- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
- 10. PHẨM
LÂM
-
-
- Tôi nghe
như vầy.
- Một thời
Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn
Cấp cô độc.
- Bấy giờ,
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- “Nếu có
dị đạo đến hỏi các ông ‘Tất cả các pháp lấy gì làm
gốc?’ thì các ông nên trả lời họ như thế này: ‘Tất cả
các pháp lấy dục làm gốc’.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm hòa hiệp?’ thì
nên đáp như vầy, ‘Lấy xúc làm hòa hiệp[02]’.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm dẫn khởi?’ thì
nên đáp như vầy, ‘Lấy thọ làm dẫn khởi[03]’.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm hữu?’ thì nên
đáp như vầy, ‘Lấy tư tưởng làm hữu[04]“.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm thượng thủ?’
thì nên đáp như vầy: “Lấy niệm làm thượng thủ’.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm tiền đạo?’ thì
nên đáp như vầy, ‘Lấy định làm tiền đạo”.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm tối thượng?’
thì nên đáp như vầy, ‘Lấy tuệ làm tối thượng.’
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm chắc thật?’ thì
nên đáp như vầy, ‘Lấy giải thoát làm chắc thật’.
-
“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm ý nghĩa?’ thì
nên đáp như vầy, ‘Lấy Niết-bàn làm ý nghĩa’.
-
“Tỳ-kheo, đó là, dục là gốc của các pháp,
xúc là hòa hiệp của các pháp, thọ là dẫn khởi của các
pháp, tư tưởng là hữu của các pháp, niệm là thượng thủ
của các pháp, định là tiền đạo của các pháp, tuệ là tối
thượng của các pháp, giải thoát là chắc thật của các
pháp, và Niết-bàn là ý nghĩa của các pháp. Tỳ-kheo, hãy
nên học tập như vậy.
-
“Tích tập tâm xuất gia học đạo[05],
tích tập tưởng vô thường, tích tập tưởng vô thường nên
khổ, tích tập tưởng khổ nên vô ngã, tích tập tưởng bất
tịnh, tích tập tưởng thức ăn ghê tởm[06],
tích tập tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc,
tích tập tưởng về sự chết.
-
“Biết sự tốt xấu của thế gian[07];
tâm được tích tập với tưởng như vậy[08].
Biết tập hữu của thế gian[09];
tâm được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự
tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của
thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy. Nếu
Tỳ-kheo tích tập được tâm xuất gia học đạo, tích tập
được tưởng vô thường, tích tập được tưởng vô thường nên
khổ, tích tập được tưởng khổ nên vô ngã, tích tập được
tưởng bất tịnh, tích tập được tưởng thức ăn ghê tởm,
tích tập được tưởng tất cả thế gian không có gì hoan
lạc, tích tập được tưởng về sự chết. Biết sự tốt xấu của
thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết
tập hữu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như
vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai
hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm đã được tích tập
với tưởng như vậy; đó được gọi là Tỳ-kheo đoạn ái, trừ
kết; đã chánh tri, chánh quán các pháp rồi liền được tận
cùng sự khổ.
-
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi
nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-
Chú thích:
-
[01] Bản Hán,
quyển 28. Tương đương Pāli, A. 8. 83. Mūla, 10. 58 Mūla;
tham chiếu, A. 10. 59 Pabbajjā. Hán, biệt dịch, No.59.
-
[02] Hán: dĩ
cánh lạc vi hòa. Pāli: vedanā-samosaraā, hòa hiệp (kết
hợp) là thọ. Xem cht. dưới.
-
[03] Dĩ hà vi
lai. Pāli: phassa-samudayā, xúc là tập khởi. Xem cht.
trên.
-
[04] Dĩ tư
tưởng vi hữu. Pāli: manasikāra-sabhavā, tác ý là sanh
khởi (hữu).
-
[05] Tập đắc
xuất gia học đạo chi tâm. Pāli: yathāpabbajjā-
paricitañca cittam. Tập trong bản Hán phù hợp với
paricita trong bản Pāli, nên hiểu là tích tập, thay vì
là tập khởi.
-
[06] Ác thực
tưởng.
-
[07] Tri thế
gian hảo ố. Pāli: lokassa samañ ca asamañ ca ñatvā, biết
sự chánh hay bất chánh (bình đẳng hay không bình đẳng)
của thế gian.
-
[08] Tập như
thị tưởng tâm. Pāli: tasaññāparicitañca citta.
-
[09] Tri thế
gian tập hữu. Pāli: lokassa samudayañ ca atthagamañca
ñatvā, biết sự tập khởi và hoại diệt của thế gian.
-
|