- KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật
Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
|
-
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ,
trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Có bảy pháp oán gia[02]
để gây thành oán gia; tức là khi mà bọn nam nữ nổi lên sân
nhuế.
“Những gì là bảy?
“Oán gia thì không muốn oán gia có sắc đẹp.
Vì sao oán gia không muốn oán gia có sắc đẹp? Người hay sân
nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm
không xả bỏ sân nhuế, thì người ấy tuy luôn tắm gội, dùng
danh hương thoa mình, nhưng sắc thân[03]
vẫn xấu. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm
không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ nhất gây thành oán
gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia ngủ
nghỉ an lành. Vì sao oán gia không muốn oán gia ngủ nghỉ an
lành? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi
phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy tuy
nằm trên giường vua, trải bằng thảm lông chim, phủ bằng gấm
vóc lụa là, có nệm mềm, hai đầu kê gối, được phủ bằng thảm
quý, bằng da sơn dương[04],
nhưng giấc ngủ vẫn âu lo, đau khổ. Vì sao như vậy? Vì bị chi
phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia
thứ hai để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân
nhuế.
“Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có
lợi lớn. Vì sao oán gia không muốn oán gia có lợi lớn? Người
hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân
nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy đáng lẽ được lợi,
hai điều ấy không trái nhau, thật là bất lợi lớn. Vì sao như
vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó
là pháp oán gia thứ ba để gây thành oán gia khi mà bọn nam
nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có
bằng hữu. Vì sao oán gia không muốn oán gia có bằng hữu?
Người hay sân nhuế bị tác động bởi tâm sân nhuế, bị chi phối
bởi tâm sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy nếu có
bằng hữu thân thiết, họ cũng tìm cách lánh mặt bỏ đi. Vì sao
như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế.
Đó là pháp oán gia thứ tư để gây thành oán gia khi mà bọn
nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có
sự khen ngợi. Vì sao oán gia không muốn oán gia có sự khen
ngợi? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi
phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy danh ô
tiếng xấu đồn khắp. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân
nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ năm để
gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia quá
giàu sang. Vì sao oán gia không muốn oán gia quá giàu sang?
Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi
sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy tạo nghiệp thân,
khẩu, ý như vậy khiến mất nhiều tài vật. Vì sao như vậy? Vì
bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp
oán gia thứ sáu để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi
lên sân nhuế.
“Lại nữa, oán gia thì không muốn để oán gia
khi thân hoại mạng chung được đến chỗ an lành, sanh ở cõi
trời. Vì sao oán gia không muốn oán gia đến chỗ an lành?
Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi
sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thân khẩu ý tạo ác nghiệp.
Người ấy sau khi thân, khẩu, ý tạo ác nghiệp, thân hoại mạng
chung chắc chắn đến chỗ ác, sanh trong địa ngục. Vì sao như
vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó
là pháp oán gia thứ bảy để gây thành oán gia khi mà bọn nam
nữ nổi lên sân nhuế.
“Đó là cả bảy pháp oán gia gây thành oán gia
khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế.”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng rằng:
- Người sân,
sắc da xấu;
- Nằm ngủ,
khổ không yên.
- Đáng lẽ
được của nhiều,
- Trở lại bị
bất lợi.
- Kẻ bằng hữu
thân thiết,
- Xa lìa
người sân nhuế.
- Luôn luôn
tập sân nhuế,
- Tiếng xấu
đồn khắp nơi.
- Sân gây
nghiệp thân khẩu,
- Nhuế buộc
ràng nghiệp ý.
- Người bị
nhuế chế ngự,
- Mất tất cả
tài vật.
- Sân nhuế
sanh bất lợi,
- Sân nhuế
sanh tâm nhơ.
- Sợ sệt sanh
bên trong,
- Người không
thể biết được.
- Người sân
không biết nghĩa,
- Người sân
không hiểu pháp,
- Không mắt,
mù mịt tối,
- Là người ưa
sân nhuế.
- Nhuế dậy,
sắc da ghê,
- Như lửa mới
bốc khói,
- Từ đó sanh
ghét ghen,
- Duyên sân
lại do đó.
- Việc làm
của người sân,
- Dù thiện và
bất thiện,
- Sau khi cơn
sân qua,
- Nóng lòng
như lửa đốt.
- Gọi là
nghiệp phiền nhiệt,
- Và các pháp
buộc ràng.
- Tất cả Ta
đã nói,
- Các ngươi
hãy nghe kỹ.
- Người sân
nghịch hại cha,
- Và với cả
anh em,
- Cũng giết
hại chị em,
- Người sân
nhiều tàn khốc.
- Sanh ra và
lớn lên,
- Được thấy
thế gian này,
- Nhờ mẹ được
sống còn,
- Khi sân
cũng sát hại.
- Không xấu,
không hổ thẹn,
- Sân triền,
không nói năng,
- Người bị
sân chế ngự,
- Miệng nói
không chừa gì.
- Tạo tác tội
nghịch si,
- Để mình tự
yểu mạng,
- Khi làm
không tự biết,
- Do sân sanh
sợ hãi.
- Tự buộc
trói thân mình,
- Ái lạc
không cùng cực,
- Dù ái niệm
tự thân,
- Người sân
cũng tự hại.
- Hoặc tự đâm
bằng dao,
- Hoặc nhảy
xuống hang sâu,
- Hay dùng
dây thắt cổ,
- Uống các
loại thuốc độc,
- Đó là tượng
sân nhuế.
- Là chết bởi
vì sân,
- Tất cả đều
dứt hết,
- Dùng tuệ
mới biết được.
- Nghiệp bất
thiện dù nhỏ,
- Người trí
biết liền trừ.
- Nên nhẫn
nại hạnh này,
- Màu da
không dữ dằn,
- Không nhuế,
cũng không ưu,
- Khói tắt
không lay động,
- Chế ngự
đoạn sân nhuế,
- Tịch diệt,
không còn lậu.
Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi
nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
-
[01] Tương đương
Pāli A.7.60. Kodhana-sutta.
-
[02] Thất oán gia
pháp. Pāli: sattime dhammā sapattakantā sapattakaraā, bảy
pháp được kẻ thù yêu thích, tạo thành kẻ thù.
-
[03] Sắc, đây chỉ
màu da. Pāli: vanna.
-
[04]
Ca-lăng-già-ba-hòa-la-ba-già-tất-đa-la-na, phiên âm.
Ca-lăng-già: tên xứ. Ba- hòa-la: dịch là ác.
Ba-già-tất-đa-la-na: dịch là áo gối (phiên Phạn ngữ 10,
No.2130, trang 1051b). Pāli:
kadalimigapavara-paccattharaa.
|