- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 02-
PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
-
- Tôi nghe
như vầy:
- Một thời Phật
du hóa tại nước Xá-vệ, ở tại Thắng lâm trong vườn Cấp cô độc.
- Bấy giờ Thế Tôn
nói với các Tỳ-kheo:
- “Có ba độ xứ[02]
khác chủng tánh, khác danh xưng, khác tông chỉ, khác học
thuyết, mà dù cho người có trí tuệ khéo nhận lãnh, khéo ghi
nhớ[03]
để nói cho người khác[04],
nhưng cũng không thu hoạch được lợi ích[05].
- “Những gì là
ba? Hoặc có Sa-môn, Phạm chí thấy như vậy, nói như vậy: Tất cả
hành vi của con người đều nhân túc mạng định sẵn[06].
- “Lại có Sa-môn,
Phạm chí thấy như vậy, nói như vậy: Tất cả hành vi của con
người đều do Đấng Tôn Hựu[07]
định sẵn.
- “Lại có Sa-môn,
Phạm chí thấy như vậy, nói như vậy: Tất cả hành vi của con
người đều vô nhân, vô duyên[08].
- “Ở trong đây,
nếu có Sa-môn, Phạm chí nào thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tất cả
hành vi của con người đều nhân túc mạng định đoạt’, Ta liền
đến nơi người kia; đến rồi liền hỏi: ‘Này Hiền giả, có thật
Hiền giả thấy như vầy, nói như vầy: Tất cả hành vi của con
người đều nhân túc mạng định đoạt chăng? Người kia trả lời
rằng: ‘Thật vậy’. Ta lại nói với người kia rằng: ‘Nếu quả thật
như vậy, các Hiền giả đều là những kẻ sát sanh cả. Vì sao thế?
Bởi vì tất cả đều nhân túc mạng định đoạt sẵn[09].
Cũng vậy, chư Hiền là những kẻ trộm cắp, tà dâm, nói láo cho
đến tà kiến. Tại sao thế? Bởi vì tất cả đều nhân túc mạng định
đoạt sẵn. Này chư Hiền, đối với kiến chấp rằng: Tất cả đều
nhân túc mạng định đoạt sẵn, mà cho là như thật, thì ở bên
trong, nhân bên trong[10],
những điều nên hay không nên làm, hoàn toàn không có ý dục,
không có phương tiện[11].
Này chư Hiền, nếu đối với điều nên làm và không nên làm mà
không biết đúng như thật thì sẽ mất chánh niệm, không có chánh
trí[12],
thì không có cách nào giáo hóa đúng theo pháp của Sa-môn được[13]’.
Nói như vậy mới có thể dùng lý để khuất phục các Sa-môn, Phạm
chí kia.
- “Ở đây, nếu có
Sa-môn, Phạm chí nào, thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tất cả hành
vi đều nhân Đấng Thiên Hựu định đoạt’. Ta liền đi đến chỗ
người kia, đến rồi liền hỏi: ‘Này Hiền giả, có thật Hiền giả
thấy như vầy, nói như vầy: Tất cả hành vi của con người đều
nhân Thiên Hựu định đoạt chăng? Người kia trả lời rằng: ‘Thật
vậy’. Ta lại nói với người kia rằng: ‘Nếu quả thật như vậy,
các Hiền giả đều là những kẻ sát sanh cả. Vì sao thế? Bởi vì
tất cả đều nhân Thiên Hựu định đoạt sẵn. Cũng vậy, này chư
Hiền là những kẻ trộm cắp, tà dâm, nói láo cho đến tà kiến.
Tại sao thế? Bởi vì tất cả đều nhân Thiên Hựu định đoạt sẵn.
Này chư Hiền, đối với kiến chấp rằng: Tất cả đều nhân Thiên
Hựu định đoạt sẵn, mà cho là như thật, thì ở bên trong, nhân
bên trong, những điều nên hay không nên làm, hoàn toàn không
có ý dục, không có phương tiện. Này chư Hiền, nếu đối với điều
nên làm và không nên làm mà không biết đúng như thật thì sẽ
mất chánh niệm, không có chánh trí, không có cách nào giáo hóa
đúng theo pháp của Sa-môn được’. Nói như vậy mới có thể dùng
lý để khuất phục các Sa-môn, Phạm chí kia.
- “Ở đây, nếu có
Sa-môn, Phạm chí nào thấy như vầy, nói như vầy: ‘Tất cả hành
vi của con người đều vô nhân vô duyên’. Ta liền đi đến chỗ
người kia, đến rồi liền hỏi: ‘Này Hiền giả, có thật Hiền giả
thấy như vầy, nói như vầy: Tất cả hành vi của con người đều vô
nhân vô duyên? Người kia trả lời rằng: ‘Thật vậy’. Ta lại nói
với người kia rằng: ‘Nếu quả thật như vậy, các Hiền giả đều là
những kẻ sát sanh cả. Vì sao thế? Bởi vì tất cả đều vô nhân vô
duyên. Cũng vậy, chư Hiền là những kẻ trộm cắp, tà dâm, nói
láo cho đến tà kiến. Tại sao thế? Bởi vì tất cả đều vô nhân vô
duyên. Này chư Hiền, đối với kiến chấp rằng: Tất cả đều vô
nhân vô duyên, mà cho là như thật, thì ở bên trong, nhân bên
trong, những điều nên hay không nên làm, hoàn toàn không có ý
dục, không có phương tiện. Này chư Hiền, nếu đối với điều nên
làm và không nên làm mà không biết đúng như thật thì sẽ mất
chánh niệm, không có chánh trí, thì không có cách nào giáo hóa
đúng theo pháp của Sa-môn được’. Nói như vậy mới có thể dùng
lý để khuất phục các Sa-môn, Phạm chí kia.
- “Những pháp mà
ta tự mình biết, tự mình giác ngộ, thuyết giảng cho các ngươi;
dù là Sa-môn, Phạm chí, Thiên, Ma, Phạm và các loài thế gian
khác đều không thể khuất phục được, không thể làm cho ô uế
được, không thể chế phục được. Thế nào là những pháp mà ta tự
mình biết, tự mình giác ngộ, thuyết giảng cho các ngươi; dù là
Sa-môn, Phạm chí, Thiên, Ma, Phạm và các loài thế gian khác
đều không thể khuất phục được, không thể làm cho ô uế được,
không thể chế phục? Đó là pháp sáu xứ mà ta tự mình biết, tự
mình giác ngộ, thuyết giảng cho các ngươi; dù là Sa-môn, Phạm
chí, Thiên, Ma, Phạm và các loài thế gian khác đều không thể
khuất phục được, không thể làm cho ô uế được, không thể chế
phục.
- “Lại có pháp
sáu giới mà ta tự mình biết, tự mình giác ngộ, thuyết giảng
cho các ngươi; dù là Sa-môn, Phạm chí, Thiên, Ma, Phạm và các
loài thế gian khác đều không thể khuất phục được, không thể
làm cho ô uế được, không thể chế phục.
- “Thế nào là
pháp sáu xứ mà ta tự mình biết, tự mình giác ngộ, thuyết giảng
cho các ngươi? Đó là nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đó
là pháp sáu xứ ta đã tự tri, tự giác, ta nói cho các ngươi
biết.
- “Thế nào là
pháp sáu giới mà ta tự mình biết, tự mình giác ngộ, thuyết
giảng cho các ngươi? Đó là địa giới, thủy, hỏa, phong, không
và thức giới. Đó là pháp sáu giới mà ta đã tự tri tự giác, đã
nói cho các ngươi biết.
- “Do hòa hiệp
của sáu giới[14]
nên sanh thai mẹ. Nhân sáu giới mà có sáu xứ[15];
nhân sáu xứ có xúc[16],
nhân xúc mà có thọ[17].
- “Này các
Tỳ-kheo, nếu ai có cảm thọ liền biết như thật về Khổ, biết về
Khổ tập, biết về Khổ diệt, biết như thật về Khổ diệt đạo. Thế
nào là biết như thật về khổ? Là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ,
chết khổ, thù nghịch gặp nhau là khổ, yêu thương mà chia ly là
khổ, mong muốn mà không được là khổ. Tóm lại, năm ấm xí thạnh
là khổ.
- “Thế nào là
biết như thật về Khổ tập? Do Ái mà thọ Hữu trong tương lai
cùng với lạc dục, mong cầu hữu nơi này hay nơi kia[18].
Đó là biết như thật về Khổ tập.
- “Thế nào là
biết như thật về Khổ diệt? Do Ái này mà thọ Hữu trong tương
lai cùng với lạc dục, mong cầu hữu nơi này hay nơi kia, tất cả
như vậy đã đoạn trừ không còn dư tàn, đã xả ly, diệt tận, vô
dục, tịch tĩnh, tịch diệt. Đó gọi là biết như thật về Khổ diệt[19].
- “Thế nào là
biết như thật về Khổ diệt đạo? Đó là tám chi thánh đạo, từ
chánh kiến cho đến chánh định là tám. Đó là biết như thật về
Khổ diệt đạo.
- “Tỳ-kheo nên
biết như thật về Khổ, nên đoạn Khổ tập, nên thực chứng Khổ
diệt, nên tu Khổ diệt đạo. Nếu Tỳ-kheo nào biết như thật về
Khổ, đoạn Khổ tập, thực chứng Khổ diệt, tu Khổ diệt đạo, thì
đó là Tỳ-kheo đã tận trừ tất cả lậu, đã giải trừ các kết, có
thể bằng chánh trí chứng đắc Khổ đế”.
- Phật thuyết như
vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-
-
Chú Thích:
-
[01] Tương đương
Pāli: A.II. 61 Tittha (hoặc Titthāyatana-sutta).
-
[02] Hán: độ xứ.
Pāli: titthāyatana, chỗ vượt qua sông. Tittha cũng chỉ tông
phái hay giáo phái, do đó, Titthāyatana cũng chỉ căn cứ hay
nền tảng lập thuyết của các giáo phái.
-
[03] Pāli: paitehi
samanuyuñjayamānāni samanugāhiyamānāni samanubhassiya-mānāni,
“bị các nhà thông thái nạn vấn, chất vấn, khuyến cáo”.
-
[04] Pāli: para
gantvā, “sau khi đến với người khác”. Tức là, có thể giảng
giải lại cho người khác.
-
[05] Pāli: akiriyāya
saṇṭhahanti, “chúng (các học thuyết ấy) không mang lại hữu ích
gì”.
-
[06] Hán: nhất thiết
giai nhân túc mạng tạo, ”Tất cả đều do nhân túc mạng”, nguyên
nhân đã định sẵn từ đời trước. Pāli: tasabba
pubbekatahetū.
-
[07] Hán: Tôn Hựu, Thượng đế. Pāli: Issaranimanahetū, nguyên nhân do Thượng đế
biến hóa ra hay sáng tạo.
-
[08] Hán: vô nhân vô
duyên, thuyết tự nhiên, không có nguyên nhân và điều
kiện. Pāli: ahetu-appaccayā.
-
[09] Bản Pāli:
pāātipātino bhavissanti pubbekatahetu, “họ sẽ (được coi như)
là những kẻ sát sanh, do hành động đời trước”.
-
[10] Hán: ư nội nhân
nội. Pāli, không tìm ra ý nghĩa tương đương.
-
[11] Hán: vô dục vô
phương tiện. Pāli: na hoti chando vā vāyāmo, không
có ước muốn, không có nỗ lực.
-
[12] Pāli:
mujhassatīna anārakkhāna viharata, sống xao lãng, không
giữ gìn (các căn).
-
[13] Pāli: na hoti
paccatta sahadhammiko samaavādo, không thể tự gọi mình là
Sa-môn một cách chân chánh.
-
[14] Hán: lục giới
hiệp. Pāli: channa dhātūna upādāya gabbhassāvavakkanti
hoti, do chấp thủ (y trên) sáu giới mà có sự nhập thai.
-
[15] Bản Pāli: nhân
nhập thai mà có danh sắc... xúc... thọ.
-
[16] Nguyên Hán: canh
lạc.
-
[17] Nguyên Hán: giác.
-
[18] Bản Pāli: vô
minh duyên hành, hành duyên thức, cho đến, sanh duyên già...
-
[19] Bản Pāli: do vô
minh diệt không dư tàn nên hành diệt...
|