|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
-
PHẦN BA
-
-
Cái pháp tam chuyển
pháp luân tức là pháp Tứ Đế, đó là cái pháp xưa nay thường thanh
tịnh. Chư thiên và người nhờ được pháp này mà chứng được đạo
quả. Khi đó mới có đầy đủ tam bảo. Phật là Phật bảo. Pháp Tứ Đế
là Pháp bảo. Năm anh em ông Kiều Trần Như ngộ đạo thành Tỳ Kheo
là Tăng Bảo.
-
Do cái pháp diệu này,
dùng cái này mà cứu tế quần sinh. Một phen nhận không có lui
sụt. Thường được yên lặng sáng suốt.
-
Hai câu này là để nói
kết quả của cái pháp mà Phật nói. Cái pháp vi diệu của Phật nói
đó, dùng cái pháp đó để mà cứu tế quần sinh. Ai mà nghe được cái
pháp đó rồi đều bất thối chuyển. Rồi đi đến chỗ thường vắng lặng
thanh tịnh.
-
Độ được già, bịnh,
chết. Là bậc thầy thuốc, độ được già, bịnh, chết nên lễ cái pháp
hải. Cái đức nó không có ngằn mé. Bởi vậy cho nên lễ cái pháp
rộng lớn như biển, không có ngằn mé.
-
Hai câu này để tán
thán tiếp về pháp đó. Phật dùng pháp này mà độ tất cả những
người đã tin tươngr được qua khỏi vòng già, bịnh, chết. Cho nên
Ngài là một ông thầy thuốc. Vì vậy mà kính lễ cái pháp có đầy đủ
công đức vô lượng vô biên đó.
-
Bây giờ bốn câu này
nói:
-
Khen chê không động
như Tu Di.
-
Nơi thiện, chẳng
thiện, bình đẳng dùng lòng từ.
-
Tâm hành bình đẳng
như hư không.
-
Ai nghe nhận bảo
không kính vâng.
-
Khen ngợi đức Phật,
Ngài đối với kẻ khen người chê đều không có động. Giống như hòn
núi Tu Di vậy. Dầu cho có giông bảo, nó vẫn trơ trơ. Đối với
người thiện, bất thiện (là người ác). Ngài làm sao? Ngài đều
bình đẳng do lòng từ bi của Ngài. Tức là Ngài dùng tâm từ bi mà
nhìn người thiện, người ác đều thương xót bình đẳng chớ không có
riêng khác. Còn mình bây giờ làm sao? Các người mình cho là hiền
thì họ khổ mình thương phải không. Người mình cho là dữ họ khổ
thì mình làm sao? Mình cười, đáng kiếp phải không? Đó, luôn luôn
mình có cái tâm chỉ thương người hiền mà không thương người dữ.
Còn Phật thì từ bi, Ngài thương cả hai. Người hiền người dữ Ngài
vẫn thương bình đẳng. Bởi vậy nên nói tâm hành của Ngài bình
đẳng, giống như hư không vậy. Mà tâm Ngài đã bình đẳng như hư
không thì ai nghe được con người quí báu của Ngài mà không kính
không vâng theo.
-
Nay dâng Thế Tôn cái
lọng bé này ở trong hiện ra cả tam thiên đại thiên thế giới của
con. Nào là chư Thiên, Long, Thần, các Càn Thát Bà... và Dạ Xoa
thảy đều thấy các cái có ở thế gian đều thấy rõ (tức là cái gì
có ở thế gian đều thấy rõ). Đấy thập lực Ngài thương xót mà hiện
ra cái biến hóa này.
-
Đó là bốn câu nhắc
lại, khen ngợi thần lực của Phật. Khi Ngài biến các lọng riêng
thành một cái lọng lớn chung. Rồi các thế giới, đều hiện trong
đó. Đó là cái điều rất hy hữu.
-
Chúng thấy cái hy hữu
đều tán thán Phật. Nay con cúi đầu đảnh lễ bậc tôn ở trong tam
giới.
-
Bởi vì chúng thấy
việc làm của Phật đó là việc chưa từng có, cho nên họ đều tán
thán. Bây giờ con sẽ đảnh lễ Ngài vì Ngài là bậc tôn trong tam
giới.
-
Ngài là bậc đại
thánh, là đấng pháp vương mà mọi người đều qui ngưỡng. Hay mọi
người đều hướng về. Tâm thanh tịnh quán Phật đâu chẳng vui.
Người nào đem tâm thanh tịnh mà quán xét nơi Phật đều có cái
niềm hân hoan. Mỗi người đều thấy Thế Tôn ở trước mình. Đây là
do thần lực của pháp bất cộng.
-
Khen ngợi Phật là
đấng đại thánh, là đấng pháp vương. Ngài là chỗ mà mọi người đều
qui hướng. Nếu người nào trong tâm thanh tịnh mà nhìn thấy Phật
đều có niềm hoan hỷ. Và mỗi người như thấy Phật ở trước mình.
Cái điều đó do thần lực của pháp bất cộng mà ra.
-
Phật dùng một tiếng
diễn nói pháp, chúng sanh tùy theo loại, mỗi người được hiểu.
Đều bảo Thế Tôn đồng với tiếng nói của mình. Đây ắt là thần lực
của pháp bất cộng.
-
Đây là để tán thán
pháp của Phật nói. Khi Phật nói pháp chỉ có một thứ tiếng, mà
mỗi người mỗi loài, mỗi người nghe đều thấy Phật nói tiếng của
mình. Bởi vậy cho nên đều kính ngưỡng, đều hiểu biết. Đó là do
thần lực của pháp bất cộng. Mình bây giờ quí vị thấy mình nói
tiếng mình với với dân của Việt Nam mình đó thì nghe hiểu. Nếu
mình nói tiếng Việt Nam với một người Hoa, một người Nhật, một
người Pháp, họ hiểu không? Như vậy thì tiếng mình chỉ có mình
hiểu thôi. Còn qua một nước khác, người khác không hiểu. Còn hội
của Phật mà chúng qui tụ lại đó, có bao nhiêu thứ người. Nào là
người nè, nào là Trời nè, nào là Bồ Tát các nơi đến nè. Nào là
Quỉ, Thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La... Đủ hết. Mà Ngài nói
pháp thì ai cũng nghe như tiếng nói của mình.
-
Bây giờ tôi nói gần,
thí dụ như mình cùng một nước với nhau, giáp ranh mình với người
Miên, mà người Miên nói mình nghe được không, nếu mình không
học. Mình nói họ nghe được không? Nếu họ không học tiếng mình.
Như vậy đó người ở cõi Trời với mình nói tiếng giống nhau không?
Như vậy mà Phật nói pháp ra tất cả loài đều nghe tiếng của Phật
như nói với mình vậy. Như vậy thì mấy chú mới thấy khỏi cần học
sinh ngữ làm chi cho cực há. Tu thành Phật rồi nói một thứ tiếng
rồi họ nghe đều thành tiếng của họ. Sướng hơn không, phải không?
Chớ bây giờ nếu mà học hết các thứ tiếng để mà nói cho thiên hạ
nghe đó thì bao nhiêu, một đời mình học hết chưa. Một đời học
cũng chưa rồi nữa. Bây giờ mình chỉ tu thành Phật là mình nói
một thứ tiếng, mà ai nghe tiếng mình nói là tiếng của họ đó, họ
đều hiểu. Sướng biết bao nhiêu. Như vậy thì đi cái nào tắt hơn.
Đó là cái chỗ rất là rõ ràng.
-
Phật dùng một tiếng
diễn nói pháp,
-
Chúng sanh mỗi mỗi
tùy chỗ hiểu,
-
Khắp được thọ hành và
được lợi ích.
-
Cái lợi này, đây là
cái thần lực của pháp bất cộng.
-
Như vậy Phật dùng một
thứ tiếng thôi mà Ngài nói pháp ra thì mỗi loài đều hiểu, rồi
đều được lợi ích. Thực hành được lợi ích thì đó cũng là do cái
pháp thần lực của Phật pháp bất cộng. Do cái thần lực của pháp
bất cộng mà ra.
-
Phật dùng một tiếng
diễn nói pháp,
-
Hoặc có sợ hãi, hoặc
vui vẻ,
-
Hoặc tâm nhàm lìa
hoặc dứt nghi.
-
Đây ắt thần lực pháp
bất cộng.
-
Tại sao vậy? Phật nói
có một pháp thôi. Một thứ tiếng thôi. Mà có người nghe thì sợ,
có người nghe thì vui mừng, có người nghe thì sanh chán, lìa
chán, có người nghe thì lại dứt nghi.
-
Bây giờ tôi thí dụ
như vầy. Thí dụ như Phật nói câu, nói rằng ai làm thập ác thì
phải đọa địa ngục, ai tu thập thiện được sanh lên lên cõi trời.
Như vậy người nào mà làm thập ác nghe nói vậy thì sao? Đâm ra
hoảng sợ. Còn người đã tu thập thiện, nghe nói vậy thì sao? Vui
mừng. Rồi còn người hồi đó giờ họ cũng có làm lành. Tức là chán
lìa. Còn ngưòi mà hồi đó giờ, họ thấy người này làm lành, người
kia làm ác, mà họ không biết rồi kết quả ra sao? Bây giờ nghe
vậy, thì hết nghi phải không? Như vậy chỉ một câu nói đó mà có
kẻ thì sợ, có kẻ thì mừng, có kẻ thì chán, có kẻ thì hết nghi.
Như vậy để thấy rõ cái ý nghĩa đó mà được cũng do thần lực của
pháp bất cộng. Bây giờ Ngài kính lễ.
-
Kính lễ mười phương
thập lực đại tinh tấn.
-
Kính lễ đã được vô sở
quí.
-
Kính lễ trụ nơi pháp
bất cộng.
-
Kính lễ tất cả đại
đạo sư.
-
Bây giờ giảng từng
câu cho rõ. Nói rằng kính lễ Phật thập lực đại tinh tấn. Đó là
Phật đó, tức là con kính lễ Phật. Ngài là đấng đầy đủ thập lực
và đầy đủ đại tinh tấn. Kính lễ đã được vô sở quí. Tức là Phật
đã chứng được tứ vô sở quí. Kính lễ trụ nơi pháp bất cộng. Ngài
được pháp bất cộng pháp đó. Rồi kính lễ nhất thiết đại đạo sư
của tất cả.
-
Kính lễ hay đoạn các
kiết phược.
-
Tức là Ngài là một
người hay đoạn được tất cả những trói buộc ở trong ngũ dục hày
là ở trong tam giới. Vì vậy mà con kính lễ Ngài.
-
Kính lễ đã đến bờ
kia.
-
Tức là con kính lễ
Ngài vì Ngài là người đã đến được bờ giác ngộ.
-
Kính lễ hay độ các
thế gian.
-
Con kính lễ Ngài, vì
Ngài là người độ được tất cả thế gian.
-
Kính lễ hằng lìa
đường sanh tử.
-
Con kính lễ Ngài vì
Ngài là người đã lìa được con đường sanh tử. Đó là phần kính lễ.
Bây giờ.
-
Thảy biết chúng sanh
tướng qua lại.
-
Khéo nơi các pháp
được giải thoát.
-
Không chấp thế gian
như hoa sen,
-
Thường khéo vì hạnh
không tịch.
-
Đây là bốn câu tán
thán Phật. Nói rằng Ngài là người khéo biết được các tướng qua
lại của chúng sinh. Chúng sinh qua lại trong ngũ đạo lục thú như
thế nào, Ngài thấy biết hết. Rồi Ngài không dính mắc ở thế gian,
giống cũng như hoa sen, nó ra khỏi bùn không còn một chút hôi
hám của bùn. Ngài thường khéo vào được các hạnh không tịch.
Không tịch là cái hạnh rỗng lặng.
-
Đạt được các tướng
không có quái ngại.
-
Tức là không có bị
chướng ngại.
-
Đảnh lễ như hư không
vô sở y.
-
Câu này hơi khó hiểu.
Nói rằng Ngài là người đạt được pháp tướng. Thấu suốt không còn
cái gì chướng, cái gì ngại nữa hết. Bây giờ con kính lễ Ngài như
hư không, không chỗ y. Câu cuối này không còn lễ Phật với tính
cách hình tướng nữa. Nếu hình tướng thì còn chỗ nương chỗ tựa.
Mà đã như hư không, không chỗ y thì tức là không có hình tướng.
Như vậy câu chót là đảnh lễ Phật nào. Phật vô y đó. Thường
thường mình học trong Thiền, có câu gì đạo nhơn đó? Vô y đạo
nhơn. Hay đạo nhơn vô y. vô y tức là không chỗ nương. Không chỗ
nương tức là không tựa, không dựa vào cái gì hết. Mà không tựa
là không có tướng phải không? Còn có chỗ nương, chỗ tựa là còn
có hình tướng. Mà ở đây cuối cùng Ngài đảnh lễ chỗ không chỗ
tựa, không có hình tướng đó, tức là đảnh lễ pháp thân.
-
Như vậy tất cả những
lời tán thán này là tán thán tam bảo. Rồi cuối cùng là tán thán
pháp thân. Mà pháp thân thì không phải chỉ có Phật mới có, mà
nơi mọi người chúng ta au cũng có. Như vậy hai đoạn này mới có
phần diễn tả hội của chư Bồ tát tập hợp nghe Phật nói pháp.
Trong hội này chư Bồ tát mới tán thán công đức của Phật thôi.
Chớ còn chưa nói gì đến phần giáo lý thâm sâu mà ông Duy Ma Cật
đối đáp với các vị Tỳ Kheo. Hay là các vị La Hán, các vị Bồ
tát.
-
Khi ấy ông Trưởng giả
Bảo Tích nói kệ này rồi bạch Phật rằng:
-
Thế
Tôn 500 ông Trưởng giả này đều đã phát tâm vô thượng chánh đẳng
chánh giác. Mong nghe cõi Phật thanh tịnh. Mong được nghe cõi
Phật thanh tịnh. Cúi mong Thế Tôn nói cái hạnh cõi Phật thanh
tịnh của các vị Bồ tát.
-
Phật bảo: Lành thay!
Bảo Tích, mới hay vì chư Bồ tát mà hỏi cái hạnh thanh tịnh của
Như Lai. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói.
-
Khi ấy Bồ tát và 500
ông Trưởng giả vâng lời Phật dạy lắng nghe.
-
Đoạn này mở đầu chưa
có gì cần nói.
-
Phật bảo: Bảo Tích,
những loài chúng sinh là cái cõi Phật của Bồ tát. Vì cớ sao Bồ
tát tùy chỗ hóa độ chúng sinh mà nhận lấy cõi Phật. Vì cái chỗ
điều phục chúng sinh mà nhận lấy cõi Phật. Vì chúng sinh tin
dùng cõi Phật như thế nào mà vào được trí huệ Phật, mà nhận lấy
cõi Phật. Tùy các chúng sinh nên dùng cõi Phật thế nào để khởi
thiện căn. Ông Bảo Tích hay là gốc của Bồ tát mà nhận lấy cõi
Phật. Vì cớ sao Bồ tát nhận lấy cõi Tịnh độ đó, đều vì làm lợi
ích cho chúng sinh. Ví như có người muốn ở trong chỗ đất trống
mà xây dựng nhà cửa hay là nhà cung. Tùy ý không trở ngại. Nếu ở
chỗ hư không thì trọn không thể xây dựng được. Bồ tát cũng như
thế vì thành tựu chúng sinh cho nên nguyện nhận lấy cõi Phật.
-
Nguyện nhận lấy cõi
Phật, không phải là cái nguyện suông. Đây là đoạn mà chúng ta
phải chú ý. Đức Phật mới giải thích cho Ngài Bảo Tích và các vị
Trưởng giả biết rằng các loài chúng sinh là cõi tịnh độ của Bồ
tát. Tại sao vậy? Bởi vì Bồ tát mà nhận lấy cõi Phật thanh tịnh
là không phải vì mình thụ hưởng mà nhận lấy cõi đó. Mà nhận lấy
cõi đó là vì làm lợi ích chúng sinh. Rồi tùy chúng sinh được
giáo hóa hoặc là vì điều phục những chúng sinh đó mà nhận lấy
các cõi Phật. Chúng sinnh thích những gì, những cõi nước. Như
thế nào để họ tu hành, đạt đến trí tuệ Phật, thì các vị Bồ tát
sẽ nhận lấy cõi Phật tương xứng như vậy để mà giáo hóa họ. Khiến
cho họ phát căn lành tu hành tới cái quả Bồ tát hay quả Phật.
Như vậy Bồ tát mà nhận lấy cõi tịnh độ đó đều là vì lợi ích cho
chúng sinh, chớ không là vì riêng mình.
-
Bây giờ tôi nói một
thí dụ nhỏ thôi. Giả sử như chúng ta ở đây, có người họ cất
chùa. Muốn cất chùa được trang trọng thì chỉ vì mình mà cất
chùa. Như vậy cất chùa để tạo cảnh trí trang trọng. Như vậy đó
có phải là Bồ tát vì chúng sinh không? Còn nếu bây giờ vì muốn
có một chỗ trang nghiêm để giúp cho mọi người tu hành. Cảnh
trang nghiêm đó là vì lợi ích cho nhiều người. Nhắm thẳng vì
nhiều người mà làm. Thì cái đó là vì chúng sinh mà tạo cái cảnh
tịnh độ. Như vậy tâm của Bồ tát là lúc nào cũng nhắm thẳng vào
chúng sinh là cái tịnh độ của Bồ tát. Câu đó là câu thật là
nghiêm trọng. Nghĩa là nếu Bồ tát làm mà ngoài cái ý muốn, ngoài
sự giáo hóa chúng sinh thì đó không phải là Bồ tát rồi, phải
không?
-
Như vâỵ cõi Phật
thanh tịnh của chư Bồ tát là vì lợi ích chúng sinh mà lập. Vì
lợi ích chúng sinh mà tạo. Chớ không phải vì mình thụ hưởng mà
làm tạo. Đó là ý nghĩa rõ ràng. Bởi vậy, cho nên nói rằng việc
làm của Bồ tát không phải là chuyện làm suông mà đều vì lợi ích
của chúng sinh mà làm. Đólà để hiểu để thấy rằng tâm hạnh của Bồ
tát làm cái gì cũng vì lợi ích cho chúng sinh, chớ không phải vì
lợi ích cho bản thân, cho cá nhân mình.
-
Cho nên chúng ta bây
giờ cúng có khi chúng ta làm Phật sự mà có hai mặt. Có khi thì
muốn có nhiều chúng, có đông chúng đặng cho uy tín mình lớn. Như
vaaạy là vì chúng sinh hay vì mình. Còn có khi trải thân mình mà
lo cho chúng sinh, chỉ cho mọi người được tu, được học không, mà
không nghĩ tới địa vị danh vọng gì cho mình hết. Thì đó là vì
cái gì. Như vậy cũng một ciệc làm mà nếu mục tiêu mình nhắm vì
chúng sinh, đólà tâm hạnh của Bồ tát. Còn nếu mục tiêu mình nhắm
vì mình đso thì tâm hạnh của chúng sinh, phải không?
-
Bởi vậy cho nên mình
lớn, tu rồi thì ai cũng có một trọng trách để làm lợi ích cho
nhiều người. Thí dụ mấy chú sau này, ra có khi cũng làm Trụ trì,
có khi cũng làm Viện chủ, đủ thứ hết vậy. Nếu mình làm để mà kêu
gọi chúng cho đông để mình có chức tước, mình có uy tín thì đó
không phải là Bồ tát. Còn nếu mình làm vì thương, muốn giúp cho
mọi người trong khi bơ vơ không nơi tu học. Chỉ vì họ mà làm thì
đó là tâm hạnh Bồ tát. Như vậy cùng một việc làm mà mình thấy rõ
ai là Bồ tát tâm, ai không phải là Bồ tát tâm.
-
Bây giờ tới đoạn kế
Phật bảo:
-
Bảo Tích nên biết
trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật, những
chúng sinh không có dối trá được sanh về cõi nước kia.
-
Tức là cõi nước của
Bồ tát. Như vậy ở đây đi thẳng cái trực tâm là tịnh độ của Bồ
tát. Chúng ta tu, quí vị thấy bao nhiêu người ở thế gian họ sống
vì danh vì lợi, vì đủ thứ hết. Cho nên tâm họ chiều uốn để được
những cái gì họ muốn được. Còn chúng ta đaay sống bằng các đơn
giản. Không có nhà cửa, không có vợ con, không có nhu cầu gì
quan trọng, thì chúng ta cần cái tâm quanh co chiều uốn không?
Vậy mà thỉnh thoảng có không. Có quanh co chút chút không? Bởi
vậy cho nên cái cửa vào đạo là trực tâm. Đây nói trực tâm là
Tịnh độ của Bồ tát.
-
Rồi như Lục Tổ nói
làm sao? Với Lục Tổ thì trực tâm là đạo tràng phải không? Như
vậy chúng mới thấy Phật Tổ nhắc nhở chúgn ta bước vào đạo phải
có cái tâm ngay thẳng, không có dối trá. Dối trá tức là chiều
uốn. Hoặc để được lòng người này, được lòng người kia. Hoặc là
để gạt gẫm người ta thì đó là tâm không ngay thẳng.
-
Bởi Bồ tát cái nhân
trực tâm mà được cõi tịnh độ thì những chúng sinh nòa muốn về
với Bồ tát ở cõi đó thì phải làm sao? Thì cũng phải trực tâm.
Tức là phải bỏ những dối trá thì mới được về bên kia phải không?
Mình mới thấy rõ ràng cái nhân của Bồ tát. Như vậy, ai muốn được
hưởng của quả của các Ngài đó thì cũng phải có cái nhân giống
như vậy phải không? Đó là một điều không thể thiếu.
-
Thâm tâm là tịnh độ
của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật, những chúng sinh nào đầy đủ
công đức được sanh về cõi nước kia.
-
Như vậy trực tâm là
cửa bước vào đạo. Thâm tâm là những công đức ở trong đạo. Tại
sao nói thâm tâm là công đức ở trong đạo? Mình thường thường nói
thâm tâm là cái tâm sâu, phải không? Sâu kín. Nhưng mà thực ra
cái tâm sâu kín đó là cái tâm đã tạo nhân nhiều mầm, nhiều nhân
tốt. Nhân lành nhân tốt tạo đầy đủ thì gọi đó là thâm tâm. Bởi
vậy cho nên nói thâm tâm là tịnh độ của Bồ tát. Những người nào
muốn sanh về cõi tịnh độ của Bồ tát đó thì phải làm sao? Phải có
đầy đủ những công đức. Cho nên nói rằng khi Bồ tát thành Phật
rồi thì chúng sanh nào đầy đủ những công đức thì được sanh về
đó.
-
Như vậy trực tâm là
cái cửa, mà thâm tâm là cái dụng trong khi vào đạo rồi.
-
Bồ đề tâm là tịnh độ
của Bồ tát.
-
Bồ tát khi thành Phật
thì những chúng sinh nào mà phát tâm đại thừa thì được sanh vào
cõi nước đó.
-
Như vậy ba cái tâm
này quí vị thấy nó hết sức là thâm thúy. Trực tâm là cửa. Thâm
tâm là công dụng. Bồ đề tâm tức là giác. Như vậy nghĩa là Phật,
người tu muốn thành Phật thì cái nhân ban đầu là trực tâm. Rồi
kế đó là thâm tâm. Rồi sau cùng là giác ngộ.
-
Bởi vậy cho nên những
người nào phát tâm đại thừa thì mới được sanh về cõi kia. Phát
tâm đại thừa tức là phát tâm cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác
đó, phải không? Bởi vì cõi Phật do nhân giác ngộ mà thành cõi
thanh tịnh. Bây giờ mình muốn về đó mà mình thiếu giác ngộ thì
làm sao? Cho nên những chúng sinh phát tâm đại thừa là phát tâm
cầu cái quả vô thượng chánh đẳng chánh giác thì mới được sanh về
đó.
- --o0o--
|
|