- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 01-
PHẨM BẢY PHÁP
-
Tôi nghe như vầy:
-
Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá[02],
trong tinh xá Trúc lâm[03],
cùng an cư mùa mưa với chúng Đại Tỳ-kheo.
-
Tôn giả Mãn Từ Tử[04]
cũng an cư mùa mưa tại sinh quán mình. Lúc bấy giờ các Tỳ-kheo
địa phương, sau khi đã trải qua ba tháng an cư mùa mưa[05],
khâu vá lại các y đã xong, xếp y, cầm bát từ sinh quán đi về
phía thành Vương xá. Lần lượt đi về phía trước, đến thành
Vương xá, trú ở tinh xá Trúc lâm, tại thành Vương xá.
-
Bấy giờ các Tỳ-kheo địa phương tới trước Đức Thế Tôn, cúi đầu
lễ bái rồi ngồi sang một bên. Đức Thế Tôn hỏi rằng:
-
“Các Tỳ-kheo, các ngươi từ đâu đến đây? An cư mùa mưa ở đâu?”
-
Các Tỳ-kheo địa phương ấy thưa rằng:
-
“Bạch Thế Tôn, chúng con từ sinh quán tới đây và an cư mùa mưa
tại sinh quán”.
-
Thế Tôn hỏi:
-
“Trong các Tỳ-kheo địa phương, Tỳ-kheo nào được các Tỳ-kheo
khen ngợi rằng:‘Tự mình thiểu dục, tri túc và khen ngợi thiểu
dục, tri túc[06];
tự mình nhàn cư[07]
và khen ngợi nhàn cư; tự mình tinh tấn và khen ngợi tinh tấn;
tự mình chánh niệm và khen ngợi chánh niệm; tự mình nhất tâm
và khen ngợi nhất tâm; tự mình có trí tuệ và khen ngợi trí
tuệ; tự mình lậâu tận và khen ngợi lạâu tận; tự mình khuyến
phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ[08]
và khen ngợi khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ’
chăng?”
-
Các Tỳ-kheo địa phương bạch rằng:
-
“Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mãn Từ Tử ở nơi sinh quán của mình,
được các Tỳ-kheo khen ngợi rằng: ‘Tự mình thiểu dục, tri túc
và khen ngợi thiểu dục tri túc; tự mình nhàn cư và khen ngợi
nhàn cư; tự mình tinh tấn và khen ngợi tinh tấn; tự mình chánh
niệm và khen ngợi chánh niệm; tự mình nhất tâm và khen ngợi
nhất tâm; tự mình có trí tuệ và khen ngợi trí tuệ; tự mình lâu
tận và khen ngợi lâu tận; tự mình khuyến phát khát ngưỡng,
thành tựu hoan hỷ và khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành
tựu hoan hỷ’.”
-
Lúc bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử[09]
đang ngồi giữa đại chúng. Tôn giả Xá-lê Tử suy nghĩ như vầy:
“Thế Tôn theo sự thật mà hỏi các Tỳ-kheo địa phương kia. Các
Tỳ-kheo địa phương vô cùng khen ngợi Hiền giả Mãn Từ Tử, là
người ‘Tự mình thiểu dục, tri túc và khen ngợi thiểu dục, tri
túc; tự mình nhàn cư và khen ngợi nhàn cư; tự mình tinh tấn và
khen ngợi tinh tấn; tự mình chánh niệm và khen ngợi chánh
niệm; tự mình nhất tâm và khen ngợi nhất tâm; tự mình có trí
tuệ và khen ngợi trí tuệ; tự mình lậu tận và khen ngợi lậu
tận; tự mình khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ và
khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ’.”
-
Tôn giả Xá-lê Tử lại suy nghĩ: “Biết lúc nào tôi mới gặp Hiền
giả Mãn Từ Tử để hỏi một vài nghĩa lý? Hiền giả ấy hoặc có thể
nghe và trả lời những điều tôi hỏi”.
-
Bấy giờ Đức Thế Tôn, sau khi trải qua ba tháng an cư mùa mưa ở
thành Vương xá, khâu vá y xong, Ngài xếp y, ôm bát, từ thành
Vương xá đi đến nước Xá-vệ, lần lượt tiến về phía trước, đến
nước Xá-vệ, trú trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
-
Tôn giả Xá-lê Tử và các Tỳ-kheo địa phương cùng ở lại Vương xá
vài ngày, rồi xếp y, ôm bát, đi đến nước Xá-vệ, lần lượt tiến
về phía trước, đến nước Xá -vệ, cùng ở tại rừng Thắng lâm,
vườn Cấp cô độc.
-
Lúc bấy giờ Tôn giả Mãn Từ Tử ở tại sinh quán mình, sau khi đã
trải qua ba tháng an cư mùa mưa, đã khâu vá lại các y, rồi xếp
y, ôm bát, từ quê quán mình đi đến nước Xá-vệ, lần lượt tiến
về phía trước, đến nước Xá-vệ, cùng ở trong rừng Thắng lâm,
vườn Cấp cô độc.
-
Tôn giả Mãn Từ Tử đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu làm lễ, rồi trải
Ni-sư-đàn phía trước Như Lai mà ngồi kiết già.
-
Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi các Tỳ-kheo rằng:
-
“Này chư Hiền, vị nào là Hiền giả Mãn Từ Tử?”
-
Các Tỳ-kheo bạch Tôn giả Xá-lê Tử:
-
“Xin thưa, vị ngồi trước Như Lai, trắng trẻo, mũi cao như mỏ
chim Oanh vũ, là vị ấy”.
-
Tôn giả Xá-lê Tử đã biết đúng mặt Mãn Từ Tử, liền ghi nhớ kỹ.
Tôn giả Mãn Từ Tử sau khi qua đêm, trời hừng sáng, xếp y, cầm
bát, đi vào Xá-vệ để khất thực. Sau khi ăn trưa xong lại, thâu
dọn y bát, rửa tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai, đến rừng An-đà[10],
chỗ đi kinh hành. Tôn giả Xá-lê Tử cũng sau khi qua đêm, trời
hừng sáng, xếp y, cầm bát, đi vào Xá-vệ để khất thực. Sau khi
ăn trưa xong lại, thâu dọn y bát, rửa tay chân, vắt Ni-sư-đàn
lên vai, đến rừng An-đà, chỗ đi kinh hành.
-
Bấy giờ Tôn giả Mãn Từ Tử đến rừng An-đà, trải Ni-sư-đàn dưới
một gốc cây, ngồi kiết già. Tôn giả Xá-lê Tử cũng đến rừng
An-đà, cách Tôn giả Mãn Từ Tử không xa, trải Ni-sư-đàn dưới
một gốc cây ngồi kiết già.
-
Tôn giả Xá-lê Tử vào lúc xế chiều, rời chỗ thiền tọa, đi đến
chỗ Mãn Từ Tử, cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên, và
hỏi Tôn giả Mãn Từ Tử rằng:
-
“Này Hiền giả, phải chăng Hiền giả theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm
hạnh?”
-
Đáp rằng:
-
“Đúng vậy”
-
“Này Hiền giả, vì lý do gì, có phải vì giới thanh tịnh[11]
nên ngài theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh chăng?”
-
Đáp rằng:
-
“Thưa, không phải vậy”.
-
“Vì tâm thanh tịnh[12],
vì kiến thanh tịnh[13],
vì nghi thanh tịnh[14],
vì phi đạo tri kiến thanh tịnh[15],
vì đạo tích tri kiến[16]
thanh tịnh, vì đạo tích đoạn trí thanh tịnh[17]
nên Hiền giả theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh chăng?”
-
Đáp: “Không phải vậy”
-
Lại hỏi:
-
“Tôi vừa hỏi Hiền giả rằng: ‘Phải chăng Hiền giả theo Sa-môn
Cù-đàm tu phạm hạnh?’ Hiền giả đáp: ‘Đúng vậy’. Rồi tôi hỏi
Hiền giả: ‘Có phải vì giới thanh tịnh nên Hiền giả theo Sa-môn
Cù-đàm tu phạm hạnh chăng?’ thì Hiền giả đáp: ‘Không phải
vậy’; ‘Có phải vì tâm thanh tịnh, vì kiến thanh tịnh, vì nghi
thanh tịnh, vì phi đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo tích tri
kiến thanh tịnh, vì đạo tích đoạn trí thanh tịnh nên Hiền giả
theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh chăng?’ thì Hiền giả cũng lại
đáp rằng ‘Không phải vậy’. Nhưng theo ý nghĩa nào[18]
mà Hiền giả theo Sa-môn Cù-đàm tu phạm hạnh?”
-
Đáp: “Này Hiền giả, vì Vô dư Niết-bàn vậy[19]“.
-
Lại hỏi:
-
“Thế nào, này Hiền giả, có phải vì giới thanh tịnh nên Sa-môn
Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn chăng?”
-
“Đáp: “Không phải vậy”.
-
Lại hỏi:
-
“Vì vì tâm thanh tịnh, vì kiến thanh tịnh, vì nghi thanh tịnh,
vì đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo tích tri kiến thanh
tịnh, vì đạo tích đoạn trí thanh tịnh nên Hiền giả theo Sa-môn
Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn chăng?”
-
“Đáp: “Không phải vậy”.
-
Lại hỏi:
-
“Tôi vừa hỏi Hiền giả, ‘Thế nào, này Hiền giả, có phải vì giới
thanh tịnh nên Sa-môn Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn chăng[20]?’
Hiền giả đáp: ‘Không phải vậy’. ‘Vì tâm thanh tịnh, vì kiến
thanh tịnh, vì nghi thanh tịnh, vì đạo phi đạo tri kiến thanh
tịnh, vì đạo tích tri kiến thanh tịnh, vì đạo tích đoạn trí
thanh tịnh nên Sa-môn Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn chăng?’
Vậy những điều Hiền giả nói có ý nghĩa gì? Làm thế nào để biết
được?”
-
Đáp rằng:
-
“Này Hiền giả: Nếu vì giới thanh tịnh mà Thế Tôn, Sa-môn
Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn, thì đó là lấy hữu dư mà gọi
vô dư. Nếu vì tâm thanh tịnh, vì tri kiến thanh tịnh, vì nghi
cái thanh tịnh, vì đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo
tích tri kiến thanh tịnh, vì đạo tích đoạn trí thanh tịnh mà
Đức Thế Tôn Sa-môn Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn, thì tức là
lấy hữu dư mà gọi là vô dư[21].
-
“Này Hiền giả, nếu lìa pháp đó[22]
mà Đức Thế Tôn thi thiết Vô dư Niết-bàn thì phàm phu cũng sẽ
Bát-niết-bàn, bởi vì phàm phu cũng lìa pháp đó[23].
-
“Này Hiền giả, nhưng vì giới thanh tịnh, nên tâm thanh tịnh;
vì tâm thanh tịnh nên kiến thanh tịnh; vì kiến thanh tịnh nên
nghi cái thanh tịnh; vì nghi cái thanh tịnh nên đạo phi đạo
tri kiến thanh tịnh; vì đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh nên
đạo tích tri kiến thanh tịnh; vì đạo tích tri kiến thanh tịnh
nên đạo tích đoạn trí thanh tịnh, nên Đức Thế Tôn Sa-môn
Cù-đàm thi thiết Vô dư Niết-bàn.
-
“Hiền giả, xin hãy nghe thêm. Xưa, vua xứ Câu-tát-la là
Ba-tư-nặc[24]
ở nước Xá-vệ, có việc ở Sa-kê-đế[25].
Nhà vua suy nghĩ như vầy: ‘Dùng phương tiện gì để trong một
ngày đi từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế được?’ Lại suy nghĩ như vầy:
‘Nay ta nên từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế, ở giữa đường đó, bố trí bảy
cỗ xe’. Rồi thì, từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế, ở giữa đường đó, vua
bố trí bảy cỗ xe. Bố trí bảy cỗ xe xong, từ Xá-vệ nhà vua đi
đến cỗ xe thứ nhất, ngồi trên cỗ xe thứ nhất đi đến cỗ xe thứ
hai. Rồi bỏ cỗ xe thứ nhất cỡi cỗ xe thứ hai đến xe thứ ba; bỏ
cỗ xe thứ hai ngồi trên cỗ xe thứ ba đến cỗ xe thứ tư; bỏ cỗ
xe thứ ba ngồi trên cỗ xe thứ tư đến cỗ xe thứ năm; bỏ cỗ xe
thứ tư ngồi trên cỗ xe thứ năm đến cỗ xe thứ sáu; bỏ cỗ xe thứ
năm ngồi trên cỗ xe thứ sáu đến cỗ xe thứ bảy; bỏ cỗ xe thứ
sáu ngồi trên cỗ xe thứ bảy; trong một ngày là đến Sa-kê-đế.
-
“Sau khi làm việc xong ở Sa-kê-đế, ngồi trong chánh điện của
nhà vua, với các đại thần vây quanh. Quần thần tâu rằng:
-
“Tâu Thiên vương, phải chăng chỉ trong một ngày mà Thiên vương
đi từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế?
-
“Vua nói: Đúng vậy.
-
“Tâu Thiên vương, có phải Thiên vương cỡi cỗ xe thứ nhất mà
trong một ngày đi từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế?
-
“Vua nói:
-
“Không phải vậy.
-
“Có phải Ngài cỡi cỗ xe thứ hai, cỗ xe thứ ba cho đến cỗ xe
thứ bảy từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế?
-
“Không phải vậy.
-
“Thế nào, này Hiền giả, nếu quần thần lại hỏi nữa, Ba-tư-nặc
quốc vương xứ Câu-tát-la sẽ đáp thế nào? Có phải vua trả lời
cho quần thần rằng:
-
“Ta ở Xá-vệ có việc ở Sa-kê-đế, ta nghĩ thế này: ‘Dùng phương
tiện gì để trong một ngày đi từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế được?’ Lại
suy nghĩ như vầy: ‘Nay ta nên từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế, ở giữa
đường đó, bố trí bảy cỗ xe’. Rồi thì, từ Xá-vệ đến Sa-kê-đế, ở
giữa đường đó, ta bố trí bảy cỗ xe. Bố trí bảy cỗ xe xong, từ
Xá-vệ ta đi đến cỗ xe thứ nhất, ngồi trên cỗ xe thứ nhất đi
đến cỗ xe thứ hai. Rồi bỏ cỗ xe thứ nhất cỡi cỗ xe thứ hai đến
cỗ xe thứ ba; bỏ cỗ xe thứ hai ngồi trên cỗ xe thứ ba đến cỗ
xe thứ tư; bỏ cỗ xe thứ ba ngồi trên cỗ xe thứ tư đến cỗ xe
thứ năm; bỏ cỗ xe thứ tư ngồi trên cỗ xe thứ năm đến cỗ xe thứ
sáu; bỏ cỗ xe thứ năm ngồi trên cỗ xe thứ sáu đến cỗ xe thứ
bảy; bỏ cỗ xe thứ sáu ngồi trên cỗ xe thứ bảy; trong một ngày
là đến Sa-kê-đế.
-
“Như vậy! Thưa Hiền giả, Ba-tư-nặc, vua xứ Câu-tát-la, trả lời
câu hỏi của quần thần như vậy.
-
“Cũng vậy, thưa Hiền giả, vì giới thanh tịnh mà tâm thanh
tịnh, vì tâm thanh tịnh nên tri kiến thanh tịnh, vì tri kiến
thanh tịnh nên nghi cái thanh tịnh, vì nghi cái thanh tịnh,
nên đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo phi đạo tri kiến
thanh tịnh nên đạo tri kiến thanh tịnh, vì đạo tích tri kiến
thanh tịnh nên đạo tích đoạn trí thanh tịnh, vì đạo tích đoạn
trí thanh tịnh nên Thế Tôn thi thiết Vô dư Niết-bàn”.
-
Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi Tôn giả Mãn Từ Tử:
-
“Hiền giả tên là gì? Các vị phạm hạnh[26]
gọi Hiền giả như thế nào?”
-
Tôn giả Mãn Từ Tử trả lời rằng:
-
“Hiền giả, tôi hiệu[27]
là Mãn. Thân mẫu tôi tên Từ, do đó các vị phạm hạnh gọi tôi là
Mãn Từ Tử”.
-
Tôn
giả Xá-lê Tử tán thán rằng:
-
“Lành thay! Lành thay! Tôn giả Mãn Từ Tử! Là đệ tử của Đức Như
Lai, trí biện hoàn hảo[28],
thông minh, quyết định, an lạc vô úy, thành tựu sự chế ngự,
đạt đến đại biện tài, được phướn cam lồ[29],
ở trong cam lồ giới[30]
tự mình đã chứng ngộ, thành tựu và an trụ. Vì khi hỏi Hiền giả
những ý nghĩa vô cùng sâu xa thảy đều được trả lời. Hiền giả
Mãn Từ Tử, những người phạm hạnh sẽ được nhiều lợi ích, nếu
gặp được Tôn giả Mãn Từ Tử, tùy thời mà thăm viếng, tùy thời
mà lễ bái. Nay tôi cũng được lợi ích, tùy thời mà thăm viếng,
tùy thời mà lễ bái. Những người phạm hạnh nên quấn y trên đầu
để đội Hiền giả Mãn Từ Tử, vì để được nhiều lợi ích. Nay tôi
cũng được nhiều lợi ích, tùy thời mà thăm viếng, tùy thời mà
lễ bái”.
-
Tôn giả Mãn Từ Tử hỏi Tôn giả Xá-lê Tử:
-
“Hiền giả tên gọi là gì? Các vị phạm hạnh gọi Hiền giả như thế
nào?”
-
Tôn giả Xá-lê Tử trả lời rằng:
-
“Tôi tự là Ưu-ba-đề-xá[31].
Thân mẫu tôi là Xá-lê[32],
nên những người phạm hạnh gọi tôi là Xá-lê Tử”.
-
Hiền giả Mãn Từ Tử tán thán rằng:
-
“Hôm nay tôi đã bàn luận với vị đệ tử ngang hàng Đức Thế Tôn[33]
mà không biết, cùng với bậc Đệ nhị tôn[34]
luận bàn mà không biết, cùng với bậc Đệ nhị tôn[35]
luận bàn mà không biết, cùng luận bàn với vị đệ tử tiếp tục
vận chuyển pháp luân đã được vận chuyển[36]
mà không biết. Nếu tôi biết ngài là Xá-lê Tử thì tôi đã không
trả lời nổi một câu, huống chi lại luận bàn sâu xa như thế.
Lành thay! Lành thay! Tôn giả Xá-lê Tử, là đệ tử của Đức Như
Lai, trí biện hoàn hảo, thông minh, quyết định, an lạc vô úy,
thành tựu sự chế ngự, đạt đến đại biện tài, được phướn cam lồ,
ở trong cam lồ giới tự mình đã chứng ngộ, thành tựu và an trụ.
Vì Hiền giả đã hỏi những ý nghĩa vô cùng sâu xa. Hiền giả
Xá-lê Tử, những người phạm hạnh sẽ được nhiều lợi ích, nếu gặp
được Tôn giả Xá-lê Tử, tùy thời mà thăm viếng, tùy thời mà lễ
bái. Nay tôi cũng được lợi ích, tùy thời mà thăm viếng, tùy
thời mà lễ bái. Những người phạm hạnh nên quấn y trên đầu để
đội Hiền giả Xá-lê Tử, vì để được nhiều lợi ích. Nay tôi cũng
được nhiều lợi ích, tùy thời mà thăm viếng, tùy thời mà lễ
bái”.
-
Hai vị Hiền giả khen ngợi nhau như vậy. Cùng khen ngợi nhau
như vậy rồi, hoan hỷ phụng hành, liền từ chỗ ngồi đứng dậy,
trở về chỗ nghỉ của mình.
-
-
Chú Thích:
-
[01]
Tương đương Pāli: M.24 Rathavinīta-suttam. Biệt dịch, No.125
(39.10) Tăng Nhất 33 “Đẳng Pháp Phẩm, kinh số 10” (Đại 2,
tr.733).
-
[02]
Vương xá thành.
Pāli: Rājagaha. Phiên âm: La-duyệt(-kỳ),
thủ phủ của nước
Magadha (Ma-kiệt-đà).
-
[03]
Trúc lâm tinh xá.
Pāli: Veluvana; khu vườn gần Vương xá (Rājagaha), mà vua
Bimbisara (Tần-bà-sa-la) cúng dường cho Phật, lần đầu tiên khi
Ngài đến thăm vua, sau khi vừa đắc đạo. Ngài Xá-lợi và
Mục-kiền-liên xuất gia vào lúc này. Chi tiết trong bản Pāli:
Rājagahe viharati Veluvane Kalandakanivāpe, “trú ở Vương xá,
trong Trúc viên, chỗ nuôi sóc (Hán thường nói: Ca-lan-đà Trúc
viên)”.
-
[04]
Mãn Từ Tử.
Pāli: Pua
Mantāṇiputta.
-
[05]
Pāli: sambahulā jātibhūmakā bhikkhū jātibhūmiya
vassa
vutthā, “số đông các Tỳ-kheo địa phương sau khi trải qua mùa
an cư tại địa phương”.
-
[06]
Pāli: attanā appiccho appicchakathañ ca bhikkūna
kattā, “tự mình ít ham muốn, và giảng cho các Tỳ-kheo về sự ít
ham muốn...”
-
[07]
Hán: nhàn cư.
Pāli: pavivitta, (sống) độc cư, ẩn dật.
-
[08]
Hán: tự khuyến phát, khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ.
Pāli: ovādako viññāpako sandassako samādapako samuttejako
sampahaṃsako
sabrahmacārīnan: vị giáo giới, vị giáo thọ, vị khai thị, vị
khích kệ (sách tấn), vị làm cho các đồng phạm hạnh hoan hỷ.
-
[09]
Tôn giả Xá-lê Tử,
tức Tôn giả Xá-lợi-phất.
Pāli: Sāriputta.
-
[10]
An-đà lâm.
Pāli: Andhavana.
-
[11]
Hán: giới tịnh cố.
Pāli: sīlavisuddhattham: mục đích là sự thanh tịnh của giới
đức.
-
[12]
Hán: tâm tịnh.
Pāli: cittavisuddha.
-
[13]
Hán: kiến tịnh.
Pāli: dihivisuddha.
-
[14]
Hán: nghi cái tịnh.
Pāli: kakhāvitaraavisuddha,
trừ nghi tịnh: “thanh tịnh do vượt qua sự hoài nghi”. Bản Hán
đọc là kakhāvaraavisuddha,
“thanh tịnh đối với sự bao trùm của hoài nghi”.
-
[15]
Hán: đạo phi đạo tri kiến tịnh.
Pāli: maggāmaggañāa-dassanavisuha,
thanh tịnh do thấy và biết về đạo và phi đạo.
-
[16]
Hán: đạo tích tri kiến tịnh.
Pāli: paipadāñāadassanavisuddha,
thanh tịnh do tri kiến về phương pháp hành trì (đạo tích).
-
[17]
Hán: đạo tích đoạn trí tịnh,
sự thanh tịnh do nhận thức toàn diện về đường lối hành trì.
Pāli: ñāadassanavisuddha,
thanh tịnh do tri kiến.
-
[18]
Hán: dĩ hà nghĩa.
Pāli: kim attham, có mục đich gì?
-
[19]
Hán: Vô dư Niết-bàn.
Pāli: anupādā nparinibbāna, Niết-bàn không còn chấp thủ.
-
[20]
Bản Hán nhảy một đoạn so với bản Pāli: kin nu kho āvuso
sīlavisuddhi anupādā parinibbānan ti, “Này Hiền giả, phải
chăng giới thanh tịnh là Niết-bàn không thủ trước (Vô dư
Niết-bàn)?”
-
[21]
So sánh bản Pāli: sīlavisuddhiñ ce āvuso Bhagavā anupādā
parinibbāna
paññāpessa, sa-upādāna
yeva samāna
anupādā parinibbāna
paññāpessa, ... “Nếu Thế Tôn thiết lập (thi thiết) giới thanh
tịnh là Vô dư Niết-bàn thì Ngài cũng thiết lập Vô dư Niết-bàn
bình đẳng với Hữu dư...”
-
[22]
Tức ngoài những pháp đã kể: giới tịnh, cho đến, tri kiến tịnh.
-
[23]
Nghĩa là, phàm phu không có giới tịnh, cho đến, tri kiến tịnh.
-
[24]
Câu-tát-la vương Ba-tư-nặc.
Pāli: rajā Pasenadi Kosalo.
-
[25]
Sa-kê-đế;
các bản Hán đều viết Bà-kê-đế.
Nay theo âm Pāli tương đương sửa lại. Pāli: Sakēta, một thành
phố ở phía Bắc Kosala.
-
[26]
Hán: phạm hạnh nhân.
Pāli: Sabrahmacarī, đồng phạm hạnh, bạn đồng tu.
-
[27]
Hán: ngã hiệu,
bản Tống: ngã phụ hiệu,
tên cha. Pāli: Puo...
me... Nāma,
tên tôi là Pua.
-
[28]
Hán: sở tác trí biện.
-
[29]
Hán: cam lộ tràng.
Pāli: amataketu (?); từ điển Pāli không có từ này.
-
[30]
Hán: cam lộ giới,
chỉ cõi bất tử; đồng nghĩa với Niết-bàn giới. Pāli:
amatadhātu.
-
[31]
Ưu-ba-đề-xá.
Pāli: Upatissa.
-
[32]
Xá-lê.
Pāli: Sāri.
-
[33]
Các bản Tống-Nguyên-Minh đều in: Thế Tôn đẳng đệ tử.
Pāli: satthukappena vata kira bho sāvakena, (cùng với) vị đệ
tử được xem là ngang hàng với Đạo Sư.
-
[34]
Đệ
nhị tôn.
Nói như vậy, vì Ngài Xá-lợi-phất được kính trọng dưới Đức Phật
chỉ một bậc.
-
[35]
Pháp tướng,
vị tướng quân của Chánh pháp. Pāli: dhammasnapāti.
-
[36]
Hán: chuyển pháp luân phục chuyển đệ tử,
nghĩa là hỗ trợ Phật chuyển pháp luân.
|