|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
- KINH TRƯỜNG A
HÀM
- Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá &
Trúc Phật Niệm
- Việt Dịch: Thích Tuệ Sỹ
-
- PHẦN IV
-
30. KINH THẾ KÝ
-
-
Phật bảo Tỳ-kheo:
-
"Sau khi qua khỏi hỏa tai, khi trời đất của thế
gian này sắp sửa thành tựu trở lại, một số chúng sanh khác
phước hết, hành hết, mạng hết, mạng chung ở cõi trời Quang
âm thiên, sinh vào cung điện Phạm thiên trống không, rồi
sinh tâm đắm nhiễm chỗ đó, yêu thích chỗ đó, nên nguyện cho
chúng sanh khác cũng sinh vào nơi này. Sau khi phát sanh ý
nghĩ này rồi, thì những chúng sanh khác phước hết, hành hết,
mạng hết, từ cõi trời Quang âm thiên, sau khi thân hoại mạng
chung, sinh vào cung điện Phạm thiên trống không. Bấy giờ,
vị Phạm thiên sinh ra trước liền tự nghĩ rằng: Ta là Phạm
vương, là Ðại Phạm thiên vương, không có ai sáng tạo ra ta,
ta tự nhiên mà có, không bẩm thọ cái gì từ ai hết; ở trong
một ngàn thế giới ta hoàn toàn tự tại, thông rõ các nghĩa
lý, giàu có sung mãn, có khả năng tạo hóa vạn vật; ta là cha
mẹ của tất cả chúng sanh.
-
“Các Phạm thiên sanh sau lại tự nghĩ rằng: Vị
Phạm thiên sanh trước kia là Phạm vương, là Ðại Phạm thiên
vương. Vị ấy tự nhiên mà có, không do ai có sáng tạo; là
đấng Tối tôn ở trong một ngàn thế giới, không bẩm thọ từ ai
cái gì, thông rõ các nghĩa lý, giàu có sung mãn, có khả năng
sáng tạo vạn vật, là cha mẹ của tất cả chúng sanh. Ta từ vị
ấy mà có.
-
“Nhan sắc dung mạo của vị Phạm thiên vương này thường như
đồng tử, cho nên Phạm vương được gọi là Ðồng tử.
-
“Hoặc có lúc, khi thế giới này chuyển thành trở
lại, phần lớn chúng sanh có kẻ sinh về Quang âm thiên, bằng
hóa sinh tự nhiên, sống bằng thức ăn là sự hoan hỷ, mình
phát ra ánh sáng, có thần túc bay trong hư không, an vui
không ngại, mạng sống lâu dài. Sau đó thế gian này biến
thành đại hồng thủy, tràn ngập khắp nơi. Vào lúc bấy giờ
thiên hạ hoàn toàn tối tăm, không có mặt trời, mặt trăng,
tinh tú, ngày đêm và cũng không có năm tháng hay con số bốn
mùa. Sau đó, khi thế gian này bắt đầu sắp chuyển biến, một
số chúng sanh khác phước hết, hành hết, mạng hết, từ cõi
Quang âm thiên sau khi mạng chung sinh đến thế gian này,
bằng hóa sinh và ăn bằng sự hoan hỷ, tự thân phát sáng, có
thần túc bay trong hư không, an vui không ngại, sống lâu dài
ở đây. Khi ấy, không có nam nữ, tôn ty, trên dưới, cũng
không có những tên khác nhau. Các chúng cùng sinh ở thế gian
này, cho nên gọi là chúng sanh.
-
“Bấy giờ, đất này tự nhiên phát sinh ra vị đất,
ngưng tụ trong đất. Cũng như đề hồ, vị đất khi xuất hiện
cũng như vậy; giống như sanh tô, vị ngọt như mật. Sau đó
chúng sanh dùng tay nếm thử để biết vị ra sao. Vừa mới nếm,
liền có cảm giác ngon, nên sanh ra mê đắm vị ấy. Như vậy,
lần lượt nếm mãi không thôi nên sanh ra tham đắm, bèn lấy
bàn tay mà vốc, dần thành thói ăn bốc. Ăn bốc mãi như thế,
những chúng sanh khác thấy vậy lại bắt chước ăn và cách ăn
này không bao giờ chấm dứt. Khi ấy, những chúng sanh này
thân thể trở nên thô kệch, ánh sáng mất dần, không còn có
thần túc, không thể bay đi. Bấy giờ, chưa có mặt trời mặt
trăng. Ánh sáng của chúng sanh biến mất. Khi ấy, trời đất
hoàn toàn tối om, không khác như trước. Một thời gian lâu,
rất lâu về sau, có một trận cuồng phong mạnh nổi lên thổi
nước biển lớn, sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, khiến cho biển
bị tách làm hai, mang cung điện mặt trời đặt ở lưng núi
Tu-di, an trí quỹ đạo mặt trời, mọc ở phương Ðông và lặn ở
phương Tây, đi quanh khắp thiên hạ.
-
“Nhật cung điện thứ hai mọc từ phương Ðông, lặn phương Tây.
Chúng sanh khi ấy nói: Ðấy là ngày hôm qua hoặc nói: Không
phải ngày hôm qua.
-
“Nhật cung điện thứ ba đi quanh núi Tu-di, mọc ở
phương Ðông, lặn ở phương Tây. Chúng sanh khi ấy bảo rằng:
Nhất định là một ngày. Ngày, có nghĩa là nhân của ánh sáng
đi trước, do đó gọi là ngày. Mặt trời có hai nghĩa: một, trụ
thường độ ; hai, cung điện . Nhìn xa từ bốn hướng, cung điện
có hình tròn. Nóng lạnh dễ chịu, được tạo thành bởi vàng của
trời; được xen bằng pha lê. Hai phần là vàng trời, thuần
chân không pha tạp; trong suốt từ trong ra ngoài, ánh sáng
rọi xa. Một phần là pha lê, thuần chân không tạp, trong suốt
từ trong ra ngoài, ánh sáng rọi xa.
-
“Nhật cung điện rộng năm mươi mốt do-tuần. Ðất và
vách tường của cung điện mỏng như bẹ lau.
-
“Tường cung điện có bảy lớp, với bảy lớp lan can,
bảy lớp lưới, bảy lớp chuông báu, bảy lớp hàng cây, các
trang trí chung quanh đều được làm bằng bảy báu. Tường bằng
vàng thì cửa bằng bạc, tường bạc thì cửa vàng; tường lưu ly
thì cửa thủy tinh, tường thủy tinh thì cửa lưu ly; tường
ngọc đỏ thì cửa mã não, tường mã não thì cửa ngọc đỏ; tường
xa cừ thì cửa bằng các thứ báu, tường bằng các thứ báu thì
cửa xa cừ. Lại nữa, các lan can kia, nếu thanh ngang bằng
vàng thì cọc bằng bạc, thanh ngang bạc thì cọc vàng; thanh
ngang lưu ly thì cọc thủy tinh, thanh ngang thủy tinh thì
cọc lưu ly; thanh ngang ngọc đỏ thì cọc mã não, thanh ngang
mã não thì cọc ngọc đỏ; thanh ngang bằng các loại báu thì
cọc bằng xa cừ, thanh ngang xa cừ thì cọc là các loại báu.
Lưới vàng thì linh bạc, lưới bạc thì linh vàng; lưới thủy
tinh thì linh lưu ly, lưới lưu ly thì linh thủy tinh; lưới
ngọc đỏ thì linh mã não, lưới mã não thì linh ngọc đỏ; lưới
xa cừ thì linh bằng các loại báu, lưới bằng các loại báu thì
linh xa cừ. Những cây bằng vàng này thì lá, hoa quả bạc; cây
bằng bạc thì lá, hoa quả vàng; cây bằng lưu ly thì hoa quả
thủy tinh, cây thủy tinh thì hoa quả lưu ly; cây bằng ngọc
đỏ thì hoa quả mã não, cây mã não thì hoa quả ngọc đỏ; cây
bằng xa cừ thì hoa quả các loại báu, cây là các loại báu thì
hoa quả là xa cừ. Tường của cung điện có bốn cửa, cửa của nó
có bảy bậc thềm, bao quanh bằng lan can; có lầu các đền đài,
ao tắm, vườn rừng đều theo thứ lớp đối nhau, sanh các loại
hoa báu, hàng nào hàng nấy đều xứng nhau; có nhiều loại cây
ăn trái, hoa lá nhiều màu sắc, hương thơm ngạt ngào của cây
cỏ lan tỏa xa khắp bốn phương, cùng các loài chim ríu rít
hòa vang.
-
“Nhật cung điện kia, được duy trì bởi năm loại
gió. Một là trì phong, hai là dưỡng phong, ba là thọ phong,
bốn là chuyển phong, năm là điều phong. Ðiện chính, nơi Nhật
thiên tử ngự, hoàn toàn được xây dựng bằng vàng ròng, cao
mười sáu do-tuần. Ðiện có bốn cửa, đều có lan can bao quanh.
Tòa của Nhật thiên tử rộng nửa do-tuần, làm bằng bảy báu,
trong sạch mềm mại, giống như thiên y. Nhật thiên tử tự thân
phóng ra ánh sáng chiếu điện vàng; ánh sáng điện vàng chiếu
khắp nhật cung; ánh sáng của nhật cung lại chiếu ra khắp bốn
phương thiên hạ. Tuổi thọ của Nhật thiên tử năm trăm năm nhà
trời; con cháu đều kế thừa nhau không bao giờ gián đoạn.
Cung điện này không bao giờ bị hoại diệt, trong vòng thời
gian là một kiếp. Khi cung điện mặt trời di chuyển, thì Nhật
thiên tử không có ý di chuyển rằng: Ta đi. Ta dừng. Mà chỉ
luôn luôn hưởng thụ ngũ dục. Lúc mà cung điện mặt trời vận
hành thì vô số trăm ngàn chư Thiên, Thiên thần đi theo dẫn
đường trước, hoan hỷ không mệt mỏi, thích đi nhanh nhẹn, vì
vậy Nhật thiên tử được gọi là Nhanh nhẹn.
-
“Thân Nhật thiên tử phát ra ngàn tia sáng; năm
trăm tia sáng chiếu xuống và năm trăm tia sáng chiếu chung
quanh, đó là vì công đức của nghiệp đời trước nên có ngàn
tia sáng này. Thế nên Nhật thiên tử còn gọi là Thiên Quang.
Thế nào là công đức của nghiệp đời trước? Hoặc có một người
phát tâm cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, cùng cứu giúp những
người đói khát cùng khốn, cho họ đồ ăn thức uống, y phục,
thuốc thang, voi ngựa, xe cộ, phòng xá, đèn đuốc, tùy thời
ban phát, tùy theo nhu cầu, không trái ý người và cúng dường
cho các vị Hiền thánh trì giới. Do bởi nhân duyên vô số pháp
hỷ quang minh khác nhau kia, mà thiện hoan hỷ. Như vua Quán
đảnh dòng Sát-lỵ lúc bắt đầu lên ngôi, thiện tâm hoan hỷ
cũng lại như vậy. Do nhân duyên này, thân hoại mạng chung
làm Nhật thiên tử, được Nhật cung điện, có ngàn tia sáng,
cho nên nói là nghiệp lành được ngàn tia sáng.
-
“Lại nữa, do duyên gì mà gọi là ánh sáng của
nghiệp đời trước? Hoặc có người không sát sanh, không trộm
cắp, không tà dâm, không hai lưỡi, không ác khẩu, không nói
dối, không thêu dệt, không tham giữ, không sân nhuế, không
tà kiến, vì những nhân duyên này mà tâm lành hoan hỷ. Giống
như đầu ngã tư đường có hồ tắm lớn trong mát không nhơ, có
người đi xa, mệt mỏi nóng khát, lại vào trong hồ nước này
tắm rửa cho mát mẻ rồi cảm thấy vui mừng yêu thích; thì
người thực hành mười điều lành, tâm lành vui mừng của họ lại
cũng như vậy. Thân người này sau khi thân hoại mạng chung,
làm Nhật thiên tử, sống ở Nhật cung điện, có ngàn tia sáng,
vì nhân duyên này cho nên gọi là ánh sáng nghiệp lành.
-
“Lại nữa, vì duyên gì gọi là ngàn tia sáng? Hoặc
có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không
dối, không uống rượu; do những nhân duyên này, mà thiện tâm
hoan hỷ; thân hoại mạng chung, làm Nhật thiên tử, sống ở
Nhật cung điện, có ngàn tia sáng. Do những nhân duyên như
vậy nên gọi là ngàn tia sáng nghiệp lành.
-
“Trong sáu mươi niệm khoảnh gọi là một la-da, ba
mươi la-da gọi là ma-hầu-đa, trăm ma-hầu-đa gọi là ưu-ba-ma.
Nhật cung điện mỗi năm có sáu tháng đi theo hướng Nam, mỗi
ngày di chuyển ba mươi dặm; cực Nam không vượt qua khỏi
Diêm-phù-đề. Mặt trời di chuyển về hướng Bắc, cũng vậy.
-
“Vì duyên gì nên ánh sánh mặt trời nóng bức? Có
mười nhân duyên. Những gì là mười?
-
“1. Ngoài núi Tu-di có núi Khư-đà-la cao bốn vạn
hai ngàn do-tuần, rộng bốn vạn hai ngàn do-tuần, biên núi
không ước lượng được; núi được tạo thành bởi bảy báu. Khi
ánh sáng mặt trời chiếu đến núi, xúc chạm mà phát sinh ra
nhiệt. Ðây là duyên thứ nhất ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“2. Bên ngoài núi Khư-đà-la có núi Y-sa-đà cao
hai vạn một ngàn do-tuần, rộng cũng hai vạn một ngàn
do-tuần, chu vi là vô lượng, tạo thành bởi bảy báu, khi ánh
sáng chiếu đến núi này, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt. Ðó
là duyên thứ hai ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“3. Bên ngoài núi Y-sa-đà có núi Thọ-đề-đà-la, bên
trên cao một vạn hai ngàn do-tuần, rộng một vạn hai ngàn
do-tuần, chu vi là vô lượng, tạo thành bởi bảy báu. Khi ánh
sáng mặt trời chiếu đến núi này, xúc chạm mà phát sinh ra
nhiệt. Ðó là duyên thứ ba ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“4. Ở ngoài cách núi Thọ-đề-đa-la không xa có núi
gọi là Thiện kiến, cao sáu ngàn do-tuần, rộng sáu ngàn
do-tuần, chu vi là vô lượng, núi được hình thành bởi bảy
báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt,
đó là duyên thứ tư để ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“5. Ở ngoài núi Thiện kiến có núi Mã tự cao ba
ngàn do-tuần, ngang rộng cũng ba ngàn do-tuần, chu vi là vô
lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt
trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt, đó là duyên thứ năm để
ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“6. Ở ngoài cách núi Mã tự không xa có núi
Ni-di-đà-la, cao một ngàn hai trăm do-tuần, rộng một ngàn
hai trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, núi được hình thành
bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra
nhiệt, đó là duyên thứ sáu để ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“7. Ở ngoài cách núi Ni-di-đà-la không xa có núi
Ðiều phục, cao sáu trăm do-tuần, rộng cũng sáu trăm do-tuần,
chu vi thì vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi
áng sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt. Ðó là
duyên thứ bảy để ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“8. Ở ngoài núi Ðiều phục có núi Kim cương luân,
cao ba trăm do-tuần, rộng ba trăm do-tuần, chu vi thì vô
lượng, tạo thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu
đến sẽ phát ra nhiệt. Ðó là duyên thứ tám để ánh sáng mặt
trời nóng bức.
-
“9. Lại nữa, bên trên một vạn do-tuần có cung điện
Trời gọi là Tinh tú, tạo thành bởi lưu ly. Khi ánh sáng mặt
trời chiếu vào nó, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt. Ðó là
duyên thứ chín để ánh sáng mặt trời nóng bức.
-
“10. Lại nữa, ánh sáng cung điện mặt trời chiếu
xuống đại địa, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.
-
“Ðó là mười duyên thứ mười làm cho ánh sáng mặt
trời nóng bức.”
-
Bấy giờ, Thế Tôn nói bài tụng:
-
Do mười nhân duyên này,
-
Mặt trời gọi Thiên quang;
-
Ánh sáng phát nóng bức:
-
Ðược nói mặt trời Phật.
-
Phật bảo Tỳ-kheo:
-
“Tại sao cung điện mặt trời mùa đông thì lạnh để
không thể ở gần được? Có ánh sáng mà sao lạnh? Có mười ba
duyên, tuy có ánh sáng nhưng vẫn lạnh. Những gì là mười ba?
-
“1. Giữa hai núi Tu-di và Khư-đà-la có nước, rộng
tám vạn bốn ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng. Nước này sinh
ra rất nhiều loại hoa khác nhau như: hoa Ưu-bát-la, hoa
Câu-vật-đầu, hoa Bát-đầu-ma, hoa Phân-đà-lỵ, hoa Tu-kiền-đề;
khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh.
Ðó là duyên thứ nhất để ánh sáng mặt trời lạnh.
-
“2. Khoảng cách giữa hai núi Khư-đà-la và
Y-sa-đà-la có nước, rộng bốn vạn hai ngàn do-tuần, dọc ngang
bốn vạn hai ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng. Nước này sinh
ra các loài hoa khác nhau. Khi ánh sáng chiếu đến, xúc chạm
mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ hai để ánh sáng mặt trời
lạnh.
-
“3. Giữa hai núi Y-sa-đà-la và Thọ-đề-đà-la có
nước, rộng hai vạn một ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng,
sinh ra các loài hoa khác nhau. Khi ánh sáng mặt trời chiếu
xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ ba ánh sáng
mặt trời lạnh.
-
“4. Giữa hai núi Thiện kiến và núi Thọ-đề có nước,
rộng hai ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng, nơi này có nước,
sinh ra các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu
xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ tư để ánh sáng mặt
trời lạnh.
-
“5. Giữa hai núi Thiện kiến và núi Mã tự có nước,
rộng sáu ngàn do-tuần, sinh ra các loài hoa khác nhau; khi
ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên
thứ năm để ánh sáng mặt trời lạnh.
-
“6. Giữa hai núi Mã tự và núi Ni-di-đà-la có nước,
rộng một ngàn hai trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra
các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống
thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ sáu để ánh sáng mặt trời
lạnh.
-
“7. Giữa hai núi Ni-di-đà-la và núi Ðiều phục rộng
sáu trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra các loài hoa
khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra
lạnh, đó là duyên thứ bảy để sinh ra ánh sáng mặt trời lạnh.
-
“8. Giữa hai núi Ðiều phục và núi Kim cương luân
có nước, rộng ba trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra
các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống
thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ tám để ánh sáng mặt trời
lạnh.
-
“9. Giữa núi Kim cang luân và đất Diêm-phù-đề có
nước, khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống một lần chạm nhau
thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ chín để ánh sáng mặt trời
lạnh.
-
“10. Ðất Diêm-phù-đề có sông ít, đất Câu-da-ni có
nước nhiều. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm mà
sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ mười để ánh sáng mặt trời
lạnh.
-
“11. Sông ngòi của cõi Câu-da-ni thì ít, nước của
cõi Phất-vu-đãi thì nhiều; khi ánh sáng mặt trời chiếu
xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ mười một để
ánh sáng mặt trời lạnh.
-
“12. Sông ngòi của Phất-vu-đãi thì ít, sông ngòi
của Uất-đơn-viết thì nhiều; khi ánh sáng mặt trời chiếu
xuống, xúc chạm nhau thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ mười
hai để ánh sáng mặt trời lạnh.
-
“13. Ánh sáng của cung điện mặt trời chiếu xuống
nước của biển cả, thì khi ánh sáng mặt trời chiếu, xúc chạm
mà sinh ra lạnh, đó là duyên thứ mười ba để ánh sáng mặt
trời lạnh.”
-
Bấy giờ, Phật nói bài tụng:
-
Do mười ba duyên này.
-
Mặt trời gọi Thiên quang
-
Ánh sáng này lạnh trong:
-
Ðược nói Mặt trời Phật.
-
Phật bảo Tỳ-kheo:
-
“Cung điện mặt trăng, chất tròn khi đầy khi vơi,
ánh sáng sút giảm, cho nên nguyệt cung được gọi là Tổn. Mặt
trăng có hai nghĩa: một là trụ thường độ, hai gọi là cung
điện. Do từ bốn phương xa mà nhìn, thấy là tròn. Lạnh ấm
điều hòa, được tạo thành bởi bạc trời và lưu ly. Hai phần là
thuần bạc trời ròng không pha tạp, trong suốt trong ngoài,
ánh sánh chiếu xa; một phần bằng lưu ly ròng không pha tạp,
trong suốt trong ngoài, ánh sáng chiếu xa. Cung điện mặt
trăng, rộng bốn mươi chín do-tuần, tường cung điện cùng đất
mỏng như tử bách . Tường cung điện có bảy lớp, với bảy lớp
lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp linh báu, bảy lớp hàng cây,
trang sức chung quanh bằng bảy báu. cho đến, vô số các loài
chim ríu rít hòa vang.
-
“Cung điện mặt trăng này được năm thứ gió giữ gìn:
một là trì phong, hai là dưỡng phong, ba là thụ phong, bốn
là chuyển phong, năm là điều phong. Chánh điện, nơi ngự của
Nguyệt thiên tử, làm bằng lưu ly, cao mười sáu do-tuần. Ðiện
có bốn cửa, chung quanh là lan can. Tòa của Nguyệt thiên tử,
rộng nửa do-tuần, được làm thành bởi bảy báu, trong sạch và
mềm mại, giống như thiên y. Nguyệt thiên tử trên thân phóng
ra ánh sáng, chiếu soi điện lưu ly; ánh sáng của điện lưu ly
chiếu soi cung điện mặt trăng và ánh sáng cung điện mặt
trăng chiếu soi bốn cõi thiên hạ. Tuổi thọ của Nguyệt thiên
tử là năm trăm năm, con cháu thừa kế nhau không hề khác.
Cung điện này không bị hủy hoại trong vòng một kiếp. Lúc
cung điện mặt trăng di chuyển, Nguyệt thiên tử này không có
ý niệm di chuyển, rằng: Ta đi. Ta dừng. Mà chỉ luôn luôn
hưởng thụ ngũ dục. Khi cung điện mặt trăng di chuyển, thì có
vô số trăm ngàn các Ðại Thiên thần, thường ở trước dẫn
đường, hoan hỷ không mệt mỏi, ưa thích nhanh nhẹn, vì vậy
nên Nguyệt thiên tử được gọi là Nhanh nhẹn.
-
“Thân Nguyệt thiên tử phát ra ngàn tia sáng, năm
trăm tia sáng chiếu xuống và năm trăm tia sáng chiếu hai
bên. Ðó là do công đức của nghiệp đời trước nên có ánh sáng
này, thế nên Nguyệt thiên tử còn gọi là Thiên Quang . Thế
nào là công đức nghiệp đời trước? Thế gian có một người phát
tâm cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, cùng bố thí cho những
người đói khát cùng cực, cho họ đồ ăn thức uống, y phục,
thuốc thang, voi ngựa, xe cộ, phòng xá, đèn đuốc, tùy thời
ban phát, tùy theo nhu cầu, mà không trái ý người và cúng
dường cho các vị Hiền thánh trì giới. Do vô số pháp hỷ khác
nhau ấy, thiện tâm quang minh. Như vị vua Quán đảnh dòng
Sát-lỵ, khi mới đang vương vị, thiện tâm hoan hỷ, cũng lại
như vậy. Vì nhân duyên này, nên thân hoại mạng chung làm
Nguyệt thiên tử, cung điện mặt trăng có ngàn tia sáng, cho
nên nói là nghiệp lành được ngàn tia sáng.
-
“Lại nữa, do nghiệp gì được ngàn ánh sáng? Thế
gian có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm,
không hai lưỡi, không ác khẩu, không nói dối, không thêu
dệt, không tham giữ, không sân nhuế, không tà kiến; do những
nhân duyên này mà thiện tâm hoan hỷ. Giống như đầu ngã tư
đường có hồ tắm lớn trong mát không nhơ, có người đi xa, mệt
mỏi nóng khát, vào trong hồ nước này, tắm rửa mát mẻ, hoan
hỷ khoái lạc; người thực hành mười điều lành, thiện tâm hoan
hỷ, lại cũng như vậy. Người này sau khi thân hoại mạng
chung, sẽ làm Nguyệt thiên tử, sống ở cung điện mặt trăng,
có ngàn tia sáng. Do nhân duyên này cho nên gọi là ngàn ánh
sáng nghiệp lành.
-
“Lại nữa, do duyên gì được ngàn tia sáng? Thế gian
có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không
lừa dối, không uống rượu, vì những nhân duyên này, thiện tâm
hoan hỷ; thân hoại mạng chung, làm Nguyệt thiên tử, sống ở
cung điện mặt trăng, có ngàn tia sáng. Do những nhân duyên
như vậy nên gọi là ngàn tia sáng nghiệp lành.
-
“Trong sáu mươi niệm khoảnh gọi là một la-da, ba mươi la-da
gọi là ma-hầu-đa, trăm ma-hầu đa gọi là ưu-bà-ma. Nếu cung
điện mặt trời mỗi năm có sáu tháng đi về phía Nam, mỗi ngày
di chuyển ba mươi dặm, cực Nam không vượt qua khỏi
Diêm-phù-đề; thời gian ấy, cung điện mặt trăng nửa năm đi về
phía Nam, không vượt qua khỏi Diêm-phù-đề. Nguyệt Bắc hành
cũng như vậy.
-
“Vì duyên gì mà cung điện mặt trăng khuyết giảm
mỗi khi một ít? Có ba nhân duyên nên cung điện mặt trăng
khuyết giảm mỗi khi một ít: Một, mặt trăng phát xuất từ
phương góc, là duyên thứ nhất để mặt trăng tổn giảm. Lại
nữa, trong cung điện mặt trăng có các đại thần đều mặc y
phục màu xanh, theo thứ tự mà lên, trú xứ cũng trở thành
xanh, cho nên mặt trăng bị tổn giảm; đó là duyên thứ hai để
mặt trăng mỗi ngày mỗi giảm. Lại nữa, cung điện mặt trời có
sáu mươi tia sáng, tia sáng này chiếu vào cung điện mặt
trăng, ánh chiếu khiến cho không hiện, do đó nơi có ánh
chiếu, nơi ấy của mặt trăng bị tổn giảm; đó là duyên thứ ba
để ánh sáng mặt trăng tổn giảm.
-
“Lại nữa, vì duyên gì mà ánh sáng cung điện mặt
trăng đầy dần? Có ba nhân duyên khiến cho ánh sáng mặt trăng
đầy dần. Những gì là ba? Một, mặt trăng hướng về phương vị
chánh cho nên ánh sáng mặt trăng đầy. Hai, các thần cung
điện mặt trăng hết thảy đều mặt y phục màu xanh và Nguyệt
thiên tử vào ngày rằm ngồi vào giữa, cùng nhau hưởng lạc,
ánh sáng chiếu khắp, lấn át ánh sáng chư Thiên, nên ánh sáng
đầy khắp. Giống như bó đuốc lớn được đốt lên trong đám đèn
đuốc, sẽ át hẳn ánh sáng các ngọn đèn. Nguyệt thiên tử cũng
lại như vậy. Vào ngày rằm, ở giữa chúng chư Thiên, át hẳn
tất cả các ánh sáng khác, chỉ có ánh sáng của ông độc chiếu,
cũng như vậy. Ðó là duyên thứ hai. Ba, Nhật thiên tử tuy đã
có sáu mươi tia sáng chiếu soi cung điện mặt trăng, nhưng
trong vào ngày rằm, Nguyệt thiên tử cũng có thể dùng ánh
sáng chiếu nghịch lại, khiến cho nó không thể che khuất
được. Ðó là ba nhân duyên cho cung điện mặt trăng tròn đầy
mà không bị tổn giảm.
-
“Lại nữa vì duyên gì mà mặt trăng có bóng đen? Vì
cái bóng cây Diêm-phù in vào trong mặt trăng, nên mặt trăng
có bóng.”
-
Phật bảo Tỳ-kheo:
-
“Tâm hãy như mặt trăng, trong mát không nóng bức,
khi đến nhà đàn-việt , chuyên niệm không tán loạn.
-
“Lại vì duyên gì mà có các sông ngòi? Vì mặt trời
mặt trăng có độ nóng. Do độ nóng này mà có nung đốt. Do có
nung đốt nên có mồ hôi. Do mồ hôi mà thành sông ngòi. Do đó
thế gian có sông ngòi.
-
“Vì nhân duyên gì mà thế gian có năm loại hạt
giống? Có cuồng phong dữ từ thế giới chưa bị hủy diệt thổi
hạt giống đến sanh ở quốc độ này. Một là hạt từ rễ; hai, hạt
từ cọng; ba, hạt từ đốt; bốn, hạt từ ruột rỗng; năm, hạt từ
hạt. Ðó là năm loại hạt. Vì nhân duyên này mà thế gian có
năm loại hạt giống xuất hiện.
-
“Lúc ở Diêm-phù-đề đang là giữa trưa thì ở
Phất-vu-đãi mặt trời lặn. Ở Câu-da-ni mặt trời mọc, ở
Uất-đơn-viết là nửa đêm. Câu-da-ni giữa trưa thì ở
Diêm-phù-đề mặt trời lặn. Uất-đơn-viết mặt trời mọc, ở
Phất-vu-đãi là nửa đêm; ở Uất-đơn-viết giữa trưa thì ở
Câu-da-ni mặt trời lặn; ở Phất-vu-đãi mặt trời mọc, thì
Diêm-phù-đề là nửa đêm. Nếu ở Phất-vu-đãi là giữa trưa, thì
ở Uất-đơn-viết mặt trời lặn; ở Diêm-phù-đề mặt trời mọc, thì
ở Câu-da-ni là nửa đêm. Phương Ðđông của Diêm-phù-đề, thì là
phương tTây ở Phất-vu-đãi; phương Ttây của Diêm-phù-đề là
phương đÐông của Câu-da-ni; phương tTây của Câu-da-ni là
phương đÐông của Uất-đơn-viết; phương Ttây của Uất-đơn-viết
là phương Ðđông của Phất-vu-đãi.
-
“Diêm-phù-đề, sở dĩ được gọi là Diêm-phù vì ở dưới
có núi vàng cao ba mươi do-tuần, do cây Diêm-phù sanh ra
nên được gọi là vàng Diêm-phù. Cây Diêm-phù có trái của nó
như tai nấm, vị của nó như mật; cây có năm góc lớn, bốn mặt
bốn góc, ở trên có một góc. Những trái ở bên góc phía đÐông
của nó được Càn-thát-bà ăn. Trái ở góc phía Nnam của nó được
người bảy nước ăn. Bảy nước là: một, nước Câu-lâu; hai,
Câu-la-ba; ba, Tỳ-đề; bốn, Thiện-tỳ-đề; năm, Mạn-đà; sáu,
Bà-la; bảy, Bà-lệ. Trái ở góc phía tTây được hải trùng ăn.
Trái ở góc phía bBắc được cầm thú ăn. Trái ở phía góc trên
được Tinh tú thiên ăn. Phía bBắc của bảy nước lớn có bảy hòn
núi đen lớn, một là Lõa thổ, hai là Bạch hạc, ba là Thủ
cung, bốn là Tiên sơn, năm là Cao sơn, sáu là Thiền sơn, bảy
là Thổ sơn. Trên mặt của bảy núi đen này có bảy vị Tiên nhơn
Bà-la-môn. Trú xứ của bảy Tiên nhơn này, một là Thiện đế,
hai là Thiện quang, ba là Thủ cung, bốn là Tiên nhơn, năm là
Hộ cung, sáu là Già-na-na, bảy là Tăng ích.”
-
Phật bảo Tỳ-kheo:
-
“Khi kiếp sơ, chúng sanh sau khi nếm vị đất, rồi
tồn tại một thời gian lâu dài. Những ai ăn nhiều, nhan sắc
trở nên thô kệch, khô héo. Những ai ăn ít, nhan sắc tươi
sáng, mịn màng. Từ đó về sau mới phân biệt nhan sắc tướng
mạo của chúng sanh có hơn có kém và sinh ra thị phi với
nhau, nói rằng: Ta hơn ngươi; ngươi không bằng ta. Do tâm
của chúng phân biệt kia và ta, ôm lòng cạnh tranh, cho nên
vị đất tiêu hết. Sau đó sinh ra một loại da đất, hình dáng
giống như cái bánh mỏng; màu sắc, hương vị của nó rất là
thanh khiết. Bấy giờ chúng sanh tụ tập lại một chỗ, tất cả
đều áo não buồn khóc, đấm ngực mà nói: Ối chao là tai họa!
Vị đất nay bỗng biến mất. Giống như hiện nay người được đầy
ắp vị ngon, bảo là ngon lành, nhưng sau đó lại bị mất đi nên
lấy làm buồn lo. Kia cũng như vậy buồn lo hối tiếc. Sau đó,
chúng ăn lớp da đất, dần quen cái vị của nó. Những ai ăn
nhiều thì nhan sắc trở thành thô kệch khô héo. Những ai ăn
ít thì nhan sắc tươi sáng mịn màng. Từ đó mới phân biệt nhan
sắc tướng mạo của chúng sanh có xấu có đẹp và sinh chuyện
thị phi với nhau, nói rằng: Ta hơn ngươi. Ngươi không bằng
ta. Do tâm chúng phân biệt kia và ta, ôm lòng cạnh tranh,
nên nấm đất cạn tiêu hết.
-
“Sau đó lại xuất hiện một loại da ngoài của đất , càng lúc
càng dày thêm, màu của nó như thiên hoa, mềm mại của nó như
thiên y, vị của nó như mật. Bấy giờ, các chúng sanh lại lấy
nó cùng ăn, sống lâu ngày ở thế gian. Những ai càng ăn nhiều
thì nhan sắc càng sút kém. Những ai ăn ít thì nhan sắc tươi
sáng mịn màng. Từ đó phân biệt nhan sắc tướng mạo của chúng
sanh có xấu có đẹp và do thế mà sinh chuyện thị phi với nhau
rằng: Ta hơn ngươi. Ngươi không bằng ta. Vì tâm chúng phân
biệt ta và người, sinh lòng cạnh tranh, nên lớp da ngoài của
đất tiêu hết.
-
“Sau đó, lại xuất hiện loại lúa tẻ mọc tự nhiên,
không có vỏ trấu, không cần phải gia thêm chế biến mà chúng
đã đầy đủ các thứ mỹ vị. Bấy giờ, chúng sanh tụ tập nhau lại
nói: Ối chao là tai họa! Nay màng đất bỗng nhiên biến mất.
Giống như hiện tại người gặp họa gặp nạn thì than rằng: Khổ
thay! Bấy giờ chúng sanh áo não, buồn than, cũng lại như
vậy.
-
“Sau đó, chúng sanh cùng nhau lấy lúa tẻ tự nhiên
này ăn và thân thể chúng, trở nên thô xấu, có hình dáng nam
nữ, nhìn ngắm nhau, sinh ra dục tưởng; họ cùng nhau tìm nơi
vắng làm hành vi bất tịnh, các chúng sanh khác thấy than
rằng: Ôi, việc làm này quấy! Tại sao chúng sanh cùng nhau
sinh ra chuyện này? Người nam làm việc bất tịnh kia, khi bị
người khác quở trách, tự hối hận mà nói rằng: Tôi đã làm
quấy.Rồi nó gieo mình xuống đất. Người nữ kia thấy người nam
này vì hối lỗi mà gieo mình xuống đất, không đứng lên, liền
đưa thức ăn đến. Chúng sanh khác thấy vậy, hỏi người nữ
rằng: Ngươi đem thức ăn này để cho ai? Ðáp: Chúng sanh hối
lỗi kia đọa lạc thành kẻ làm điều bất thiện, tôi đưa thức
ăn cho nó. Nhân lời nói này, nên thế gian liền có danh từ
người chồng bất thiện và vì việc đưa cơm cho chồng nên được
gọi là vợ.
-
“Sau đó, chúng sanh bèn làm chuyện dâm dật, pháp
bất thiện tăng. Ðể tự che giấu, chúng tạo ra nhà cửa. Do vì
nhân duyên này, bắt đầu có danh từ nhà.
-
“Sau đó, sự dâm dật của chúng sanh càng ngày càng
tăng, nhân đây đã trở thành chồng vợ. Có các chúng sanh
khác, khi tuổi thọ hết, hành hết, phước hết, từ cõi trời
Quang âm sau khi mạng chung lại sinh vào thế gian này, ở
trong thai mẹ, nhân đây thế gian có danh từ mang thai.
-
“Bấy giờ, trước tiên tạo thành Chiêm-bà, kế đến
tạo thành Già-thi, Ba-la-nại và tiếp theo là thành Vương xá
. Lúc mặt trời mọc thì bắt đầu kiến tạo, tức thì lúc mặt
trời mọc hoàn thành. Do nhân duyên này nên thế gian liền có
tên thành, quách, quận, ấp, là chỗ nhà vua cai trị.
-
“Bấy giờ, khi chúng sanh bắt đầu ăn lúa tẻ mọc tự
nhiên, sáng sớm gặt thì chiều tối lại chín, chiều tối gặt
thì sáng sớm lại chín. Sau khi được gặt, lúa sinh trở lại,
hoàn toàn không có thân cuống lúa.
-
“Rồi thì, có chúng sanh thầm nghĩ rằng: Sao ta mỗi
ngày mỗi gặt chi cho mệt nhọc? Nay hãy gom lấy đủ cho nhiều
ngày. Nó bèn gặt gộp lại, chứa số lương đủ cho nhiều ngày.
Người khác sau đó gọi nó: Nay chúng ta hãy cùng đi lấy lúa.
Người này bèn trả lời: Tôi đã chứa đủ sẵn rồi, không cần lấy
thêm nữa. Anh muốn lấy, cứ tùy ý đi lấy một mình. Người kia
bèn nghĩ thầm: Gã này có thể lấy đủ lương cho hai ngày, sao
ta không thể lấy đủ cho ba ngày? Người ấy bèn chứa dư ba
ngày lương. Lại có những người khác gọi nó: Hãy cùng đi lấy
lương. Nó liền đáp: Ta đã lấy dư ba ngày lương rồi. Các
người muốn lấy, tùy ý đi mà lấy. Các người kia bèn nghĩ:
Người kia có thể lấy ba ngày lương, sao ta không thể lấy năm
ngày lương? Rồi chúng lấy năm ngày lương. Bấy giờ, chúng
sanh tranh nhau cất chứa lương dư, nên lúa tẻ ấy bèn sanh ra
vỏ trấu; sau khi được gặt, không mọc trở lại nữa; chỉ còn
trơ cọng khô mà thôi.
-
“Bấy giờ chúng sanh tụ tập lại một chỗ, áo não
buồn khóc, đấm ngực than: Ôi, đây là một tai họa! và tự
thương trách rằng: Chúng ta vốn đều do biến hóa mà sinh, ăn
bằng niệm, tự thân phát ánh sáng, có thần túc bay trên
không, an vui không ngại. Sau đó vị đất bắt đầu sinh ra, sắc
vị đầy đủ. Khi ấy chúng ta nếm thử vị đất này, rồi tồn tại
lâu trong đời này. Những ai ăn nhiều thì nhan sắc trở thành
thô xấu. Những ai ăn nó ít thì nhan sắc tươi sáng, mịn màng;
từ đó tâm chúng sanh có phân biệt ta và người, sinh tâm kiêu
mạn, bảo rằng: Sắc ta hơn. Sắc ngươi không bằng. Do kiêu
mạn, tranh nhau sắc, nên vị đất tiêu diệt. Lại sanh ra lớp
da đất, có đầy đủ sắc hương vị. Chúng ta lúc ấy cùng thu lấy
để ăn, tồn tại lâu dài ở thế gian. Những ai ăn nhiều thì da
sắc trở thành thô xấu. Những ai ăn ít đi thì da sắc tươi
sáng mịn màng, từ đó có phân biệt ta và người, sinh tâm kiêu
mạn bảo rằng: Sắc ta hơn, sắc ngươi không bằng. Vì tranh
nhau về sắc mà kiêu mạn nên lớp da đất biến mất và xuất hiện
lớp da ngoài của đất, càng lúc càng dày lên, đủ cả sắc,
hương, mùi vị. Chúng ta khi ấy lại cùng nhau thu lấy ăn, tồn
tại dài ở thế gian. Những ai ăn nhiều thì sắc da trở thành
thô xấu. Những ai ăn ít thì sắc da tươi sáng mịn màng, từ đó
có phân biệt ta và người, sinh tâm kiêu mạn bảo rằng: Sắc ta
hơn, sắc ngươi không bằng. Vì sắc tranh nhau mà kiêu mạn,
nên lớp da ngoài của đất biến mất, để rồi sinh ra loại lúa
tẻ mọc tự nhiên, đầy đủ sắc, hương, vị. Chúng ta lúc ấy lại
cùng nhau thu lấy ăn, sớm mai thu hoạch buổi chiều lại chín,
buổi chiều thu hoạch sáng mai lại chín, vì thu hoạch xong
thì sinh trở lại nên không cần phải gom thu. Nhưng vì chúng
ta lúc này tranh nhau tích lũy, nên lúa này sinh ra vỏ trấu
và sau khi thu gặt xong không sinh trở lại nữa, mà hiện tại
chỉ còn có rễ và thân mà thôi. Nay chúng ta hãy cùng nhau
phân phối ruọng nhà, phân chia bờ cõi.
-
“Rồi chúng phân chia ruộng đất, vạch bờ cõi khác
nhau, phân biệt của người và của ta. Sau đó mọi người tự cất
giấu lúa thóc của mình, trộm lấy lúa ruộng người khác. Các
chúng sanh khác trông thấy, nên nói: Việc ngươi làm là quấy!
Việc ngươi làm là quấy! Tại sao cất giấu vật của chính mình,
mà đi trộm tài vật của người? Liền quở trách rằng: Từ nay về
sau không được tái phạm việc trộm cắp nữa! Nhưng những việc
trộm cắp như vậy vẫn tái phạm không dứt, mọi người lại phải
quở trách: Việc ngươi làm sai quấy! Tại sao không chịu bỏ?
Bèn lấy tay mà đánh, lôi đến giữa đám đông, báo cáo cùng mọi
người rằng: Người này tự cất giấu thóc lúa, đi trộm lúa
ruộng của người. Người ăn trộm nói lại: Người kia đã đánh
tôi. Mọi người nghe xong, ấm ức rơi lệ, đấm ngực nói rằng:
Thế gian trở nên xấu ác, nên đã sinh ra pháp ác này chăng?
Nhân đấy mà sinh ra ưu kết nhiệt não khổ báo; rằng: Ðây là
cội nguồn của của sinh, già, bệnh, chết; là nguyên nhân rơi
vào đường ác. Do có ruộng nhà, bờ cõi riêng khác, nên sinh
ra tranh giành kiện tụng, đưa đến oán thù, không ai có thể
giải quyết. Nay chúng ta hãy lập lên một người chủ bình
đẳng, để khéo léo giữ gìn nhơn dân, thưởng thiện phạt ác.
Mọi người trong chúng ta đều cùng nhau giảm bớt phần của
mình để cung cấp cho người chủ này.
-
“Lúc đó, trong chúng có một người hình thể vạm vỡ,
dung mạo đoan chánh, rất có oai đức. Mọi người bảo rằng:
Nay, chúng tôi muốn tôn bạn lên làm chủ, để khéo léo giữ gìn
nhơn dân, thưởng thiện phạt ác. Chúng tôi sẽ giảm bớt phần
của mình mà cung cấp. Người này nghe xong, liền nhận làm
chủ. Ai đáng thưởng thì thưởng; ai đáng phạt thì phạt. Từ
đây mới bắt đầu có danh từ dân chủ. Dân chủ ban đầu có con
tên là Trân Bảo ; Trân Bảo có con tên là Hảo Vị; Hảo Vị có
con tên là Tĩnh Trai; Tĩnh Trai có con tên là Ðảnh Sanh;
Ðảnh Sanh có con tên là Thiện Hành; Thiện Hành có con tên là
Trạch Hành; Trạch Hành có con tên là Diệu Vị; Diệu Vị có con
tên là Vị Ðế; Vị Ðế có con tên là Thủy Tiên; Thủy Tiên có
con tên là Bách Trí; Bách Trí có con tên là Thị Dục; Thị Dục
có con tên là Thiện Dục; Thiện Dục có con tên là Ðoạn Kết;
Ðoạn Kết có con tên là Ðại Ðoạn Kết; Ðại Ðoạn Kết có con tên
là Bảo Tạng; Bảo Tạng có con tên là Ðại Bảo Tạng; Ðại Bảo
Tạng có con tên là Thiện Kiến; Thiện Kiến có con tên là Ðại
Thiện Kiến; Ðại Thiện Kiến có con tên là Vô Ưu; Vô Ưu có con
tên là Châu Chử; Châu Chử có con tên là Thực Sanh; Thực Sanh
có con tên là Sơn Nhạc; Sơn Nhạc có con tên là Thần Thiên;
Thần Thiên có con tên là Khiển Lực; Khiển Lực có con tên là
Lao Xa; Lao Xa có con tên là Thập Xa; Thập Xa có con tên là
Bách Xa; Bách Xa có con tên là Lao Cung; Lao Cung có con tên
là Bách Cung; Bách Cung có con tên là Dưỡng Mục; Dưỡng Mục
có con tên là Thiện Tư.
-
“Từ Thiện Tư trở về sau có mười họ, Chuyển luân
thánh vương nối tiếp nhau không dứt: Một tên là Già-nậu-thô,
hai tên là Ða-la-bà, ba tên là A-diệp-ma, bốn tên là
Trì-thí, năm tên là Già-lăng-già, sáu tên là Chiêm-bà, bảy
tên là Câu-la-bà, tám tên là Bác-đồ-la, chín tên là
Di-tư-la, mười tên là Thanh Ma.
-
“Giòng Vua Già-nậu-thô có năm vị Chuyển luân thánh
vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Ða-la-bà có năm vị
Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua
A-diếp-ma có bảy vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh
vương. Giòng vua Trì-thí có bảy vị vua Chuyển luân thánh
vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Già-lăng-già có chín
vị vua Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng
vua Chiêm-bà có mười bốn vị Chuyển luân thánh vươngChuyển
luân thánh vương. Giòng vua Câu-la-bà có ba mươi mốt vị
Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua
Bát-xà-la có ba mươi hai vị Chuyển luân thánh vươngChuyển
luân thánh vương. Giòng vua Di-tư-la có tám vạn bốn ngàn vị
Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua
Thanh Ma có một trăm lẻ một vị Chuyển luân thánh vươngChuyển
luân thánh vương. Và vị vua cuối cùng có tên là Ðại Thiện
Sanh Tùng.
-
“Vua Thanh Ma của giòng thứ mười có vương tử tên
là Ô-la-bà. Vua Ô-la-bà có vương tử tên là Cừ-la-bà. Vua
Cừ-la-bà có vương tử tên là Ni-cầu-la. Vua Ni-cầu-la có
vương tử tên là Sư Tử Giáp. Vua Sư tử Giáp có vương tử tên
là Bạch Tịnh vương. Vua Bạch Tịnh vương có vương tử tên là
Bồ-tát. Bồ-tát có con tên là La-hầu-la. Do bản duyên này mà
có tên gọi Sát-lỵ .
-
“Bấy giờ, có một chúng sanh suy nghĩ như vầy: Tất
cả mọi sở hữu như gia đình, quyến thuộc, muôn vật ở thế gian
đều là gai nhọn, ung nhọt, nay nên lìa bỏ, vào núi hành đạo,
ở nơi vắng vẻ mà tư duy. Rồi thì, người liền lìa bỏ gai nhọn
là gia đình, vào núi, ở nơi vắng vẻ, ngồi dưới gốc cây mà tư
duy, hằng ngày ra khỏi núi, vào thôn xóm mà khất thực. Mọi
người trong thôn thấy vậy, càng cung kính cúng dường. Mọi
người đều cùng khen ngợi rằng: Người này có thể lìa bỏ hệ
lụy của gia đình để vào núi tìm đạo. Vì người này có thể xa
lìa được pháp ác bất thiện, nên nhân đó mà gọi là Bà-la-môn.
-
“Trong chúng Bà-la-môn có người không hành Thiền
được, nên ra khỏi rừng núi, du hành trong nhân gian và tự
nói: Ta không thể tọa thiền. Nhân đó gọi là Vô Thiền
Bà-la-môn . Rồi đi qua các thôn xóm, nó làm pháp bất thiện,
thi hành pháp độc, nhân đó tương sinh, nên được gọi đó là
độc. Do nhân duyên này mà có chủng tánh Bà-la-môn ở thế
gian.
-
“Trong chúng sanh kia, chúng học tập các thứ nghề để tự mưu
sống, nhân đây nên có chủng tánh Cư sĩ ở thế gian.
-
“Trong chúng sanh kia, chúng học tập các kỹ nghệ
để tự nuôi sống, nhân đây mới có chủng tánh Thủ-đà-la ở thế
gian.
-
“Trước đó trong thế gian đã có giòng họ Thích này xuất hiện
rồi, sau đó mới có giòng Sa-môn. Trong giòng Sát-lỵ có người
tự tư duy: Thế gian ân ái là ô uế, bất tịnh, đáng gì mà tham
đắm? Rồi người ấy lìa bỏ gia đình, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp
phục mà cầu đạo và nói: Ta là Sa-môn! Ta là Sa-môn!
-
“Trong chủng tánh Bà-la-môn, chủng tánh Cư sĩ,
chủng tánh Thủ-đà-la, có người suy nghĩ: Thế gian ân ái là ô
uế, bất tịnh, đáng gì mà tham đắm? Rồi người ấy lìa bỏ gia
đình, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục mà cầu đạo và nói: Ta là
Sa-môn! Ta là Sa-môn!
-
“Nếu trong chúng Sát-lỵ, có người thân hành bất
thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện; sau khi hành
bất thiện rồi, thân hoại mạng chung nhất định sẽ phải thọ
khổ. Hoặc có Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la thân hành bất
thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện; sau khi hành
bất thiện rồi, thân hoại mạng chung nhất định sẽ phải thọ
khổ.
-
“Chủng tánh Sát-lỵ thân hành thiện, khẩu hành
thiện, ý hành thiện, khi thân hoại mạng chung nhất định sẽ
thọ lạc. Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la thân hành thiện, khẩu
hành thiện, ý hành thiện, khi thân hoại mạng chung nhất định
sẽ được thọ lạc.
-
“Thân của người Sát-lỵ thân có hai loại hành,
miệng và ý cũng có hai loại hành. Sau khi thân, miệng và ý
đã hành hai loại ấy rồi, thân hoại mạng chung nhất định sẽ
thọ báo hoặc khổ hoặc lạc. Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la,
thân, miệng, ý có hai loại hành. Sau khi thân, miệng và ý đã
hành hai loại này rồi, thân hoại mạng chung chắc chắn sẽ thọ
báo hoặc khổ hoặc vui.
-
“Trong chúng Sát-lỵ, như có người cạo bỏ râu tóc, mặc ba
pháp y, xuất gia cầu đạo. Vị ấy tu tập bảy giác ý. Với tín
tâm kiên cố vị ấỵ xuất gia hành đạo, tu phạm hạnh vô thượng,
ngay trong đời này, tự thân tác chứng: Sự sanh của ta đã
dứt, phạm hạnh đã vững, những gì cần làm đã làm xong, tự
biết không còn tái sanh đời sau nữa.
-
“Ở trong chúng Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la, có
người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia cầu đạo. Vị ấy
tu tập bảy giác ý. Vị ấy do lòng tin kiên cố mà xuất gia
hành đạo, tu phạm hạnh vô thượng, ở ngay trong đời này mà tự
thân tác chứng: Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững,
những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời
sau nữa.
-
“Trong bốn chủng tánh này, đều có thể thành tựu Minh và
Hành, chứng đắc A-la-hán, là đệ nhất tối thượng.”
-
Bấy giờ, Phạm thiên liền nói kệ:
-
Thọ sanh, Sát-lỵ nhất,
-
Hay tập các chủng tánh.
-
Minh Hạnh thành đầy đủ,
-
Là nhất trong Trời, Người.”
-
Phật bảo các Tỳ-kheo:
-
“Phạm thiên kia nói bài kệ này rất hay, chứ không
phải không hay; là khéo lãnh thọ, chứ không phải không khéo
lãnh thọ, được Ta ấn chứng. Vì sao? Vì Ta nay, là Như Lai,
Chí Chân, là Ðẳng Chánh Giác, cũng nói như bài kệ này:
-
“Sát-lỵ sanh là nhất,
-
Hay tập các chủng tánh,
-
Minh Hạnh thành đầy đủ,
-
Là nhất trong trời, người.”
-
Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật
dạy, hoan hỷ thực hành.
-
Trường A-hàm hoàn tất.
-
Quy mạng Nhất thiết trí.
-
Tất cả chúng an vui.
-
Chúng sanh trú vô vi,
-
Tôi cũng ở trong đó
- --o0o--
|
|