KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
02- PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

 

           Tôi nghe như vầy:

          Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa[02].

          Bấy giờ Tôn giả La-vân[03] cũng ở tại thành Vương xá, trong rừng Ôn tuyền[04]. Lúc đó, Đức Thế Tôn sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, khoác y, cầm bát, đi vào thành Vương xá để khất thực. Khất thực xong, Ngài đi đến rừng Ôn tuyền, trú xứ của Tôn giả La-vân. Tôn giả La-vân từ đàng xa thấy Đức Thế Tôn đến, lập tức đến rước, cầm y bát của Phật, trải tọa cụ và múc nước rửa chân. Đức Phật rửa chân xong, ngồi trên chỗ ngồi của La-vân.

          Khi đó Đức Thế Tôn liền lấy chậu nước đổ đi, chỉ lưu lại một ít, rồi hỏi:

          “La-vân, ngươi nay có thấy Ta cầm chậu nước này đổ đi, chỉ lưu lại một ít không?”

          La-vân đáp:

          “Bạch Thế Tôn, con có thấy”.

          Phật bảo:

          “Ta nói đạo của người kia cũng ít như vậy, nghĩa là đã biết rồi còn nói dối mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm không quý. Này La-vân, người kia cũng không có điều ác nào là không làm. Do đó, này La-vân nên học như thế này, không đùa giỡn và nói dối”.

Đức Thế Tôn lại lấy cái chậu còn lại một ít nước đổ hết ra rồi hỏi rằng:

          “Này La-vân, ngươi lại có thấy Ta cầm cái chậu còn một ít nước ấy đổ ra hết không?”

          La-vân trả lời rằng:

          “Con có thấy, bạch Thế Tôn”.

          Phật bảo rằng:

          “Này La-vân, Ta nói rằng đạo của người kia cũng mất hết như vậy. Nghĩa là đã biết rồi còn nói dối, mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, người ấy cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đấy, này La-vân nên học như thế này: Không được đùa giỡn và nói dối”.

          Đức Thế Tôn lại cầm chậu trống không ấy úp xuống đất rồi hỏi rằng:

          “Này La-vân, ngươi lại có thấy Ta cầm chậu không này úp xuống đất không?”

          La-vân trả lời:

          “Con có thấy, bạch Thế Tôn”.

          Phật bảo rằng:

          “Này La-vân, Ta nói rằng đạo của người kia cũng bị lật úp như vậy, nghĩa là đã biết rồi còn nói dối mà không biết xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, người ấy cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đó, này La-vân nên học như thế này, không được đùa giỡn và nói dối”.

          Đức Thế Tôn lại cầm chậu úp lật ngửa lên rồi hỏi rằng:

          “Này La-vân, ngươi có thấy Ta cầm cái chậu úp này giở ngửa lên không?”

           La-vân trả lời rằng:

          “Con có thấy, bạch Thế Tôn!”

          Đức Phật bảo La-vân rằng:

          “Ta nói rằng đạo của người kia bị lật ngửa, cũng lại như vậy. Nghĩa là đã biết rồi còn nói dối mà vẫn không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, người ấy cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đó này La-vân, nên học như thế này: Không được đùa giỡn và nói dối.

          “Này La-vân, cũng như nhà vua có thớt voi lớn, khi xông vào trận chiến đấu thì dùng chân trước, chân sau, đuôi, bộ chân, xương sống, hông, đầu, trán, tai, ngà, tất cả đều dùng, chỉ giữ gìn chiếc vòi. Tượng sư thấy vậy, rồi suy nghĩ như thế này: ‘Thớt voi lớn này của nhà vua vẫn còn tiếc mạng sống. Vì sao thế? Vì thớt voi lớn của nhà vua này khi xông vào trận giặc chiến đấu, thì dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, xương sống, hông, đầu, trán, tai, ngà, tất cả đều dùng, chỉ gìn giữ chiếc vòi’. Này La-vân, nếu thớt voi lớn của nhà vua khi xông vào trận giặc chiến đấu dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, xương sống, hông, đầu, trán, tai, vòi đều dùng tất cả. Tượng sự thấy vậy rồi liền suy nghĩ như thế này: ‘Thớt voi lớn của nhà vua này không còn tiếc mạng sống nữa. Vì sao thế? Thớt voi lớn của nhà vua này khi xông vào trận giặc chiến đấu, dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, hông, đầu, ngà, vòi, tất cả đều đem dùng’. Này La-vân, nếu thớt voi lớn khi xông vào trận giặc chiến đấu mà dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, xương sống, hông, đầu, ngà, vòi, tất cả đều đem dùng. Này La-vân, Ta nói thớt voi lớn của nhà vua khi xông vào trận giặc, chiến đấu, không có việc dữ nào mà không làm, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, Ta nói rằng: Người kia cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đó, này La-vân, nên học như thế này: Không được đùa giỡn và nói dối”.

          Rồi thì Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:
          Kẻ nào phạm một pháp,
          Pháp đó là nói dối:
          Nó không sợ đời sau;
          Không chừa sự dữ nào.
          Thà nuốt viên sắt cháy,
          Nó nóng như lửa đỏ;
          Chứ không nên phạm giới
          Mà nhận đời cúng thí.
          Nếu biết sợ khổ sở,
          Không thích nghĩ tưởng đến;
          Chỗ sáng, hay kín đáo
          Chớ tạo tác nghiệp ác.
          Nếu tạo nghiệp bất thiện,
          Đã làm, nay đang làm,
          Trọn không giải thoát được
          Cũng không có chỗ tránh.
          Đức Phật nói bài tụng rồi, lại hỏi rằng:
          “Này La-vân, ngươi nghĩ thế nào, người ta dùng gương để làm gì?”

         La-vân trả lời rằng:

          “Bạch Thế Tôn, để nhìn xem khuôn mặt sạch hay không sạch”.

“Cũng vậy, này La-vân, nếu ngươi sắp hành động với thân nghiệp thì hãy quán sát thân nghiệp ấy rằng: ‘Ta sắp làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh? Vì mình mà làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà biết rằng: ‘Ta sắp làm thân nghiệp, vì mình mà làm hay vì người khác. Đó là thân nghiệp bất thiện, nó sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên bỏ thân nghiệp bất thiện sắp được làm ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy mà biết rằng: ‘Ta sắp làm thân nghiệp, vì mình mà làm hay vì người khác. Đó là thân nghiệp thiện, nó sẽ đưa đến lạc quả và sẽ thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi hãy thực hiện thân nghiệp sẽ làm ấy.

          “Này La-vân, ngươi hiện đang hành động với thân nghiệp, hãy quán sát thân nghiệp ấy rằng: ‘Ta đang làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh? Vì mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, khi quán sát như vậy mà biết rằng: ‘Ta đang làm thân nghiệp; thân nghiệp này tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Đó là thân nghiệp bất thiện sẽ đưa đến khổ quả và thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên bỏ thân nghiệp đang làm ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà biết rằng: ‘Ta đang làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nghiệp ấy thiện, sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi hãy nên thực hiện thân nghiệp đang làm ấy.

          “Này La-vân, nếu ngươi đã hành động với thân nghiệp, hãy quán sát thân nghiệp ấy rằng: ‘Ta đã làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy đã quá khứ, đã diệt tận, đã biến dịch. Nó là tịnh hay bất tịnh? Vì mình hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy mà biết rằng: ‘Ta đã làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy đã quá khứ, diệt tận, biến dịch, thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nghiệp ấy là bất thiện, sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi hãy đến nơi người phạm hạnh, thiện tri thức, chí tâm phát lộ thân nghiệp đã tạo ra, xin ăn năn lỗi lầm, cẩn thận không giấu giếm, rồi phải khéo léo giữ gìn.

          “Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà rằng: ‘Ta đã làm thân nghiệp. Thân nghiệp ấy đã quá khứ, diệt tận, biến dịch, thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nghiệp ấy thiện, sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi nên ngày đêm vui mừng, an trụ chánh niệm, chánh trí.

          “Với khẩu nghiệp cũng lại như vậy.

          “Này La-vân, nếu nhân việc làm trong quá khứ nên đã sanh ý nghiệp, hãy quán sát ý nghiệp ấy rằng: ‘Nếu nhân việc làm trong quá khứ đã sanh ý nghiệp, ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, là vì mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán như vậy, mà biết nhân việc làm trong quá khứ mà sanh ra ý nghiệp; ý nghiệp đã quá khứ, diệt tận, biến dịch. Ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, tự mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là bất thiện sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo. Này La-vân, ngươi nên bỏ ý nghiệp trong quá khứ ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán như vậy, mà rằng nhân việc làm trong quá khứ mà đã sanh ra ý nghiệp; ý nghiệp ấy đã quá khứ, diệt tận, biến dịch; ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là thiện sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo. Này La-vân, ngươi đến thọ nhận ý nghiệp quá khứ ấy.

          “Này La-vân, nhân việc làm trong vị lai nên sẽ sanh khởi ý nghiệp, hãy quán sát ý nghiệp ấy rằng: ‘Nếu nhân việc làm trong vị lai sẽ sanh ý nghiệp; ý nghiệp ấy là tịnh hay bất tịnh, tự mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán như vậy, mà biết rằng ‘Nhân việc làm trong vị lai mà sẽ sinh ý nghiệp; ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là bất thiện sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên xả bỏ ý nghiệp trong vị lai đó đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, liền biết rằng: ‘Nhân việc làm trong vị lai mà sanh ý nghiệp; ý nghiệp đó tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là thiện, sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo. Này La-vân, ngươi nên nhận lãnh ý nghiệp trong vị lai ấy.

          “Này La-vân, cũng như nhà vua có thớt voi lớn, khi xông vào trận chiến đấu thì dùng chân trước, chân sau, đuôi, bộ chân, xương sống, hông, đầu, trán, tai, ngà, tất cả đều dùng, chỉ giữ gìn chiếc vòi. Tượng sư thấy vậy, rồi suy nghĩ như thế này: ‘Thớt voi lớn này của nhà vua vẫn còn tiếc mạng sống. Vì sao thế? Vì thớt voi lớn của nhà vua này khi xông vào trận giặc chiến đấu, thì dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, xương sống, hông, đầu, trán, tai, ngà, tất cả đều dùng, chỉ gìn giữ chiếc vòi’. Này La-vân, nếu thớt voi lớn của nhà vua khi xông vào trận giặc chiến đấu dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, xương sống, hông, đầu, trán, tai, vòi đều dùng tất cả. Tượng sự thấy vậy rồi liền suy nghĩ như thế này: ‘Thớt voi lớn của nhà vua này không còn tiếc mạng sống nữa. Vì sao thế? Thớt voi lớn của nhà vua này khi xông vào trận giặc chiến đấu, dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, hông, đầu, ngà, vòi, tất cả đều đem dùng’. Này La-vân, nếu thớt voi lớn khi xông vào trận giặc chiến đấu mà dùng cả chân trước, chân sau, đuôi, bộ xương, xương sống, hông, đầu, ngà, vòi, tất cả đều đem dùng. Này La-vân, Ta nói thớt voi lớn của nhà vua khi xông vào trận giặc, chiến đấu, không có việc dữ nào mà không làm, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, Ta nói rằng: Người kia cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đó, này La-vân, nên học như thế này: Không được đùa giỡn và nói dối”.

         Rồi thì Đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:

          Kẻ nào phạm một pháp,
          Pháp đó là nói dối:
          Nó không sợ đời sau;
          Không chừa sự dữ nào.
          Thà nuốt viên sắt cháy,
          Nó nóng như lửa đỏ;
          Chứ không nên phạm giới
          Mà nhận đời cúng thí.
          Nếu biết sợ khổ sở,
          Không thích nghĩ tưởng đến;
         Chỗ sáng, hay kín đáo
          Chớ tạo tác nghiệp ác.
          Nếu tạo nghiệp bất thiện,
          Đã làm, nay đang làm,
         Trọn không giải thoát được
          Cũng không có chỗ tránh.

          Đức Phật nói bài tụng rồi, lại hỏi rằng:

          “Này La-vân, ngươi nghĩ thế nào, người ta dùng gương để làm gì?”

          La-vân trả lời rằng:

           “Bạch Thế Tôn, để nhìn xem khuôn mặt sạch hay không sạch”.

         "Cũng vậy, này La-vân, nếu ngươi sắp hành động với thân nghiệp thì hãy quán sát thân nghiệp ấy rằng: ‘Ta sắp làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh? Vì mình mà làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà biết rằng: ‘Ta sắp làm thân nghiệp, vì mình mà làm hay vì người khác. Đó là thân nghiệp bất thiện, nó sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên bỏ thân nghiệp bất thiện sắp được làm ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy mà biết rằng: ‘Ta sắp làm thân nghiệp, vì mình mà làm hay vì người khác. Đó là thân nghiệp thiện, nó sẽ đưa đến lạc quả và sẽ thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi hãy thực hiện thân nghiệp sẽ làm ấy.

          “Này La-vân, ngươi hiện đang hành động với thân nghiệp, hãy quán sát thân nghiệp ấy rằng: ‘Ta đang làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh? Vì mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, khi quán sát như vậy mà biết rằng: ‘Ta đang làm thân nghiệp; thân nghiệp này tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Đó là thân nghiệp bất thiện sẽ đưa đến khổ quả và thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên bỏ thân nghiệp đang làm ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà biết rằng: ‘Ta đang làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nghiệp ấy thiện, sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi hãy nên thực hiện thân nghiệp đang làm ấy.

          “Này La-vân, nếu ngươi đã hành động với thân nghiệp, hãy quán sát thân nghiệp ấy rằng: ‘Ta đã làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy đã quá khứ, đã diệt tận, đã biến dịch. Nó là tịnh hay bất tịnh? Vì mình hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy mà biết rằng: ‘Ta đã làm thân nghiệp; thân nghiệp ấy đã quá khứ, diệt tận, biến dịch, thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nghiệp ấy là bất thiện, sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi hãy đến nơi người phạm hạnh, thiện tri thức, chí tâm phát lộ thân nghiệp đã tạo ra, xin ăn năn lỗi lầm, cẩn thận không giấu giếm, rồi phải khéo léo giữ gìn.

          “Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà rằng: ‘Ta đã làm thân nghiệp. Thân nghiệp ấy đã quá khứ, diệt tận, biến dịch, thân nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nghiệp ấy thiện, sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi nên ngày đêm vui mừng, an trụ chánh niệm, chánh trí.

          “Với khẩu nghiệp cũng lại như vậy.

          “Này La-vân, nếu nhân việc làm trong quá khứ nên đã sanh ý nghiệp, hãy quán sát ý nghiệp ấy rằng: ‘Nếu nhân việc làm trong quá khứ đã sanh ý nghiệp, ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, là vì mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán như vậy, mà biết nhân việc làm trong quá khứ mà sanh ra ý nghiệp; ý nghiệp đã quá khứ, diệt tận, biến dịch. Ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, tự mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là bất thiện sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo. Này La-vân, ngươi nên bỏ ý nghiệp trong quá khứ ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán như vậy, mà rằng nhân việc làm trong quá khứ mà đã sanh ra ý nghiệp; ý nghiệp ấy đã quá khứ, diệt tận, biến dịch; ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là thiện sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo. Này La-vân, ngươi đến thọ nhận ý nghiệp quá khứ ấy.

          “Này La-vân, nhân việc làm trong vị lai nên sẽ sanh khởi ý nghiệp, hãy quán sát ý nghiệp ấy rằng: ‘Nếu nhân việc làm trong vị lai sẽ sanh ý nghiệp; ý nghiệp ấy là tịnh hay bất tịnh, tự mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán như vậy, mà biết rằng ‘Nhân việc làm trong vị lai mà sẽ sinh ý nghiệp; ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là bất thiện sẽ đưa đến khổ quả và phải thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên xả bỏ ý nghiệp trong vị lai đó đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, liền biết rằng: ‘Nhân việc làm trong vị lai mà sanh ý nghiệp; ý nghiệp đó tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là thiện, sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo. Này La-vân, ngươi nên nhận lãnh ý nghiệp trong vị lai ấy.

          “Này La-vân, nhân việc làm trong hiện tại nên đang sanh khởi ý nghiệp, hãy nên quán sát ý nghiệp ấy rằng: ‘Nếu nhân việc đang làm trong hiện tại nên sanh khởi ý nghiệp, ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác?’ Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà biết rằng: ‘Nhân việc đang làm trong hiện tại nên đang sanh khởi ý nghiệp; ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nếu nghiệp ấy là bất thiện, sẽ đưa đến khổ quả và sẽ thọ lấy khổ báo’. Này La-vân, ngươi nên xả bỏ ý nghiệp trong hiện tại ấy đi. Này La-vân, nếu khi quán sát như vậy, mà biết rằng: ‘Nhân có việc đang làm trong hiện tại nên đang sanh khởi ý nghiệp; ý nghiệp ấy tịnh hay bất tịnh, vì mình làm hay vì người khác. Nếu ý nghiệp ấy là thiện sẽ đưa đến lạc quả và thọ lấy lạc báo’. Này La-vân, ngươi nên nhận lãnh ý nghiệp hiện tại ấy.

          “Này La-vân, nếu trong quá khứ đã có những vị Sa-môn, Phạm chí tạo nghiệp thân, khẩu, ý; đã quán sát rồi, lại quán sát nữa; đã thanh tịnh, lại thanh tịnh nữa. Tất cả những vị ấy, ngay nơi nghiệp thân, khẩu, ý của mình, quán rồi lại quán nữa, đã tịnh rồi lại tịnh hơn nữa.

Này La-vân, nếu trong vị lai sẽ có những vị Sa-môn, Phạm chí tạo nghiệp thân, khẩu, ý, sẽ quán rồi lại quán nữa, sẽ thanh tịnh rồi lại thanh tịnh hơn. Tất cả những vị ấy ngay nơi thân nghiệp, khẩu, ý nghiệp của mình, quán rồi lại quán nữa, sẽ thanh tịnh rồi lại thanh tịnh hơn.

“Này La-vân, nếu trong hiện tại có những Sa-môn, Phạm chí tạo nghiệp thân, khẩu, ý; đang quán rồi lại quán nữa, đang thanh tịnh rồi lại thanh tịnh hơn. Tất cả những vị ấy ngay nơi nghiệp thân, khẩu, ý của mình, đang quán rồi lại quán nữa, đang thanh tịnh rồi lại thanh tịnh hơn.

          “Này La-vân, ngươi nên học như thế. Chính Ta cũng ngay nơi nghiệp thân, khẩu, ý của Ta, đang quán rồi lại sẽ quán, đang thanh tịnh rồi lại thanh tịnh hơn”.

          Rồi thì, Đức Thế Tôn lại nói bài tụng rằng:

          Thân nghiệp và khẩu nghiệp,
          Ý nghiệp, này La-vân!
          Pháp thiện hay bất thiện;
          Ngươi hãy thường quán sát.
          Đã biết còn nói dối,
         Này La-vân đừng nói.
         Tai hại do nói dối,
          Sao lại dám nói dối?
          Pháp Sa-môn bị úp,
          Trống không, không chơn thật;
          Đó chính là nói dối,
          Không giữ gìn miệng mình.
          Cho nên không nói dối,
          Là con bậc Chánh giác.
          Đó là pháp Sa-môn,
          La-vân hãy nên học.
          Nơi nơi vui sung túc,
          An ổn, không sợ hãi,
           La-vân muốn đến đó,
          Đừng làm hại người khác.

          Phật thuyết như vậy. Tôn giả La-vân và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

 

         Chú Thích:

[01] Tương đương Pāli: M.61. Ambatahikā-Rāhulovādasutta.
[02] Vương xá thành Trúc lâm Ca-lan-đa viên. Pāli: Rājagahe... Veluvāne Kalandakanivāpe.
[03] Tôn giả La-vân, tức La-hầu-la. Pāli: Āyasmant Rahula.
[04] Ôn tuyền lâm. Pāli: Tapodārāma, tinh xá Ôn tuyền hay Suối nước nóng, ở phụ cận thành Vương xá. Bản Pāli, bấy giờ Rahula ở rừng Ambalahik
       
-ooOoo-