|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
-
PHẦN HAI
-
-
Đó là một cái đoạn
quí vị thấy nó có hai phần: Sự và Lý. Sự là nói rằng mỗi ông
Trưởng giả đem lọng báu của mình tới hiến dâng lên Phật. Mà đây
tới 500 ông. Tức là có tới 500 cái lọng. Mỗi ông dâng cái lọng
rồi thì do thần lực của Phật hóa hiện thành một cái thôi. 500
cái thành có một cái. Mà khi lọng báu thành một rồi thì trong
cõi tam thiên đại thiên thế giới này, núi, sông, đất liền gì gì,
đều thấy hiện trong đó hết, phải không? Cho tới hình ảnh cung
trời, cũng các vị thần, cho tới 10 phương chư Phật nói pháp ở
cõi nước xa mấy cũng hiện trong đó. Thì như vậy mới thấy, về
phần sự thì bao nhiêu lọng báu nhỏ, Phật dùng thần lực biến
thành cái lọng báu lớn. Thành lộng báu lớn rồi thì cả Tam thiên
đại thiên thế giới này có cái gì đó đều hiện đủ ra hết. Đó là
thấy đủ hết không thiếu. Chẵng những trong tam thiên đại thiên
thế giới mà cả mười phương chư Phật ở các cõi nước khác xa nói
pháp cho chúng sinh nghe. Nhìn trong đó cũng thấy luôn. Đó là
nói về sự.
-
Còn nói về lý, trong
bản kinh này đặt trọng là Tâm. Như hồi nãy tôi nói tâm tịnh thì
độ tịnh. Bao nhiêu cái lọng riêng của các ông Trưởng giả đó dụ
cho tâm riêng. Mà khi tâm nó còn riêng tư thì lúc đó nó không có
cái diệu dụng. Khi tâm nó không có cái diệu dụng. Khi tâm nó đã
họp nhất rồi, lúc đó là thanh tịnh. Thanh tịnh thì mười phương
cõi Phật cho tới trong thế giới này, có cái gì cũng hiện sáng ở
trong đó hết. Cho nên nói tâm tịnh thì quốc độ tịnh. Khi tâm
mình thanh tịnh rồi, tất cả những cái gì ở đâu, ở xa mấy nó đều
hiện vô đó. như đây là một bằng chứng cụ thể chớ không phải mình
nói một cách xa vời.
-
Thí dụ: Như đức Phật,
Ngài tu dưới cội Bồ đề. Khi tâm Ngài hoàn toàn thanh tịnh rồi,
Ngài nhìn ra, Ngài thấy xa như là 10 phương các cáu tí mù tí mú
gì, Ngài cũng thấy hết. Cho nên. Cho nên Ngài mới nói hằng hà sa
số thế giới đó. Thế giới nhiều như cát sông Hằng. Mà lúc đó có
cái phương tiện nào để Ngài thấy không? Hay tâm Ngài tịnh rồi
Ngài thấy. Vậy thì do tâm Ngài thanh tịnh cho nên Ngài thấy vô
số thế giới bên ngoài. Cũng do tâm Ngài tịnh rồi, Ngài thấy
những vi trùng tí ti. Như vậy rõ ràng tâm tịnh rồi thì tất cả
đều hiện, thấy được hết. Đó là những đều thực chớ không phải
tưởng tượng. Bởi vậy chúng ta tu không có mơ ước thần thông mà
chỉ phải tiêu diệt những phiền não để cho tâm thanh tịnh. Tâm
mình thanh tịnh thì mọi cảnh bên ngoài, những gì cần biết thì
liền thấy, liền biết, không nghi ngờ nữa. Đó, bởi vậy chủ yếu
của đạo phật là đi tới cái gốc tâm thanh tịnh thì mới thành cõi
Phật thanh tịnh. Chớ mình mơ ước cõi Phật mà lúc đó mình không
có tu, không có điều phục cái tâm mình để thanh tịnh, thì mơ ước
chỉ là viễn vông.
-
Khi ấy tất cả đại
chúng xem thấy thần lực của Phật liền tán thán là điều chưa từng
có. Chấp tay lễ Phật, chiêm ngưỡng dung nhan của Phật. Con mắt
không có chớp. Ông Trưởng giả Bảo Tích.
-
Con ông Trưởng giả
thì nghe không có được chút nào hết.
-
Trưởng giả Bảo Tích
liền ở trước Phật dùng bài tụng để tán thán rằng:
-
Đây là bài tụng của
Ông.
-
Con mắt rộng đẹp như
hoa sen.
-
Tịnh, Tu, Quảng ba
chữ. Tịnh là Tập, Tu là sửa sang. Quảng là rộng. Nhưng mà mình
nói con mắt đẹp đẽ là đủ rồi.
-
Con mắt đẹp đẽ như
hoa sen.
-
Tâm trong sạch đã qua
hết các thiền định.
-
Đã lâu chứa chất
nghiệp thanh tịnh.
-
Xưng là vô lượng hay
khen là vô lượng.
-
Dẫn đường cho chúng
để được yên lặng.
-
Cho nên con kính lễ.
-
Bốn câu này là giải
thích cái gì? Là Ngài tán thán Phật.
-
Câu thứ nhất: là tán
thán về sắc thân của Phật nó đẹp đẽ. Nhưng mà trên đây là tán
thán con mắt người khác. Bởi vì quí vị nhớ, người thông minh
người ta nhìn cho mắt, họ thấy làm sao. Nó trong và sáng phải
không? Con mắt trong sáng. Còn người ít thông minh thì nhìn con
mắt thấy nó làm sao. Nó đục đục, nó lờ đờ, vậy thôi. Chớ nó
không trong không sáng. Vì Phật là giác ngộ cho nên phần trí tuệ
nó biểu lộ ở con mắt. Con mắt trong mà sáng. Đó ở đây tán thán
con mắt Phật. Tức là tán thán về hình tướng.
-
Rồi kế đó, câu thứ
hai: là tán thán tâm của Ngài. Bởi vì tâm của Ngài nó đã hoàn
toàn thanh tịnh, cho nên Ngai qua hết các thiền định. Tại sao
tâm thanh tịnh lại qua các thiền định? Bây giờ chúng ta ngồi
thiền để làm gì? Để hàng phục tâm. Và để gì nữa? An trụ tâm. Mà
nếu tâm chúng ta đã hàng phục, đã an trụ rồi thì ngồi thiền làm
chi nữa. Cho nên nói tâm Ngài đã thanh tịnh. Cho nên Ngài đã qua
hết các thiền định. Đó là tán thán về tâm của Ngài.
-
Đây câu thứ ba là tán
thán cái nghiệp của Ngài. Ngài đã lâu rồi, Ngài tích lũy nghiệp
thanh tịnh. Cái nghiệp là nghiệp thanh tịnh. Nó được vô lượng.
-
Rồi câu thứ tư là tán
thán về cái gì? Là giáo hóa. Dẫn đường chúng sinh đi đến chỗ
tịch tịnh. Cho nên con đảnh lễ Ngài.
-
Như vậy chỉ có bốn
câu thôi mà chúng ta thấy tán thán đủ. Nào là tán thán thân, tán
thán tâm, tán thán cái nghiệp và tán thán luôn cả sự giáo hóa,
hướng dẫn.
-
Rồi bốn câu kế:
-
Đã thấy đại thánh
dùng thần biến,
-
Khắp hiện mười phương
vô lượn cõi.
-
Trong ấy chư Phật
diễn nói pháp,
-
Khi ấy tất cả phải
thấy nghe.
-
Chữ “ư thị” là khi
ấy. Nhớ ư thị là khi ấy nha. Bốn câu này là tán thán thần lực
của Phật. Khi Ngài dùng thần lực để họp các lọng thành một cái
đó. Khi họp thành một cái rồi thì mười phương cõi nước vô lượng
đều thể hiện chư Phật ở trong mười phương nói pháp... Tất cả đều
nhìn thấy sẵn ở trong lọng hết. Khi ấy nhìn cái lọng đều thấy
sẵn hết. đó là tán thán thần lực của Phật.
-
Cái sức pháp lực của
đấng pháp vương siêu vượt cả quần sanh.
-
Thường dùng pháp thí,
tài thí mà thí cho tất cả.
-
Hay khéo phân biệt
tướng của các pháp.
-
Nơi nghĩa đệ nhất nó
không động.
-
Đến bốn câu này là
tán thán Phật khéo nói pháp. Ngài là đấng pháp vương dùng sức
pháp của Ngài, khéo nói để dẫn dắt hay là vượt hơn tất cả mọi
chúng sinh. Ngài thường dùng cả tài thí và pháp thí để mà lợi
ích cho mọi người, rồi Ngài lại khéo phân biệt tướng của các
pháp. Tuy rằng khéo phân biệt tướng của các pháp mà đối với
nghĩa đệ nhất không có động.
-
Thường thường khi
phân biệt thì động hay không động? Phân biệt thì động. Mà tại
sao Ngài phân biệt pháp tướng mà nghĩa đệ nhất không động. Như
bây giờ tôi nói, tôi ví dụ như cái nhà. Bây giờ tôi phân tích
cái nhà. Cái nhà này nó không tự có, mà nó do gạch, do xi măng,
do cát, do nước, rồi do tôn, do gỗ... do những cái đó họp lại
thành cái nhà. Phân tích như vậy thì cái nhà không thực có. Bởi
nhà không thực có nên cái nhà này tự tánh là không, phải không?
Tôi phân tích như vậy đó, nó có động tới tự tánh không hay
không? Đối với tự tánh không có bị động không? Như vậy thì phân
tích để cho người ta thấy rõ cái nhà không có tự tính. Không có
tự tính đó là thấy tánh không. chớ không phải do phân tích đó mà
động cái tánh không. Mà tánh không tức là đệ nhất nghĩa.
-
Đã đối với các pháp
được tự tại.
-
Thế nên con đảnh lễ
pháp vương này.
-
Hai câu này Ngài tán
thán là Phật đã được tự tại đối với các pháp. Cho nên Ngài đảnh
lễ đấng pháp vương.
-
Nói pháp chẳng có
cũng chẳng không.
-
Do nhân duyên cho nên
các pháp sanh.
-
Vô ngã, vô tạo, vô
thọ giả. mà nghiệp thiện ác cũng không mất.
-
Câu này là khen ngợi
Phật nói pháp. Cái pháp Phật nói nó không thuộc về có cũng không
thuộc về không. Vì sao không thuộc có cũng không thuộc không. Vì
do duyên cho nên các pháp sanh. Bởi nhân duyên các pháp sanh cho
nên không phải thật có cũng không phải thật không. rồi đến vô
ngã không tạo tác, không có thọ giả mà nghiệp thiện ác không
mất. Đó, các pháp Phật nói nó khéo léo như vậy.
-
Bốn câu này dễ hiểu
không? Nói rằng do nhân duyên nên pháp chẳng phải có cũng chẳng
phải không. Bây giờ dùng cái thí dụ nào xa xôi thì khó hiểu. Bây
giờ tôi dùng cái thí dụ cụ thể nhất. Thí dụ như bàn tay của tôi,
khi mình xòe 5 ngón ra, rồi nắm lại, thì gọi là gì? Là nắm tay.
Nắm tay này tự có hay là do nhân duyên hợp. Như vậy nắm tay này
có là do nhân duyên hợp, phải không? Trước khi năm ngón chưa co
lại thì có nắm tay không? Bây giờ, nếu trong khi co lại, rồi
buông ra thì nắm tay còn không? Như vậy trong khi năm ngón tay
co thì tạm gọi là nắm tay. Nắm tay nguyên trước không, sau
không. Trong khi co lại thì tạm có, phải không? Trước không, sau
không. Đó thì nói nó như là không nhưng mà khi co lại tạm có thì
nó không phải là không. Như vậy khi chúng ta co năm ngón lại rồi
thì tạm gọi là nắm tay. Nhưng bây giờ nếu phân tích, ngón cái,
ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp, ngón út, từng ngón thì kiếm nắm
tay có không? Cũng không. Như vậy cái thể nắm tay nó là không.
Nhân duyên hợp thì tạm có. Như vậy nói nắm tay là có hay là
không? Như vậy nói có nói không đều không được. Mà nói nó phải
sao? Chẳng phải có mà cũng chẳng phải không, phải không? Chẳng
phải có, vì trước không có, sau không có. Duyên hợp phân tích ra
cũng không thấy thật nắm tay. Không có tự thể nắm tay nên nói
chẳng phải có, phải không. Nhưng khi duyên hợp thì tạm thấy có
nắm tay, thì không phải không.
-
Như vậy thì pháp Phật
nói lý nhân duyên nó như vậy. Cái gì mà hiện có đây đều do nhân
duyên. Do nhân duyên thì không phải thật có mà cũng không phải
thật không. không phải thật có không phải thật không thì nó làm
sao? Nó có như huyễn như hóa phải không. Như vậy thì cái có đó
là hư dối không thật. Mà bây giờ mình có chịu nó không thật
không? Chịu không? Đúng thấy được cái lý nhân duyên thì các pháp
không thật. Mà thấy lý nhân duyên ngu hay là trí. Ngu hay trí?
Là trí. Còn không thấy đúng lý nhân duyên đó là ngu phải không?
Mà bây giờ các pháp do duyên hợp là không thật. Mà mình thấy
thật là mình làm sao? Vậy mà mấy chú có chịu ngu đâu, phải
không? Cứ tưởng mình thông minh lắm phải không? Bởi vì do nhân
duyên hợp thì nó không phải thật có mà cũng không phải thật
không. Bây giờ mình nói nó thật có, là đã ngu rồi phải không? Đó
là không thấy được lý nhân duyên. Như vậy cho nên cái pháp của
Phật nói nó rất là khó hiểu vì nó trái với cái ngu của phàm phu.
Tại mình ngu nên mình khó hiểu phải không? Chớ nếu mình thông
minh như các vị Bồ Tát nghe cái hiểu liền. Đó là cái thứ nhất.
-
Đến cái khó thứ hai
nữa nè! Cái pháp của Ngài nói là vô ngã. Tức là không có ta,
không có người tạo tác, cũng không có người thọ nhận. Mà cái
nghiệp thiện ác không mất đó, thì thường thường nói, bây giờ
mình hay nói với nhau làm sao. Mình làm lành thì đời sau hưởng
phước lành, phải không? Mình đời này làm lành thì đời sau thì
đời sau hưởng phước lành. Như vậy đời này mình làm lành, đời sau
hưởng phước lành thì dễ hiểu quá. Như vậy có mình đời này làm,
rồi cũng có mình đời sau hưởng, phải không? Nhưng mà Phật nói
mình không thật. Vô ngã là đâu có ta thật, không có ta thật thì
làm đều lành rồi đời sau ai hưởng. Mà không có ta thật thì ai
làm lành. Không có người làm cũng không có người hưởng mà tại
sao cái nghiệp báo không mất. Không làm không hưởng tức là
nghiệp báo mất tiêu chứ gì, phải không? Nói như vậy thì thật là
khó hiểu.
-
Bây giờ tôi thí dụ
gần nhất. Thí dụ như bây giờ bản thân mình hiện tại đây, cái gì
là mình. Mấy chú chỉ giùm tôi đi. Cái gì là ta? Cái ta bây giờ
thật là khó mà chỉ. Ngay thân này chỉ cái gì là ta, chỉ không
được. Nhưng mà lúc nào mình cũng nghĩ mình có cái ta làm chủ cái
thân này. Nhưng bây giờ cái ta là cái gì. Mà thật là mình làm
chủ thân này chưa. Đó là một cái.
-
Bây giờ tôi hỏi mấy
chú, tại sao mấy chú ăn? Tại mình muốn ăn hai tại bao tử trống
nó đòi. Nếu mà nói tại mình muốn ăn đó thì có cái món nào mà
mình thích nhất, rồi khi đó có ai cho mình ăn cơm no đầy, rồi
người khác đem cái món mình thích nhất ra, mình có muốn ăn
không? Nếu tại mình thì cái gì mình thích thì mình phải ăn.
Nhưng bây giờ cái bao tử đầy rồi thì có thích thì thích, chớ
nuốt không vô phải không? Như vậy thì mình muốn ăn hay bao tử
muốn. Đó, như vậy mới thấy rõ ràng rằng cái bao tủ khi nó trống,
nó đòi hỏi thì mình muốn ăn phải không? Như vậy mình muốn hay
bao tử muốn? Nhưng mà lúc nào cũng nói mình hà. Tôi muốn ăn. Chớ
sự thực ra, do bao tử trống. Như vậy chúng ta mới thấy khi chúng
ta ăn, những thức ăn vô, chúng ta có muốn nó chế biến ra máu, ra
gì gì đó, bằng cách nào không? Cứ dồn đại vô đó rồi tự nó làm
sao nó làm cũng không biết nữa.
-
Bây giờ tôi thí dụ.
Thí dụ như bây giờ ở đây có ông trụ trì hay ông tri sự, ngoài
kia có một số con nít nó vô nó xé rào. Nó vô bẻ “Điều” hay làm
gì đó. Rồi ông tri sự thấy, tức là làm sao? Mới điều hành chúng
ra đuổi nó ra phải không? Điều hành chúng chạy ra đuổi. Thấy nó
xé rào của mình, mình đuổi nó ra. Như vậy mình là chủ, ai xâm
phạm mình liền biết. Biết thì mình liền đuổi ra.
-
Bây giờ đây cơ thể
mình, mấy con vi trùng ở ngoài nó xâm phạm mình có hay không?
Rồi mình có điều động các vi trùng của mình lại để diệt nó
không? Không biết gì hết trơn. Ở trỏng nó làm sao làm, mình chớ
có biết, phải không? Rồi ăn đồ ăn vô nó chế biến làm sao mình
chớ có hay. Chớ phải chi ăn vô rồi mình ấn cái nút nào đó, để
cho nó được tiết chất gì. Ấn cái nút gì để tiết chất gì, để tiêu
hóa, rồi nó bổ dưỡng. Như vậy mình mới là chủ chớ, phải không?
Cái này nó làm cái gì mình không biết hết. Rồi tới chừng nó ra
thì hay vậy thôi. Rồi nó thành cái gì thì thành. Như vậy chủ ở
chỗ nào chớ. Có chủ không? Mà không chủ thì làm sao có ta. Ngã
là chú đó.
-
Tuy nó không chủ như
vậy mà nếu mấy chú cứ uống rượu hoài thì lâu nó có ghiền không?
Ghiền không? Hút thuốc mãi thì có ghiền không. Tuy không chủ mà
nghiệp không mất phải không? Không chủ mà nghiệp không mất.
Nghĩa là làm cái nghiệp gì thì kết quả nó đi tới đó.
-
Như vậy mới thấy rõ
rằng không có ngã, không tạo tác, không thọ giả mà nghiệp không
mất. Đó là một cái đặc biệt. Mình lâu nay mình si mê, mình cứ
tưởng mình là chủ. Khi mình tưởng mình là chủ đó thì thực ra cái
tưởng tượng thôi. Cái giả tưởng chớ không có thực. Vì thực ra
con người mình, mình đâu biết rõ nó phải không? Mình chỉ biết
khái quát nó vậy thôi. Rồi ở trong đó mọi sinh hoạt của nó mình
đều không biết hết. Rồi nhu cầu nó đòi cái gì đó thì, thí dụ bây
giờ nghe khô ở trỏng, khát nước thì mình cứ uống vô, cho ở trỏng
có nước nôi cho mát mẻ, nó hoạt động. Rồi nhu cầu nó thiếu
lương thực của cái bao tử thì dồn vô. Như vậy là đều do cái nhu
cầu ở trỏng rồi mình làm theo cái cái nhu cầu đó. Chớ mình có
chủ gì đâu. Bây giờ mấy chú thử làm chủ cái coi. Khi bao tử
trống rỗng không thèm ăn. Không thèm ăn vô thử coi chịu nổi
không? Rồi khi mình vô đầy rồi, nó muốn ra đừng thèm cho nó ra.
Chịu nổi không? Thử làm thử coi. Mấy cái đó đâu làm chủ được
phải không? Nghĩa là nó tới giai đoạn đó, nó đòi vô thì phải cho
nó vô. Nó đòi ra phải cho nó ra. Chớ mình không làm chủ gì hết.
Như vậy mới thấy rõ là không có chủ. Mà không có chủ tức là vô
ngã chứ gì. Đó, đã vô ngã thì ai là tạo tác, ai là người thọ.
Nhưng mà cái nghiệp gì mình tạo thì nó không mất. Cái thói quen
nào mình tập thì nó thành công. Nó mắc kẹt ở đó. Như vậy mới
thấy cái ý nghĩa của đạo Phật thật là khó. Vì nó tế nhị quá. Đó
là bốn câu tán thán pháp của Phật nó rất là nhiệm mầu khó hiểu.
Rồi kế.
-
Mới ở cội Bồ đề mà
thành Phật hay là mới ở cội Bồ đề dùng sức mà hàng phục chúng ma
được diệt cam lồ giác thành đạo.
-
Mấy câu này nghe rất
là khó.
-
Đã không tâm ý không
thọ hành mà phải hàng phục các ngoại đạo.
-
Nói rằng đức Phật khi
Ngài tu ban đầu dưới cội Bồ đề, Ngài mới dùng sức để hàng phục
ma quái. Như mình đọc trong sử hay nói rằng: Ngài hàng phục ma
vương đó. rồi chữ “Đắc cam lồ giác diệt giác đạo thành”. Đắc
cam lồ diệt là làm sao? Bởi vì trong Tứ Đế, Diệt đế là Niết bàn.
Diệt đế tức là vị cam lồ. Mà được Diệt đế rồi thì mới giác ngộ
mới thành đạo. Như vậy thì mình mới thấy chỉ có mấy chữ thôi mà
nói quá rộng. Bởi khi Ngài ngồi dưới cội Bồ đề dùng sức hàng
phục ma quái. Khi hàng phục ma quái rồi, được cái Diệt. Diệt đó
là được cái tâm thanh tịnh. Đó là cái vị cam lồ. Nhân đó Ngài
mới giác ngộ mới thành đạo. Ngài đã không còn có cái tâm ý,
không còn có cái thọ hành. Thọ hành tức là nghiệp đó. mà phải
hàng phục được các ngoại đạo. Thường thường thì muốn hàng phục
ai, muốn lý luận với ai thì trước mình phải làm sao. Trước mình
phải suy nghĩ, phải không? Mình tìm lý này, lẽ kia để mà mình cố
chinh phục họ. Đó là tâm ý sưe dúng trước nhưng mà với Phật thì
cái ý nghiệp Ngài đã hết. Đã thanh tịnh tất cả. Nhưng tâm phiền
não không còn. Như vậy lấy cái gì mà Ngài hàng phục ma quái hay
là hàng phục ngoại đạo. Tuy rằng tâm ý không còn suy nghĩ phân
biệt mà Ngài hàng phục được ngoại đạo. Đó là cái đặc biệt. Cho
nên thường gọi là thời trí đó. Ngài không cần suy nghĩ trước.
Nhưng mà vừa tới, người ta đề ra cái gì là Ngài thấy rõ vấn đề
đó. Ngài liền bẻ họ. Chớ không phải như mình phải nằm suy nghĩ
năm tháng, ba tháng gì. Rồi để mà lập lý luận, mà tới bàn với
người ta. Không phải vậy. Bởi vậy cho nên nói cái đặc biệt của
Ngài đó, là khi mà giác ngộ rồi thì tâm ý Ngài đã trong sạch.
Nghiệp không còn. Như vậy mà Ngài khéo hay hàng phục hết thảy
các ngoại đạo.
-
Ba phen chuyển pháp
luân ở đại thiên. Cái pháp luân kia xưa nay thường thanh tịnh.
Trời, người được đạo này.
-
Tức là được đạo do
chuyển pháp luân đó, là chứng quả.
-
Tam bảo nơi đây hiện
thế gian.
-
Hay là tam bảo khi ấy
hiện thế gian. Đây là tán thán đức Phật ở vườn Lộc Uyển. Ngài
khéo chuyển pháp luân hay là tam chuyển pháp luân. Rồi những vị
có mặt ở đó là người, là trời... Nhờ đó mà chứng được đạo. Từ đó
mới đủ tam bảo hiện thế gian. Tại sao nói rằng chuyển pháp luân
ở đại thiên. Thường thì chúng ta thấy Ngài chuyển pháp luân ở
vườn Lộc uyển, với năm anh em Kiều Trần Như thôi phải không? Chớ
đâu có chuyển khắp hết mà nói là cả đại thiên. Nhưng mà nếu đọc
sử thì mấy chú thấy, khi Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển
rồi thì cái tiếng đó vang lên, chư thiên ở các cõi trời đều lập
lại cái đó phải không? Lập lại tiếng đó cho đến vang khắp cả cõi
Trời, tới cõi Phạm Thiên. Bởi vậy cho nên nói rằng chuyển pháp
luân cả đại thiên là vậy. Nghĩa là khi Phật nói, thuyết pháp ở
vườn Lộc Uyển, năm anh em ông Kiều Trần Như nghe pháp Tứ đế đó.
Nghe cái đó rồi thì chư Thiên, Long Thần, Thổ Địa mới diễn tiếng
đó lại. Rồi nó vang lên ở trên các cõi đều diễn tiếng đó mà nó
trùm cả tới cõi Trời Phạm Thiên.
- --o0o--
|
|