- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
-
- Tôi
nghe như vầy:
- Một thời, Phật
du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy
giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
- “Không thể biết
biên tế[02]
cùng cực của hữu ái[03].
Trước vốn không có hữu ái, nhưng nay sanh ra hữu ái, do đó mới
có thể biết được nhân của hữu ái[04].
- “Hữu ái có tập[05]
chứ không phải không tập. Tập của hữu ái là gì? Vô minh là
tập.
- “Vô minh cũng
có tập chứ không phải không tập. Tập của vô minh là gì? Năm
triền cái[06]
là tập.
- “Năm triền cái
cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của năm triền cái là
gì? Ba ác hành là tập.
- “Ba ác hành
cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của ba ác hành là
gì? Không thủ hộ các căn là tập.
- “Không thủ hộ
các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không
thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là tập.
- “Không chánh
niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của
không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy[07]
là tập.
- “Không chánh tư
duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không chánh
tư duy là gì? Không có tín là tập.
- “Không có tín
cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không có tín là
gì? Nghe pháp ác[08]
là tập.
- “Nghe pháp ác
cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe điều ác là
gì? Gần gũi ác tri thức[09]
là tập.
- “Gần gũi ác tri
thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của gần gũi ác
tri thức là gì? Người ác[10]
là tập.
- “Như thế, có đủ
người ác liền có đủ sự gần gũi ác tri thức. Có đủ sự gần gũi
ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp
ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng
bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư
duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự
không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các
căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành.
Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái
rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu
ái.
- “Như vậy, hữu
ái này lần lượt được tựu thành trọn vẹn.
- “Minh giải
thoát[11]
cũng có tập, chứ không phải không tập. Tập của minh giải thoát
là gì? Bảy giác chi là tập. Bảy giác chi cũng có tập chứ không
phải không tập. Tập của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là
tập. Bốn niệm xứ có tập chứ không phải không tập. Tập của bốn
niệm xứ là gì? Ba diệu hành là tập. Ba diệu hành cũng có tập
chứ không phải không tập. Tập của ba diệu hành là gì? Thủ hộ
các căn là tập. Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải
không tập. Tập của sự thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh
trí là tập. Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải
không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là
tập. Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập
của chánh tư duy là gì? Tín là tập. Tín cũng có tập chứ không
phải không tập. Tập của tín là gì? Nghe pháp thiện[12]
là tập. Nghe pháp thiện cũng có tập chứ không phải không tập.
Tập của nghe pháp thiện là gì? Gần gũi thiện tri thức là tập.
Gần gũi thiện tri thức cũng có tập chứ không phải không tập.
Tập của sự gần gũi thiện tri thức là gì? Người thiện[13]
là tập.
- “Đó là, có đủ
người thiện liền có đủ sự gần gũi thiện tri thức. Đủ sự gần
gũi thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự
nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư
duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ
chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ
hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có
đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có
đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh
giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”.
- Phật thuyết như
vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-
-
Chú Thích:
-
[01] Tham chiếu Pāli
A.x. 61-62 Āhāra. Đối chiếu biệt dịch No. 36. Phật Thuyết Bản
Tướng Ỷ Trí Kinh, An Thế Cao dịch; No. 37 Phật Thuyết Duyên
Bản Trí Kinh, khuyết danh người dịch. (Bản Hán dịch này khá
kỳ, khó hiểu).
-
[02] Hán: bổn tế.
Pāli: purimā koi, biên tế tối sơ, giới hạn thời gian về
trước.
-
[03] Hán: hữu ái.
Pāli: bhava-taṇhā: khao khát hiện hữu hay khát vọng sinh tồn.
-
[04] Hán: tiện đắc
khả tri sở nhân hữu ái. Pāli: atha ca pana paññāyati
‘idappaccayā bhavataṇhā ti.
-
[05] Lưu ý chữ Hán:
tập theo nghĩa tập quán hay tập nhân, chứ không phải tập theo
nghĩa tập khởi (tập hợp). Chỉ tìm thấy một từ Pāli (āhāra:
thức ăn) tương đồng với hai từ Hán dịch trong kinh này và các
kinh sau: tập và thực. Như vậy, phải có hai từ Sanskrit hay
Pāli khác nhau. Hiện chưa suy ra được. No.36 và 37 dịch là hữu
bản, hay tùng trí hữu bản.
-
[06] Hán: ngũ cái. Pāli: pañca nīvaraā.
-
[07] Hán: bất chánh
tư duy. Pāli: ayoniso manasikāra, không như lý tác ý,
tư duy không phương pháp.
-
[08] Hán: ác pháp. Pāli: asaddhamma, pháp không vi diệu, không chân chánh.
-
[09] Hán: ác tri thức, xem cht. dưới.
-
[10] Bản Hán đề cập
ác thiện tri thức và ác nhân. Bản Pāli chỉ đề cập asappurisa,
không phải thiện nhân.
-
[11] Minh giải thoát. Pāli: vijjā-vimutti.
-
[12] Pāli: saddhamma,
diệu pháp, chánh pháp.
-
[13] Hán: thiện nhân. Pāli: sappurisa, người lỗi lạc, siêu việt; chân nhân,
thượng nhân, thiện sĩ.
|