- 13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN
BIỆT
-
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Bà-kì-sấu[02],
ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[03].
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
“Nay Ta sẽ nói pháp cho các ngươi nghe. Pháp ấy
vi diệu ở phần đầu, vi diệu ở quảng giữa và đoạn cuối cũng vi
diệu, có nghĩa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm
hạnh, gọi là kinh ‘Phân biệt vô tránh’. Các ngươi hãy lắng
nghe và suy nghĩ kỹ”.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe.
Phật dạy:
“Đừng nên mong cầu dục lạc[04],
là nghiệp vô cùng hèn hạ[05],
là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất
khổ, không phải Thánh hạnh, không tương ưng với nghĩa[06].
Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt,
tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến
giác ngộ, đưa đến Niết-bàn, có tán thán và chỉ trích, có sự
không tán thán và không chỉ trích mà nói pháp, quyết định đúng
mức[07]
và sau khi đã biết quyết định, thường tùy cầu sự lạc nào đã có
bên trong. Đừng nói lời ám chỉ[08],
cũng đừng đối mặt khen ngợi; nói vừa phải chứ đừng quá giới
hạn[09];
tùy theo phong tục địa phương[10],
đừng nói thị, đừng nói phi. Đó là những vấn đề của kinh ‘Phân
biệt vô tránh’.
“‘Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng
hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ
hạnh, rất khổ, không tương ưng với cứu cánh’. Vấn đề này được
nói lên với nguyên nhân nào? Ở đây, ‘Đừng nên mong cầu dục
lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu’. Đây là
nói về một một cực đoan. ‘Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh,
rất khổ, không tương ưng với nghĩa’. Đây là nói về một cực
đoan nữa. Do bởi sự kiện này mà nói ‘Đừng nên mong cầu dục
lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng
mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với
nghĩa’.
“‘Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác
thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến
trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn’. Vấn đề này được nói
lên với những nguyên nhân nào? Ở đây, Thánh đạo tám chi, từ
chánh kiến cho đến chánh định, gọi là tám. Do bởi sự kiện này
mà nói ‘Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành
con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí,
đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn’.
“‘Có tán thán, có chỉ tríùch và có sự không tán
thán, không chỉ trích mà chỉ thuyết pháp’. Vấn đề này được nói
lên với nguyên nhân nào? Sao gọi là tán thán, sao gọi là chỉ
trích mà không nói pháp? ‘Nếu lạc có tương ưng với dục, cùng
đi với hỷ, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh của phàm phu; pháp
này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị
ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình[11].
Vì sao? Vì dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt. Do
biết dục là vô thường cho nên pháp ấy nhất thiết có khổ, có
phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh’. Vị ấy đã biết
điều này cho nên tự chỉ trích mình.
“‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng
với nghĩa. Pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu
sầu, là tà hạnh’.Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình. Vì
sao? Vì Sa-môn Phạm-chí kia sợ hãi sự khổ nên cạo bỏ râu tóc,
mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình,
xuất gia học đạo. Nhưng Sa-môn Pham-chí này lại ôm cái khổ này
nữa, cho nên họ nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não,
có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ
trích mình.
“‘Kết sử hữu[12]
không được đoạn tận; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt
não, có ưu sầu, là tà hạnh’. Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ
trích mình. Vì sao? Vì nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận
thì sự hữu kia cũng không bị đoạn tận, cho nên người đó nhất
thiết có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy đã
biết điều này cho nên tự chỉ trích mình.
“‘Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có
khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh
hạnh’. Vị ấy đã biết điều này rồi, tự tán thán. Vì sao? Vì nếu
người nào kết sử hữu đoạn tận thì sự hữu kia cũng bị đoạn đận,
cho nên người đó nhất thiết không khổ, không phiền lao, không
nhiệt não, không ưu sầu, là chánh hạnh.Vị ấy đã biết điều đó,
cho nên tự tán thán.
“‘Không mong cầu sự lạc bên trong; pháp ấy có
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh’. Vị ấy
biết điều này rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì nếu người nào
không mong cầu sự lạc bên trong, cũng không cầu bên trong, cho
nên người đó nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có
ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều này rồi, tự chỉ trích mình.
“‘Mong cầu sự lạc bên trong; pháp này không có
khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu,
là chánh hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi, tự tán thán. Vì sao?
Vì nếu người nào mong cầu sự lạc bên trong, thì cũng mong cầu
bên trong. Cho nên người đó không có khổ, không có phiền lao,
không có nhiệt não, không có ưu sầu, là chánh hạnh. Vị ấy biết
điều đó cho nên tự tán thán.
“Như vậy gọi là ‘Có tán thán, có chỉ trích mà
không thuyết pháp. Không tán thán, không chỉ trích mà thuyết
pháp’.
“Thế nào là ‘Không tán thán, không chỉ trích mà
thuyết pháp’? ‘Nếu có lạc tương ưng với dục, cùng đi với hỷ,
là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh của phàm phu, thì pháp ấy có
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh’. Vị ấy
biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao? Vị ấy không nói
như vầy, ‘Dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt’. Vị ấy
đã biết dục là vô thường cho nên nhất thiết pháp ấy có khổ, có
phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Không thấu đạt
pháp này chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu
sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp.
“‘Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng
với nghĩa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu
sầu, thuộc về tà hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi, liền nói
pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Tự thân khổ hạnh,
rất khổ, không tương ưng với nghĩa; pháp này có khổ, có phiền
lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’. Không thấu
đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có
ưu sầu, thuộc về tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết
pháp’.
“‘Kết sử hữu không được đoạn tận; pháp này có
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh’. Vị ấy
biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không
nói như vầy, ‘Nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận thì sự
hữu kia cũng không đoạn tận, cho nên người ấy nhất định phải
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’.
Không thấu suốt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có
nghiệt não, có buồn ràu, là tàn hành. Vị ấy đã biết điều đó
cho nên thuyết pháp.
“‘Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có
khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh
hạnh’. Vị ấy đã biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao? Vị
ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào kết sử hữu đã đoạn tận
thì sự hữu kia cũng đoạn tận, cho nên người ấy nhất thiết
không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có
ưu sầu, thuộc về chánh hạnh’. Không thấu đạt pháp này chỉ có
pháp không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không
có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên
thuyết pháp.
“‘Không mong cầu sự lạc bên trong; pháp này có
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh’.
Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy
không nói như vầy, ‘Nếu người nào không mong cầu sự lạc bên
trong thì cũng không mong cầu bên trong, cho nên người ấy nhất
thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về
tà hạnh’. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền
lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh. Vị ấy biết
điều đó cho nên thuyết pháp.
“‘Mong cầu sự lạc bên trong; pháp này không có
khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu,
thuộc về chánh hạnh’. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết
pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, ‘Nếu người nào có
mong cầu sự lạc bên trong, thì cũng mong cầu bên trong cho nên
người đó nhất thiết không có khổ, không có phiền lao, không có
nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh’. Không thấu
đạt pháp này, chỉ có pháp không khổ, không có phiền lao, không
có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh. Vị ấy biết
điều đó cho nên thuyết pháp.
“Như vậy là ‘không tán thán, không chỉ trích mà
thuyết pháp’. Vấn đề đó được nói với nguyên nhân như vậy.
“‘Quyết định đúng mức, và sau khi đã biết quyết
định, hãy mong cầu sự lạc nào đã có bên trong’. Vấn đề này
được nói lên với nguyên nhân nào?
“Có sự lạc không phải sự lạc của bậc Thánh, mà
là lạc của phàm phu, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc
của mũi tên châm chích, có thức ăn[13],
có sống chết, không đáng tu, không đáng tập, không đáng phát
triển. Ta nói điều ấy không đáng tu tập.
“Có sự lạc của bậc Thánh, là sự lạc của vô dục,
sự lạc của ly dục, sự lạc của tịch tĩnh, là lạc của chánh
giác, không có thức ăn, không có sống chết, nên tu, nên tập,
nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu được vậy.
“Sao gọi là ‘Có sự lạc không phải là Thánh lạc
mà là phàm phu lạc, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc
của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên
tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói điều ấy không
nên tu tập’? Nếu do năm công đức của dục mà sanh hỷ, sanh lạc,
thì sự lạc ấy là lạc của phàm phu, không phải là lạc của bậc
Thánh, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên
châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên
tập, không nên phát triển. Ta nói điều ấy không nên tu tập
vậy.
“Sao gọi là ‘Có sự lạc của bậc Thánh, là lạc
của vô dục, là lạc của ly dục, lạc của tịch tĩnh, là lạc của
chánh giác, không có ăn, không có sống chết, nên tu nên tập,
nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu vậy’. Nếu có Tỳ-kheo nào
ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đệ tứ thiền, thành
tựu an trụ. Sự lạc này là lạc của bậc Thánh, sự lạc của vô
dục, là lạc của ly dục, lạc của tịch tĩnh, là lạc của chánh
giác, không có thức ăn, không có sống chết, nên tu nên tập,
nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu vậy.
“‘Quyết định đúng mức, sau khi đã biết quyết
định hãy mong cầu sự lạc nào đã có bên trong’. Vấn đề này được
nói lên với nguyên nhân như vậy.
“‘Không nên nói lời ám chỉ, cũng không nên đối
mặt tán thán’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào?
“Có lời nói ám chỉ mà không chân thật, hư dối,
không tương ưng với nghĩa[14].
Cũng có lời nói ám chỉ mà chân thật, không hư vọng, tương ưng
với nghĩa. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà không chân thật,
hư vọng, không tương ưng với nghĩa, nhất định không nói những
lời như vậy. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà chân thật,
không hư vọng, không tương ưng với cứu cánh, cũng hãy học đừng
nói như vậy. Ở đây nếu có lời nói ám chỉ chân thật, không hư
vọng, tương ưng với nghĩa thì hãy nên biết thời, chánh trí,
chánh niệm để cho thành tựu lời nói ấy.
“Như vậy, ‘Đừng nói lời ám chỉ, cũng đừng đối
mặt khen ngợi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như
vậy.
“‘Nói vừa phải, chứ đừng quá giới hạn’, vấn đề
này được nói lên với nguyên nhân nào?
“Nói quá giới hạn thì thân phiền nhọc, niệm hay
quên, tâm mệt mỏi, tiếng bị hư mà hướng đến trí thì không được
tự tại[15].
Nói vừa phải thì thân không phiền nhọc, niệm không ưa quên,
tâm không mệt mỏi, tiếng nói không bị hư, hướng đến trí thì
được tự tại.
“‘Nói vừa phải, đừng nói quá giới hạn’, vấn đề
này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
“‘Tùy theo phong tục địa phương, đừng nói thị,
đừng nói phi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào?
Thế nào là thị và phi tùy theo phong tục địa phương? Địa
phương này, nhân gian này, sự việc này, hoặc nói là ‘cái
chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là ‘cái ô’, hoặc nói
là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’; hay nói là cái khay, hay
nói là cái ô, hay nói là cái chén, hay nói là đồ đạc; mỗi nơi
tùy theo khả năng mà nói một mực rằng, ‘Đây là sự thực, ngoài
ra là láo cả’. Như vậy, đó là tùy theo phong tục địa phương mà
nói thị hay phi vậy.
“Sao gọi là ‘Tùy phong tục địa phương, không
thị không phi’? Địa phương này, nhân gian này, sự việc này,
hoặc nói là ‘cái chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là
‘cái o’â, hoặc nói là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’, và ở
địa phương kia, nhân gian kia, sự việc kia, hoặc nói là ‘cái
chậu’, hoặc nói là ‘cái khay’, hoặc nói là ‘cái ô’, hoặc nói
là ‘cái chén’, hoặc nói là ‘đồ đạc’. Với sự việc này hay sự
việc kia, không tùy khả năng, không nói với một mực rằng ‘Đây
là sự thật, ngoài ra đều láo cả’, như vậy là tùy phong tục địa
phương không nói thị không nói phi.
“‘Tùy phong tục địa phương, đừng nói thị, đừng
nói phi’, vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
“‘Pháp hữu tránh và pháp vô tránh’. Sao gọi là
pháp hữu tránh? Nếu có lạc tương ưng với dục, cùng đi với, là
nghiệp rất hèn hạ, là hạnh phàm phu, pháp này là hữu tránh. Vì
những sự kiện gì mà pháp này là hữu tránh. Vì pháp này có khổ,
có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho
nên nói pháp này là hữu tránh. Nếu tự thân khổ hạnh, rất khổ,
không phải chánh hạnh, không tương ưng với nghĩa, thì pháp này
là hữu tránh. Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não,
có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu
tránh. Xa lìa hai cực đoan ấy, có trung đạo, tác thành con
mắt, tác thành trí tự tại, thành định, đưa đến trí tuệ, đưa
đến giác ngộ và Niết-bàn, pháp này là vô tránh.
“Vì những sự kiện nào mà pháp này là vô tránh?
Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không
ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
Kết sử hữu mà không đoạn tận, pháp này là hữu tránh. Vì những
sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ,
có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho
nên nói pháp này là hữu tránh.
“Kết sử hữu diệt tận, pháp này là vô tránh. Vì
những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này
không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu,
thuộc chánh hạnh, cho nên nói pháp này không tranh chấp, không
mong cầu nội lạc.
“Không cầu nội lạc, pháp ấy là hữu tránh. Vì
những sự kiện nào mà gọi pháp ấy là hữu tránh? Vì pháp này có
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh,
nên nói pháp này là hữu tránh.
“Mong cầu ở nội lạc, pháp này là vô tránh. Vì
những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này
không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu,
thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
“Trong đó, nếu có sự lạc nào không phải là
Thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc của bệnh, gốc của ung
nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết,
không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói pháp
ấy không nên tu. Pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào
mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền
lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói
pháp này là hữu tránh.
“Trong đó nếu có sự lạc nào là lạc của bậc
Thánh, sự lạc nào của vô dục, lạc do ly dục, lạc của tịch
tịnh, của chánh giác, không thức ăn, không có sống chết, nên
tu nên tập, nên phát triển. Ta nói pháp ấy nên tu, pháp này là
pháp vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô
tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có
nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói
pháp này là vô tránh.
“Trong đó nếu có lời nói ám chỉ mà không chân
thật, dối láo, không tương ưng với cứu cánh, pháp này là hữu
tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì
pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc
về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh.
“Trong đó, nếu có lời chê bai sau lưng mà chân
thật, không dối láo, tương ưng với cứu cánh, pháp ấy là vô
tránh. Vì sự kiện nào mà nói pháp ấy là vô tránh? Vì pháp này
không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu
sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
“Không nói vừa phải. pháp này là hữu tránh. Vì
những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có
khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh,
cho nên nói pháp này là tranh chấp.
“Nói vừa phải, pháp này là vô tránh. Vì những
sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không
khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu,
thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
“Thị và phi theo phong tục địa phương, pháp này
là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu
tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu
sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên pháp này có tranh chấp.
“Tùy phong tục địa phương, không nói thị không
nói phi, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói
pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền
lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh,
cho nên nói pháp này là vô tránh.
“Đó gọi là tránh pháp. Các ngươi nên biết pháp
tránh và pháp vô tránh. Đã biết pháp tránh và pháp vô tránh
thì nên xả bỏ pháp tránh, tu tập pháp vô tránh. Các ngươi cần
phải học như vậy.
“Như vậy thiện nam tử Tu-bồ-đề[16]
do đạo vô tránh[17]
mà về sau biết được pháp như pháp[18]“.
- Biết pháp
Như chơn thật
- Tu-bồ-đề
thuyết kệ
- Thực hành
chơn không này
- Bỏ đây,
trụ tịch tịnh.
Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe Phật
thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
-
[01] Tương đương
Pāli, M.139. Araṇavibhanga-sutta.
-
[02] Bà-kì-sấu;
Pāli: Bhaggesu, giữa những người Bhagga, tên một bộ tộc.
Nhưng, bản Pāli tương đương: Phật trú ở Sāvatthi.
-
[03]
Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu, xem cht.2,3
Kinh số 10.
-
[04] Hán: mạc cầu
dục lạc. Pāli: na kāmasukham anuyuñjeyya, chớ đam mê khoái
lục dục tình.
-
[05] Hán: cực hạ
tiện nghiệp. Pāli: hīna gamma, thấp hèn và đê tiện. Trong
bản Hán, gamma (đê tiện) có lẽ được đọc là kamma: nghiệp.
-
[06] Vô nghĩa tương
ưng, Pāli: amatthasamhita, không liên hệ đến mục đích.
-
[07] Hán: quyết
định ư tề(có bản chép là trai). Pāli: sukhavinicchayam, sự
phán xét về lạc.
-
[08] Đạo thuyết;
bản Cao-li chép; Tống-Nguyên-Minh chép. Pāli: raho-vāda, nói
chuyện bí mật, nói lén.
-
[09] Hán: tề hạn
thuyết. Pāli: ataramāno bhāseyya na taramāno, nói thong thả,
đừng nhanh quá.
-
[10] Hán: tùy quốc
tục pháp. Pāli: janapadanirutti nābhinivesyya, đừng cố chấp
địa phương ngữ.
-
[11] Pāli: iti vada
itth’ eke apasādeti, vị ấy chỉ trích một số người bằng lời
lẽ như vậy.
-
[12] Hữu kết. Pāli:
bhava-sayojana.
-
[13] Hữu thực, tức
là có yếu làm điều kiện; xem kinh “Thực” số 52.
-
[14] Xem cht.6
trên.
-
[15] Nghĩa là, nói
nhanh quá, người nghe không kịp hiểu.
-
[16] Tu-bồ-đề.
Pāli: Subhūti.
-
[17] Vô tránh đạo.
-
[18] Pāli: Subhūti
ca pana, bhikkhave, kulaputto araapaipada paipanno, thiện
nam tử Tu-bồ-đề là người thực hành con đường vô tránh.