Thư Viện Chùa Dược Sư
KINH TẠNG

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

PHẦN MƯỜI
 
Như vậy đây là 10 vị đệ tử lớn mà gọi là thập đại đệ tử đó. Mỗi vị đều được cái đệ nhất, mà mỗi vị đều không kham đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Để thấy rằng tinh thần ở đây là nêu lên ý nghĩa, dù cho chúng ta xuất gia mà nếu chúng ta không đạt đến chỗ cứu cánh bình đẳng, chân thật. Hai phần: 
Pháp tức pháp tánh. Thân tức pháp thân. Pháp tánh và pháp thân không đạt được hai cái đó thì chúng ta chưa đến chỗ cứu cánh, bình đẳng, chân thật. Muốn đến chỗ cứu cánh, bình đẳng chân thật thì đứng về thân phải đi thẳng vào pháp thân. Đó mới là cứu cánh. 
Bây giờ tới các vị Bồ Tát. Thánh tại sao còn rơi vào. Thánh có chia ra thánh thấp và thánh cao. Cũng như ở đây mấy chú, tất cả mấy chú là Tăng hết mà sao có những ông Tăng chấp quá chừng. Có những ông Tăng ít chấp. Nếu đã là Tăng thì phải giống hệt nhau chớ, phải không?  Tại sao lại có khác? Tại trình độ sai biệt. Bởi trình độ sai biệt cho nên có khác nhau. Ở đây hai bên không có nghĩa là chống nhau. Nhưng để khai triển từ cái tướng để đi thẳng vào tánh. Hỗ tương để mình thấy từ thấp tiến lên cao, chớ không phải các Ngài thù nghịch nhau. Như bây giờ các chú cãi ầm đó. Không phải? Nghĩa là thuật lại để thấy cái nhìn của hàng Thanh Văn khác hơn cái nhìn của hàng Bồ tát. Thanh văn còn từ tướng. Bồ tát đi thẳng vào tánh. Đó là tinh thần khai triển từ thấp tiến lên cao. Chớ không phải hai bên có chỗ sai biệt. 
Lúc nảy như tôi nói muốn tu thì từ thân này mà tu, mới thấy được pháp thân. Như vậy nhờ cái báo thân hay là ứng này mà đi thẳng vào pháp thân. Chớ không phải pháp thân nó có thể thị hiện giáo hóa người ta được. Nhưng nếu nói pháp thân không có lợi ích gì thì lại trật nữa. Vì pháp thân là cái thể. Ứng thân và hóa thân là cái dụng. Từ cái thể khởi dụng. Cái dụng thấy như có lợi ích, nhưng lợi ích của dụng chỉ là lợi ích hư dối để đưa tới chỗ chân thật cứu cánh là pháp thân. Như vậy pháp thân mới là chỗ chân thật của người tu. 
Chữ Bồ tát chúng ta biết hết rồi, khỏi cần cắt nghĩa, chỉ cần biết rằng đây là qua tới hàng Bồ tát. Hàng Thanh văn là đệ tử hiện hữu của Phật. Hàng Bồ tát thì có những vị Bồ tát có mặt trong hội hoặc những vị Bồ tát từ tha phương đến. Cho nên đây nói Bồ tát mà không nói đệ tử. 
Khi ấy Phật bảo Bồ tát Di Lặc: 
Thói quen mình cắt nghĩa Bồ Tát Di Lặc phải không? Nhưng phải nhớ rằng, cũng như nói rằng mấy chú kêu Đại đức A hay A Đại đức. Tiếng Việt mình kêu A Đại đức hay là Đại đức A? Từ tiếng Việt thì phải chuyển lại, nhiều khi mình quen, coi như thói quen. Quan Âm Bồ tát, Thế Chí Bồ tát quen rồi. Đúng ra thì Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Thế Chí. Đây cũng vậy, Bồ tát Di Lặc. 
(Ông đi đến thăm bệnh Duy Ma Cật. 
Ngài Di Lặc bạch Phật rằng: 
(Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Vì con nhớ lại thuở xưa vì Thiên Vương ở cung Trời Đâu Suất và quyến thuộc của họ nói hạnh bất thối chuyển địa (nhớ chỗ này cho rõ, bất thối chuyển địa là tu hành không thối chuyển đó). Khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: “Ngài Di Lặc! Đức Thế Tôn thọ ký cho nhân giả một đời thành Phật. 
Vậy là dùng đời nào để được thọ ký cho nhân giả một đời thành Phật. Vậy là dùng đời nào để được thọ ký ư là đời quá khứ, đời vị lại hay đời hiện tại? 
Nói rằng một đời được thọ ký, bây giờ đặt câu hỏi một đời là đời nào? Là quá khứ, hay vị lai hay hiện tại. Đây mới giảng trạch. 
Nếu là quá khứ đó thì đời quá khứ đã diệt. Nếu là đời vị lai thì đời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện tại thì đời hiện tại không có dừng (hiện tại cũng sanh diệt luôn). Như lời Phật nói: Này các Tỳ Kheo, nay chính ông khi này (đang lúc này) cũng sanh, cũng già, cũng chết (chữ diệt là chết). Nay chính ông, cái hiện tại này cũng có sanh, có già, có chết (dẫn câu đó làm chứng). Như vậy để thấy trong một đời hiện tại mà có cả sinh, già, chết. 
Tức là ngay trong một khoảnh khắc đó có cả ba tướng: Sanh, già, chết. Như vậy làm sao nói hiện tại cho được. Như vậy chúng ta mới thấy làm sao? Ở đây Ngài Di Lặc? [1], Ngài bẻ ở chỗ nói rằng một đời nữa được thành Phật. Một đời nữa là đời nào? Đời quá khứ hay đời hiện tại hay đời vị lai? Quá khứ thì đã diệt. Vị lai thì chưa đến. Rồi hiện tại thì không dừng. Như vậy đời nào là được Phật thọ ký. 
Như nói hiện tại, thì Phật trong kinh nói, Ngài nói với các Ngài Tỳ Kheo thân ông hiện già, nó có sanh, có già cũng có chết. Nếu nói thân mình hiện giờ sanh, già, chết thì đa số mình ít thấy. Nhưng xét theo bây giờ ta nói trong tế bào mình nó có sanh, có già, có chết hiện giờ không? Có những tế bào mới sanh, có những tế bào đã già, có những tế bào bị loại ra. Như vậy ngay trong thân của mình hiện tại nó đủ cả ba tướng: Sanh, già, chết. Như vậy làm sao có dừng mà nói cố định là lúc nào. Nếu do vô sanh được thọ ký thì vô sanh đó là chánh vị. Ở ngôi chân chính hay là ngôi vị chân thật. Ở trong ngôi vị chân chính đó cũng không có thọ ký, cũng không được thành Phật. Vì chỗ ???? [1] Như cũng được. Chân như có thọ ký, có được thành Phật không? Như vậy chỗ đó là chỗ không thọ ký, không thành Phật. Còn nếu ở chỗ sanh tức là nó nằm ở trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Trong ba thời đều không có thật. Nói rằng được thọ ký là thọ ký ở trong cái sanh hay là thọ ký ở trong cái vô sanh, phải không? Sanh thì cũng không ổn. Vô sanh thì còn gì thọ ký và còn gì thành Phật. Như vậy cũng không ổn. Vậy thì tại sao, hay thế nào? Ngài Di Lặc nhận một đời thọ ký thành Phật ư! Ngài Di Lặc nhận rằng còn một đời thọ ký thành Phật. Đó là đặt lại câu hỏi. 
Sanh thì không được. Còn vô sanh cũng không được. Là từ như sanh được thọ ký ư! 
Là từ như sanh. Như sanh tức là như thật hay chân như mà sanh được thọ ký ư! 
Hay là từ như diệt được thọ ký ư! Như sanh hay là như diệt. Nếu như sanh mà được thọ ký không được. Như diệt thọ ký cũng không được. 
Tại sao? Nếu do như sanh mà được thọ ký, như không có sanh. Nếu do như diệt mà được thọ ký thì như không có diệt. Bởi vì chánh vị là chân như. Nếu từ chân như mà thọ ký thì chân như không sanh không diệt. Không sanh không diệt thì lấy gì để thọ ký. 
Tất cả chúng sanh đều là như. Tất cả pháp cũng như. 
Tất cả chúng sanh đều như đó đứng về mặt chân như mà nói thì tất cả chúng sanh là như. Tất cả pháp đều như. 
Các vị thánh hiền cũng như. Cho đến Ngài Di Lặc cũng như. 
Nếu Ngài Di Lặc được thọ ký thì tất cả chúng sanh ưng cũng phải được thọ ký vì tất cả đều như. Lý luận của Ngài như vậy đó. Nếu từ như được thọ ký tức là từ chân như mà được thọ ký thì tất cả chúng sanh như, hiền thánh như, Di Lặc như. Nếu trên cái như đó mà được thọ ký, Ngài Di Lặc được thọ ký thì chúng sanh cũng được thọ ký. 
Vì cớ sao? Phàm như thì không hai, nó cũng không khác. 
Vì chỗ chân như thì nó còn gì hai, còn gì khác. 
Nếu Di Lặc được vô thượng chánh đẳng chánh giác thì tất cả chúng sanh đều cũng nên được. Vì cớ sao? Vì tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ đề. Ngài Di Lặc có tướng Bồ đề thì tất cả chúng sanh cũng có tướng Bồ đề. Nếu Di Lặc được diệt độ thì tất cả chúng sanh cũng phải được diệt độ. Vì cớ sao? Vì chư Phật biết tất cả chúng sanh cứu cánh tịch diệt (tức là tướng Niết bàn) không lại, lại có diệt nữa. 
Nghĩa là sao? Đã có sẵn tướng Niết bàn thì làm sao có cái diệt lần thứ hai nữa. Niết bàn là tịch diệt, tất cả chúng sanh đều có tướng Niết bàn, tức là đều có tướng tịch diệt. Bây giờ không lẽ lại có tịch diệt lần thứ hai. 
Thế nên Di Lặc không có đem pháp này mà dạy bảo các chư Thiên, các Thiên tử. Thật không có phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng không có thối chuyển. 
Vì Ngài Di Lặc đang dạy về hạnh bất thối chuyển. Bây giờ đứng về mặt thể chân thật, là chân như đó, thì nó không có tiến, không có lùi, không có sanh, không có diệt, không có đối đãi. Đã không tiến, không lùi, không sanh, không diệt thì làm sao có phát tâm Bồ đề. Làm sao có thôí chuyển Bồ đề mà ông dạy hạnh bất thối chuyển. 
Này Di Lặc, phải khiến cho những vị Thiên tử này bỏ cái kiến chấp phân biệt về Bồ đề. 
Phân biệt Bồ đề là phân biệt gì? Phân biệt có thối chuyển Bồ đề và có bất thối chuyển Bồ đề. Dạy hạnh bất thối chuyển Bồ đề tức là có cái thối chuyển phải không? Thể Bồ đề có thối, bất thối không? Cho nên nói rằng đừng có dùng kiến chấp này mà dạy các vị Thiên tử. 
Vì cớ sao? Vì Bồ đề không có thể do thân mà được. Cũng không có thể do thân mà được. Cũng không có thể do tâm mà được. Tịch diệt là Bồ đề vì diệt các tướng. 
Bồ đề không thể do thân được, không thể do tâm được. Đây mới giải thích tại sao lại được Bồ đề. 
Tịch diệt là Bồ đề vì diệt các tướng. Chẳng quán là Bồ đề vì lìa các duyên. 
Phần nhiều khi mình quán là mình phân tích các duyên. Bây giờ nó đã lìa các duyên rồi, còn gì phân tích nữa. 
Cho nên nói chẳng quán là Bồ đề vì lìa các tướng. Chẳng hành là Bồ đề vì không có ức niệm. 
Chữ  hành này tức là tâm hành. Tâm hành đó dứt rồi mới gọi là Bồ đề, vì lúc đó không còn có nghĩ, không còn có nhớ. 
Đoạn là Bồ đề vì xả các kiến chấp. Lìa là Bồ đề vì lìa các vọng tưởng. 
Như vậy quí vị mới thấy chúng ta buông vọng tưởng, không theo đó là lìa. Lìa cái đó là Bồ đề, chứ không gì lạ hết. 
Chướng là Bồ đề vì chướng các nguyện. 
Câu này dễ hiểu hay khó. Thường thường mình nói không chướng mới là Bồ đề. Tại sao ở đây nói chướng là Bồ đề, vì chướng các nguyện. Chướng là ngăn trở. Thường thường nguyện là cái mong mỏi hay là mong muốn. Tôi mong muốn thế nào đó, cái nguyện tôi như vậy. Cái nguyện là cái mong muốn. Nhưng đến chỗ chân thật tịch diệt rồi còn mong muốn hay không? Cho nên nó chận hết, ngăn hết những mong muốn. Ấy là Bồ đề vì nó ngăn các cái nguyện. 
Chẳng nhập là Bồ đề vì không tham trước. 
Thường thường nói lục nhập. Tại sao thành lục nhập? Vì đối với sáu trần còn tham trước. Nó dính với sáu trần cho nên sáu trần mới vào. Đó là nói về lục nhập của thân. Còn nếu nói thân của chúng ta, sáu căn cũng còn gọi là lục nhập. Bởi vì sáu căn mà mình còn thích, còn ham được thân, còn thích được thân thì đó là tham trước. Không còn tham trước thân, đó là Bồ đề, vì nó không còn tham trước nữa. 
Thuận là Bồ đề vì thuận nơi như. 
Mình tùy thuận với chân như đó là Bồ đề thì Bồ đề là tùy thuận chân như. 
Trụ là Bồ đề vì trụ pháp tánh. 
An trụ nơi pháp tánh đó là Bồ đề. 
Đến là Bồ đề vì đến là thật tế. 
Bồ đề là chỗ thật tế không còn tướng đối đãi sinh diệt nữa. 
Bất nhị là Bồ đề vì lìa ý pháp. 
Luôn luôn ý mình duyên với pháp trần là hai chứ không rời hai được. Cho nên tới chỗ này là bất nhị. Tại sao? Vì nó đã lìa ý pháp. Yï duyên với pháp trần. Tất cả những ý niệm chúng ta dấy nên đều chạy theo pháp trần. Mà pháp trần là đối đãi, cho nên đều là hai. Đây là bất nhị là Bồ tát vì lìa ý pháp. 
Bình đẳng là Bồ đề vì nó bình đẳng như hư không. Vô vi là Bồ đề vì nó không sinh, trụ và diệt. 
Tướng nào còn nằm trong sanh, trụ, diệt thì gọi đó là hữu vi. Bồ đề này không còn sanh, trụ, diệt cho nên gọi là vô vi. 
Tri là Bồ đề vì rõ biết tâm hành của chúng sanh. 
Nghĩa là khi đạt được Bồ đề rồi thì thấy tâm hành của chúng sanh thế nào biết hết. 
Chẳng hội là Bồ đề vì các cái không nhập. 
Chữ hội này là hội họp. Nếu các nhập hội họp thì có thân hay không có thân. Đó là thành thân. Bây giờ không còn bị các nhập hội họp nữa thì đó là Bồ đề. Tức là giải thoát sinh tử. Còn có các nhập chung họp thì còn thân sanh tử. Hết các nhập chung họp rồi tức là giải thoát sinh tử. Giải thoát sinh tử đó là Bồ đề. 
Chẳng hiệp là Bồ đề vì lìa phiền não tập. 
Phiền não là do nhóm họp phải không? Phiền não nhóm họp cũng như là tập đế đó. do phiền não nhóm họp. Bây giờ do nhóm họp không còn nữa, ấy là Bồ đề vì lìa sự nhóm họp của phiền não. 
Vô xứ là Bồ đề vì không có hình sắc. 
Cái gì có hình sắc cho nên có xứ sở, có chỗ nơi. Cái không có hình sắc thì đâu có chỗ nơi. Nên tôi thường hay dẫn, tôi nói rằng người ta hỏi: “Chân tâm ở chỗ nào?”. Mấy chú nói làm sao? Chân tâm nó ở trong hay ở ngoài hay chặng giữa. Nó đều không có chỗ. Nếu nói chỗ là trật là sai. Vì nếu nó có chỗ tức là có nơi chốn. Có nơi chốn tức là có hình sắc. Chân tâm thì không hình sắc, không nơi chốn. Nếu vừa nói có nơi chốn thì nó đã trật rồi. Cho nên câu hỏi chỗ nào là câu hỏi trật. Mình càng trả lời thì càng trật. Hiểu vậy thì mới thấy. Nên ở đây nói rằng không có chỗ nơi là Bồ đề vì nó không có hình sắc. 
Giả danh là Bồ đề vì danh tự là không. 
Nghĩa là khi mình biết tất cả ngôn ngữ, văn tự, tên tuổi... đều không thật, lúc đó là mình sống với Bồ đề vì biết được văn tự nó không thật. 
Như hóa là Bồ đề vì không có thủ xả. 
Nếu thấy các pháp như huyễn, như hóa thì lúc đó đâu có nhiễm, đâu có trước. Cho nên gọi là Bồ đề. Vì lúc đó không có thủ là nhiểm. Xả là ghét. Tức là ưa thì thủ, ghét thì xả. Bây giờ mình đã thấy các pháp như huyễn hóa rồi, không còn có cái thủ xả đó. đó là Bồ đề. 
Không loạn là Bồ đề vì thường tự tỉnh. 
Tự tỉnh tức là lặng lẽ. 
Thiện tịch là Bồ đề vì cái tánh nó thanh tịnh. 
Thiện là khéo, tịch là lặng lẽ. Tức là khéo lặng lẽ. Đó là Bồ đề vì tánh nó thường trong sạch. 
Không thủ là Bồ đề vì lìa các tha duyên. Không khác là Bồ đề vì các pháp bình đẳng. Không có so sánh là Bồ đề vì không có cái gì có thể thí dụ được. Vi diệu là Bồ đề vì các pháp khó biết. 
Bởi vì nó mầu nhiệm, không thể suy lường được, đó là Bồ đề. Cho nên nói vì các pháp khó mà biết được. 
Bạch Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật nói pháp này, 200 Thiên tử được pháp vô sanh nhẫn. Cho nên con không kham đến thăm bịnh ông ấy. 
Như vậy đoạn này chúng ta thấy Ngài Duy Ma Cật muốn giải thích cho chúng ta hiểu thêm cái nhất sanh bổ xứ của Đức Phật thọ ký cho Ngài Di Lặc. Chữ thọ ký ở đây là nói rằng thọ ký một đời nữa sẽ thành Phật. Một đời là gì? Bây giờ mình tìm lại coi một đời là đời nào? 
Trong ba thời thì không có cái thời thật. Trong ba đời không có thật thì làm sao nói một đời. Rồi cho tới thọ ký. Thọ ký thì căn cứ trên cái gì thọ ký? Nếu căn cứ trên chân như mà thọ ký thì chân như không sanh. Không sanh thì làm sao có một đời. Còn như không diệt thì làm sao có một đời. Như vậy tức là bên kia đứng về cái tướng sinh diệt của kiếp người mà nói, là một đời, hai đời. Mà đã đứng về cái sinh diệt của kiếp người, đó là tướng. 
Bên này ông Duy Ma Cật đứng về chân như. Chân như tức là tánh. Như vậy cái tướng chỉ cho cái giả danh, tạm nói, tạm dùng, không thật. Cái tánh chân thật bất sanh, bất diệt đó mới là cái chân thật. Cũng vật cho nên ông chuyển lại nói thọ ký thì một đời, hai đời... cái đó là giả, không có thật. Vì vậy mà ông cật vấn còn chỗ chân thật là bất sanh bất diệt. Bất sanh bất diệt thì còn có cái gì mà nói thành Phật, phải không? Vì Phật đã sẵn. Phật đã sẵn rồi, thành cái gì. Chẳng lẽ thành lần thứ hai nữa. Bởi vậy tới chỗ đó mà đã sẵn, thì Phật đã có sẵn đó. Thì chúng sanh cũng sẵn có cái đó. 
Ngài Di Lặc thành Phật thì chúng sanh ưng cũng thành Phật, phải không? Vì tất cả đều có sẵn. Đó là cái  ý để chỉ thẳng về đây là cái chân như hay cái Phật tánh. Mà chân như Phật tánh thì không có cái gì để gọi là thọ ký, để gọi là thành Phật hết. Nghĩa là mình hết phiền não, hết tất cả những tập khí sinh tử thì Niết Bàn hiện ra. Hết phiền não thì tính giác hiện tiền. Chớ không còn nói thọ ký thành Phật. Đó là đứng về mặt lý tánh mà ông nói. Bây giờ đến một Bồ tát khác. 
Phật bảo Hoa Nghiêm Đồng Tử: 
(Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật. 
Hoa nghiêm liền bạch Phật rằng: 
(Bạch Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Vì con nhớ thuở xưa, khi con ra khỏi đại thành Tỳ Xá Ly (có chỗ Tỳ Xá, Tỳ Da gì cũng được hết. Không có quan trọng) thì ông Duy Ma Cật mới vào trong thành (Ông thì đi ra. Ông Duy Ma Cật đi vào). Con liền chào (ở đây nói làm lễ thì nghe dễ hiểu lầm. Ông này cũng Bồ tát, mà ông kia là cư sĩ. Ông Bồ tát này  gặp ông kia đảnh lễ thì coi không được. Cho nên nói liền chào ông), hỏi rằng: 
(Cư sĩ từ đâu mà đến đây? 
Ông đáp con rằng: 
(Tôi từ đạo tràng đến. 
Con mới hỏi: 
(Đạo tràng là ở chỗ nào? 
Ông đáp: 
(Trực tâm là đạo tràng, vì không có hư giả. Phát hạnh là đạo tràng vì hay biện sự (biện sự tức là hay làm mọi việc phát hạnh, là khi khởi làm công tác là đạo tràng, vì khéo làm tất cả việc). Thâm tâm là đạo tràng vì hay tăng trưởng hay tăng ích các công đức. Bồ đề tâm là đạo tràng vì không có lầm lẫn. Bố thí là đạo tràng vì không mong quả báo. Trì giới là đạo tràng vì được các nguyện đầy đủ. Nhẫn nhục là đạo tràng vì đối với tâm chúng sanh không chướng ngại. Tinh tấn là đạo tràng vì không có lười biếng. Thiền định là đạo tràng vì tâm nó điều nhu. Trí tuệ là đạo tràng vì hiện thấy các pháp. Từ là đạo tràng vì bình đẳng đối với chúng sanh. Bi là đạo tràng vì nhẫn chịu những sự đau khổ. Hỷ là đạo tràng vì ưa thích các pháp. Xả là đạo tràng vì bỏ được, dứt được cái tắng ái (tức là cái yêu ghét). Thần thông là đạo tràng vì thành tựu được lục thông. Giải thoát là đạo tràng vì hay bội xã (hay bội là trói, xả là bỏ). Phương tiện là đạo tràng vì hay giáo hóa chúng sanh. Tứ nhiếp pháp là đạo tràng vì hay nhiếp phục chúng sanh. Đa văn là đạo tràng vì như cái nghe mà thực hành. Phục tâm là đạo tràng vì chánh quán các pháp. 37 phẩm trợ đạo là đạo tràng vì bỏ các pháp hữu vi. Tứ đế là đạo tràng vì không dối thế gian. Duyên khởi là đạo tràng vì vô minh cho đến lão, tử đều không cùng tột. 
Chỗ này dễ hiểu không? duyên khởi là đạo tràng vì vô minh cho đến lão, tử đều không cùng tận. Vô minh tức là cái đầu. Mà lão, tử là cái cuối của 12 nhân duyên không cùng tận. Tại sao nói duyên khởi là đạo tràng? Bởi vì nếu mình thấy 12 nhân duyên, nếu mê không biết, nên nó dẫn mình sanh tử không cùng. Bây giờ mình biết 12 nhân duyên là do duyên hợp mà có, chớ không thực, không tự tánh. Như vậy đó là đạo tràng. Nên nói rằng duyên khởi là đạo tràng vì vô minh cho đến lão tử không cùng tận. 
Các phiền não là đạo tràng vì nó như thật. Phiền não là đạo tràng. Như vậy phiền não có phải là đạo tràng không? Mấy chú nổi giận lên có phải đạo tràng chưa? Nếu nổi giận mà nói đạo tràng thậ là khó hiểu, phải không? Nhưng mà sự thật khi phiền não dấy lên liền biết phiền não là không thật, phiền não là không tự tánh, thì đó là đạo tràng rồi, phải không? Người ta cứ muốn tìm cái chân chính ở ngoài cái tà ngụy. Nhưng sự thật biết được cái tà ngụy đó là chân chính rồi. Ngay nơi phiền não mà biết được phiền não nó không thật. Phiền não nó hư dối. Biết được như vậy đó là đạo tràng. Như vậy nghe như khó hiều mà đó là một lẽ thật. 
Chúng sanh là đạo tràng vì biết vô ngã. 
Chúng sanh như chúng bây giờ ai cũng có thân. Mà khi có thân, ngay nơi thân này mình khởi chấp cái thân này là thật, thì đó là chúng sanh mê muội. Ngay nơi thân này mà biết duyên hợp hư dối, không có chủ, không có ngã, thì đó là vô ngã. Như vậy ngay nơi thân chúng sanh mà thấy vô ngã. Chớ có cái vô ngã ngoài chúng sanh đâu. Cho nên hiểu rồi thì chính cái dở đó mà mình biết thì nó trở thành hay. Ngay nơi thân chúng sanh mà biết được thì nó là đạo tràng, chớ không có gì lạ hết. Vì nó là vô ngã. 
Tất cả pháp là đạo tràng vì biết các pháp không? 
Không là không tự tánh. 
Hàng ma là đạo tràng vì không bị khuynh động. Ba cõi là đạo tràng vì nó không có chỗ đến. 
Trong ba cõi này mà mình không có tạo nghiệp để sanh trong tam giới thì ba cõi là đạo tràng chớ gì. 
Sư tử hẩu (hay sư tử hống) là đạo tràng vì không có chỗ sợ. Ngũ lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp vì không có các lỗi lầm. Tam minh là đạo tràng vì không các chướng ngại khác. Một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng vì thành tựu nhất thiết trí. 
Như vậy mấy chú mới thấy nhất thiết trí là gì? Tức là một tâm mà biết tất cả pháp. Gọi nó là nhất thiết trí. 
Như thế này thiện nam tử, Bồ tát nếu nên đối với các Ba La Mật, dùng các Ba La Mật mà giáo hóa chúng sanh. Các cái đó tạo tác ra nào là giơ chân, hạ chân, phải biết đều là từ trong đạo tràng mà lại. Đều là trụ ở chỗ Phật pháp vậy. 
Như vậy đây là ông kết luận. Ông kết luận rằng bây giờ các ông nên biết nếu Bồ tát dùng pháp lục Ba La Mật giáo hóa chúng sanh, như vậy có làm ra cái gì. Đây kể từ giở chân hay là giở chân lên, để chân xuống, bước đi nơi nào, nơi nào, đều là ở trong đạo tràng, đều là trụ ở Phật pháp. 
Khi nói pháp này thì 500 vị Trời, người đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên con không kham đến thăm bệnh ông ấy. 
--o0o--