|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
ÐƯỜNG TU KHÔNG HAI
(Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận)
Minh Tâm
Nhà Xuất Bản Thanh Văn -
USA
1991
-
08- PHẨM PHẬT ĐẠO
-
-
Bấy giờ Ngài Văn Thù hỏi ông Duy Ma Cật rằng: Bồ Tát thế nào là
thông đạt Phật Ðạo? Ông Duy Ma Cật đáp: Bồ Tát thực hành phi đạo
là thông đạt Phật Ðạo.
-
Phật Ðạo là con đường đưa đến chỗ giác ngộ, là những hạnh lành
tốt phước huệ song tu, là Chân Lý nhiệm mầu huyền diệu không thể
nghĩ bàn. Thông thường người ta cần bỏ ác làm lành, bỏ trái làm
phải; ở đây, ông Duy Ma Cật lại nói ngược lại: Bồ Tát thực hành
phi đạo là thông đạt Phật Ðạo. Phi đạo là chẳng phải Phật Ðạo,
là con đường trái ngược xấu ác, là những phiền não tội lỗi nhiễm
ô. Ðoạn này người tu phải học hiểu cho cẩn thận rốt ráo, nếu
hiểu lầm thì rất nguy hiểm.
-
Bồ Tát là những bậc siêu phàm đạt đạo, đầy đủ sức phương tiện để
thị hiện vào nghịch cảnh, làm những việc phi đạo trái với lẽ
thường, nhưng các Ngài vẫn an nhiên tự tại, không dính mắc vào
tội lỗi nhơ bẩn. Các Ngài thị hiện vào nghịch cảnh để làm những
việc khó làm, với mục đích cứu độ chúng sinh đang ngụp lặn trong
cảnh xấu ác đó. Bồ Tát ví như mẹ hiền thương con dại, con ngoan
cũng thương, con hư còn thương nhiều hơn, người tốt cũng cứu độ,
người xấu còn cần được cứu độ gấp hơn, vì vậy các Ngài hiện thân
vào cõi đời ô trược, vào nhà điếm quán rượu, vào địa ngục để hóa
độ chúng sinh; các Ngài không vào thì ai vào? Ðừng quên là chỉ
có các bực Bồ Tát đầy đủ đạo lực và trí huệ phương tiện mới làm
nổi những việc khó làm, nếu người thường mà vào những nơi đầy
cám dỗ thì dễ bị sa ngã lắm. Khó lắm, phải cẩn thận. Mình chưa
đủ bản lãnh rnà đi độ đời thì dễ bị đời độ lại nghĩa là đắm chìm
trong đời. Chưa biết bơi thì đừng nhẩy xuống sông vớt người bị
chìm, không có mũ áo phòng lửa thì đừng xông vào nhà cháy cứu
người, kẻo cùng bị chết thiêu.
-
Thông đạt là hiểu rõ con đường phải đi, thấy biết những việc
phải làm để tới mục đích. Thông đạt Phật Ðạo là thực hành những
pháp môn tu hành, biết rõ con đường chân chánh phải đi để tới
được quả vị Phật, là hiểu tường tận những việc cần làm để thành
tựu được mục đích tối hậu của người tu, đó là thành Phật, không
phải chỉ riêng mình thành Phật mà tất cả chúng sinh đều thành
Phật. Trong bốn lời thệ nguyện lớn của người phát Bồ Ðề Tâm, lời
thề thứ tư là: Phật Ðạo vô thượng thệ nguyện thành. Phần đông
chúng ta đều nghĩ rằng muốn thông đạt Phật Đạo, muốn biết rõ con
đường dẫn tới quả vị Phật thì phải tinh tấn làm lành lánh dữ, bỏ
ác theo thiện, dứt trừ tham sân si... nhưng ở đây, ông Duy Ma
Cật lại nói phải thực hành phi đạo, nghĩa là trái đạo, chẳng
phải đạo, thế là làm sao, có mâu thuẫn không?
-
Bồ Tát có hai lối thị hiện: hiện thân trong thuận cảnh hoặc
nghịch cảnh. Hóa độ chúng sinh trong thuận cảnh thì dễ, gặp
người hiền lành tử tế chăm chỉ tu hành thì Bồ Tát chỉ nương theo
đó mà hướng dẫn thêm, không khó khăn nhọc mệt, ví như thuyền
trôi theo dòng nước, đủ buồm lái người chèo. Nhưng trong cảnh
nghịch thì khó khăn hơn nhiều, làm thế nào mà vào cảnh khổ hoặc
vào những nơi nhiều cám dỗ hưởng thụ dục lạc mà tâm không khởi
vọng, không chấp trước phân biệt, không bị ngoại cảnh chi phối,
vẫn thanh tịnh sáng suốt tự tại. Các Bồ Tát giữ được tâm như như
bất động vì các Ngài tự nguyện thị hiện vào nghịch cảnh chứ
không bị đọa lạc lôi cuốn vào, chỉ dùng phương tiện vào đó để
khuyên bảo người, làm gương trong sạch dạy dỗ chúng sinh, nhờ
bản tâm an định sáng suốt mà làm việc lợi tha. Bồ Tát vào những
nơi đau khổ nhơ uế không phải do nghiệp lực, do luật nhân quả mà
chỉ do lòng đại bi, oai thần thị hiện nên không lúc nào bị vô
minh chi phối, các Ngài cảm hóa chúng sinh đi theo con đường
chân chánh. Có vào những nơi đó thì mới gần gũi, cảm thông với
người trong đó, có thân cận thì nói họ mới chịu nghe, chứ cứ ở
nơi xa, cảnh ngoài thì chỉ là nói suông, khó gây ảnh hưởng.
Những người đồng cảnh bao giờ cũng thông cảm nhau, nghe nhau
hơn.
-
Bồ Tát có thể thị hiện gây phạm năm tội vô gián là năm tội lớn
nhất trong Phật Giáo: Giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá sư
hòa hợp của chư Tăng và làm thân Phật chảy máu. Ai tạo năm tội
này phải đọa vào địa ngục vô gián (A Tỳ) chịu các sự khổ không
lúc nào ngừng nghỉ. Bồ Tát dùng phương tiện giả dạng phạm năm
tội lớn này mà không buồn giận, chỉ nương đó chỉ dạy chúng sinh
đừng bao giờ làm những việc đó. Các Ngài thị hiện trong ba đường
khổ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, hiện thân trong ba cõi: cõi
dục, cõi sắc và cõi vô sắc, nhưng vẫn an nhiên giải thoát, không
bị sinh tử luân hồi. Các Ngài thị hiện tham sân si, phá giới,
điên loạn, kiêu mạn... để chúng sinh thấy đó mà sợ, không làm
theo. Các Ngài giả bộ giận dữ, la hét, đáng mắng để dạy các
người lười biếng cứng đầu khiến họ phục tòng vâng lời, động cơ
thúc đẩy các Bồ Tát là lòng từ bi, là tình thương chứ không phải
độc ác. Tùy theo căn tánh chúng sinh mà Bồ Tát thị hiện thuận
hay nghịch, mục đích duy nhất là khiến chúng sinh vâng theo, làm
lành lánh dữ mà thôi, các Ngài không tham chấp, không mong cầu,
tâm lúc nào cũng thanh tịnh.
-
Các người tu theo hạnh Thanh Văn thì không dám làm những việc
phi đạo, thí dụ phạm giới giết người để cứu nhiều người khác,
phạm giới nói dối để cứu người đang bị truy tầm oan ức... các Bồ
Tát thì dám làm dù mình có bị thiệt thòi, bị tội, nhưng cứ lợi
tha là được. Dương Lễ thị hiện kiêu mạn để dạy Lưu Bình, khéo
léo dùng phương tiện để giáo hóa bạn bớt ăn chơi lười biếng,
chăm học thi đỗ. Các Bồ Tát tự ví như cầu đò, hạ mình làm việc
thấp hèn, dù bị người đời khinh bỉ giẫm đạp nhưng vẫn chịu đựng
như cây cầu, chiếc đò bị người bước lên trên mà vẫn mặc nhiên,
vẫn giúp người đi sang bờ bên kia.
-
Các hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật chỉ mong cầu tự giác, thoát
vòng sinh tử luân hồi cho là đủ rồi, đắc Niết Bàn là rốt ráo,
không có chí nên tu thêm nữa, cho nên các Bồ Tát thị hiện làm
hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật nhưng không ngừng bước hài lòng
với kết quả nửa chừng, mà tiến tu thành Phật để làm gương cho
hàng Nhị Thừa tu theo.
-
Ðôi khi các Bồ Tát thị hiện tham ăn, tham sắc, lười biếng... bị
khinh chê, rồi hối hận sửa đổi tính nết, trở thành người tốt, để
dạy chúng sinh thấy rằng những người xấu như vậy mà còn tu được
thì ai mà chẳng tu được ? Có khi Bồ Tát thị hiện làm người ngu
đần ít học, tới chùa chỉ làm công quả gánh nước, bổ củi, nấu
cơm... mà về sau cũng chứng quả. Có khi Bồ Tát thị hiện làm ăn
buôn bán kiếm lời nhưng không tham đắm, giúp một số người có
công ăn việc làm, lời không vui, lỗ không buồn, chỉ làm trợ
duyên cho người khác có phương tiện tu hành. Cứ nơi nào mà chúng
sinh cần thì Bồ Tát đến, vì từ bi mà làm, cứ lợi ích chúng sinh
thì không quản ngại khó nhọc, đôi khi bị thiệt thòi mà vẫn hoan
hỷ.
-
Tóm lại, các Bồ Tát giả hiện vào cảnh xấu, làm việc xấu, nhưng
tâm vẫn an nhiên tự tại, chỉ vì mục đích hóa độ chúng sinh, làm
gương cảnh tỉnh chúng sinh, giúp đỡ chúng sinh tu hành, đó là
nghĩa câu Phi Ðạo là Phật Ðạo. Các Bồ Tát làm những việc trái
đạo như thế, đấy là thông suốt Phật Ðạo.
-
Bấy giờ ông Duy Ma Cật hỏi Ngài Văn Thù: Thế nào là hột giống
Như Lai? Ngài Văn Thù cũng nói y như ông Duy Ma Cật đã nói ở
trên, nghĩa là nói ngược lại ý nghĩa thông thường: Thân, vô
minh, ái, tham sân si... tất cả 62 món tà kiến và phiền não đều
là hột giống Phật cả. Ðoạn kinh này đả phá hàng Thanh Văn, Duyên
Giác mới chứng Niết Bàn cho là đủ, không chịu tiến tu Phật Ðạo.
Hàng Nhị Thừa thấy đời là khổ, chúng sinh cang cường khó bảo khó
dạy, tội lỗi phiền não thì nhiều, ái dục ma chướng thì lắm, nên
các Ngài không muốn ở lại trong xã hội, mà các Ngài xa lánh cuộc
đời, vào núi rừng trầm không thú tịch, vui hưởng Niết Bàn riêng
mình. Ðức Phật quở trách nhóm này là ích kỷ, mầm khô hột thối,
không còn ích lợi gì cho chúng sinh.
-
Phiền não đều là hột giống Phật, phiền não tức Bồ Ðề có nghĩa là
nếu khéo tu, khéo chuyển thì tất cả phiền não chính lại là những
vật liệu xây dựng Bồ Ðề. Chúng ta lỡ phạm tội, gây phiền não,
chịu khổ đau nên trải qua nhiều kinh nghiệm, không còn tham đắm
dục lạc biết là vô thường và bất tịnh nên thành tâm sám hối,
tinh tấn tu hành, biến tội lỗi thành công đức, chuyển phiền não
thành Bồ Ðề, là hột giống chuyển chúng sinh thành Phật. Bà mẹ
hiền nuôi dưỡng đàn con, dạy dỗ nên người, công lao khó nhọc,
làm tròn nhiệm vụ người mẹ, đó là tu hành, đôi khi cũng la mắng
đánh đập, nhưng để khiến đàn con nghe lời ngoan ngoãn, thành
người tốt. Mẹ gánh phiền não nhưng đàn con trở nên người tốt,
nhờ công lao bà mẹ, hột giống Phật nẩy mầm, phiền não chính là
Bồ Ðề vậy.
-
Các hàng Thanh Văn tuy đã diệt trừ được các phiền não nhiễm ô,
nhưng xa lánh cuộc đời, không có kinh nghiệm độ sinh, thiếu từ
bi hỷ xả, khó phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Còn Bồ Tát thấy có bổn
phận phải vào đời để cứu giúp chúng sinh, còn chúng sinh đau khổ
thì Bồ Tát không thể an vui hưởng Niết Bàn được. Bồ Tát là người
trước đây còn đau khổ, nay được hết khổ thì có bổn phận đưa
đường cho chúng sinh đi tới nơi hết khổ. Ví như người bị bệnh
tìm ra phương thuốc chữa khỏi bệnh cho mình rồi thì phải đem
thuốc đó ra cứu những người khác đang bệnh, lấy kinh nghiệm bị
bệnh rồi uống thuốc được khỏi bệnh ra truyền dạy người khác.
Thuốc được phát minh là do có bệnh, Bồ Ðề có được chính do phiền
não mà ra. Diệt hết phiền não thì Bồ Ðề hiện. Ðối trị được phiền
não, đối cảnh không sinh tình, tâm an cảnh định, đó là phiền não
chính là hột giống Như Lai.
-
Người thấy vô vi mà vào chánh vị (Niết Bàn) thì không thể còn
phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác: Thấy vô vi là chứng
được ngã pháp là Không, rồi xa lánh cuộc đời, có thái độ tiêu
cực chán đời, không có lòng cứu giúp người khác vì sợ khó sợ
khổ, những hạng người đó khóng thể phát tâm Bồ Ðề được. Còn các
Bồ Tát tuy cũng thâm nhập năm uẩn là Không, nhưng Không đây
chẳng phải là chẵng có gì hết, mà trong cái Không này lại hiện
ra cái có, cái Không này là nguồn gốc của mọi sự mọi vật, đó là
lý Chân Không Diệu Hữu, các Ngài thấy tất cả là một. Bồ Tát
không lìa chúng sinh, mà có liên quan mật thiết với nhau, bứt
dây động rừng, cái này có là cái kia có, cái này không là cái
kia không, trùng trùng duyên khởi, vì vậy các Bồ Tát qua lại ba
cõi thị hiện các thân hình làm các việc khó làm để hóa độ chúng
sinh. Mà chúng sinh ở đâu? Ở trong cuộc đời đầy xấu xa tội lỗi
phiền não nếu không vào đó thì làm sao cứu độ? Nếu không mọc
trong bùn thì làm sao hoa sen có mùi thơm? Nếu không xuống biển
thi làm sao tìm được bảo châu vô giá ? Nếu không vào biển cả
phiền não thì làm sao có được ngọc Nhất Thiết Trí, là trí huệ
biết tất cả mọi sự mọi vật. Lấy thí dụ trong cuộc đời hiện tại:
những sinh viên các nước chậm tiến nghèo đói được gửi đi du học
tại các nước có nền khoa học tiến bộ, sau khi thành tài không
muốn trở về nước phục vụ đồng bào vì ngại đời sống thấp, dân trí
hèn, ngại khổ, ngại buồn, họ ở lại nước ngoài để hưởng thụ sự
sung sướng dục lạc cho riêng mình. Ðó giống như tâm trạng hàng
Thanh Văn. Nhưng cũng có một số sinh viên sau khi thành tài liền
trở về nước phục vụ đồng bào, cải tổ đời sống xã hội, nâng cao
dân trí, làm sao tất cả dân chúng trong nước được hạnh phúc,
riêng mình vất vả cũng vui. Ðó là tâm trạng chư vị Bồ Tát, vì
người quên mình.
-
Lúc bấy giờ Ngài Ðại Ca Diếp, đại diện cho các hàng Thanh Văn
Duyên Giác, tỉnh ngộ, nói lời tán thán Ngài Văn Thù và tự trách
Nhị Thừa không còn lợi ích gì vì không có chí nguyện độ sinh.
Phàm phu ở trong Phật Pháp mà phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề thì còn
hơn hàng Nhị Thừa không phát đạo tâm cứu giúp chúng sinh.
-
Lúc đó trong chúng hội có một Bồ Tát tên là Phổ Hiện Sắc Thân
hỏi ông Duy Ma Cậl rằng: Cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc,
tôi tớ, xe cộ, voi ngựa, là ai và ở đâu? Phổ là rộng, Hiện là
hiện ra cho thấv. Bồ Tát Phổ Hiện Sắc Thân tượng trưng cho việc
các Bồ Tát vì lòng tư bi mà thị hiện rộng rãi nhiều thân hình
trong ba cõi sáu đường, làm những việc khó làm để chúng sinh
trông thấy mà noi theo. Mỗi khi đọc tên một vị Bồ Tát trong kinh
điển Ðại Thừa, chúng ta nên lưu tâm tìm hiểu danh hiệu đó muốn
nói lên một ý nghĩa thâm sâu huyền bí chứ không phải một tên
hiệu thông thường. Ở đây, Bồ Tát Phổ Hiện Sắc Thân lên tiếng
hỏi, hàm ý Kinh muốn nói rộng ra cho mọi người hiểu thêm, lập
lại và nói tóm lại cho rõ ràng, giúp mọi người hiểu biết rành
mạch và không quên.
-
Ðức Phật thuyết pháp cho người đến nghe. Ngài chỉ nói và không
có ai ghi chép nên e ngại một số đông thính giả không nhớ hết,
Ðức Thế Tôn thường áp dụng lối nói pháp gọi là Trùng Tụng nghĩa
là sau khi trình bày giáo lý, Ngài lập lại bằng một bài kệ văn
vần tóm tắt ý nghĩa vừa nói, giúp người nghe dễ học dễ nhớ.
-
Trong bài kệ này, ông Duy Ma Cật nhắc lại: Trí Huệ và Phương
tiện là quan trọng nhất, sinh ra các pháp, ví như cha mẹ sinh ra
các con. Trí độ là trí huệ độ người sang bờ bên kia, dịch nghĩa
chữ Bát Nhã Ba La Mật Ða phiên âm chữ Phạn Prajna Paramita, là
trí huệ rốt ráo có công năng đưa người qua sông mê bể khổ tới bờ
giải thoát rốt ráo an vui. Cũng có nghĩa là Trí Huệ của những ai
đã sang tới bờ bên kia. Bờ bên này là ba cõi, là trần lao đau
khổ, luân hồi vô minh; bờ bên kia là Niết Bàn an lạc, giác ngộ
giải thoát. ở giữa là dòng sông sinh tử.
-
Trí Huệ được coi là quan trọng nhất trong pháp môn Lục Ðộ của Bồ
Tát Ðạo. Còn phương tiện là cách thức áp dụng giáo lý vào cuộc
đời, cần tùy duyên uyển chuyển sao cho hợp thời hợp cơ trong
việc hóa độ chúng sinh đi tới cứu cánh là giác ngộ. Rồi ông Duy
Ma Cậl nhắc lại các hạnh tu khác như Từ Bi, 37 phẩm trợ đạo, Tứ
Nhiếp Pháp, Tổng Trì, Bát Chánh Ðạo... để dẹp giặc phiền não,
hàng phục bốn thứ ma (phiền não ma, ngũ ấm ma, tử ma, thiên ma,
ở đoạn trên đã giải thích) chia ra nội ma và ngoại ma. Nội ma là
những thói hư tật xấu tiềm ẩn trong lòng xúi giục chúng sinh gây
tội lỗi phiền não. Ngoại ma là những chướng ngại, cạm bẫy ở
ngoài đời thử thách công phu tu hành, gây khó khăn xem người tu
có vượt qua được không? Các Bồ Tát có đủ oai lực để hàng phục
bốn thứ ma đó nên các Ngài hiện thân các cõi để dạy bảo chúng
sinh. Có khi các Ngài thị hiện nghịch cảnh việc ma để chúng sinh
biết mà xa lìa. Có khi thị hiện sinh già bệnh chết để chúng sinh
hiểu lý vô thường huyễn hóa mà không tham đắm việc thế gian, dù
biết tất cả là Không mà vẫn tu về Tịnh Ðộ, thị hiện trong cõi
dục giới để dạy chúng sinh tu thiền định, thị hiện làm dâm nữ để
phương tiện dạy kẻ háo sắc chán lìa nhục dục... Bồ Tát hóa hiện
mọi thân hình trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, dùng mọi phương
tiện để cứu độ chúng sinh, dẫn vào Phật Ðạo. Hai câu sau đây nói
lên sự khéo léo của Bồ Tát: Trước lấy dục dụ người, sau khiến
vào Trí Phật, nghĩa là biết chúng sinh ham ưa những điều khoái
lạc, nếu nói trái ý thì không nghe, nên trước tiên Bồ Tát chiều
theo ý chúng, ưa trang điểm thì cho đồ trang sức, ưa món ăn ngon
thì cho thức ăn vừa ý, thích nghe hát thì cho nghe, thích đọc
truyện thì cho đọc, nhưng lần lần chuyển về phía tốt, dạy trang
sức bằng đức hạnh, ăn ngon bằng thiền duyệt, hát hay bằng tán
thán, đọc truyện bằng kinh điển... tóm lại, chúng sinh ưa gì thì
Bồ Tát cho nấy để họ vừa lòng và chịu nghe lời, sau đó mới tùy
thuận mà dùng trí huệ dẫn dắt. Nếu thấy, người uống rượu mà mình
la rầy thì chắc chắn họ không nghe, họ bực mình, nào có ích gì.
Có khi Bồ Tát thị hiện làm người buôn bán kiếm nhiều lời để bố
thí cho chúng sinh, vừa vì lòng từ bi, vừa làm gương cho họ theo
đó phát tâm bố thí. Có khi Bồ Tát hiện làm tôi tớ giúp việc cho
người để người chủ vừa ý, khởi phát đạo tâm, thấy tôi tớ mình
nghèo hèn mà còn làm những việc tốt, huống chi mình giàu có,
người chủ bắt chước tôi tớ mà làm việc thiện.
-
Chỗ sai khác giữa Bồ Tát thị hiện và chúng sinh là Bồ Tát làm
mọi việc thiện ác mà không chấp, làm xong là bỏ, còn chúng sinh
làm với lòng mong cầu. Bồ Tát bố thí để giúp người thiếu thốn,
chỉ vì muốn họ bớt khổ. Họ cám ơn hay không, họ có phát tâm làm
lành hay không? Bồ Tát không chú ý, làm vì biết đó là tốt làm
xong là quên. Chúng sinh bố thí mà người ta quên cám ơn là buồn,
thối tâm, sau không làm nữa. Như vậy chúng sinh bố thí là để cầu
danh, cầu được lời cám ơn, còn chấp ngã, có chút từ bi nhưng
thiếu hỷ xả.
-
Ðại ý phẩm này là các Bồ Tát làm mọi việc để dẫn dắt chúng sinh
vào Phật Ðạo, dùng mọi phương tiện thuận hoặc nghịch, có khi
phải thực hành Phi Ðạo các Ngài cũng sẵn sàng chiều theo xu
hướng thế gian, rồi lần lần tìm cách xoay hướng về đường ngay lẽ
phải. Ai được nghe pháp lành này mà chẳng phát tâm Bồ Ðề, chỉ
trừ những kẻ ngu si không có trí huệ, không biết xấu hổ vì còn
sống trong vô minh quá dầy đặc.
-
Phẩm này đề cao công hạnh của các Bồ Tát thị hiện vào đời để hóa
độ chúng sinh, thấy khổ không sợ, thấy sinh tử không chán, thấy
chúng sinh tội lỗi thì thương, thấy khó khăn nhọc mệt không xa
lánh, phẩm này cũng chê trách hàng Thanh Văn chỉ mong giải thoát
riêng mình, lánh xa cuộc đời xấu ác nhiễm ô.
- --o0o--
|
|