- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 02-
PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
-
-
Tôi
nghe như vầy:
- Một thời Phật
du hóa tại nước Bệ-xá-li[02],
bên bờ ao Di hầu[03],
Cao lâu đài quán[04].
- Bấy giờ một số
đông bộ tộc Lệ-xế[05]
ở Bệ-xá-li vân tập nơi thính đường[06],
nhiều lần tán thán Phật, nhiều lần tán thán Pháp và Chúng
Tỳ-kheo. Lúc ấy đại thần Sư Tử, đệ tử Ni-kiền[07],
cũng ở trong chúng đó. Bấy giờ đại thần Sư Tử muốn đến thăm
viếng Đức Phật để cúng dường lễ bái. Đại thần Sư Tử trước hết
đi đến chỗ các Ni-kiền, thưa với các Ni-kiền rằng:
- “Thưa chư Tôn,
tôi muốn thăm viếng Sa-môn Cù-đàm”.
- Khi ấy các
Ni-kiền quở Sư Tử rằng:
- “Ông chớ đến
thăm Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ bất
khả tác[08],
và cũng giảng cho mọi người về pháp bất khả tác[09].
Này Sư Tử, nếu thăm viếng người có tông chỉ bất khả tác sẽ
không được may mắn; cúng dường lễ bái cũng sẽ không được may
mắn”.
- Số đông Lệ-xế ở
Bệ-xá-li ba lần vân tập nơi thính đường, nhiều lần tán thán
Phật, nhiều lần tán thán Pháp và Chúng Tỳ-kheo. Lúc ấy đại
thần Sư Tử, đệ tử Ni-kiền, cũng ba lần ở trong chúng đó. Bấy
giờ đại thần Sư Tử cũng lại ba lần muốn đến thăm viếng Đức
Phật, cúng dường, lễ bái.
- Rồi đại thần Sư
Tử không cáo từ các Ni-kiền nữa, mà đi thẳng đến chỗ Phật,
cùng chào hỏi rồi ngồi xuống một bên và nói như vầy:
- “Tôi nghe rằng
Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ bất khả tác, và cũng đem pháp bất
khả tác giảng cho người khác. Thưa Cù-đàm, nếu có người nói
như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ bất khả tác; cũng đem pháp
bất khả tác giảng cho người khác’. Người đó há không hủy báng
Sa-môn Cù-đàm chăng? Người ấy có nói đúng sự thật không? Người
ấy nói có đúng pháp chăng? Người ấy nói đúng pháp và như pháp[10]
chăng? Đối với như pháp, không có sai lầm và không bị chỉ
trích chăng?”
- Đức Thế Tôn
đáp:
- “Này Sư Tử, nếu
có ai nói như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ bất khả tác, và
cũng đem bất khả tác giảng cho mọi người’, người ấy không hủy
báng Sa-môn Cù-đàm, người ấy nói sự thật, người ấy nói đúng
pháp, người ấy nói pháp như pháp, đối với như pháp không có
sai lầm, cũng không bị chỉ trích. Vì sao vậy, này Sư Tử, có
một sự kiện mà, nhân sự kiện đó[11],
đối với pháp như thật, không thể hủy báng, khi nói rằng:
‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ bất khả tác, và cũng đem pháp bất
khả tác ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
khả tác[12]
và cũng đem pháp khả tác ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
đoạn diệt[13]
và cũng đem pháp kinh tởm ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
kinh tởm[14]
và cũng đem pháp kinh tởm ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
pháp luật[15]
và cũng đem pháp về pháp luật ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
khổ hành[16]
và cũng đem pháp khổ hành ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
không nhập thai[17]
và cũng đem pháp không nhập thai ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, lại
có một sự kiện nữa mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật,
không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ
an ổn[18]
và cũng đem pháp an ổn ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là ‘Có một sự kiện mà nhân sự kiện đóù, đối với pháp như
thật, không thể hủy báng, khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông
chỉ bất khả tác, và cũng đem pháp bất khả tác ấy nói cho người
khác’? Này Sư Tử, Ta nói thân ác hạnh là không nên làm, khẩu
và ý ác hạnh cũng không nên làm. Này Sư Tử, nếu có vô lượng
pháp ô uế bất thiện tương tự như vậy, làm cội gốc cho chư hữu
trong tương lai, làm nhân cho quả báo khổ, nóng bức, và làm
nhân cho sanh, già, bệnh, chết, này Sư Tử, Ta nói pháp ấy hết
thảy không nên làm. Này Sư Tử, đó là ‘Có một sự kiện mà nhân
sự kiện đóù, đối với pháp như thật, không thể hủy báng, khi
nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ bất khả tác, và cũng đem
pháp bất khả tác ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là ‘Có một sự kiện mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như
thật, không thể hủy báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ khả
tác và cũng đem tông chỉ khả tác ấy nói cho người khác’? Này
Sư Tử, Ta nói thân diệu hạnh là nên làm, khẩu và ý diệu hạnh
là nên làm. Này Sư Tử, nếu có vô lượng pháp thiện tương ứng
như vậy, sẽ mang lại lạc quả, được thọ lạc báo, sanh về thiện
xứ để được trường thọ. Này Sư Tử, Ta nói, tất cả những pháp
này đều nên làm. Này Sư Tử, đó là ‘Có một sự kiện mà nhân sự
kiện đó, đối với pháp như thật không thể hủy báng rằng:
‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ khả tác và cũng đem pháp khả tác ấy
nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là ‘Có một sự kiện mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như
thật không thể hủy báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ đoạn
diệt và cũng đem pháp đoạn diệt ấy nói cho người khác’? Này Sư
Tử, Ta nói thân ác hạnh nên đoạn diệt; khẩu, ý ác hạnh nên
đoạn diệt. Này Sư Tử, nếu có vô lượng pháp ô uế, bất thiện như
vậy, làm cội gốc cho cội hữu trong tương lai, làm nhân cho khổ
báo phiền nhiệt, và cho sanh, già, bệnh, chết. Này Sư Tử, Ta
nói tất cả các pháp ấy nên đoạn diệt. Này Sư Tử, đó là ‘Có một
sự kiện mà, nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật, không thể
hủy báng rằng: Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ đoạn diệt, và cũng
đem pháp đoạn diệt ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là ‘Có một sự kiện mà nhân sự kiện ấy, đối với pháp như
thật không thể hủy báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ kinh
tởm và cũng đem pháp kinh tởm ấy nói cho người khác’? Này Sư
Tử, Ta nói thân ác hạnh, nên kinh tởm; khẩu, ý ác hạnh nên
kinh tởm. Này Sư Tử, nếu có vô lượng pháp ô uế bất thiện tương
tự như vậy, làm cội gốc cho hữu trong tương lai, làm nhân cho
khổ báo, phiền nhiệt, và cho sanh, già, bệnh, chết. Này Sư Tử,
Ta nói những pháp ấy đều nên kinh tởm. Này Sư Tử, đó là ‘Có
một sự kiện mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật không
thể hủy báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ kinh tởm, và
cũng đem pháp kinh tởm ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là ‘Có một sự kiện, nhân sự kiện đó, đối với pháp như
thật, không thể hủy báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ pháp
luật cũng đem pháp luật ấy nói cho người khác’? Này Sư Tử, vì
mục đích đoạn tham dâm mà Ta nói pháp luật. Vì mục đích đoạn
sân nhuế và ngu si mà Ta nói là pháp luật. Này Sư Tử, nếu vô
lượng pháp ô uế bất thiện, tương tự như vậy, làm cội gốc cho
hữu trong tương lai, làm nhân cho khổ báo, phiền nhiệt, và cho
sanh, già, bệnh, chết, này Sư Tử, vì mục đích đoạn trừ những
sự kiện ấy mà Ta nói pháp luật. Này Sư Tử, đó là ‘Cóù một sự
kiện mà nhân sự kiện ấy, đối với pháp như thật, không thể hủy
báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ pháp luật, cũng đem tông
chỉ pháp luật ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là ‘Có một sự kiện mà nhân sự kiện đó, đối với pháp như
thật, không thể hủy báng rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ khổ
hành và cũng đem pháp khổ hành ấy nói cho người khác’? Này Sư
Tử, hoặc có Phạm chí Sa-môn lõa hình, không y phục[19]
hoặc dùng tay làm y phục, hoặc lấy lá làm y phục, hoặc lấy hạt
châu làm y phục; hoặc không múc nước bằng bình, hoặc không múc
nước bằng gáo; không ăn đồ ăn xốc xỉa bằng dao gậy, không ăn
đồ ăn lừa dối, không tự mình đến, không làm khách được mời[20],
không làm khách được chào đón[21],
không làm khách được lưu[22],
không ăn từ giữa hai người đang ăn, không ăn tại nhà có thai[23],
không ăn từ nhà có nuôi chó, không ăn từ nhà có lằng xanh bay
đến; không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu, không uống
nước dấm[24],
hoặc không uống gì cả, học tập hạnh không uống; hoặc ăn một
miếng, cho một miếng là đủ[25],
hoặc ăn hai, ba, bốn, cho đến bảy miếng, và cho bảy miếng là
đủ, hoặc ăn bởi một lần nhận được[26],
và cho đến một lần nhận được là đủ, hoặc ăn bởi hai, ba bốn
cho đến bảy lần nhận được và cho bảy lần nhận được là đủ, hoặc
ăn ngày một lần và cho một lần là đủ, hoặc hai, ba, bốn, năm,
sáu, bảy ngày, nửa tháng, hay một tháng, ăn một lần và cho một
lần là đủ; hoặc ăn cỏ[27],
hoặc ăn lúa cỏ[28],
hoặc ăn nếp tuế, hoặc ăn cám, hoặc ăn gạo đầu-đầu-la[29],
hoặc ăn đồ ăn thô; hoặc đến chỗ vô sự[30],
y nơi vô sự; hoặc ăn rễ, hoặc ăn trái, hoặc ăn quả tự rụng;
hoặc mặc áo khâu đủ thứ vải[31],
hoặc mặc áo lông, hoặc mặc áo vải đầu-xá[32],
hoặc mặc áo vải đầu-xá bằng lông, hoặc mặc bằng da nguyên,
hoặc mặc da có xoi lỗ, hoặc mặc da toàn xoi lỗ; hoặc để tóc
xõa, hoặc để tóc bệân, hoặc để tóc vừa xõa vừa bện, hoặc chỉ
cạo tóc, hoặc chỉ cạo râu, hoặc cạo cả râu tóc, hoặc nhổ tóc,
hoặc nhổ râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc chỉ đứng thẳng không
hề ngồi, hoặc đi chồm hỗm, hoặc nằm gai, lấy gai làm giường;
hoặc nằm trái[33],
lấy trái làm giường; hoặc thờ nước, ngày đêm lấy tay vọc; hoặc
thờ lửa, ngày đêm đốt lên; hoặc thờ mặt trời, mặt trăng, thờ
Đấng Tôn Hựu Đại Đức, chắp tay hướng về. So như vậy thời phải
chịu vô lượng khổ, học hạnh phiền lao.
- “Này Sư Tử, có
những khổ hạnh như vậy, chứ Ta chẳng nói là không có. Này Sư
Tử, nhưng những khổ hạnh như vậy là những nghiệp hạ tiện, rất
khổ, rất khốn, là sự thực hành của người phàm phu, không phải
Thánh đạo. Này Sư Tử, nếu có Sa-môn, Phạm chí đối với các pháp
khổ hạnh ấy mà biết rõ, đoạn trừ, diệt tận và nhổ sạch gốc rễ
của chúng đến rốt cùng, không cho sanh ra, Ta nói rằng những
người kia là khổ hạnh[34].
Này Sư Tử, Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đối với
các pháp khổ hạnh ấy đã biết rõ, đã đoạn trừ, diệt tận, nhổ
tất cả gốc rễ của chúng đến rốt cùng không cho sanh ra nữa, do
đó Ta là người khổ hạnh. Này Sư Tử, đó là sự kiện mà nhân sự
kiện đó, đối với pháp như thật, không thể hủy báng rằng:
‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ khổ hạnh, và cũng đem pháp khổ hạnh
ấy nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là có một sự kiện mà nhân sự kiện đó, đối vời pháp như
thật, không thể hủy báng khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông
chỉ không nhập thai, và cũng đem pháp không nhập thai ấy nói
cho người khác?’ Này Sư Tử, nếu có Sa-môn, Phạm chí nào đối
với sự thai sanh trong tương lai mà biết rõ, đoạn trừ, diệt
tận, nhổ tuyệt gốc rễ của nó, cho đến rốt cùng không cho sanh
ra nữa, Ta nói rằng người kia không còn vào thai. Này Sư Tử,
Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, đối với thai sanh
trong tương lai đã biết rõ, đã đoạn trừ, diệt tận, nhổ tuyệt
gốc rễ của nó, cho đến rốt cùng không cho sanh ra nữa, do đó
Ta không còn vào thai nữa. Này Sư Tử, đó là một sự kiện mà
nhân sự kiện đó, đối với pháp như thật, không thể hủy báng khi
nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông chỉ không nhập thai và cũng
đem pháp không nhập thai đó nói cho người khác’.
- “Này Sư Tử, thế
nào là có một sự kiện, mà nhân sự kiện đó đối với pháp như
thật, không thể hủy báng khi nói rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có tông
chỉ an ổn và cũng đem pháp an ổn đó nói cho người khác’? Này
Sư Tử, có một thiện nam tử nào đó cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà
sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia
học đạo, chỉ vì mục đích thành tựu phạm hạnh vô thượng, ở ngay
trong đời mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an
trụ, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững,
việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Ta tự an ổn
và cũng an ổn cho các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di
khác. Ta đã an ổn và làm cho chúng sanh lệ thuộc vào sự sanh
giải thoát sự sanh ấy; chúng sanh lệ thuộc vào già, tật bệnh,
sự chết, ưu sầu, ô nhiễm, được sự giải thoát khỏi ưu sầu nhiễm
ô ấy. Này Sư Tử, đó là có một sự kiện mà nhân sự kiện đó không
thể hủy báng đối với pháp như thật rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm có
tông chỉ an ổn và cũng đem pháp an ổn ấy nói cho người khác’.”
- Đại thần Sư Tử
bạch Thế Tôn rằng:
- “Bạch Cù-đàm,
con đã biết. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. Bạch Cù-đàm, cũng
như người có mắt tỏ, cái gì úp thì giở lên, cái gì che kín thì
mở ra, chỉ đường cho người mê, đem ánh sáng đến chỗ tối, để
cho ai có mắt sáng liền thấy màu sắc. Sa-môn Cù-đàm cũng lại
như vậy, bằng vô lượng phương tiện, để thuyết pháp cho con,
bày tỏ nghĩa lý, tùy theo các đạo[35].
- “Bạch Cù-đàm,
nay con xin quy y Phật, quy y Pháp và Chúng Tỳ-kheo, cúi mong
Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc; kể từ hôm nay, trọn đời tự quy
y, cho đến khi mạng chung.
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như có người nuôi một con ngựa bất lương, mà mong được sự
lợi ích, chỉ uổng công nhọc nhằn mà chẳng được sự lợi ích gì
cả. Thế Tôn, con cũng như vậy. Các Ni-kiền ngu si kia, con
không khéo hiểu biết, không thể tự biết, không nhận được đâu
là ruộng tốt, mà lại không tự suy xét, mãi thờ kính, cúng
dường, lễ bái để trông được lợi ích, chỉ nhọc mà vô ích. Bạch
Thế Tôn, nay con một lần nữa xin tự quy Phật, Pháp và Chúng
Tỳ-kheo. Cúi mong Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ
hôm nay, trọn đời tự quy y, cho đến mạng chung.
- “Bạch Thế Tôn,
con vốn không hiểu nên đối với các Ni-kiền ngu si kia có sự
tin tưởng và kính trọng, và từ nay chấm dứt. Vì sao thế? Vì họ
lừa dối con. Bạch Thế Tôn, nay con lần thứ ba, xin tự quy y
nơi Phật, quy y Pháp, và Chúng Tỳ-kheo. Cúi mong Thế Tôn nhận
con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay, trọn đời tự quy y, cho đến
mạng chung”.
- Phật thuyết như
vậy. Đại thần Sư Tử và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết,
hoan hỷ phụng hành.
-
-
Chú
Thích:
-
[01] Bản Hán, quyển
4. Tương đương Pāli: A. VIII. 12. Sīha-sutta. Tham chiếu, Tứ
Phần Luật 42 (Đại 22 tr.871); Pāli: Mahāvagga VI.31. 10-11.
-
[02] Bệ-xá-li;
phiên âm quen thuộc là Tì-da-li. Pāli: Vesālī, thủ phủ
của bộ tộc Licchavi, phía Bắc sông Hằng, đối ngạn với Magadha.
-
[03] Hán: Di hầu thủy
biên. Không thấy địa danh này trọng Pāli. Bản Pāli:
Vesāliya viharati Mahāvane Kūāgārasālāya, trú ở Vesālī,
giảng đường Trùng các, trong rừng Mahāvana (Đại lâm).
-
[04] Hán: Cao lâu đài
quán. Pāli: kūīagārasāla, ngôi nhà lầu, thường gọi là
“Trùng các giảng đường.”
-
[05] Lệ-xế, cũng
phiên âm là Li-xa hoặc Lê-xa. Pāli: Licchavi.
-
[06] Hán: thính đường, sảnh đường. Pāli: santhāgāra, tập hội đường, hội trường,
nhà hội nghị.
-
[07] Hán: Ni-kiền đệ
tử Sư Tử đại thần. Pāli: Sīho senāpati
Nigaha-sāvaka.
-
[08] Hán: tông bổn
bất khả tác. Pāli: akiriyavāda, chủ trương phi tác
nghiệp, không hành động hay không thực tiễn. Trong kinh, hàm ý
“điều không nên làm” hay “không có tác dụng”, tức chủ trương
không hành động.
-
[09] Hán: bất khả tác
pháp. Pāli: akiriyāya dhammam.
-
[10] Hán: pháp như
pháp. Pāli: dhammassa cānudhamma, và tùy pháp của pháp,
chỉ những vấn đề liên hệ đến pháp.
-
[11] Pāli: atthi ...
Pariyāyo, yena... pariyāyena: có pháp môn, do bởi pháp môn
đó...
-
[12] Hán: tông bổn
khả tác. Pāli: kiriyavāda.
-
[13] Hán: tông bổn
đoạn diệt. Pāli: ucchedavāda.
-
[14] Hán: tông bổn
khả (tắng) ố. Pāli: ucchedavāda, tức chủ trương
khổ hạnh.
-
[15] Hán: tông bổn
pháp luật. Pāli: venayika, sự chế ngự.
-
[16] Hán: tông bổn
khổ hành. Pāli: tapassī.
-
[17] Hán: tông bổn
bất nhập thai. Pāli:
-
[18] Hán: tông bổn an
ổn. Pāli: assattha, sự nghỉ ngơi.
-
[19] Đoạn trình bày
các lối khổ hạnh này giống
Kinh 104 ở sau. Bản Pāli tương đương không có đoạn
này. Các chú thích dưới đây tham chiếu D.XXV
Udumbarika-sīhanāda-suttanta.
-
[20] Hán: bất lai tôn. Pāli: na-ehi-bhadantika, “không là Tôn giả được gọi: Mời
đến đây!”
-
[21] Hán: bất thiện
tôn. Không thấy có Pāli tương đương. Có lẽ:
na-sādhu-bhadantika, “không là Tôn giả được chào đón: Lành
thay, Tôn giả!”
-
[22] Hán: bất trụ tôn. Pāli: na-tiha-bhadantika, “không là Tôn giả được mời
mọc: Hãy ở lại đây, Tôn giả!”
-
[23] Hán: bất hoài
nhâm gia thực. Pāli: na gabbhiniyā (paiganhāti),
không (nhận thức ăn) từ người đàn bà mang thai.
-
[24] Hán: ác thủy. Pāli: thusodaka, nước lên men.
-
[25] Pāli: ekāgāriko
vā hoti ekālopiko, mỗi nhà chỉ nhận một miếng ăn.
-
[26] Hán: thực nhất
đắc. Pāli: ekissāpi dattiyā yāpeti, chỉ sống bằng một vật
được cho.
-
[27] Hán: thái như. Pāli: sāka-bhakkho.
-
[28] Hán: bại tử,
loại cỏ giống như lúa. Pāli: sāmāka.
-
[29] Hán: đầu-đầu-la. Pāli: daddula.
-
[30] Hán: chí vô sự
xứ, đến nơi rừng vắng? Không thấy Pāli tương đương. Tham
chiếu: vana-mla-palāhāro yāpeti.
-
[31] Hán: liên hiệp y. Pāli: masāāni, vải gai lẫn các vải khác.
-
[32] Hán: đầu-xá y. Pāli: dussa, vải thô chưa nhuộm màu.
-
[33] Hán: ngọa quả. Pāli: phalaka, (nằm trên) tấm ván. Bản Hán hiểu phala(ka)
là trái cây.
-
[34] Pāli: yassa...
Tapaniyā pāpakā akusalā dhammā pahīnā... tam aha ‘tapassī’ ti
vadāmi, “những ai bằng khổ hạnh mà đoạn trừ các pháp ác bất
thiện, Ta nói người ấy là ‘người khổ hạnh’.”
-
[35] Hán: tùy kỳ chư
đạo. Pāli: ?
|