- 13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN
BIỆT
-
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong
rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ Bạt-địa-la-đế
kệ và ý nghĩa của nó cho các Tỳ-kheo đang tụ họp tại giảng
đường vào lúc ban đêm.
Bấy giờ đêm đã qua, trời hừng sáng, có một
Tỳ-kheo đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống
một bên mà bạch Phật, rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn, Tôn giả A-nan có nói bài kệ
Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghĩa của nó cho các Tỳ-kheo tụ tập tại
giảng đường vào lúc ban đêm”.
Nhân đó, Đức Thế Tôn bảo một vị Tỳ-kheo rằng:
“Ngươi hãy đi đến chỗ của Tỳ-kheo A-nan mà nói
như vầy: “Thưa Tôn giả A-nan, Đức Thế Tôn gọi Tôn giả”.
Vị Tỳ-kheo kia vâng lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ
ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, ba vòng rồi đi đến chỗ
của Tôn giả A-nan mà nói rằng:
“Thế Tôn gọi Tôn giả A-nan”.
Tôn giả A-nan liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh
lễ rồi đứng qua một bên.
Đức Thế Tôn hỏi A-nan rằng:
“Này A-nan, có quả thật ông có nói bài kệ
Bạt-địa-la-đế kệ cho các Tỳ-kheo tụ họp tại giảng đường vào
lúc ban đêm chăng?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thật vậy, bạch Thế Tôn”.
Đức Thế Tôn hỏi:
“Này A-nan, ông nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và
ý nghĩa của nó cho các Tỳ-kheo nghe như thế nào?”
Tôn giả A-nan liền nói rằng:
- Cẩn thận,
đừng nghĩ quá khứ;
- Tương lai
cũng chớ mong cầu.
- Quá khứ đã
qua, đã mất,
- Tương lai
chưa đến, còn xa.
- Hiện tại
những gì đang có
- Thì nên quán
sát suy tư.
- Niệm niệm
mong manh không chắc,
- Người khôn
biết vậy nên tu.
- Nếu có làm
theo hạnh Thánh,
- Ai hay nỗi
chết ưu sầu.
- Nhất định
tránh xa sự chết;
- Hiểm nguy,
khổ lớn dứt trừ.
- Như vậy thực
hành tinh tấn,
- Ngày đêm
không chút biếng lười.
- Vì vậy phải
thường tụng đọc
- Bạt-địa-la-đế
kệ này.
Đức Thế Tôn lại hỏi A-nan rằng:
“Này A-nan, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá
khứ?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc quá khứ, ham
muốn, đắm trước, an trúù. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức
quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Như vậy, đó là Tỳ-kheo
truy niệm quá khứ.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không truy niệm quá
khứ?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc quá
khứ, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Nếu không
hoan lạc giác, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước,
an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ”.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“A-nan, thế nào là Tỳ-kheo mong cầu tương lai?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở tương lai,
ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành,
thức tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là
Tỳ-kheo mong cầu tương lai”.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không mong cầu tương
lai?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở
tương lai, không ham muốn, không đắm trước, không an trú.
Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức tương lai, sẽ không ham
muốn, không đắm trước, không an trúù. Như vậy gọi là Tỳ-kheo
không mong cầu tương lai”.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“A-nan, thế nào là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện
tại?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở hiện tại,
ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc giác, tưởng, hành,
thức ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là
Tỳ-kheo chấp thọ pháp hiện tại”.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
“A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp
hiện tại?”
Tôn giả A-nan đáp:
“Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện
tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Không
hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn,
không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không
chấp thọ pháp hiện tại”.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
“Lành thay! Lành thay! Đệ tử của Ta là người có
mắt, có trí, có nghĩa, có pháp. Vì sao vậy? Vì là đệ tử, ngay
trước mặt Tôn sư, mà diễn rộng ý nghĩa của văn cú như vậy.
Đúng như những gì Tỳ-kheo A-nan đã nói, các thầy hãy nên như
vậy mà thọ trì. Vì sao vậy? Lời nói ấy và quán nghĩa đó phải
như vậy”.
Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các
Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
[01] Tương đương Pāli
M.132. Ānanda-bhaddekaratta-sutta. Nội dung và các chú thích,
đối chiếu và xem.