đều biết rõ tôi là nhà học giả chủ trương đoạn diệt cả
rồi”.”
-
Ca-diếp lại nói:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà mau rõ. Tôi nay sẽ dẫn ví dụ thêm cho ông rõ.
-
“Thuở xa xưa, có một quốc
độ mà suốt biên cương nhân dân đều điêu tàn. Lúc đó có một đoàn buôn
gồm một ngàn cỗ xe đi ngang qua nước đó. Vì không đủ nước, thóc, củi
và cỏ, thương chủ bèn nghĩ: Bọn ta đông người, không thể tự lo đủ
nước, thóc, củi và cỏ. Nay ta hãy chia đòàan thành hai bộ phận. Một bộ
phận lên đường trước. Người dẫn đạo của toán đi đầu gặp một người thân
thể to lớn, mắt đỏ, mặt đen, mình mẩẫy dính đầy bùn. Trông thấy người
ấy từ xa đi lại, người dẫn đầu toán bèn hỏi: Ông từ đâu lại? Đáp: Tôi
từ xóm phía trước lại. Lại hỏi: Chỗ đó có nhiều nước, thóc, củi và cỏ
không? Đáp: Chỗ ấy có rất nhiều nước, thóc, củi và cỏ, không thiếu.
Tôi giữa đường gặp mưa lớn. Chỗ ấy nước nhiều mà củi, cỏ cũng nhiều.
Lại bảo thương chủ: Trên xe các ông, nếu có thóc và cỏ, có thể bỏ hết
đi. Đằng kia dư dã, không cần chở nặng xe. Rồi thương chủ ấy nói với
các thương nhân rằng: Tôi có gặp một người thân thể to lớn, mắt đỏ mặt
đen, xoa bùn khắp mình, từ đàng xa đi lại, tôi hỏi: Ông từ đâu lại?
Thì người đó trả lời: “Từ thôn đàng trước kia lại”. Tôi hỏi: Ở thôn đó
có nước gạo củi cỏ nhiều không? Người đó trả lời: Thôn ấy giàu có,
nước gạo củi cỏ không thiếu. Lại bảo tôi: Tôi vừa đi giữa đường thì
gặp trời mưa lớn. Chỗ này có nhiều nước; và củi cỏ cũng nhiều. Rồi ông
ta lại bảo tôi: Nếu trên xe bọn người có chở thóc cỏ gì thì nên bỏ
xuống hết. Thôn kia giàu có, không cần chở xe nặng làm chi. Vậy các
bạn nên bỏ thóc cỏ đi cho nhẹ xe. Rồi như lời ấy, cả toán bỏ hết thóc
cỏ xuống để cho xe nhẹ đi mau tới. Đi như thế một ngày, chẳng thấy cỏ
nước đâu. Đi hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày cũng không thấy đâu.
Bọn người buôn phải khốn cùng nơi đầm vắng và bị ác quỷ bắt ăn thịt
hết.
-
“Toán thứ hai tiếp tục lên
đường. Người chủ buôn đi đầu, lại gặp một người to lớn mắt đỏ, mặt
đen, mình mẩy dính đầy bùn. Trông thấy người ấy từ xa đi lại, người
dẫn đầu hỏi: Ông từ đâu lại? Người kia đáp: Tôi từ xóm trước lại. Lại
hỏi: Chỗ đó có nhiều nước, thóc, củi và cỏ không? Đáp: Chỗ ấy có rất
nhiều. Rồi lại bảo thương chủ: Tôi ở giữa đường gặp cơn mưa lớn. Chỗ
ấy nước nhiều, cũng có nhiều củi, cỏ. Lại bảo thương chủ: Trên xe các
ông, nếu có thóc, cỏ thì có thể bỏ đi. Đằng kia dư dả; không cần chở
nặng xe làm gì. Khi ấy, thương chủ trở lại nói với mọi người: Ta vừa
đến phía trước, gặp một người; y nói với ta rằng: Trên xe các ông, nếu
có thóc cỏ thì có thể vứt bỏ hết đi. Đằng kia dư dã, không cần chở
nặng xe. Rồi thương chủ dặn: Thóc, cỏ; các ngươi hãy cẩn thận chớ vất
bỏ đi. Bao giờ được có cái mới rồi hãy bỏ. Vì sao? Cái mới, cái cũ nối
tiếp luôn mới mong qua khỏi bãi hoang. Cả đoàn buôn cứ chở xe nặng mà
đi. Đi được một ngày, chẳng thấy cỏ nước đâu. Đi hai ngày, ba ngày đến
bảy ngày cũng chẳng thấy đâu, chỉ thấy xương cốt ngổn ngang của toán
người đi trước bị quỷ bắt ăn thịt để lại.
-
“Này Bà-la-môn, người mặt
đỏ mặt đen kia chính là quỷ La-sát. Những người nghe theo lời nó, suốt
đời chịu khổ, chẳng khác toán buôn đầâu vì vô trí nghe theo người dẫn
đường mà phải thiệt mạng. Những Sa-môn, Bà-la-môn tinh tấn, trí tuệ,
họ có dạy gì, ai nghe theo thời suốt đời được an ổn như toán buôn sau,
nhờ có trí nên khỏi bị tai nạn.
-
“Này Bà-la-môn, ông hãy bỏ
thứ ác kiến đó đi, chớ để suốt đời chỉ chuốc thêm khổ não”.”
-
Bà-la-môn nói:
-
“Tôi không thể nào bỏ kiến
thức đó được. Nếu có ai đến can tôi lắm, thì chỉ làm tôi phát giận chớ
tôi quyết không bao giờ bỏ”.”
-
Ca-diếp tiếp:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà được rõ. Tôi sẽ dẫn ví dụ cho ông.
-
“Thuở xưa, có một quốc độ
mà suốt biên cương nhân dân đều điêu tàn. Lúc đó có một người thích
nuôi heo. Nhân anh ta đi đến một thôn vắng, thấy có nhiều phân khô,
mới nghĩ thầm: Chỗ này nhiều phân, mà heo ta ở nhà đang đói. Ta nên
lấy cỏ gói phân này đội trên đầu đem về. Rồi anh ta liền lấy cỏ gói
phân đội đi. Bất ngờ giữa đường gặp cơn mưa lớn, nước phân chảy xuống
thấu gót chân. Mọi người thấy vậy chê anh ta điên cuồng: Đồ phân dơ
ấy, giả sử trời tạnh còn không nên đội thay, huống giữa lúc trời mưa
lại đội mà đi. Anh ta nổi giận mắng lại: Các ngươi là đồ ngu, không
biết heo ta ở nhà đang đói. Nếu các ngươi biết, chắc không nói ta ngu.
-
“Này Tệ-tú! Ngươi nên bỏ
thứ ác kiến đó đi, chớ giữ chặt sự ngu mê mà suốt đời chịu khổ. Như
người ngu kia đã đội phân mà đi, bị kẻ khác chê trách, can ngăn, lại
trở mắng người ta vô trí!”
-
Bà-la-môn nói với Ca-diếp:
-
“Các ngài nếu bảo làm lành
được lên trời, chết hơn sống, sao các ngài không lấy dao tự vẫn hoặc
uống thuốc độc chết đi, hoặc trói tay chân rồi gieo mình từ trên bờ
cao? Nhưng nay thảy đều tham sống, không ai tự sát cả. Như thể đủ biết
chết không hơn sống!
-
Ca-diếp nói:
-
“Những kẻ có trí nhờ thí dụ
mà mau rõ. Tôi nay sẽ dẫn ví dụ thêm cho ông rõ.
-
“Xưa ở thôn Tư-bà-hê này có
một người Phạm chí, kỳ cựu trưởng lão, tuổi đã một trăm hai mươi120,
có hai người vợ, một người có con trước, còn một người mới có thai.
Phạm chí ấy không bao lâu thì chết. Con người mẹ lớn nói với người mẹ
nhỏ rằng: Bao nhiêu gia tài này đều về tôi cả, bà không có phần”.
Người mẹ nhỏ nói: Hãy chờ ít lâu để tôi sinh. Nếu là con trai thì nó
phải có một phần gia tài. Nếu là con gái, cậu cưới nó thì sẽ có tiền”.
Nhưng con của người vợ lớn cứ nằn nì ba lần đòi chia gia tài cho được,
người vợ nhỏ vẫn trả lời như trước. Con của người vợ lớn bức ép mãi.
Người vợ nhỏ bèn lấy dao tự mổ bụng mình để coi cho biết con trai hay
con gái.
-
“Này Bà-la-môn, người mẹ
này tự sát, lại hại luôn đứa con trong bào thai. Bàa-la-môn các ngươi
cũng như thế, đã tự giết mình còn muốn giết kẻ khác. Nếu các Sa-môn,
Bà-la-môn tinh cần tu thiện, đầy đủ giới đức mà sống lâu ở đời thì đem
lại nhiều ích lợi, an lạc cho nhân thiên.
-
“Nay tôi sẽ dẫn một ví dụ
cuối cùng để cho ngươi rõ tai hại của ác kiến.
-
“Xưa ở thôn Tư-bà-hê này có
hai tay nghề giỏi luyện trò chơi bi. Một hôm họ đấu nghề với nhau, một
người hơn cuộc. Người thua nói với người hơn rằng: Thôi ngày nay nghỉ
để ngày mai đấu lại. Người thua trở về nhà lấy mấy hòn bi để chơi đem
tẩm thuốc độc, phơi khô, ngày mai đem tới chỗ người hơn đòi đấu nghề
lại. Trước khi cùng chơi, người thua lấy một hòn bi đã tẩm thuốc độc
trao cho người hơn, người hơn lấy nuốt. Người thua trao nữa, người hơn
nuốt nữa, bị chất độc chạy, làm toàn thân run rẩẫy. Bấy giờ người thua
bèn mắng bằng một bài kệ:
-
Ta bôi thuốc vào bi,
-
Ngươi nuốt mà không hay.
-
Tiểu kỹ, hãy nuốt đi,
-
Về sau khắc tự biết.
-
“Này Bà-la-môn! Ngươi nên
mau mau xả bỏ ác kiến đó đi, chớ để mê muội mãi càng thêm khổ sở, như
anh chàng làm trò kia nuốt độc vào mình mà không biết!
-
Bấy giờ Bà-la-môn bạch
Ca-diếp rằng:
-
“Tôn giả mới nói về dụ mặt
trăng, tôi đã hiểu rồi. Tôi sở dĩ nhiều phen không chịu, vì tôi muốn
thấy chỗ trí tuệ biện tài của ngài để thêm chắc lòng tin. Nay tôi xin
tín thọ quy y Ca-diếp”.”
-
Ca-diếp đáp:
-
“Ông chớ quy y ta, mà nên
quy y nơi Đấng Vô Thượng Tôn như ta đã quy y”.”
-
Tệ-tú hỏi:
-
“Không hiểu Đấng Vô Thượng
Tôn mà ngài đã quy y nay ở đâu?”
-
Ca-diếp đáp:
-
“Ðức Thế Tôn thầy tôi đã
diệt độ chưa bao lâu”. .”
-
Tệ-tú nói:
-
“Nếu Thế Tôn còn, dù xa gần
tôi cũng tìm đến để tự thân nhìn thấy, quy y lễ bái. Nay nghe Ca-diếp
nói Như Lai đã diệt độ, vậy tôi xin quy y Đức Như Lai diệt độ, quy y
Phật pháp và chúng Tăng. Xin Ca-diếp cho tôi được làm Ưu-bà-tắc ở
trong Chánh pháp; từ nay về sau, tôi thề trọn đời không giết, không
trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Nay tôi sẽ đại bố
thí cho tất cả”.”
-
Ca-diếp nói:
-
“Nếu ông giết mổ chúng
sanh, đánh đập tôi tớ để mở hội, đó không phải ngươi làm phước thanh
tịnh. Ví như trên chỗ đất cạn, sạn sỏi, gai mọc nhiều, đem gieo giống
vào tất không gặt được gì. Nếu ông giết mổ chúng sanh, đánh đập tôi tớ
để mở hội bố thí cho chúng tà kiến, đó không phải là phước thanh tịnh.
Nếu ông mở hội đại thí mà không sát hại chúng sanh, không dùng roi gậy
đánh đập tôi tớ, đem lòng hoan hỷ mở hội để thí cho hạng người thanh
tịnh thì ngươi sẽ thâu được phước lớn. Ví như chỗ ruộng tốt, đúng mùa
đem gieo giống tất được gặt nhiều”.”
-
“Này Ca-diếp, từ nay về sau
tôi sẽ luôn luôn tịnh thí cho chúng Tăng, không để gián đoạn.
-
Lúc đó có một Phạm chí trẻ
tên là Ma-đầu, đứng sau lưng Tệ-tú. Tệ-tú quay lại bảo:
-
“Nay ta muốn mở hội đại thí
tất cả, ngươi hãy thay ta sắp đặt và phân xử.”
-
Phạm chí trẻ vâng lời Tệ-tú
sắp đặt và phân xử. Khi sắp đặt xong, cất tiếng nói rằng:
-
“Nguyện cho ông Tệ-tú đời
nay, đời sau chẳng được phúc báo gì cả”.”
-
Tệ-tú nghe được, kêu Phạm
chí trẻ đến hỏi:
-
“Ngươi có nói nói như thế
chăng?”
-
Phạm chí trẻ đáp:
-
“Đúng như vậy. Tôi thật có
nói như vậy. Bởi vì các thức ăn thô kém như vầy nay ngài bày dọn để
thí chúng Tăng, nếu thử đem cho ngài, ngài còn không thèm sờ tay tới
huống là lấy ăn. Những thứ được dọn bày hiện tại không thể vui mắt đẹp
lòng làm sao đời sau có được quả báo thanh tịnh. Ngài bố thí y phục
cho chúng Tăng mà thí toàn vải gai, nếu thử đem nó cho ngài, ngài còn
không lấy chân sờ tới huống hồ lấy mặc. Những thứ được dọn bày hiện
tại không thể vui mắt đẹp lòng làm sao đời sau có được quả báo thanh
tịnh”.”
-
Khi ấy Bà-la-môn lại bảo
Phạm chí:
-
“Từ nay về sau ngươi hãy
lấy thứ vật ta ăn, thứ áo ta mặc mà bố thí chúng Tăng”. Phạm chí trẻ
vâng lời làm theo lấy thứ vật mà vua ăn, thứ áo vua mặc mà bố thí
chúng Tăng.
-
Bà-la-môn khi thiết tịnh
thí này, thân hoại mạng chung sinh lên một cõi trời hạ liệt. Phạm chí
trẻ trông nom mở hội thì sau khi chết lại được sinh lên cõi trời
Đao-lợi.
-
Bấy giờ, Bà-la-môn Tệ-tú,
Phạm chí trẻ và chúng Bà-la-môn, Cư sĩ trong thôn Tư-bà-hê, sau khi
nghe những điều Đồng nữ Ca-diếp thuyết, hoan hỷ phụng hành
|
|