|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
ÐƯỜNG TU KHÔNG HAI
(Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận)
Minh Tâm
Nhà Xuất Bản Thanh Văn -
USA
1991
- 01- PHẨM PHẬT
QUỐC
-
-
Kinh Duy Ma Cật là bộ Kinh Ðại Thừa
mà Ðức Phật nói ra cho các Bồ Tát và các đệ tử phát tâm vô
thượng bồ đề nghe, nghĩa lý cao siêu, Phật phải dùng nhiều thí
dụ để diễn tả Chân Lý tuyệt đối đưa vào cảnh giới Bất Nhị. Chúng
ta là những kẻ phàm phu hậu học, trí mờ huệ mỏng, nhưng không vì
thế mà cam chịu phận hèn, chúng ta trước hết xin sám hối tất cả
những tội lỗi đã gây ra từ trước, rồi phát thệ nguyện lớn tu học
theo lời Phật dạy, gạn lọc vô minh phiền não thì rồi cũng có lúc
mặt trời trí huệ tự nhiên chiếu sáng. Muốn hiểu ý nghĩa kinh Ðại
Thừa, chúng ta cần bỏ cái tướng bề ngoài mà thâm nhập vào Thể
Tánh bên trong, mới tìm ra huyền nghĩa trong các ẩn dụ, gắng sức
vươn lên tới trình độ hiểu biết cao hơn thường tình, khi hiểu
được thâm nghĩa ẩn ý thì hỷ lạc vô cùng.
-
Tên phẩm này là Phật Quốc nghĩa là
nước Phật. Nước Phật ở chỗ nào? Nếu hiểu theo nghĩa nông cạn
thường tình thì nước của Phật Thích Ca là cõi Ta Bà uế trược
này, còn nước của Phật A Di Ðà là cõi cực lạc ở Tây Phương.
Nhưng ở phẩm này, nước Phật không cần tìm ở đâu xa, mà chính ở
ngay cõi thế gian này, ngay trong Tâm của ta, Tâm thanh tịnh
thì nước Phật hiện tiền.
-
Chữ tôi ở bốn chữ mở đầu quyển kinh
là để chỉ ông A Nan, em con chú bác với Thái Tử Tất Ðạt Ða, sau
xuất gia làm thị giả hầu cận Ðức Thich Ca, học rộng nhớ nhíều,
nghe những lời Phật thuyết pháp rồi nói lại cho mọi người nghe
trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, sau khi Phật nhập diệt.
Thành phần những thính giả nghe Phật nói Kinh Duy Ma Cật ở thành
Tỳ Xá Li gồm có vô lượng trăm ngàn đại chúng, trên là chư Bồ
Tát, Tỳ Kheo, Chư Thiên Thần cho đến dưới là các Phật Tử nam nữ
cung kính vây quanh Phật để nghe Pháp. Lúc đó có Trưởng Giả Tử
Bảo Tich cùng với 500 Trưởng Giả Tử cầm lọng bảy báu đến cúng
dường Phật, do oai đức của Phật khiến các lọng báu hợp lại thành
một cây lọng lớn bao trùm cả ba lần ngàn đại thiên thế giới.
-
Trưởng giả là người giầu sang, vừa có
tuổi tác, vừa có đức hạnh trang nghiêm, tâm tánh ngay thẳng, lời
lẽ chân thật, tóm lại là người đã tiến bước trên đường phước huệ
song tu. Trưởng Giả Tử thường được địch là con ông trưởng giả,
thuộc hàng thanh niên còn ít tuổi. Ở đây, Trưởng Giả Tử Bảo Tích
đóng vai trò quan trọng thay mặt cho 500 Trưởng Giả Tử để đọc
bài kệ tán thán oai thần của Phật và bạch xin Phật thuyết pháp
cho tất cả đại chúng nghe.
-
Có người nghĩ rằng: Tại sao giữa đại
chúng đông đủ các Ðại Bồ Tát, Thanh Văn, các đại đệ tử, Trời,
Rồng,... mà một chàng thanh niên dám đứng ra bạch Phật, như vậy
có thất kính với các bậc bề trên không? Tuy rằng các chúng sinh
đều bình đẳng, nhưng đó là đứng về Lý Tánh mà nói, chứ ở giữa
đại chúng đông đủ thì phải có tôn ty trật tự, vai trò bạch Phật
phải do các Bồ Tát, Thanh Văn hoặc các đại đệ tử đảm nhiệm thì
mới phải.Vì lẽ đó, một số người nghĩ rằng danh từ Trưởng Giả Tử
nên được dịch là ông Trưởng Giả đúng hơn là con ông Trưởng Giả.
Chữ Tử vừa có nghĩa là con, vừa có nghĩa là người đã hiểu cái lý
Tất Cả là Một, chữ Tử viết theo Hán tự là do ghép chữ liễu và
chữ nhất, liễu là hiểu biết rốt ráo cùng cực, nhất là một. Các
bậc Thánh Hiền bên Trung Hoa được dùng chữ Tử để tôn xưng, thí
dụ: Khổng Tử, Lão Tử. Mạnh Tử, Trang Tử... Biết đâu Ngài Cưu Ma
La Thập khi dịch kinh này từ chữ Phạn ra chữ Hán, đã bị ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa, nên thêm chữ Tử sau chữ Trưởng Giả
để tăng phần tôn kính.
-
Vả lại trong bài kệ tán thán Phật,
Trưởng Giả Tử Bảo Tích đã dùng những lời lẽ cao siêu, ý tứ thâm
điệu, rõ ràng là lời của một người đã tu hành lâu năm già giặn,
vun bồi nhiều công đức hạnh lành, một chàng thanh niên khó mà có
được. Ðến đây chúng tôi nhớ lại trong Kinh Hoa Nghiêm cũng có
danh từ Ðồng Tử (Thiện Tài Ðồng Tử) không phải để chỉ một người
trẻ tuổi, mà lại có nghĩa là người tu hành tới chỗ dứt hoặc
chứng chân, rốt ráo ngộ Ðạo chân thật, trừ hết vô minh phiền
não, chân Trí hiện ra, trở về bản tánh trong sạch hồn nhiên ví
như trẻ thơ. Kinh Dược Sư cũng gọi Văn Thù Sư Lợi là Ðồng Tử.
Vậy những danh từ Đồng Tử hay Trưởng Giả Tử là dùng để tôn xưng
những bậc tu hành đạt đạo, thâm nhập Bản Thể, ví như trẻ thơ trở
về trong vòng tay từ mẫu thương yêu; ở đây, Trưởng Giả Tử nên
được hiểu là chính ông Trưởng Giả thì hợp lý hơn.
-
Cũng có người cho rằng: dịch Trưởng
Giả Tử là con ông Trưởng Giả hay là ông Trưởng Giả cũng vậy, vì
cần có một người đứng ra bạch Phật xin được nghe Pháp, người đó
là ông Trưởng Giả giầu sang già cả cũng được, mà người đó là một
chàng thanh niên ít tuổi cũng không sao, đối với Phật thì tất cả
đều bình đẳng, Phật thương chúng sinh như mẹ hiền thương con
dại, bất cứ ai đến thưa hỏi, Phật sẵn sàng giải đáp, tùy bệnh
cho thuốc. Chàng thanh niên Bảo Tích, đại diện cho 500 thanh
niên khác, đứng ra bạch Phật không phải là điều chưa từng có,
cũng không phải là thất kính, miễn có đủ duyên lành là được gặp
Phật, thưa hỏi và nghe Pháp.
-
Vai trò chính trong Kinh này là Cư Sĩ
Duy Ma Cật chứ không phải Trưởng Giả Tử Bảo Tích, vậy Bảo Tích
là ông Trưởng Giả hoặc là chàng thanh niên con ông Trưởng Giả,
thiết tưởng không quan trọng, mà điều quan trọng hơn hết là tìm
hiểu ẩn ý và huyền nghĩa của bộ Kinh, qua lời Cư Sĩ Duy Ma Cật.
-
Danh từ Bảo Tích cũng đáng lưu ý. Bảo
là của báu quý giá, Tích là gom lại lưu trữ. Bảo Tích là tích
tụ, gom lại lưu trữ nhiều của báu quý giá. Trưởng Giả là người
gíàu sang thì có nhiều của báu quý giá là việc dĩ nhiên, nhưng
lại là người đầy đủ đức hạnh, phước huệ song tu, thì Bảo Tích
nên được hiểu là tượng trưng cho những người đã tích tụ được
nhiều của báu tinh thần, thực hành Lục Ðộ vạn hạnh, Từ Bi Hỷ Xả,
mọi đức tánh được trau gíồi đầy đủ trang nghiêm.
- Lọng,
dịch từ chữ Cái mà ra, như chúng ta thường dùng chữ Bảo Cái, là
một vật giống như cái dù, dùng để che nắng mưa gió bụi. Lọng còn
là một biểu tượng cho oai quyền sang quý, vì thời xưa chỉ có Vua
Quan và những người quyền thế mới có lọng che, chứ dân thường
làm sao có lọng được.
-
Ở đây lọng bảy báu mà các Trưởng Giả
Tử đem đến cúng dường Phật không thể làm bằng gấm, lụa, vàng
bạc... mà phải làm bằng bảy thứ gì quý giá hơn nhiều, không phải
giá trị vật chất mà là giá trị tâm linh. Các Trưởng Giả Tử tới
trước Phật, lạy chân Phật, dâng phẩm vật cúng dường phải thanh
tinh hạng nhất, vậy cái lọng bảy báu đây tượng trưng cho sự phát
tâm bồ đề, lòng chân thành và các công đức, công hạnh của các vị
đó. Hơn nữa, lọng dùng để che nắng mưa gió bụi của trần gian thì
Chân Tâm thanh tịnh che chở chúng ta chống phiền não, tham sân
si, ái dục, chấp trước, nhiễm ô. Lọng báu cũng là những Giới
Hạnh ngăn chúng ta phạm những điều tội lỗi xấu ác.
-
Bảy báu bằng vật chất của thế gian là
vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, xích châu, mã não, san hô. Ở đây bảy
báu tượng trưng cho bảy đức tánh đưa người tu hành tới quả vị
Thánh, gọi là Thất Thánh Tài:
-
Vàng tượng trưng cho Giới (ngăn
cấm).
-
Bạc tượng trưg cho Tín (lòng tin).
-
Lưu ly tượng trưng cho Văn (nghe).
-
Xà cừ tượng trưng cho Tàm (xấu hổ).
-
Xích châu tượng trưng cho Tấn (tinh
tấn, tiến tới).
-
Mã não tượng trưng cho Huệ (trí
huệ).
-
San hô tượng trưng cho Xả (bỏ).
-
Người tu hành trước hết phải giữ gìn
các giới cấm không được vi phạm, rồi phát khởi lòng tin, tin
Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin mình có khả năng thành Phật, phải
theo Thầy nghe lời dạy mà tu học thực hành, nhờ đó biết ăn năn
xấu hổ không dám làm điều ác, rồi lại tinh tấn làm điều lành,
phát huy trí huệ sáng suốt sẵn có, được chút công đức gì đều xả
hết, đem hồi hướng cho tất cả chúng sinh, chớ không chấp trước.
-
Các Trưởng Giả Tử cầm lọng báu của
mình tới cúng dường Phật là ý Kinh muốn nói: phàm phu muốn thấy
Phật, nghe Pháp, hiểu Chân Lý, muốn bỏ chỗ tối trườn mình ra
trước ánh sáng giác ngộ thì phải hy sinh, lìa bỏ những của cải
trần gian mà dùng lòng chân thành, phát tâm thanh tịnh, gom góp
tích tụ các công đức tu hành gồm Thất Thánh Tai thì mới thành
tựu.
-
Hai chữ cúng dường là do hai chữ Hán
cung dưỡng mà đọc chệch ra, nghĩa là cung cấp dưỡng nuôi; muốn
cúng dường, người ta phải mua phẩm vật đem tới dâng cúng Phật và
chư Tăng. Có mua là có hao tốn tiền bạc, thời giờ, công sức, hy
sinh một phần của cải vật chất để cầu một phần phước báo tinh
thần. Do đó cúng dường được dịch ra tiếng Anh và Pháp là
sacrifice, có nghĩa bóng là hy sinh từ bỏ những thú vui thế
gian, những dục vọng thấp hèn, để hướng về những của báu xuất
thế gian, cầu được những đức tánh cao cả siêu việt của tâm linh.
Phải hy sinh, phải xả bỏ, phải mất đi, phải chịu thiệt hại thì
những cái gì mình tìm thấy, mình đắc mới cao quý tốt đẹp. Bỏ của
cải trần gian để được Thất Thánh Tài, bỏ ái dục tham sân si để
được bốn Tâm Vô Lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xả), bỏ xác thân ngũ uẩn để
được Pháp thân, bỏ chấp ngã để cứu độ chúng sinh, đó là lối cúng
dường cao cả nhất, đúng với Chánh Pháp và Chân Lý.
-
Do oai thần của Phật, năm trăm lọng
báu hợp lại thành một cây lọng to lớn bao trùm khắp ba lần ngàn
đại thiên thế giới, mọi vật như núi sông, biển suối, mặt trời,
mặt trăng, tinh tú, chư Phật mười phương đang nói Pháp... đều
hiện đủ trong đó. Ðến đây vấn đề trở nên rõ rệt: cái lọng báu
đây không thể là cái lọng thật, làm bằng bảy báu vật chất, mà
chính là tượng trưng cho Chân Tâm thanh tịnh, vì chỉ có Chân Tâm
mới có thể rộng lớn vô tận vô biên bao trùm ba lần ngàn đại
thiên thế giới, chỉ có cái Thể của Chân Tãm mới dung chứa được
tất cả mọi sự mọi vật, ngoài ra không có vật gì có thể làm được
như vậy.
-
Hơn nữa. theo pháp môn Tịnh Ðộ, ai
niệm mười danh hiệu Phật A Di Ðà mà được nhất tâm bất loạn thì
khi lâm chung được chư Phật và Bồ Tát cầm tràng phan và lọng báu
tới tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Vậy lọng báu là vật chứng
minh công quả tu hành, đức hạnh của người niệm Phật được nhất
tâm, ai có lọng báu là tâm đã được thanh tịnh. Năm trăm Trưởng
Giả Tử có lọng báu tất nhiên là đã có công phu tu hành thanh
tinh, nay đem các lọng báu hợp lại làm một, nghĩa là chỉ có Nhất
Tâm, Chân Tâm chẳng có hai, đó là lý Bất Nhị.
-
Ðây cũng là ý nghĩa trong Kinh Hoa
Nghiêm muốn trình bày cái lý Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới, tất cả là
Một, không còn sai biệt theo hình danh sắc tướng, mà hòa hợp vào
Thể Tánh Nhất Như. Ðây cũng diễn tả rõ ràng Sáu Tướng Hoa
Nghiêm: Nhất Ða, Ðồng Dị, Tổng Biệt, tuy nhiều mà hợp làm một,
tuy khác tướng mà cùng một thể, tuy riêng biệt mà tổng hợp không
hai, tất cả mọi sự mọi vật đều viên dung vô ngại, tương tức
tương nhập.
-
Tất cả núi sông, biển suối, mặt
trời, mặt trăng, tinh tú, Trời Rồng, Thần người cho đến chư Phật
mười phương cũng đều hiện trong lọng bảy báu đó. đây là ý muốn
thuyết minh cái lý Nhấl Thiết do Tâm tạo, tất cả mọi sự mọi vật
hữu hình và vô hình, cho tới chư Phật mười phương đang thuyết
pháp, cũng không ngoài Tâm mà có. Tâm chỉ có một, nhưng tướng và
dụng thì có nhiều và rộng lớn vô lượng vô biên. Trong kinh sách
có chỗ tạm dùng phương tiện chia ra Chân Tâm và vọng tâm cho dễ
phân biệt, dễ hiểu, dễ nhận, chứ Tâm chẳng có hai (Bất Nhị).
Ðúng ra nên dùng danh từ vọng thức thay cho vọng tâm. Chân Tâm
thì thanh tịnh, bất động, an nhiên tự tại, nhưng khi vọng niệm
nổi lên thì Chân Tâm ẩn, ví như mặt trăng bị mây che, lúc đó
vọng thức tác động, ví như bóng tồi bao trùm mọi vật. Nhờ công
phu tu hành dứt hoặc chứng chân, vọng thức chìm lặn thì Chân Tâm
lại hiện ra, ví như gió thổi mây bay, mặt trăng lại chiếu sáng.
Cũng ví như nước thành sóng vì có gió, hết gió thì sóng trở lại
thành nước, chẳng phải hai, vốn là một.
-
Chính Tâm này tạo ra Phật, Thánh
Hiền. vạn vật chúng sinh, chính Tâm này tạo ra địa ngục, ngạ
quỷ, chính Tâm này khiến người tu hành hưởng Niết Bàn an lạc
giải thoát, mà cũng chính Tâm này dắt dẫn kẻ ác đọa vào địa ngục
trầm luân. Tâm thanh tịnh sáng suốt thì là Phật, tâm nhiễm ô mê
mờ thì là chúng sinh, do đó có câu: Tâm, Phật, chúng sinh, tam
vô sai biệt, và cũng chính trong Kinh Duy Ma Cật có câu: Tùy kỳ
Tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh, nghĩa là tùy Tâm chúng sinh thanh
tịnh mà cõi Phật được thanh tịnh. Một ý niệm giác ngộ là nguồn
gốc của Niết Bàn, một niệm bất giác là động cơ đưa đến địa
ngục.
-
Các Truởng Giả Tử muốn trở về Chân
Tâm thanh tịnh cần phải thành tựu nhiều đức tánh tốt, thực hiện
công phu tu hành. Ðức Phật dùng oai thần hợp năm trăm lọng bảy
báu thành một cây lọng lớn, là ý muốn nói: các Trưởng Giả Tử
phải đem Thất Thánh Tài gom lại theo một hướng, đó là vạn Thù
quy Nhất Bổn, tu hành nhiều pháp môn nhưng cứu cánh chỉ có Một,
là Chân Tâm thanh tịnh.
-
Cây lọng lớn bao trùm ba lần ngàn đại
thiên thế giới tượng trưng cho Tâm Phật, Chân Tâm, che chở hộ
trì cho tất cả chúng sinh, mọi loài trong Pháp Giới đều nằm
trong tình thương của Phật, lòng Ðại Từ Ðại Bi chiếu soi trùm
khắp tất cả, ví như lưới ngọc của Ðế Thích (lưới Ðế châu), của
Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới trong Kinh Hoa Nghiêm, một chiếu soi tất
cả, tất cả là Một.
-
Công dụng của cây lọng là che; đối
với người dân thường thì cây lọng là cái dù, cái ô để che nắng
mưa gió bụi. Ðối với hàng Vua Quan thì cây lọng tượng trưng cho
oai quyền, uy tín. Ðối với Phật và Bồ Tát thì cây lọng nói lên
sự thương yêu cứu độ hộ trì cho chúng sinh. Cây lọng lớn chính
là Chân Tâm, Phật Tánh đã giáo hóa chúng sinh từ vô thỉ đến nay
và mãi mãi về sau, che chở chúng sinh chống các tham dục phiền
não nhiễm ô, thanh lọc thân tâm, tiến tới chỗ giác ngộ.
-
Trong bài kệ Bảo Tích đọc để tán thán
Phật có những câu nói về pháp môn Bất Nhị:
- Nói pháp chẳng có cũng chẳng
không.
-
Khen chê chẳng động như Tu-Di.
-
Đồng bực thương xót kẻ lành dữ,
-
Tâm hạnh bình đẳng như hư không
-
Phật thuyết pháp lìa nhị biên, chẳng
chấp có chấp không, chẳng cháp thường chấp đoạn, mà chủ trương
Trung Ðạo. Ðối với lời khen hay tiếng chê, Phật không để tâm dao
động, Ngài an nhiên tự tại như núi Tu Di, vì không còn chấp danh
từ ngôn ngữ. Ðốì với kẻ dữ người lành, Phật thương xót như nhau,
chứ không hề yêu người lành, ghét kẻ dữ, đó là tâm bình đẳng vô
phân biệt, giống như hư không rộng lớn bao trùm các cõi.
-
Sau khi tán thán, Bảo Tich xin Phật
dạy những hạnh của Bồ Tát muốn được Tịnh Ðộ. Phật dạy: Tất cả
chúng sinh là cõi Phật của Bồ Tát. Vì sao ? Bồ Tát tùy chỗ giáo
hóa điều phục chúng sinh mà lãnh lấy cõi Phật. Tùy chúng sinh
ưng theo quốc độ nào vào trí huệ Phật và phát khởi căn tánh Bồ
Tát mà lãnh lấy cõi Phật. Bồ Tát lãnh lấy cõi Phật thanh tịnh
đều vì muốn lợi ích chúng sinh.
-
Bồ Tát là bậc Giác ngộ rồi, nhưng
không an hưởng Niết Bàn, không mong cầu quả Phật, mà cứ lặn lội
trong ba cõi sáu đường để cứu độ chúng sinh tự giác giác tha, tự
độ độ tha. Các Bồ Tát thực hành Lục Ðộ vạn hạnh quên mình vì
chúng sinh, làm mọi việc lành với tâm vô cầu, vô chứng. vô đắc,
vì bổn phận mà làm, coi việc cứu độ chúng sinh là một việc tất
nhiên, không thấy mình làm (vô ngã), không thấy việc làm (vô ngã
sở), không thấy có chúng sinh được cứu độ, các Ngài làm hoài mà
không nghỉ mệt, không thấy chán, không chấp trước, không phân
biệt, các Ngài đã đồng hóa với việc làm, với chúng sinh. Bồ Tát
với chúng sinh là một, chẳng hai (Bất Nhị).
-
Nhờ có chúng sinh đau khổ mà Bồ Tát
làm tròn nhiệm vụ, rồi quả vị Phật sẽ đến, dù không mong cầu mà
vẫn được. Bồ Tát làm việc gì cũng tùy thuận chúng sinh. Bồ Tát
lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi không có gì hết, mà phải có
chúng sinh, phải vì chúng sinh, đó là ý nghĩa câu: Tất cả chúng
sinh là cõi Phật của Bồ Tát, cõi Phật được lặp ra là do chúng
sinh, tùy thuận sở thích của chúng sinh. Nếu chúng sinh ưa thích
Tịnh Ðộ thì Bồ Tát sẽ nhận lãnh Tịnh Ðộ làm cõi Phật của mình để
tùy duyên hóa độ. Nếu chúng sinh ưa thích uế độ thì Bồ Tát sẽ
nhận lãnh uế độ Ta Bà làm cõi Phật của mình. Chỗ này đồng ý
nghĩa với đoạn Kinh trong phẩm Phổ Môn: Nếu có chúng sinh nào
đáng dùng thân Phật, Thanh Văn, Trời, Người, Thần, Quỷ... được
độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế âm liền hiện đúng thân đó mà nói
Pháp.
-
Chúng sinh ở đâu, muốn gì thì Bồ Tát
đến đó mà giáo hóa điều phục, như vậy thì Bồ Tát đi theo chúng
sinh, tùy thuận chúng sinh, tùy duyên dạy dỗ, dù lãnh lấy cõi
Phật nào cũng đều vì lợi ích chúng sinh. Trong Kinh có câu: Bồ
Tát nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi rỗng không, nghĩa
là Bồ Tát đắc quả Phật là nhờ thành tựu chúng sinh, nhờ có chúng
sinh mà Bồ Tát có cơ duyên giáo hóa cứu độ. Bồ Tát không lìa
chúng sinh, và chỉ khi nào độ xong tất cả chúng sinh thì các
Ngài mới thành Phật.
-
Ðức Phật dạy: Bồ Tát muốn được Tịnh
Ðộ thì hạnh đầu tiên phải có là Trực Tâm. Trực là ngay thẳng,
chân chánh, chân thật, không cong queo tà vạy. Trực Tâm là lòng
ngay thẳng, chân thật, mọi ý tưởng lời nói việc làm đều đúng với
Chân Lý, xa lìa vô minh vọng tưởng. Trực Tâm chính là Bát Chánh
Ðạo, con đường chân chánh gồm có tám yếu tố: Chánh Kiến, Chánh
Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn,
Chánh Niệm và Chánh Ðịnh.
-
Người tu Bồ Tát hạnh cần phải khởi
đầu bằng cách phát tâm tu hành chân chánh, hướng về quả vị Vô
Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, chứ không cầu Thanh Văn Duyên
Giác, cũng không cầu phước báo nơi cõi Trời, cõi người. Sau khi
có Trực Tâm rồi, người tu hành tiến sâu thêm nữa vào nội tâm,
phát khởi Thâm Tâm. Thâm là sâu. Người phát Thâm Tâm là đã có
lòng tin sâu xa nơi Tam Bảo: Phật Pháp Tăng, chí tâm, chí thành,
chí kính, hết lòng hy sinh cúng dường Tam Bảo, làm việc gì cũng
vì lợi ích chúng sinh. Người phát Thâm Tâm lìa bỏ trần cảnh bên
ngoài để thấy Phật bên trong, bỏ tướng để thấy Tánh, nhờ Dụng mà
nhập Thể, biết rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, trước
sau rồi cũng thành Phật. Thường Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Pháp
Hoa là người tu hành đã có Thâm Tâm nên hễ gặp ai tu hành là
Ngài lễ lạy và nói lo: “Tôi không dám khinh quý Ngài, vì quý
Ngài đều sẽ thành Phật,” Bồ Tát đã nhìn thấy Tánh Phật bên
trong, xuyên qua hình tướng bên ngoài.
-
Khi đã có Trực Tâm và Thâm Tâm rồi,
người tu Bồ Tát Ðạo tinh tấn tiến bước hướng về nẻo giác, đó là
Bồ Ðề Tâm. Phát Bồ Đề Tâm là phát thệ nguyện lớn quyết chí tu
hành tới chỗ hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, thành Phật. Sau
khi giác ngộ rồi thì lại thị hiện ở các cõi để giác ngộ cho các
chúng sinh.
-
Ba hạnh Trực Tâm, Thâm Tâm và Bồ Ðề
Tâm có liên hệ mật thiết với nhau, bổ túc cho nhau, thiếu một là
không được. Nhờ có Trực Tâm mới nhập vào Thâm Tâm, có Thâm Tâm
thì Bồ Ðề Tâm mới tăng trưởng, ví như lau hết bụi thì mặt gương
tự sáng.
-
Trực Tâm là công phu tu hành để
chuyển năm thức đầu (tiền ngũ thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân)
thành ra Thành Sở Tác Trí là cái trí huệ sáng suốt khiến mọi
việc làm đều thành tựu chân chánh tốt đẹp. Thâm Tâm là công phu
tu hành để chuyển thức thứ sáu (Ý Thức) thành ra Diệu Quán Sát
Trí là cái Trí huệ sáng suốt nhận xét nhiệm mầu đúng với Chân
Lý, không còn mê vọng nữa. Thâm Tâm là cái tâm sâu kín ẩn tàng,
tượng trưng cho Ý Thức nằm sâu ở bên trong. Còn Bồ Ðề Tâm là
công phu tu hành để chuyển thức thứ bảy (Mạt Na Thức) và thức
thứ tám (A Lại Da Thức) thành ra Bình Ðẳng Tánh Trí và Ðại Viên
Cảnh Trí, là cái trí huệ sáng suốt, phá hết chấp ngã và chấp
pháp, thấy được cái Tánh bình đẳng của vạn vật, là Trí huệ sáng
suốt viên mãn tròn đầy như tấm gương rộng lớn chiếu soi khắp càn
khôn vũ trụ, vật gi cũng in bóng mà chẳng giữ lại một dấu tích
gì. Như vậy thì tu ba hạnh Trực Tâm, Thâm Tâm và Bồ Ðề Tâm chính
là chuyển tám thức thành bốn trí.
-
Ngoài ra, người tu hành theo Bồ Tát
Ðạo còn phải thực hành Lục Ðộ Ba La Mật (Bố thí, trì giới, nhẫn
nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ), Bốn Tâm Vô Lượng (Từ, Bi,
Hỷ, Xả), Tứ Nhiếp Pháp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), khéo
dùng mọi phương tiện để dẫn tới cứu cánh, tu 37 phẩm trợ đạo,
làm mười điều lành, nói pháp trừ tám nạn, không chê chỗ kém của
người khác, và sau hết, làm được công đức gì đều đem hồi hướng
cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật Ðạo.
- Qua
đoạn kinh trên, Ðức Phật đã đưa ra nhiều phương pháp tu hành để
chúng sinh lựa chọn, tùy theo căn cơ và sở thích. Phương pháp
nào cũng chân chánh lành tốt và đều đưa tới mục đích là giác
ngộ, ví như một tòa nhà có nhiều cửa, đi cửa nào cũng vào được,
chúng ta tùy sức, tùy theo vị trí đang đứng mà lựa chọn một lối
đi, một cửa vào cho thích hợp.
-
Ðể tóm tắt và cho có mạch lạc, Ðức
Phật dạy thêm: Muốn làm tất cả các hạnh lành, Bồ Tát khởi đầu
bằng cách giữ tâm chân chánh ngay thẳng, từ cãn bản đó tiến lên
điều phục ý thức, làm mọi việc lành để hóa độ chúng sinh, lãnh
lấv cõi Phật thanh tịnh. Muốn được cõi Phật thanh tịnh, Bồ Tát
giữ tâm thanh tịnh, tùy chỗ tâm thanh tịnh mà được cõi Phật
thanh tịnh.
-
Bồ Tát khởi đầu bằng cách phát tâm,
rồi tinh tấn tu hành tự giác giác tha, tự lợi lợi tha, làm vô
lượng vô số việc lành để cuối cùng được trở về với Bản Tâm thanh
tịnh, mà cái Bản Tâm này vốn thanh tịnh từ trước, chỉ vì chúng
sinh mê lầm điên đảo vọng tưởng, chạy theo trần cảnh nhiễm ô, bị
vô minh che lấp Chân Tánh, như người nằm chiêm bao, lầm tưởng
Tâm có chân vọng đối đãi, tịnh nhiễm đối nhau, nay tỉnh mộng mới
biết là Tâm chẳng hai (Bất Nhị), lúc nào cũng thanh tịnh.
-
Tùy chỗ tâm thanh tịnh mà tất cả công
đức đều thanh tịnh, có nghĩa là: khi tâm đã thanh tịnh, hết vọng
động mê lầm điên đảo thì tất cả ý nghĩ, lởi nói, việc làm đều
lành tốt đúng với Chân Lý. Khi đó không còn phân biệt thiện ác,
lành dữ, tốt xấu, không còn đối đãi thị phi, không còn chấp ngã
chấp pháp, không chấp hai bên..., mà người tu hành đạt tới tâm
vô phân biệt, chẳng phải là không phân biệt thiện ác cứ làm bừa
đi, mà có nghĩa là không thể làm điều xấu ác được nữa, mọi hành
động đều lành, mọi lời nói ý nghĩ đều tốt, cứ tự nhiên tự động
mà mọi việc làm đều lìa tương đối, thể hiện Chân Lý Bất Nhị, quy
hướng Phật Tánh Chân Như. Ví như người giữ giới thuần thục rồi,
không cần chú ý mà vẫn không phạm tội sát sinh, ăn thịt, nói
dối, tà dâm, uống rượu, trộm cắp, vì đã quá quen thuộc nên chằng
cần giữ gìn mà không bao giờ phạm giới được nữa.
-
Phàm phu chúng ta còn phải phân biệt
thiện ác, phải canh chừng lời nól, ý nghĩ và việc làm, bỏ ác
theo thiện. Nhưng các vị Bồ Tát có tâm thanh tịnh rồi thì mọi
việc đều lành, mọi hành động đều thiện, các Ngài cứ làm là tốt,
đúng với Chân Lý, khỏi cần phân biệt thiện ác gì nữa.
-
Xin nói thêm về phân biệt và không
phân biệt:
-
Phân biệt có ba thứ:
-
1) do giác quan tiếp nhận, tùy theo
bản năng mà phân biệt (do năm thức trước: mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân).
-
2) do ý thức so sánh cân nhắc mà phân
biệt.
-
3) do Chân Tâm ứng với ngoại cảnh,
như gương in hình, không phân biệt mà tựa hồ như có phân biệt.
-
Năm giác quan và Ý thức phân biệt đều
là vọng. Còn Chân Tâm ứng với ngoại cảnh, in hình rõ ràng nhưng
không phân biệt, vượt qua bản năng và suy luận. Mặt nước phản
chiếu bóng chim bay, chim không có ý in hình trong nước, nước
không có ý giữ bóng chim bay, nhưng do những cơ duyên ngẫu hợp
mà chim, nước và bóng quy tụ lại một nơi, do đó phát sinh hiện
tượng vô phân biệt. Chân Tâm tựa hồ có phân biệt mà thật ra vô
phân biệt, vì không có ý. Phân biệt rõ muôn vật mà bản tánh vẫn
như như bất động, bản tánh không động thì ý thức không sinh
khởi, gọi là vô phân biệt.
-
Nhà thiền cũng nói: Không phân biệt
nhưng là phân biệt tất cả Pháp. Tùy duyên mà phân biệt rõ ràng
muôn vật, nhưng không chấp, không trụ vào mọí sự phân biệt. Cứ
đi đứng nằm ngồi, cứ ăn uống, cứ nhìn nghe phân biệt như mọi
người, vì đó là nhu cầu của đời sống, có xấu xa gì đâu mà cần
phải giải thoát ra ngoài, quý hồ đừng nghĩ đến sự đi đứng nằm
ngồi sao cho êm ấm dễ chịu, đừng nghĩ đến sự ăn uống nhìn nghe
sao cho vừa ý, đừng nghĩ đến sự khen chê giầu nghèo sang hèn.
Cái rắc rối sinh ra mọi thứ phiền não chính là ở chỗ phân biệt
so sánh đó mà ra. Cần nghĩ thì cứ nghĩ, không ngại, nghĩ xong
thì bỏ qua, đừng so sánh phân biệt, trụ vào đó để phát sinh
phiền não ác nghiệp, vì nghĩ cũng là một nhu cầu như mọi nhu cầu
tâm lý, sinh lý khác của con người. Nghĩ xong thì bỏ, phân biệt
mà vô phân biệt là thế đó.
-
Khi tu hành tới chỗ Tâm thanh tịnh
thì mọi người đều y như nhau, bằng nhau, không sai khác, tuy
nhiều mà vẫn là một, vì vậy mà 500 lọng báu hợp lại thành một
lọng trùm khắp ba lần ngàn đại thiên thế giới. Tâm thanh tịnh
giác ngộ hiểu biết và thấy rõ mọi sự mọi vật. Khi Tâm đã thanh
tịnh rồi thì đối với người ấy, cõi Phật được thanh tịnh và mười
phương quốc độ, chúng sinh, trần cảnh... tất cả đều thanh tịnh
hết. Vì sao? Vì tất cả do Tâm tạo, Tâm thanh tịnh thì nhất thiết
những gì do Tâm ấy tạo ra đều thanh tịnh cả. Sở dĩ phàm phu thấy
cõi nước nhơ bẩn, cao thấp, uế trược vì Tâm bị vô minh che lấp,
không sáng suốt bình đẳng nên không nhận ra sự thật. Tâm thanh
tịnh được ví như một ly nước hoàn toàn trong sạch, sau khi đã
gạn lọc hết bụi nhơ, chỉ còn một thứ nước mát mẻ trong lành,
không còn hai thứ nước và bụi (Bất Nhị), đó là Tâm bình đằng
tuyệt đối, không còn tương đối nhị biên.
-
Cõi Phật Tịnh Ðộ không phải cảnh ở
ngoài: mà chính do Tâm phát xuất, muốn tạo lập Tịnh Ðộ thì trước
hết phải tịnh Tâm mình đã, tùy Tâm tịnh mà cõi Phật được thanh
tịnh. Ðối với Bồ Tát thì đối tượng của các Ngài chính là chúng
sinh ở ngay cõi đời này, hạnh của Bồ Tát là tự tâm thanh tịnh,
rồi trần cảnh sẽ thanh tịnh theo. Kinh Duy Ma Cật chỉ thẳng cái
nhân thanh tịnh, còn Kinh A Di Ðà chỉ thẳng cái quả thanh tịnh,
cõi Cực Lạc tốt đẹp do phước báo tạo ra: cõi nước Cực Lạc thành
tựu công đức trang nghiêm, không thể lấy một chút nhân duyên của
thiện căn phước đức mà được sinh sang nước đó.
-
Ðể cụ thể hóa lý thuyết Bất Nhị và
giúp ông Xá Lợi Phất, các hàng Thanh Văn cùng tất cả đại chúng
thấy rõ ràng sự thật đó, Ðức Phật hiện thần thông lấy ngón chân
nhấn xuống đất, tức thì ba lần ngàn đại thiên thế giới liền hiện
ra trăm ngàn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng
Công Ðức của Phật Bảo Trang Nghiêm, tất cả đại chúng ngợi khen
chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu. Phật dạy:
Cõi nước của ta thường thanh tịnh, chỉ vì muốn độ những kẻ căn
cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó
thôi.
-
Ðoạn này có hai lối hiểu khác nhau:
-
l) Hiểu theo sự thì Phật có hiện thần
thông thật để đại chúng không còn nghi ngờ gì cõi Phật thanh
tịnh nữa. Cũng ví như phương pháp thính thị, tai nghe mắt thấy
rõ ràng.
-
2) Hiểu theo lý thì đây là một lối
nói ám chỉ Phật dạy một cách gián tiếp rằng: Phải hoán cải nội
tâm, mở rộng tâm linh, chuyển Thức thành Trí, tu quán để phát
huy trí huệ (Quán chiếu Bát Nhã) nhìn vào trong tâm (nội quán),
khi tâm thanh tịnh thì thấy các cõi đều thanh tịnh. Chúng sinh
vốn có đầy đủ đức tánh Như Lai, vì si mê nên tưởng là phàm phu
trầm luân, lúc giác ngộ thì thấy mình vẫn ngồi trên tòa sen báu
từ trước. Nhưng sự giác ngộ, tâm thanh tịnh của chúng sinh chưa
được trường cửu, hãy còn lúc có lúc không, nên khi nào tâm thức
vọng động trở lại, hết thanh tịnh, thì không thấy Tịnh Ðộ nữa,
đó là ý nghĩa câu Kinh: Phật thâu nhiếp thần túc lại, cõi nước
trở thành như xưa.
-
Kinh điển Phật Giáo thường nói Ðức
Phật quở trách đệ lử nào dùng thần thông nhiếp phục chúng sinh.
Tuy Ðức Phật và các đại đệ tử đều có thần thông, nhưng không lưu
ý và cũng không đem ra dùng, chỉ đem Chánh Pháp để thuyết phục
cứu độ chúng sinh, ai tin hiểu thì theo, không thì thôi, nếu
dùng thần thông thì cũng giống như các phái ngoại đạo và không
nhiếp phục được thâm tâm của người khác. Vậy nên hiểu câu chuyện
Phật hiện thần thông trong Kinh Duy Ma Cật là một ẩn dụ thì hợp
lý hơn. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa đen là Phật có hiện thần
thông thật, tin theo đó rồi phát tâm tu hành cũng tốt. Ðây là
một việc không thể nghĩ bàn, không thể biện luận được. Tùy theo
căn cơ hiểu biết, tùy theo xu hướng tâm linh mà chúng ta chấp
nhận ý kiến trên hay dưới, lối giải thích nào cũng được coi là
đúng nếu nương theo đó mà hành giả phát tâm cầu đạo vô thượng bồ
đề, được lợi lạc an vui giải thoát.
-
Ðức Phật nhấn ngón chân xuống đất là
có ý muốn bảo đại chúng phải đè ép cái tâm xuống không cho vọng
động nổi lên, tâm ở yên một chỗ thì mới Ðịnh, có Ðịnh mới phát
Huệ, có Huệ thì Tâm được thanh tịnh, nhờ đó mà quốc độ thanh
tịnh. Ðất do chữ Ðịa, đất là Tâm nên chúng ta thường có danh từ
Tâm Ðịa để chỉ phần căn bản tốt xấu của người ta, thí dụ: tâm
địa người này tốt, còn người kia có tâm địa xấu. Kinh Tâm Ðịa
Quán, Quyển 8 có câu: Tâm chúng sinh giống như đấl, ngũ cốc cỏ
gai đều từ đất mà sinh ra; cũng như thế, những tư tưởng ý niệm
thiện ác hướng về ba cõi sáu đường, hoặc hướng về những quả vị
Thánh như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, đều do tâm mà
sinh ra. Do đó tam giới duy tâm, và tâm được gọi là đất.
-
Ðất để trồng cây cỏ thì tâm để gieo
hột giống thiện ác, vì vậy dùng đất để chỉ tâm là một ẩn dụ khéo
léo. Cái cử động của Phật nhấn ngón chân xuống đất là có ý như
vậy. Nhờ thần lực của Phật mà tất cả đại chúng đều thấy mình
ngồi trên tòa sen báu, đó là ý Phật muốn chỉ cho đại chúng biết
tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, đều có khả năng thành Phật,
chỉ vì si mê điên đảo nên chịu trầm luân nơi uế độ, nếu tỉnh
thức, tỉnh mộng, thấy rõ sự thật thì được giải thoát an vui nơi
Tịnh Ðộ.
-
Sau khi hiện thần thông để đại chúng
thấy cõi nước thường thanh tịnh, Ðức Phật thâu nhiếp thần túc
lại, tức là Ngài nhấc ngón chân lên khỏi mặt đất, cõi nước trở
lại như xưa, nghĩa là nhơ uế, cao thấp... Ðoạn kinh này diễn tả
người tu hành phải tinh tấn ròng rặc mà tiến, đừng giải đãi lười
biếng thoái chí. Phật nhấc ngón chân lên khỏi mặt đất nghĩa là
nếu chúng sinh không đè chặt cái tâm xuống thì vọng động lại nổi
lên: không còn Ðịnh và Huệ, vô minh che lấp Phật Tánh, Chân Tâm
biến thành vọng thức, do đó cõi nước hết thanh tịnh, trở lại ô
uế như xưa.
-
Phật, Bồ Tát khác chúng sinh ở chỗ
các Ngài có định tâm, có trí huệ sáng suốt luôn luôn thường
hằng, lúc nào cũng vậy, không cho vô minh đột khởi, còn chúng
sình thì sáng tối bất thường, chợt lóe lên đốm lửa tu huệ trong
giây lát rồi vụt tắt hằng giờ, hằng ngày. Lúc nào Tâm định, trí
huệ sáng soi thì là Phật, là sống ở Tịnh Ðộ, lúc nào hết định
huệ, bóng lối che lấp Chân Tánh thì trở lại làm chúng sinh, sống
ở cõi Ta Bà uế trược.
-
Ðiều quan trọng cần nhớ là chư Bồ Tát
lãnh cõi Phật, thị hiện ở cõi nào là vì chúng sinh, tùy thuận
theo nguyện vọng cùa chúng sinh, chứ không phải thuận theo ý
thích của Bồ Tát. Ðối với các Ngài thì cõi nào cũng thanh tịnh,
vì Tâm đã thanh tịnh. Các Ngài tạo lập mộl khung cảnh thuận tiện
cho chúng sinh tu hành, sắp xếp làm sao không làm chướng ngại
chúng sinh. Các Ngài thị hiện thuận cảnh hoặc nghịch cảnh, xuôi
hay ngược, dễ hay khó, đều vì chúng sinh chứ không phải vì các
Ngài, tất cả đều là phương tiện tùy theo không gian và thời
gian, tùy theo căn cơ và hoàn cảnh để đưa chúng sinh tới chỗ
giác ngộ.
-
Khi Phật biến hiện ra cõi nước trang
nghiêm thanh tịnh thì 500 Trưởng Giả Tử do ông Bảo Tích dẫn đến
đều chứng được vô sinh pháp nhẫn, tám vạn bốn ngàn người phát
tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vô sinh là không phải sinh,
không phải diệt không còn ở trong vòng sinh tử luân hồi. Pháp
nhẫn là trí huệ vô lậu phát huy được do lòng tin nhận lời Phật,
giữ gìn cấm giới, nhẫn nhục tu hành. Chứng được vô sinh pháp
nhẫn là phát huy được cái trí huệ vô lậu, an trụ trong cái Thế
bất sinh bất diệt, tâm không lay động, vượt ra ngoài vòng sinh
tử luân hồi. Năm trăm vị trưởng gìả này đã trồng cội lành lừ lâu
xa, nay có duyên may được gặp Phật, nghe Pháp, thấy cõi Phật
thanh tịnh, màn vô minh bị xé tan, mặt trời trí huệ tự sáng, tâm
được thanh tịnh như ra khỏi giấc chiêm bao, tỉnh giấc mộng dài,
chứng quả vô sinh giải thoát.
-
Ðoạn kinh này chứng minh đoạn kinh
trước có liên hệ mật thiết với nhau: năm trăm trưởng giả tử có
lọng bảy báu là do công phu tu hành tích tụ từ nhiều đời nhiều
kiếp, nhưng các vị đó không còn chấp ngã chấp pháp, vô cầu, vô
chứng, vô đắc, làm được công đức gì cũng xả, cho nên đem lọng
báu của mình cúng dường Phật, hồi hướng cho tất cả chúng sinh,
nhờ tu chữ Xả mà được giải thoát, chứng vô sinh pháp nhân. Còn
tám vạn bốn ngàn người khác chỉ phát tâm vô thượng chánh đẳng
chánh giác, nghĩa là mới bước vào giai đoạn đầu tiên phát tâm tu
hành, mới đặt chân vào con đường đạo, chưa chứng quả.
-
Lúc Phật thâu nhiếp thần túc lại, cõi
nước trở thành như xưa, ba vạn hai ngàn người và Trời cầu quả
Thanh Văn đều nhận rõ các pháp hữu vi là vô thường, liền xa lìa
trần cấu đặng pháp nhãn thanh tịnh, tám ngàn Tỳ Kheo không còn
chấp thọ các pháp, kiết lậu đã hết, tâm ý được giải thoát. Những
người và Trời cầu quả Thanh Văn là những hàng chúng sinh trí nhỏ
huệ mỏng, mới bỏ được ngã chấp nhưug còn pháp chấp, vẫn thấy có
pháp môn tu có quả vị chứng. Nay nhờ thần lực của Phật, thấy tận
mắt cảnh vô thường biến đổi, từ Ta Bà biến thành Tịnh Ðộ rồi lại
trở thành Ta Bà, như người mù được sáng, biết các pháp hữu vi là
vô thường nên bỏ luôn được pháp chấp, hết vọng tưởng điên đảo,
dứt được 88 kiến hoặc trong ba cõi, được Pháp Nhãn thanh tịnh,
nghĩa là có Chánh Kiến, thấy rõ được lý chân thật của các pháp
là vô ngã, vô thường, khổ, KHÔNG, thâm nhập lý Tứ Ðế và chứng
quả vị thấp nhất trong Thánh Ðạo gọi là Sơ Quả. Theo Nam Tông
thì Sơ Quả là Tu Ðà Hoàn hoặc Nhập Lưu, mới được gia nhập vào
dòng Thánh. Còn theo Bắc Tông thì Sơ Quả là Bồ Tát Sơ Ðịa, thấp
nhất trong mười địa vị của Bồ Tát.
-
Tám ngàn Tỳ Kheo không còn chấp thọ
các pháp, nghĩa là phá được pháp chấp, xả hết mọi chấp trước,
lìa được các phiền não buộc chặt trong lòng, tâm ý được tự tại
giải thoát, chuyển được tám thức thành bốn Trí, ví như mây tan
trăng sáng, bụi hết đèn soi, được giác ngộ chứng bậc vô học là A
La Hán. Vô học là không cần phải học nữa, vì đã sáng suốt, nhưng
vẫn còn phải tiến tu tới khi thành Phật.
-
Ý đoạn Kinh này chứng minh những kết
quả cụ thể cùa đại chúng lãnh hội lời Phật dạy, tùy theo căn cơ
của mỗi hạng chúng sinh mà kết quà thu lượm được có khác nhau,
nhưng đều được lợi ích an vui. Quả vị thấp thì nhiều chúng sinh
đạt được (tám vạn bốn ngàn người phát tâm vô thượng chánh đẳng
chánh giác), cao hơn thì số người ít đi (ba vạn hai ngàn người
và Trời chứng Sơ Quả, tám ngàn Ty Kheo chứng quả A La Hán), cao
hơn nữa chỉ có năm trăm Trưởng Giả Tử chứng vô sinh pháp nhẫn.
Càng cao, càng khó, càng ít chúng sinh chứng quả.
-
Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Thảo Dụ,
cũng đồng một ý này . Cùng nhờ một trận mưa lớn mà các cây to,
cây nhỏ, cây thuốc, cây cỏ hút nước nhiều ít khác nhau, nhưng
tất cả đều được thấm nhuần thỏa mãn. Tất cả đại chúng có duyên
may được nghe Chánh Pháp, tuy lãnh hội nhiều ít cao thấp khác
nhau. Dù chưa đắc quả ngay nhưng đã gieo được nhân lành vào Tâm
địa, sau này sẽ hái được quả ngọt, miễn là tinh tấn tu hànb theo
đúng lời Phật dạy.
-
Ðến đây là hết phẩm I gọi là Phẩm
Phật Quốc, nói rõ nước Phật ở ngay thế gian này, ở ngay trong
tâm mình, không phải tìm đâu xa, tâm thanh tịnh thì cõi nước
thanh tịnh, thấy cái gì cũng thanh tịnh, mà tâm không thanh tịnh
thì thấy cái gì cũng không thanh tịnh. Trí huệ sáng suốt thì cõi
Ta Bà biến thành Tịnh Ðộ, mà vô minh che lấp Chân Tánh thì Tịnh
Độ trở thành Ta Bà.
-
Nhân vật chính trơng quyển Kinh này
là Cư Sĩ Duy Ma Cật, nhưng trong Phẩm I Phật Quốc này, vai trò
chinh là ông Bảo Tích và năm trăm Trưởng Giả Tử, cũng đều là cư
sĩ tại gia, phát Bồ Ðề Tâm, tu Bồ Tát Ðạo.
- Ðiều
này chứng minh vai trò của hàng cư sĩ tạí gia tu hạnh Bồ Tát, ở
trong đời nhưng giữ Tâm ngay thẳng, quên mình làm việc từ thiện
xã hội, hàng xuất gia đắc Thánh Quả thì hàng tại gia cũng được
vô sinh pháp nhẫn, giác ngộ giải thoát không kém gì. Phẩm này
cũng nêu rõ là không cứ phải vào chùa mới là tu, mà ở đâu tu
cũng được, chỗ nào tu cũng được, gặp hoàn cảnh nào tu cũng được,
chỉ cần chuyên tâm chứ không chuyển cảnh, Tâm tịnh thì quốc độ
tịnh, cõi Phật tịnh.
-
Phẩm Phật Quốc này đã nêu rõ mục đích
của quyển Kinh Duy Ma Cật, lời Phật dạy thật rõ ràng đầy đủ, oai
thần lực của Phật đã mở mắt đuì mù cho chúng sinh, nếu người lợỉ
căn thông minh trí sáng thì học tới đây đã đủ, vì tôn chỉ và các
phương pháp tu hành đã được Phật chỉ dạy rành rẽ.
-
Các Kinh của Phật Giáo Bắc Tông hay
Ðại Thừa đều giống nhau ở chỗ bao nhiêu ý thú quan trọng, mục
đich tôn chỉ quyển Kinh đều tập trung, cô đọng ở phẩm đầu tiên,
người lợi căn sáng suốt nắm được đầu mối thì hiểu lý bộ Kinh dễ
dàng, không cần đọc hết. Học Kinb Hoa Nghiêm mà hiểu được lý Vạn
Vật Ðồng nhất Thể, một là tất cả, tất cả là một, trùng trùng
duyên khởi, rồi y theo đó mà tu hành là đủ rồi. Học Kinh Lăng
Nghiêm mà hiểu được Chân Tâm là cái Thường Hằng Bất Biến, không
ở trong thân, không ở ngoài, mà chu biến khắp nơi, bất sinh bất
diệt, thì là đủ nắm vững lý kinh, không cần học hết các chi
tiết. Học Bát Nhã Tâm Kinh mà thâm nhập được lý Ngũ Uẩn Giai
Không thì không cần đọc hết quyển kinh, chỉ cần áp dụng tu theo
Chân Không Diệu Hữu là đầy đủ.
-
Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ, nghe
người đọc Kinh Kim Cang đến câu "Vân hà ưng trụ, vân hà hàng
phục kỳ tâm?" là Ngài ngộ, rồi nhờ Ngũ Tổ giảng cho nghe câu
“ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là Lục Tổ chứng Ðạo. Sau có
người hỏi về Kinh Pháp Hoa. Lục Tổ chỉ nghe đọc phẩm đầu tiên là
Tổ nắm bắt được ngay ý kinh là Khai, Thị, Ngộ, Nhập
Phật-Tri-Kiến cho chúng sinh, chỉ có một Phật Thừa, phương tiện
chia làm ba. Lục Tổ Huệ Năng không được học ba tạng kinh điển,
nhưng Ngài đã minh tâm kiến tánh chứng ngộ Chân Lý, thì lìa được
văn tự ngữ ngôn.
-
Đối với phần đông chúng ta, căn cơ
chậm lụt, chướng dày huệ mỏng, thì phải học cho hết toàn bộ
quyển Kinh, nhờ những lời dạy chi tiết ở các phẩm sau mới mong
nhận ra ý Phật, rồi theo đó tu hành, tự tu tự học, hạ thủ công
phu, tự giác rồi giác tha, tự lợi rồi lợi tha, tu sửa thân tâm,
thực hành Bồ Tát Ðạo.
- --o0o--
|
|