- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG
ƯNG
- Tôi
nghe như vầy:
- Một thời Phật
du hóa tại nước Xá-vệ trong rừng Thắng lâm vườn Cấp cô độc.
- Bấy giờ, Thế
Tôn cùng với chúng Đại Tỳ-kheo an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ.
Tôn giả Xá-lê Tử cũng an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ. Lúc ấy Tôn
giả Xá-lê Tử an cư mùa mưa tại nước Xá-vệ xong, đã trải qua ba
tháng, sau khi vá sửa các y rồi, liền xếp y ôm bát đến chỗ Đức
Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, lui qua một bên rồi thưa
rằng:
- “Bạch Thế Tôn,
con an cư mùa mưa ở nước Xá-vệ vừa xong. Bạch Thế Tôn, bây giờ
con muốn du hành trong nhân gian”.
- Đức Phật nói
rằng:
- “Này Xá-lê Tử,
Thầy hãy đi đến nơi nào theo ý muốn. Những người nào chưa được
hóa độ hãy khiến cho được hóa độ. Những người nào chưa được
giải thoát hãy khiến cho họ được giải thoát. Những người nào
chưa chứng Niết-bàn hãy cho chứng đắc Niết-bàn. Này Xá-lê Tử,
Thầy hãy đi đến nơi nào theo ý muốn”.
- Rồi thì, Tôn
giả Xá-lê Tử sau khi nghe những lời Phật nói, ghi nhớ kỹ, liền
từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, đi quanh
ba vòng, rồi lui ra, trở về phòng riêng, dọn dẹp giường ghế,
xếp y, ôm bát, ra đi du hành trong nhân gian.
- Sau khi Tôn giả
Xá-lê Tử ra đi chẳng bao lâu, có một vị phạm hạnh ở trước Đức
Phật phạm vào pháp tương vi[02],
vị ấy bạch Thế Tôn:
- “Hôm nay Tôn
giả Xá-lê Tử sau khi khinh mạn con rồi đi du hành trong nhân
gian”.
- Đức Thế Tôn
nghe rồi, bảo một vị Tỳ-kheo rằng:
- ‘Ngươi hãy tìm
đến chỗ Xá-lê Tử, bảo với Xá-lê Tử rằng: ‘Đức Thế Tôn gọi thầy
rằng, sau khi thầy đi không bao lâu có một vị phạm hạnh ở
trước Ta phạm pháp tương vi, nói thế này: Bạch Thế Tôn, hôm
nay Tôn giả Xá-lê Tử sau khi khinh mạn con, rồi đi du hành
trong nhân gian’.”
- Vị Tỳ-kheo kia
sau khi vâng lời Đức Phật dậy, liền từ chỗ ngồi đứùng dậy,
đảnh lễ Đức Phật rồi ra đi. Bấy giờ Tôn giả A-nan đứng sau Đức
Thế Tôn, đang cầm quạt hầu Đức Phật.
- Sau khi vị
Tỳ-kheo kia đi chẳng bao lâu, Tôn giả A-nan liền cầm chìa khóa
cửa, đi đến khắp các phòng, gặp các vị Tỳ-kheo nào cũng nói
như thế này:
- “Lành thay, chư
tôn mau đến giảng đường. Vì hôm nay Tôn giả Xá-lê Tử sẽ đứng
trước Đức Phật mà rống tiếng sư tử. Những gì mà Tôn giả Xá-lê
Tử nói ra đều sâu xa, tịch tịnh ở trong tịch tĩnh, vi diệu ở
trong vi diệu. Những lời như vậy sau khi các vị và tôi nghe
được rồi, nên khéo tụng tập, nên khéo ghi nhớ”.
- Lúc ấy, các
Tỳ-kheo nghe Tôn giả A-nan nói như vậy, tất cả đều đến giảng
đường.
- Bấy giờ vị
Tỳ-kheo kia đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử thưa rằng:
- “Đức Thế Tôn
gọi thầy rằng, sau khi thầy đi không bao lâu có một vị phạm
hạnh ở trước Đức Thế Tôn, phạm pháp tương vi, nói thế này:
‘Bạch Thế Tôn, hôm nay Tôn giả Xá-lê Tử sau khi khinh mạn con,
rồi đi du hành trong nhân gian’.”
- Bấy giờ Tôn giả
Xá-lê Tử sau khi nghe như vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi
đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi lui sang mọât bên. Đức
Phật liền bảo rằng:
- “Này Xá-lê Tử,
sau khi thầy đi không bao lâu có một vị phạm hạnh ở trước Ta,
phạm pháp tương vi, nói thế này: ‘Bạch Thế Tôn hôm nay Tôn giả
Xá-lê Tử sau khi khinh mạn con, rồi đi du hành trong nhân
gian’. Này Xá-lê Tử, có thật sau khi khinh mạn một vị phạm
hạnh rồi thầy đi du hành trong nhân gian chăng?”
- Tôn giả Xá-lê
Tử bạch rằng:
- “Bạch Thế Tôn,
nếu người nào không có niệm thân trên thân[03]
thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành
trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân trên
thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành
trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
như một con trâu gãy sừng[04],
rất nhường nhịn, hiền lành, dễ sai khiến, dễ chế ngự. Nó từ
thôn này đi đến thôn khác, từ xóm này đi đến xóm khác; những
nơi nó đi qua, không có gì bị xâm phạm. Bạch Thế Tôn, con cũng
vậy. Tâm con như con trâu gãy sừng, không kết, không oán,
không sân nhuế, không não hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập,
biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn,
nếu ai không có niệm thân trên thân thì người ấy mới khinh mạn
một vị phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn,
con khéo có niệm thân trên thân, vì sao con lại khinh mạn một
vị phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
như con của một người Chiên-đà-la[05]
bị chăït hai tay, tâm ý rất thấp hèn. Nó từ thôn này đi đến
thôn khác, từ xóm này đi đến xóm khác, những nơi nó đi ngang
qua không có gì bị xâm phạm. Bạch Thế Tôn con cũng như thế.
Tâm con như con của mọât người Chiên-đà-la bị chặt hai tay,
không kết, không oán, không sân nhuế, không não hại, rộng lớn,
vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu và
an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân trên thân thì
người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành trong
nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân trên thân, vì
sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành trong
nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như mặt đất dung nạp tất cả đồ sạch, đồ dơ, đại tiện,
tiểu tiện, nước mũi, nước miếng. Đất không phải vì thế mà khởi
sự thương ghét, không lấy làm sỉ nhục, xấu xa, không hổ, cũng
không thẹn. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như mặt
đất kia, không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não
hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân
trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi
du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân
trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du
hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như dòng nước rửa sạch tất cả các đồ sạch, đồ dơ, đại
tiện, tiểu tiện, nước mũi, nước miếng. Nước ấy không vì thế mà
có sự yêu ghét, không lấy làm sỉ nhục, xấu xa, không hổ, cũng
không thẹn. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như nước
kia, không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não
hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân
trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi
du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân
trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du
hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như ngọn lửa đốt cháy tất cả các đồ sạch, đồ dơ, đại
tiện, tiểu tiện, nước mũi, nước miếng. Lửa không vì thế mà có
sự yêu ghét, không lấy làm sỉ nhục, xấu xa, không hổ, cũng
không thẹn. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như lửa
kia, không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não
hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân
trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi
du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân
trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du
hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như ngọn gió thổi bay đi đồ sạch đồ dơ, đại tiện, tiểu
tiện, nước mũi, nước miếng. Gió cũng không vì thế mà có sự yêu
ghét, không lấy làm sỉ nhục, xấu xa, không hổ, cũng không
thẹn. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như gió kia,
không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não hại,
rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân
trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi
du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân
trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du
hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như cây chổi quét sạch đồ dơ, đồ sạch, đại tiện, tiểu
tiện, nước mũi, nước miếng. Chổi vẫn không vì thế mà có sự yêu
ghét, không lấy làm sỉ nhục, xấu xa, không hổ, cũng không
thẹn. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như cây chổi
kia, không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não
hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân
trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi
du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân
trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du
hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như cái Bô-chiên-ni[06],
chùi lau tất cả các đồ dơ đồ sạch, đại tiện tiểu tiện, nước
mũi nước miếng, cái Bô-chiên-ni cũng không vì thế mà có sự yêu
ghét, không lấy làm sỉ nhục, xấu xa, không hổ, cũng không
thẹn. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Tâm con như Bô-chiên-ni
kia, không ghét, không oán, cũng không sân nhuế, không não
hại, rộng lớn, vô biên, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian,
thành tựu và an trụ. Bạch Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân
trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi
du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân
trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du
hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như cái bình đựng dầu[07]
nứt nẻ nhiều chỗ, đựng đầy mỡ rồi để dưới ánh mặt trời, chảy
rỉ khắp, thắm ướt tất cả. Nếu người có mắt đứng bất cứ nơi
nào, sẽ thấy bình mở, nứt nẻ nhiều chỗ, đựng đầy mở rồi để
dưới ánh mặt trời, chảy rỉ khắp, thắm ướt tất cả. Bạch Thế
Tôn, con cũng như thế. Con thường quán sát thân này có chín
lỗ, đồ bất tịnh chảy rỉ khắp, thấm ướt khắp. Bạch Thế Tôn, nếu
ai không có niệm thân trên thân thì người ấy mới khinh mạn một
vị phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian. Bạch Thế Tôn, con
khéo có niệm thân trên thân, vì sao con lại khinh mạn một vị
phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian?
- “Bạch Thế Tôn,
cũng như một người ưa thích tuổi thiếu niên của mình, tắm gội
sạch sẽ, xông thân thể bằng hương thoa, mặc áo trắng, đeo vòng
ngọc để trang sức; cạo râu, sửa tóc, đầu đội tràng hoa; nếu
đem ba xác chết mà quấn quanh nơi cổ họng; xác rắn chết, xác
người chết, xác chó chết, máu ứ bầm xanh, sình trướng to lên,
rất thối tha, rửa nát, nước nhớp chảy tràn. Người ấy sẽ ôm
lòng hổ thẹn, rất ghét đồ dơ uế đó. Bạch Thế Tôn, con cũng như
thế; thường quán sát những chỗ thối tha không sạch sẽ trong
thân này, tâm ôm lòng hổ thẹn, rất ghét vật nhơ uế đó. Bạch
Thế Tôn, nếu ai không có niệm thân trên thân thì người ấy mới
khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian.
Bạch Thế Tôn, con khéo có niệm thân trên thân, vì sao con lại
khinh mạn một vị phạm hạnh rồi đi du hành trong nhân gian?”
- Lúc bấy giờ vị
Tỳ-kheo kia liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ sát chân
Phật bạch rằng:
- “Bạch Thế Tôn,
con xin sám hối. Bạch Thiện Thệ, con xin sám hối. Con như ngu,
như si, như người bất định, như người bất thiện. Vì sao thế?
Vì con đã đem lời dối trá để vu khống Tỳ-kheo Xá-lê Tử, là bậc
phạm hạnh thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, con nay xin sám hối tội
lỗi, mong Ngài chấp nhận cho, nếu con đã phát lồ rồi thì sẽ
không còn tạo tội nữa”.
- Đức Thế Tôn bảo
rằng:
- “Quả thật vậy,
này Tỳ-kheo. Ngươi thật như ngu, như si, như người bất định,
như người bất thiện. Vì sao thế? Vì ngươi đã đem lời dối trá
hoàn toàn không chân thật để vu khống Tỳ-kheo Xá-lê Tử phạm
hạnh thanh tịnh. Ngươi có thể sám hối tội lỗi, đã phát lồ rồi
sau này sẽ không còn tạo tội nữa. Nếu có người nào sám hối tội
lỗi đã phát lồ rồi, sau này không còn tạo tội nữa, như thế sẽ
được trưởng thành trong Thánh pháp luật mà chẳng bị suy giảm”.
- Thế rồi Đức Thế
Tôn bảo Tôn giả Xá-lê Tử rằng:
- “Thầy nên mau
nhận sự sám hối tội lỗi của người ngu si kia, chớ để Tỳ-kheo
ấy lập tức ở trước thầy mà đầu bị vỡ thành bảy mảnh”.
- Tôn giả Xá-lê
Tử vì thương xót Tỳ-kheo kia nên liền nhận sự sám hối tội lỗi.
- Đức Phật thuyết
như vậy. Tôn giả Xá-lê Tử và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật
thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-
-
Chú Thích:
-
[01] Tương đương
Pāli: A.IX.11. Vūttha (Sīhanāa-Sutta đề theo ấn bản
Devanagari).
-
[02] Hán: phạm tương
vi pháp. Có lẽ Pāli: khīyadhammu āpanna (āpajjati):
rơi vào trạng thái ưu uất; đang cơn bất bình. Đây chỉ Tỳ-kheo
kia đang có điều bất mãn hay oán hận ngài Sāriputta.
-
[03] Hán: thân thân
niệm. Pāli: kāye kāyagatā-sati anupahitā, chánh niệm về
thân hành (các động thái của thân) được xác lập trên thân.
-
[04] Hán: tiệt giác
ngưu. Pāli: usabho chinnavisāo, con trâu chúa (trâu đực)
mà cặp sừng đã bị cắt.
-
[05] Hán: Chiên-đà-la, người thuộc giai cấp cùng đinh. Pāli: caāla.
-
[06] Hán: bô-chiên-ni. Pāli: puñchanī, cái giẻ lau.
-
[07] Hán: cao bình. Pāli: medakathālika; bình (hủ) đựng dầu hay mỡ để nấu ăn.
|