- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 01-
PHẨM BẢY PHÁP
-
-
Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Thắng lâm trong
vườn Cấp cô độc.
-
Lúc bấy giờ Phật bảo các Tỳ-kheo:
-
“Nếu lá cây Trú đạc[02]
Tam thập tam thiên úa vàng[03],
lúc đó thiên chúng ở Tam thập thiên vui mừng hớn hở, cho rằng
lá cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ rụng. Rồi thì lá cây ở Tam
thập tam thiên đã rụng. Lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên
vui mừng hớn hở cho rằng lá cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ
mọc lại. Rồi thì lá cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên đã mọc
lại, lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên vui mừng hớn hở cho
rằng cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ kết ra mạng lưới[04].
Rồi thì cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên đã kết mạng lưới.
-
Lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên vui mừng hớn hở cho rằng
cây Trú đạc chẳng bao lâu nữa sẽ nở nụ giống như mỏ chim[05].
Rồi thì cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên đã nở nụ giống như mỏ
chim. Lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên cho rằng cây Trú
đạc chẳng bao lâu nữa sẽ nở hoa giống như cái bát[06].
Rồi thì cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên đã nở hoa như cái
bát. Lúc đó chư Thiên ở Tam thập tam thiên hớn hở cho rằng cây
Trú đạc chẳng bao lâu hoa sẽ nở tròn trịa. Nếu cây Trú đạc nở
hoa tròn trịa thì nó chiếu ra ánh sáng, màu sắc và tỏa ra mùi
thơm trong chu vi trăm do-diên[07].
Lúc bấy giờ vào tháng tư mùa hạ, các vị Tam thập tam thiên vui
đùa với năm món dục lạc cõi trời. Đó là Tam thập tam thiên tập
trung dưới cây Trú đạc mà hưởng thọ sự hoan lạc.
-
“Theo ý nghĩa như thế, vị Thánh đệ tử cũng vậy. Khi suy nghĩ
đến việc xuất gia, lúc đó vị Thánh đệ tử như là chiếc lá úa
vàng, cũng giống như lá cây Trú đạc ở cõi Tam thập tam thiên
vàng úa.
-
“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, với
chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo; lúc đó
vị Thánh đệ tử được gọi là lá rụng, như lá cây Trú đạc ở Tam
thập tam thiên rụng xuống.
-
“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử ly dục, ly pháp ác bất thiện, có
giác có quán[08],
có hỷ và lạc phát sinh do viễn ly[09],
thành tựu và an trụ[10]
Sơ thiền; lúc đó vị Thánh đệ tử được gọi là sanh trở lại như
lá cây ở Tam thập tam thiên sanh trở lại.
-
“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử giác và quán đã dứt, nội tâm tịch
tịnh, không giác không quán, có hỷ lạc do định sanh[11]
thành tựu và an trụ Nhị thiền. Lúc đó Thánh đệ tử được gọi là
sanh màng lưới như cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên sanh mạng
lưới.
-
“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử lìa hỷ dục, an trụ xả, vô cầu[12],
chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà bậc Thánh gọi
là được xả bởi Thánh, có niệm và lạc, an trụ không[13],
thành tựu an trụ Tam thiền. Lúc đó Thánh đệ tử được gọi là nở
nụ như mỏ chim, cũng như cây Trú đạc ở Tam thập tam thiên nở
nụ như mỏ chim.
-
“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử diệt lạc, diệt khổ; ưu và hỷ từ
trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh[14]
thành tựu an trụ Tứ thiền. Vị Thánh đệ tử lúc đó được gọi là
nở hoa như cái bát vậy. cũng như cây Trú đạc ở Tam thập tam
thiên nở hoa như cái bát.
-
“Lại nữa, khi vị Thánh đệ tử các lậu đã tận, tâm giải thoát,
tuệ giải thoát ngay trong đời này[15]
mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ; vị ấy biết
một cách như thật rằng ‘Sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, điều
cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa’. Lúc đó vị Thánh đệ
tử được gọi là hoa nở tròn trịa, cũng giống như cây Trú đạc ở
Tam thập tam thiên nở hoa tròn trịa. Đó là vị Tỳ-kheo lậu tận
A-la-hán, được Tam thập tam thiên tập hội tại chánh điện Thiện
pháp hỏi han khen ngợi rằng: ‘Vị Thánh đệ tử tôn quý đó, cạo
bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không
gia đình, học đạo, các lậu đã hết, tâm giải thoát, tuệ giải
thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành
tựu an trụ, biết một cách như thật rằng, sự sanh đã hết, phạm
hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh
nữa’. Đó là sự tập hội của các A-la-hán lậu tận, như Tam thập
tam thiên cùng tập hội dưới cây Trú đạc vậy”.
-
Phật thuyết như vậy, các vị Tỳ-kheo sau khi nghe những điều
Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-
-
Chú Thích:
-
[01]
Tương đương Pāli: A. VII.65 Pārichattaka-sutta. Biệt dịch
No.28 Phật Thuyết Viên Sinh Thọ Kinh, 1 quyển, Tống Thi Hộ
dịch (Đại 2, tr.810); No.125 ( 39.2 ) Tăng Nhất 33, “Đẳng Pháp
Phẩm” (Đại 2, tr.729).
-
[02]
Hán: trú đạc (độ) thọ.
Pāli: pārichattaka (Skt. pārijāta: viên sinh thọ.
Cây san hô (Erythmia Indica) trên trời Đao-lợi (Pl. Tāvatiṃsa),
làm chuẩn để tính ngày; đồng hồ của trời Đao-lợi. No.125 (
39.2 ) mô tả: gốc cây lớn năm mươi do tuần, cao một trăm do
tuần, bóng mát phủ bốn phía, mỗi phía năm mươi do tuần. Các
Thiên thần cõi trời Tam thập tam thiên, vào tiết tháng tư
thường tụ tập đến đó thưởng ngoạn. No.28 cũng mô tả tương tự.
-
[03]
No.28: cây ấy tức sinh ra bán nổ bát la xá.
Pāli: paupālasa:
(lá cây) héo úa.
-
[04]
Hán: sinh võng.
Pāli: jālakajāta: nảy mầm chồi non. Bản Hán phân tích: jālaka:
màng lưới + jāta: đã sinh. No. 28: bảo võng
寳
網.
phân tích: jālaka, lưới; + jāta = jātarūpa (?): vàng (hoàng
kim).
-
[05]
Hán: điểu trác.
Pāli: khāraka, chồi hay lộc.
-
[06]
No.28, hai giai đoạn: câu-châm-ma-la-ca.
Pāli: kuumalaka,
nụ hoa vừa lú); và ca-ca-tả.
Pāli, koraka, nụ hoa).
-
[07]
Pāli: samantā paññ āsayojanāni ābhāya phua
hoti, anuvāta
yojanasata
gandho gacchati, “hương thơm tỏa ra trùm khắp năm mươi yojana
(do-tuần, hay do-diên); thuận gió, bay đến một trăm yojana.
-
[08]
Hán: hữu giác hữu quán.
Pāli: sa vitakka
savicāra,
câu hữu với tầm (suy tầm) và câu hữu với tứ (tư sát).
-
[09]
Hán: ly sanh hỷ lạc.
Pāli: vivekaja
pītisukha,
hỷ và lạc phát sinh từ sự ẩn cư.
-
[10]
Hán: thành tựu du.
Pāli: upasampajja viharati, sau khi chứng nhập, vị ấy an trụ
(sống trong trạng thái).
-
[11]
Hán: định sanh hỷ lạc.
Pāli: samādhija
pītisukha.
-
[12]
Hán: ly ư hỷ dục, xả, vô cầu du.
Pāli: pītiyā ca virāgā ca uppekkako ca viharati: vị ấy sống
(an trú) trong trạng thái xả, không còn hỷ.
-
[14]
Hán: xả niệm thanh tịnh.
Pháp Uẩn 7 (Đại 26, tr.485a): “Lúc bấy giờ, hoặc xả, hoặc
niệm, thảy đều được thanh tịnh”. Pāli: upekkā-sati-parisuddhiṃ.
-
[15]
Hán: ư hiện pháp trung.
Pāli: dihe
dhamme.
|